You are on page 1of 24

NHÓM 10

STT Thành Viên MSSV Thông tin liên lạc


1 Đàm Thị Cẩm Tú 2256180106 2256180106@hcmussh.edu.vn
2 Trần Tú Nghi 2256180069 2256180069@hcmussh.edu.vn
3 Ngô Hồng Yến 2256180135 2256180135@hcmussh.edu.vn
4 Nguyễn Thanh Thảo 2256180110 2256180110@hcmussh.edu.vn
5 Mã Hồng Ngọc Hân 2256180031 2256180031@hcmussh.edu.vn
6 Lý Nguyễn Tường Vy 2256180131 2256180131@hcmussh.edu.vn

1
Mục lục
1. Du lịch sinh thái………………………………………………..…………….….…….….3

1.1 Khái niệm………………………………….…………..……….……..……….……..3

1.2 Đặc điểm………………………..……………….….…..……………….……...……3

1.3 Điều kiện phát triển………………………..………...……….…….…….….……….5

1.4 Nguyên tắc phát triển………………………..……...…..…………..……….….……6

1.5 Bài học kinh nghiệm………………………..………..……….……….……..………7

2. Du lịch văn hóa….…………………………….………………..……….……….………7

2.1 Khái niệm…………………………….……………..……………….……...……….7

2.2 Đặc điểm……………………………………………..……….………….…..………7

2.3 Điều kiện phát triển…………………………………..……………….……...……..10

2.4 Nguyên tắc phát triển………………………..….…..……………….……...………11

2.5 Bài học kinh nghiệm………………………..……..……..….…….….……….……11

3. Du lịch mạo hiểm ………………………………………….…..………….…….……..11

3.1 Khái niệm………………………………….………..……….………….……..……11

3.2 Đặc điểm………………………..…………………..………..………….….………14

3.3 Điều kiện phát triển…………………………………....……..………….…….……15

3.4 Nguyên tắc phát triển………………………..………..…………….…….…..….…16

3.5 Bài học kinh nghiệm………………………..….…...………..………….….………16

4. Du lịch y tế……………………………………………….…..……..…….……………17

1.1 Khái niệm……………………………………….…..…………..…….…….…..…..17

1.2 Đặc điểm…………………………………….……..……..………….…….…….…18

1.3 Điều kiện phát triển………………………………..……….…….…….….………..18

1.4 Nguyên tắc phát triển………………………..……..…………..……….….….……19

1.5 Bài học kinh nghiệm………………………...….…..………..…….……….………20

5. Du lịch đô thị………………………………………………..………….…….…………21

1.1 Khái niệm………………………………………….…..………….………..….…....21

1.2 Đặc điểm…………………………………….……...………..……….…….………21

1.3 Điều kiện phát triển………………………………………....………….…….……..23

1.4 Nguyên tắc phát triển………………………..…………....………….…….….……23

1.5 Bài học kinh nghiệm………………………..……..………..…….………….…..…23

2
1. Du lịch sinh thái
1.1. Khái niệm
- Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế, du lịch sinh thái có thể được
định nghĩa là “du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi
trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương và liên quan đến việc
giải thích, giáo dục”.

- Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Du lịch số 09/2017/QH14: “Du lịch


sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa
địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục và bảo
vệ môi trường.”

(Ảnh: ST)

1.2. Đặc điểm


- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên về văn
hoá bản địa.
- Các đơn vị liên quan tham gia vào du lịch sinh thái có trách
nhiệm tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động
tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hoá.

3
(Ảnh: Ninh Mạnh Thắng)

- Các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái gồm: các trung tâm thông tin,
đường mòn tự nhiên,cơ sở lưu trú, ăn uống sinh thái, các tài liệu in ấn
khác.
- Các hướng dẫn viên vừa thực hiện chức năng thuyết minh giới thiệu, vừa
giám sát các hoạt động của du khách.
- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, du khách được giáo dục và nâng
cao nhận thức và ý thức tôn trọng về môi trường thiên nhiên, nền văn
hóa dân tộc.
- Hoạt động du lịch sinh thái phải đem lại lợi ích về kinh tế -xã hội cho
cộng đồng địa phương, thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ
môi trường.

