You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ DU LỊCH K16

Vấn đề 1: Địa lý du lịch và Hệ thống lãnh thổ du lịch


Câu hỏi minh họa:
1. Anh (chị) hãy phân tích và liên hệ thực tế để làm rõ nhiệm vụ và vai trò của
địa lý du lịch.
-Nhiệm vụ của địa lí du lịch là quan tâm tới các luồng du khách trong cũng như
ngoài nước và việc khai thác du lịch của các vùng. Đồng thời địa lí du lịch cũng
có nhiệm vụ tìm tòi để khai thác nhữn lãnh thổ du lịch mới
-Vai trò của địa lí du lịch:
+ Về lí thuyết:
- Là một chuyên ngành của du lịch học
- Góp phần trang bị kiến thức về tài nguyên du lịch
- Nhìn nhận lãnh thổ trong quan hệ cung cầu, từ đó định hướng chiến lược
phát triển và xây dựng quy hoạch phát triển du lịch
+ Về thực tế:
- Có vai trò thiết thực trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh du
lịch thiết lập tour, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, xác định giai đoạn
đầu tư khai thác phù hợp

2. Anh (chị) hãy phân tích các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch. Hãy
liên hệ thực tiễn xác định một hệ thống lãnh thổ du lịch và các thành phần
trong hệ thống đó.

- Cấu trúc bên trong của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm năm phân hệ. 
- Phân hệ luồng du khách đóng vai trò trung tâm, nó có những yêu cầu đối với
các phân hệ khác của hệ thống lãnh thổ du lịch, do phụ thuộc vào những đặc điểm
dân cư xã hội của khách du lịch. Phân hệ này có các đặc điểm như khối lượng, cấu
trúc của nhu cầu du lịch, tính lựa chọn, tính mùa vụ, tính đa dạng của luồng du
khách.
- Phân hệ tổng thể tự nhiên và lịch sử văn hóa tham gia hệ thống với tư cách là |
nguồn tài nguyên, là điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và là cơ sở
cho việc hình thành hệ thống. Tổng thế này có dung lượng nhất định, có khả năng,
mức độ thuận lợi, độ bền vững và sức hấp dẫn. Phân hệ này đặc trưng bởi: trữ
lượng, diện tích phân bố, thời gian khai thác, khả năng phục vụ

- Phân hệ các công trình kỹ thuật nhằm cung ứng những điều kiện sinh hoạt của
du khách, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại, giải trí,...) cũng như những nhu cầu đặc
trưng (chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan dịch vụ văn hóa và đời sống). Toàn bộ các
công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng du lịch. Nó mang những nét đặc trưng
như sức chứa, tính đa dạng, tiện nghi, sinh thái, trình độ kỹ thuật.

- Phân hệ nhân viên phục vụ thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ cho du
khách…. Phân hệ nà có những đặc điểm như: Số lượng cán bộ công nhân viên,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ và khả năng cung ứng

- Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung, và từng bộ phận
nói riêng hoạt động tối ưu.

3. Anh/chị hãy phân tích cấu trúc của hệ thống du lịch. Lấy ví dụ minh họa bằng
một hệ thống du lịch trên thực tế và chỉ rõ các yếu tố cơ bản của hệ thống du lịch đó.
…. - Hệ thống du lịch gồm ba yếu tố cơ bản, đó là: nơi xuất phát của khách du
lịch (nơi phát sinh); nơi đến của khách du lịch và các tuyến du lịch nối giữa nơi đi
với nơi đến. và hệ thống du lịch bao gồm ba phân hệ là phân hệ điểm cấp khách hay
điểm gửi khách, phân hệ điểm đến và phân hệ dòng khách.
+ Nơi phát sinh khách du lịch chính là nơi ở thường xuyên của họ, nơi các
chuyến du lịch bắt đầu và kết thúc. Vấn đề cần quan tâm ở dây là những yếu tố làm
nảy sinh nhu cầu du lịch: vị trí địa lí, các đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội của khu
vực. Đây chính là thị trường du lịch và là nơi cần tiến hành những hoạt động
marketing du lịch. 
+ Điểm gửi khách là nơi có cầu du lịch. Cụ thể hơn, đây là nơi người dân có
nhu cầu đi tham quan du lịch và có khả năng tài chính để chi cho nhu cầu đó. Cũng
có thể định nghĩa điểm gửi khách là nơi khách xuất phát và quay trở lại sau chuyến
đi. Trên bình diện quốc tế, điểm gửi khách thường tập trung ở những nước phát triển.
+ Phân hệ thứ ba là phân hệ dòng khách. Đây là hệ quả tự tương tác không gian
giữa sức hút của điểm đến và sức đẩy của điểm gửi khách. Giữa điểm gửi khách và
điểm đến có một thế năng. 
Thế năng này được tạo bởi sự khác biệt không gian trong quan hệ kinh tế du lịch.
Tại điểm gửi khách xuất hiện cầu du lịch về một loại hình du lịch nào đó. Tại điểm
khác có những điều kiện đáp ứng nhu cầu như tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và
dịch vụ du lịch...

+ Điểm đến du lịch (hay điểm du lịch) thường là nơi có khả năng thu hút khách
du lịch thông qua tài nguyên du lịch, sự kiện đặc biệt, cơ sở vật chất kĩ thuật du
lịch, chính sách khuyến mãi... 
Lực hút của điểm đến được xác định là tính dễ tiếp cận, sự hấp dẫn, độc đáo của tài
nguyên du lịch, sự tiện nghi của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, giá cả hấp dẫn hay
một sự kiện tự nhiên, văn hóa, tôn giáo, chính trị, thể thao... đặc biệt nào đó
 

Vấn đề 2: Tài nguyên du lịch


Câu hỏi minh họa:
1. Anh (chị) hãy phân tích và liện hệ thực tiễn để làm rõ đặc điểm và phân loại
tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Đặc điểm tài nguyên du lịch
+ TNDL thường thuộc loại tài nguyên có tính đa dạng
+ TNDL là thành phần cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch, hay nói cách khác
nó là yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch
+ TNDL có tính sở hữu chung
+ TNDL có tính địa lý
+ Hầu hết TNDL có tianh mùa vụ
+ Độ hấp hẫn của TNDL phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan
- Phân loại TNDL tự nhiên: TNDL tự nhiên gồm có
+ Phong cảnh ngoạn mục
+ Khí hậu
+Tài nguyên nước (nước mặt, nước khoáng)…

2. Anh/chị hãy phân tích đặc điểm của tài nguyên du lịch. Lấy ví dụ minh họa về
mỗi đặc điểm của tài nguyên du lịch..

– Nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng và phong phú. Điều này thể hiện