(Ảnh: Linh Tâm) (Ảnh: Mỹ Linh)

4
1.3. Điều kiện phát triển
- Có hệ sinh thái đa dạng: điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên
động thực vật…
- Các nhà điều hành du lịch, cộng đồng dân cư và du khách đều phải tuân
thủ các điều kiện của ngưỡng sinh thái để hạn chế tối đa tác động tiêu cực lên
môi trường (do sự bùng nổ hiện tượng du lịch ồ ạt).
- Những người hành nghề du lịch, cụ thể là hướng dẫn viên phải có am
hiểu, có chuyên môn để truyền đạt kiến thức, hiểu biết đúng đắn cho du khách
về hệ sinh thái, về văn hóa bản địa.

(Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

- Chính sách Nhà nước quan tâm, phát triển các địa điểm du lịch sinh thái
và ban hành luật lệ nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Cần có sự tham gia và phối hợp giữa nhiều bên: Nhà nước, các nhà điều
hành du lịch, du khách và cộng đồng dân cư địa phương.

5
1.4. Nguyên tắc phát triển

(Ảnh: Pinnee N.)

- Nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên; du khách có
các hoạt động góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá.
- Khách du lịch sinh thái chấp nhận điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh tự nhiên
với những hạn chế của nó.
- Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
- Lượng du khách luôn kiểm soát điều hoà.
- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài, hài hòa cho tất cả các bên liên quan.
- Người hướng dẫn viên và các thành viên tham gia du lịch sinh thái phải
có nhận thức cao về môi trường sinh thái, am hiểu về điều kiện tự nhiên, văn
hóa, xã hội ...
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên, đối tác tham gia vào du
lịch sinh thái.
- Phát triển DLST bền vững cần bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích của 4 bộ
phận quan trọng tham gia: Khách du lịch sinh thái; Các nhà tổ chức điều hành
du lịch sinh thái; Các nhà quản lý khu bảo tồn; Dân cư địa phương.

6
1.5. Bài học kinh nghiệm:
- Giảm sự phát triển ồ ạt các cơ sở vật chất tại các điểm du lịch sinh thái
- Lồng ghép việc giáo dục môi trường vào các chuyến đi về với thiên
nhiên
- Triển khai sử dụng năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, gió…
- Có sự phối hợp của các bên tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái.

❖ TLTK: TS. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng - Du lịch sinh thái,
Trường THNV Du lịch Huế.

2. Du lịch văn hóa:


2.1. Định nghĩa/khái niệm:
Tại kỳ họp thứ 22 của Đại hội đồng được tổ chức tại Thành Đô, Trung
Quốc đã thông qua định nghĩa “Du lịch văn hóa là một loại hình hoạt động
du lịch trong đó động cơ cơ bản của khách du lịch là tìm hiểu, khám phá, trải
nghiệm và tiêu thụ các sản phẩm/ văn hóa vật thể và phi vật thể tại một điểm
đến du lịch. Các sản phẩm này liên quan đến các tập hợp đặc điểm vật chất,
trí tuệ, tinh thần và tình cảm đặc biệt của một xã hội bao gồm nghệ thuật và
kiến trúc, di sản lịch sử và văn hóa, di sản ẩm thực, văn học, âm nhạc, các
ngành công nghiệp sáng tạo với nền văn hóa với lối sống, giá trị hệ thống,
niềm tin về truyền thống.”

Tại khoản 17 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định ”du lịch văn hóa
là loại hình du lịch trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và
phát triển văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.”

Dưới góc nhìn xã hội, “du lịch văn hóa là loại hình văn hóa mà ở đó
khách du lịch được trải nghiệm các giá trị văn hóa tại nơi đến du lịch.”

2.2. Đặc điểm:


-Là một hình thức du lịch dựa vào nền văn hóa, lịch sử và khảo cổ học.
Đây chính là yếu tố giúp hấp dẫn nhiều du khách chú ý tới cộng đồng dân cư
trong địa phương.
- Các loại hình văn hóa như: du lịch đô thị, du lịch thôn quê, du lịch tham
quan di tích lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực…
- Việc phân chia loại hình du lịch văn hóa chủ yếu chỉ mang tính học

7
thuật, trong thực tế không có một hoạt động du lịch nào là hoàn toàn tự
nhiên hay hoàn toàn là văn hóa thuần túy.

Du lịch đô thị (Ảnh: Vietravel)

Du lịch thôn quê ( Ảnh: vietnam.™)


8
Du lịch tham quan di tích lịch sử (Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư.
Ảnh: Mạnh Cường)

Du lịch lễ hội (Lễ hội Tràng An 2021 tạm dừng ngay trước thềm ngày tổ chức -
ảnh tư liệu, báo Người lao động)

9
2.3. Điều kiện phát triển:
Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch văn hóa “khổng lồ”. Không
chỉ là điều kiện mà là lợi thế văn hóa xuất phát từ những đặc điểm văn hóa nổi
bật của Việt Nam.

Về cảnh quan: Việt Nam là một đất nước được kiến tạo rất đặc biệt:
“lưng” thì dựa vào lục địa, “mặt” thì hướng ra biển Đông. Hệ thống núi non
trùng điệp,với Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, nổi bật lên là đỉnh Phanxipang – đỉnh
núi được ví như nóc nhà Đông Dương. Hệ thống dãy núi Trường Sơn chạy dọc
phía Tây miền Trung đến Cao Nguyên như một con Rồng uốn lượn. Ở biển
Đông cũng có một mê cung núi vô cùng tráng lệ,vừa được tôn vinh là một
trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Sông ngòi dày đặc, với rừng, thác,
hồ, sông, suối phủ khắp cả nước. Tất cả tạo nên một cảnh quan văn hóa đa
dạng của vùng bán đảo đặc trưng thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa hình
thành nên nhiều di sản thiên nhiên , văn hóa kỳ thú.

Về mặt cấu trúc: Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 54 dân
tộc, các tộc người đều có đặc trưng văn hóa riêng, tạo nên một bức khảm văn
hóa đa sắc màu, thống nhất trong đa dạng. Nhiều di sản văn hóa Việt Nam
mang đậm dấu ấn đóng góp của văn hóa đa tộc người được công nhận là di sản
văn hóa thế giới (Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…).

Về văn hóa – lịch sử: Việt Nam có một truyền thống văn hóa– lịch sử
đặc thù mà đối với du khách, đấy là truyền thống vừa đặc sắc vừa chứa đầy
nghịch lý cần khám phá: một nền văn hóa đa dạng uyển chuyển, dung hòa,
sáng tạo và giữ vững được bản sắc trong những điều kiện tiếp xúc văn hóa
hầu hết là không bình thường; một đất nước, một dân tộc nhỏ bé nhưng phải
đối diện với những thử thách to lớn và làm nên những kỳ tích thật vĩ đại trong
chiến tranh chống Nguyên- Mông,chống Minh - Thanh, chống Pháp, chống
Mỹ… Một pho lịch sử như thế khó có thể kể hết về những lợi thế của Việt
Nam trong việc tựa vào văn hóa – lịch sử để phát triển du lịch, để thu hút
khách du lịch đến Việt Nam.

Về mặt địa – văn hóa: tức là khai thác những giá trị địa - văn hóa, du
lịch văn hóa theo chiều ngang, theo không gian có tính vùng miền. Việt Nam
còn có các vùng đặc trưng văn hóa như: Miền núi và trung du Bắc bộ đặc sắc
bởi đa dạng văn hóa Việt cổ; Đồng bằng sông Hồng có văn hóa lúa nước; Bắc
Trung bộ có cố đô, văn hóa cung đình; Duyên hải Nam Trung bộ có bãi biển
10
đẹp và văn hóa Sa Huỳnh; Tây Nguyên có văn hóa Cà phê; Đông Nam bộ có
văn hóa Óc eo; Đồng bằng sông Cửu Long có văn hóa sông nước miệt vườn.
Các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, vùng du lịch, địa danh nổi tiếng sẽ
tổng hòa tạo dựng lên thương hiệu điểm đến quốc gia Việt Nam. Ở Việt Nam,
nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của
vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian
vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp
với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản
miền Trung (Lễ hội 4 dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được
UNESCO công nhận)...đều là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

Nguyễn Thị Lý, “Du lịch văn hóa và lợi thế phát triển” , ThS -Trường CĐ
VHNT & DL Sài Gòn.
2.4. Yêu cầu khi phát triển du lịch văn hóa:
- Phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam cần nghiên cứu, đánh giá tổng thể các
giá trị của di sản văn hóa, đồng thời căn cứ vào nhu cầu của du khách để tạo
ra những sản phẩm phù hợp.
- Từ thực tế hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa hiện nay, chủ thể kinh
doanh du lịch văn hóa phải nhận thức rằng, nguồn lực văn hóa là hữu hạn,
cho nên vừa khai thác vừa phải bảo vệ và làm giàu để khai thác một cách
bền vững.
- Ngoài ra, cần tính sức tải của những điểm tham quan du lịch văn hóa và đề
xuất các giải pháp hạn chế sự mai một vốn văn hóa trong kinh doanh du lịch
văn hóa, tránh những tác động tiêu cực như phá hủy thuần phong mỹ tục,
văn hóa truyền thống, xâm hại di sản và ô nhiễm môi trường.

2.5. Bài học kinh nghiệm:


- Khách du lịch khi tham gia các loại hình du lịch văn hóa sẽ có nhiều vốn
hiểu biết hơn về đời sống văn hóa tại điểm đến tham quan du lịch.
- Nâng cao ý thức, tôn trọng những di sản văn hóa cộng đồng.

3. Du lịch mạo hiểm


3.1. Định nghĩa: Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Organisation – IUOTO), du lịch được hiểu là hoạt
động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
11
sống.

Theo Luật du lịch 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không
quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Nhìn chung, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh
từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và
cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.

Du lịch mạo hiểm: Du lịch mạo hiểm (Adventure Travel/Adventure


Tourism) đã phát triển trong những thập kỷ gần đây, nhưng việc đo lường quy
mô thị trường và tăng trưởng bị cản trở bởi thiếu một định nghĩa hoạt động rõ
ràng.

Theo Wikipedia: “Du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch, liên quan
đến thăm dò hoặc đi du lịch đến các vùng sâu vùng xa, nơi mà các du khách
mong đợi những bất ngờ với nhận thức (và có thể là thực tế) rủi ro, có khả năng
đòi hỏi kỹ năng chuyên ngành và nỗ lực thể chất. Các hoạt động như: thám
hiểm leo núi, nhảy bungee, đi bè và leo núi đá… thường được coi như là những
ví dụ tiêu biểu về du lịch mạo hiểm”.

Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm (The Adventure Travel Trade
Association - ATTA) đưa ra khái niệm: “Du lịch mạo hiểm một chuyến đi (đi
du lịch bên ngoài môi trường bình thường của một người trong hơn 24 giờ và
không quá một năm liên tiếp) bao gồm hai trong ba thành phần sau đây: hoạt
động thể chất, trao đổi văn hóa hoặc tương tác, gắn kết với thiên nhiên”

Một lần nữa, du lịch mạo hiểm được định nghĩa bởi các cá nhân tham
gia vào hoạt động mạo hiểm, mà giới hạn cho sự mạo hiểm lại tuỳ thuộc vào
mỗi người nên mức độ liều lĩnh cho chuyến du lịch của mỗi cá nhân cũng tuỳ
thuộc vào cá nhân đó. Không có gì ép buộc chúng ta phải tham gia vào bất kỳ
những cái gì mà mình cảm thấy là vượt quá mức an toàn hoặc làm mình khiếp
sợ.

12
Du lịch Zipline (nguồn: Ivivu.com)

Du lịch lặn biển (nguồn: wiki-travel.com.vn)


13
3.2. Đặc điểm
● Hấp dẫn khách du lịch có khả năng chi trả cao. Để có những trải nghiệm
thú vị, độc đáo, họ phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn so với du lịch đại
trà.
● Phục hồi thiên tai, xung đột chính trị của các điểm đến.
● Đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
● Khuyến khích khách du lịch tuân thủ nguyên tắc để điểm đến được hoạt
động lâu dài
● Khám phá Hang Sơn Đoòng tại Quảng Bình 4 ngày 2 đêm giá 3.000 đô
là tour mạo hiểm đắt nhất Việt Nam (nguồn: www.quangbinhtravel.vn)

(Loại hình flyboard ở Phú Quốc có mức giá 1.200.00/lượt chơi)

(Thuyền kayak giá rẻ đơn (01 chỗ ngồi) loại ngồi trên ( sit on top) giá:
8.060.000 vnđ. Đã bao gồm VAT và 01 mái chèo. Chưa bao gồm vận chuyển)

14
3.3. Điều kiện phát triển
3.3.1. Điều kiện về điểm đến

a. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên với các đối tượng văn hóa,
lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của như cầu xã hội
và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.

Đối với du lịch mạo hiểm, tài nguyên du lịch cần có những đặc thù riêng
để hình thành và phát triển loại hình du lịch này.

Ngoài ra, khí hậu cũng là một yếu tố đáng lưu ý. Trong đó các yếu tố của
khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, áp suất khí quyển,… và các hiện
tượng thời tiết đặc biệt có tác động đến tổ chức du lịch mạo hiểm.

Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân văn cũng đóng góp một phần không
nhỏ. Các di tích lịch sử văn hóa như di tích lịch sử về dân tộc, văn hóa nghệ
thuật,… góp phần cho chuyến du lịch mạo hiểm càng thêm thú vị.

(Nguồn: vhttdlvinhphuc.vn)

b. Điều kiện kinh tế xã hội

Cộng đồng dân cư: Những nơi mật độ dân cư thấp, nhịp sống chậm rãi là
điểm đến hấp dẫn cho các du khách ưa du lịch mạo hiểm.

Cơ sở hạ tầng và khả năng cung ứng dịch vụ: Loại hình này không đòi

15
hỏi cao cơ sở hạ tầng. Các cơ sở lưu trú, ăn uống đơn giản, gọn nhẹ được ưa
chuộng. Tuy nhiên địa điểm tiếp cận không quá khó khăn để di chuyển.

Cơ sở chính sách, pháp luật: Nên có sự linh động, tạo điều kiện hợp lý
cho du khách để họ có một chuyến đi trọn vẹn nhất.

3.3.2. Điều kiện phát triển

Đối với khách du lịch

Điều kiện tiên quyết luôn là sức khỏe và tinh thần. Du lịch mạo hiểm không
dành cho tất cả mọi người. Du lịch mạo hiểm cũng đòi hỏi du khách có những
tố chất nhất định: lòng dũng cảm, niềm đam mê với các du lịch mạo hiểm,...

Cộng đồng địa phương

Người dân nên có ý thức giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, tránh việc hủy
hoại môi trường. Việc lưu giữ những bản sắc cũng rất được coi trọng. Tự mình
trở thành những hướng dẫn du lịch, là các nhà cung cấp dịch vụ, ăn uống,... là
một điều đáng khuyến khích. Khi đó, họ trở thành nguồn lao động chủ lực,
khiến du khách càng thêm tin tưởng về sự thuận tiện mà họ mang lại.

Các nhà tổ chức, điều hành tour

Các nhà tổ chức, điều hành tour có vai trò rất quan trọng. Họ cần có kỹ
năng lập kế hoạch tốt, sáng tạo và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Riêng với các hướng
dẫn viên, họ phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời,, nhiệt tình và tràn đầy năng
lượng, một niềm đam mê với môi trường sinh thái. Có thể bình tĩnh trong
trường hợp khẩn cấp. Quan trọng là có ý thức, trách nhiệm, tin cậy.

3.4. Yêu cầu/ nguyên tắc phát triển du lịch

● Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân
tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng
cường liên kết vùng.
● Du lịch tích hợp giáo dục nâng cao hiểu biết, nhận thức của khách du
lịch.
● Khai thác hợp lý nguồn tại nguyên sẵn có tại điểm du lịch.
● Đào tạo bài bản các nhân viên phục vụ tại các địa điểm du lịch.

3.5. Bài học kinh nghiệm

- Cần phát triển hài hòa và cân đối giữa kinh tế và môi trường trong du
lịch mạo hiểm.

16
- Tích hợp việc giáo dục môi trường và thiên nhiên vào các chuyến đi trải
nghiệm thực tế.

TLTK: Trần Thị Kim Trang “Luận văn du lịch phát triển du lịch”; Nghiên
cứu hoạt động du lịch mạo hiểm (2012)

4. Du lịch y tế
4.1. Khái niệm
- Hiệp hội Du lịch Y tế (2017) định nghĩa du lịch y tế là một quá trình đi
du lịch ra ngoài quốc gia cư trú với mục đích được điều trị và chăm sóc sức
khỏe.

- Theo Tổ chức Y tế thế giới: Du lịch y tế (medical tourism) là hình thức


đi du lịch kết hợp mục đích khám chữa bệnh bằng hình thức phẫu thuật và
không phẫu thuật (chỉ khám và điều trị), khác với du lịch sức khỏe (wellness
tourism) thiên về nghỉ dưỡng và sử dụng các dịch vụ thư giãn tăng cường
sức khỏe cả thể chất, tinh thần.

- Du lịch y tế hiện nay tập trung phổ biến với một số hình thức gồm: phẫu
thuật thẩm mỹ, điều trị sinh sản, chăm sóc nha khoa, điều trị ung thư…

17
4.2. Đặc điểm

- . Du lịch y tế là loại hình du lịch yêu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn
cao và thiết bị tiên tiến.

- Bệnh viện và cơ sở y tế phải chứng minh chất lượng dịch vụ y tế của


mình bằng những chứng nhận chất lượng của các tổ chức có uy tín trên
thế giới khi giới thiệu và tiếp thị đến khách hàng quốc tế, như được công
nhận chuẩn chất lượng JCI.

- Các bệnh viện và cơ sở y tế phải chắc chắn rằng nhân viên y tế có khả
năng ngoại ngữ để giao tiếp với bệnh nhân.

- Du lịch y tế là một loại hình du lịch mang tính giá trị cao bởi vì nó giúp
phát triển các loại hình du lịch khác nhờ vào bệnh nhân và nhân thân đi
cùng họ.

- Du lịch y tế không mang tính chất thời vụ.

- Quảng bá loại hình du lịch y tế trong và ngoài nước với các thông tin rõ
ràng như bảo hiểm, giá cả, … Cân nhắc lựa chọn quảng cáo bằng những
ngôn ngữ chính của những đất nước mà công ty cung cấp dịch vụ du lịch
y tế hướng đến để tiếp cận nguồn khách hàng quốc tế tiềm năng.

4.3. Điều kiện phát triển

4.3.1. Chất lượng dịch vụ kỹ thuật và chất lượng phục vụ


của các cơ sở y tế

- Thành phố Hồ Chí Minh chiếm thị phần lớn nhất về du lịch y tế tại Việt
Nam với lựa chọn của khách du lịch là y học cổ truyền, nha khoa và thẩm mỹ.

- Nhiều bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh đã có quy trình khám chữa bệnh
riêng dành cho khách nước ngoài và có các gói dịch vụ riêng kèm theo giá cụ
thể, tạo thuận lợi cho các đơn vị lữ hành có thể dễ dàng chào bán tour cho các
sản phẩm du lịch y tế.

18
- Hà Nội được du khách quốc tế chấm điểm cao trong việc thực hiện thụ
tinh trong ống nghiệm (IVF). Mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca IVF và
Việt Nam hiện là quốc gia thực hiện IVF nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

4.3.2. Chi phí cho các dịch vụ kỹ thuật ở các nước đang
phát triển thấp hơn nhiều

- Một ca IVF tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với các quốc gia khác tại
Đông Nam Á, còn so với chi phí trung bình 20.000 đô la thực hiện tại Mỹ thì
mức giá ở Việt Nam chỉ bằng 1/4.

- Dịch vụ làm cầu cho răng tại Úc có giá khoảng 4.500 đô la Úc,
trong khi đó ở Việt Nam từ 500-800 đô la Úc, rẻ hơn 1/3 so sánh với Mỹ và
Úc.

- Thời gian cũng là một yếu tố chiếm ưu thế: trong khi tại Mỹ, Úc
hay các quốc gia Châu Âu, để thực hiện việc làm răng sứ phải mất từ 2-3
tháng thì tại Thái Lan hay Việt Nam, dịch vụ này sẽ được hoàn thiện chỉ
trong 2 tuần.

4.4. Yêu cầu/ nguyên tắc phát triển/ triển khai

- Cần xây dựng kế hoạch trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành,
địa phương liên quan, từ đó xác định chiến lược cụ thể nhằm phát triển du lịch
y tế bao gồm cơ sở hạ tầng, đầu tư trang, thiết bị y tế hiện đại, cập nhật kỹ

19
thuật tiên tiến, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và đạo đức
nghề nghiệp của các chuyên gia y khoa và đội ngũ y, bác sĩ…

- Các cơ sở y tế cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các hãng du lịch lữ
hành, cùng tạo ra những chương trình du lịch kết hợp khám, chữa bệnh thật sự
hiệu quả, hấp dẫn.

- Tăng cường truyền thông về du lịch y tế, cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời, cụ thể, thông qua những cách tiếp cận tiện ích nhất như báo chí,
mạng xã hội... giúp khách du lịch dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin liên quan
góp phần tạo lập và quảng bá các sản phẩm du lịch y tế chất lượng cao.

- Việc đầu tư cho dịch vụ nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh còn khá nhỏ lẻ,
thiếu đầu tư dài hạn, chưa khai thác hết các tiềm năng. Cần xây dựng các khu
nghỉ dưỡng tiện nghi với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại các
điểm du lịch có đông du khách nước ngoài.

- Sự hợp tác giữa các địa phương, cơ quan y tế, các cơ sở có điều kiện
phát triển du lịch y tế với các hãng du lịch lữ hành phải có kế hoạch phát triển
du lịch y tế như một khu vực đặc biệt của du lịch.

4.5. Bài học rút ra

- Du lịch y tế vẫn còn hạn chế về cả lựa chọn và chất lượng so với tiềm
năng sẵn có. Do đó, đây là thời điểm rất phù hợp phát triển mô hình du lịch
nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe - trị liệu. Tuy nhiên, xây dựng được sản
phẩm du lịch y tế phù hợp và khả thi với du khách trong và ngoài nước cần
có nhiều thời gian và giải pháp quyết liệt.

- Bên cạnh sản phẩm du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe đặc trưng, cần xây
dựng các nhóm sản phẩm du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe chính như các
dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp; các nhóm y tế giải phẫu và không giải
phẫu... và sản phẩm du lịch có liên quan đến y tế và chăm sóc sức khỏe với
các sản phẩm bổ trợ như spa thư giãn, ẩm thực thực dưỡng với thảo dược...
nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch y tế và kéo dài thời gian lưu
trú của du khách.

20
Các nguồn tham khảo:
1. Başaran, E. (23/05/2017). WHAT ARE THE FEATURES OF MEDICAL
TOURISM. Truy cập ngày 17/12/2022, từ
https://www.medicawell.com/amp/article/what-are-the-features-of-medic
al-tourism.
2. Hương, N.L. (11/11/2020). Du lịch y tế: Cơ hội mới cho du lịch Việt
Nam trong tương lai gần?. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
3. Nam, N. (31/10/2017). Du lịch y tế - tiềm năng cần 'đánh thức'. Báo
Điện tử Chính phủ.
4. Tiến, L.T. (30/03/2021). Giải pháp phát triển ngành du lịch y tế tại TP.
Hồ Chí Minh. Báo Tài Chính Doanh Nghiệp.

5. Du lịch đô thị:
5.1: Khái niệm/ định nghĩa:
- Du lịch đô thị được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch tới các khu
vực thành phố, đô thị với mục đích tham quan, trải nghiệm kết hợp với các
hoạt động khác. (Du lịch đô thị, 2020)
- Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhận định: Du lịch đô thị là các
chuyến đi của khách du lịch tới các thành phố hoặc khu vực đông dân cư.
Thời gian của chuyến đi thường khá ngắn (từ 1 đến 3 ngày) vì thế có thể nói
du lịch đô thị thường gắn liền với thị trường đi nghỉ ngắn ngày.

Hà Thái (2018). “Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về du lịch đô thị”, Viện


Nghiên cứu Phát triển Du lịch

5.2: Đặc điểm:


- Về cơ bản, du lịch đô thị có một số đặc điểm như sau:
+ Du lịch đô thị chỉ diễn ra trong không gian của đô thị; Không
phải tất cả các đô thị đều có thể phát triển du lịch đô thị. Tuy nhiên,
việc phát triển du lịch đô thị vẫn có thể thực hiện đối với một số
điểm đến không thuộc hệ thống đô thị;
+ Du lịch đô thị vận động không ngừng và dễ tiếp nhận những xu
hướng mới trong phát triển đô thị và du lịch do đó luôn có sự gắn
kết giữa phát triển du lịch và quy hoạch phát triển thành phố
+ Du lịch đô thị phát triển thường có sự kết hợp với các hoạt động
thương mại và văn hóa;
+ Đô thị vừa là tài nguyên du lịch vừa là nơi cung cấp hệ thống
dịch vụ du lịch với chất lượng cao. Trong khuôn khổ điểm đến đô

21
thị, số lượng, sự đa dạng và quy mô của các điểm tham quan đóng
vai trò quan trọng trong phát triển du lịch đô thị. So với các yếu tố
môi trường tự nhiên, các yếu tố di sản văn hóa và các yếu tố dân cư
được cho là quan trọng hơn trong phát triển du lịch đô thị.
+ Du lịch đô thị chỉ là một trong nhiều hoạt động kinh tế trong phạm
vi thành phố, đô thị. Vì vậy, nó cũng phải cạnh tranh với một số
ngành công nghiệp khác về nguồn lực như nguồn lao động, đất
đai…;
+ Phát triển du lịch nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế
khác;
+ Du lịch đô thị phát triển có thể đóng góp vào việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân địa phương;
+ Khả năng kết hợp các nền tảng công nghệ thông tin hiện có để
phát triển các thành phố thông minh có tính cạnh tranh, bền vững,
tiếp cận và mang tính nhân văn hơn;
+ Khách du lịch đô thị ngoài những đối tượng khách du lịch thuần túy
người dân đang sinh sống trong khu vực. Một trong những đặc
điểm của người dân ở đô thị đó là tính hợp cư do đó việc thu hút
khách du lịch đến với mục đích thăm thân cũng rất có tiềm
năng;
+ Thị trường khách du lịch đô thị thường khá đa dạng và là những
người có trình độ cao nên các yếu tố thu hút sẽ tập trung ở các
thuộc tính di sản văn hóa của khu đô thị, thành phố hay thị trấn.
Họ thường là những người lớn tuổi, đi du lịch thưởng ngoạn và thích
các giá trị di sản văn hóa lịch sử; những người trẻ tuổi, những người
thường bị thu hút bởi yếu tố mới lạ của môi trường đô thị bên cạnh
các yếu tố giải trí, sự kiện thể thao, cuộc sống về đêm; những người
khách du lịch kinh doanh tham dự các hội nghị, hội thảo, chương
trình khuyến thưởng và các chương trình triển lãm.

Hà Thái (2018). “Một số vấn đề


lý thuyết cơ bản về du lịch đô
thị”, Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch

22
(Vẻ đẹp bình yên, thân thiện tạo nên thương hiệu du lịch đô thị cổ, sông
Hoài hiền hòa bên phố cổ Hội An. Ảnh: kyuchoian)

5.3: Điều kiện phát triển:


Theo các chuyên gia, bốn yếu tố thúc đẩy thành phố theo hướng gắn
với phát triển du lịch bao gồm:

1. Sự suy giảm của hoạt động sản xuất truyền thống,


2. Sự cần thiết phải tạo ra hoạt động kinh tế mới,
3. Nhận thức về du lịch là ngành công nghiệp phát triển
4. Mong muốn phát triển du lịch sẽ đem lại kết quả trong quá trình
tái tạo và tái thiết các khu trung tâm cốt lõi.

Hà Thái (2018). “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững”, Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch

5.4: Yêu cầu/nguyên tắc phát triển/triển khai:


Về cơ bản, để được coi là một điểm đến du lịch, các khu đô thị cần cần
xem các vấn đề sau:
+ Khả năng thu hút đối với các thị trường khách du lịch bao gồm:
bạn bè và người thân đến với thành phố trên cơ sở dân số của khu đô thị;
sự phát triển tốt hơn nhiều so với các điểm đến khác;
+ Dễ dàng tiếp cận qua các sân bay và các dịch vụ vận chuyển theo
lịch trình; nhiều dạng cơ sở lưu trú lớn được xây dựng để phục vụ
khách du lịch kinh doanh;
+ Khả năng cung cấp các tiện ích đa dạng khác để đáp ứng nhu
cầu du lịch.

Hà Thái (2018). “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững”, Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch

5.5: Bài học kinh nghiệm:


- Khách du lịch khi tham gia các loại hình du lịch đô thị sẽ có nhiều vốn
hiểu biết hơn về thành phố tại điểm đến tham quan du lịch.
- Nâng cao ý thức, tôn trọng những sản phẩm du lịch.

23

You might also like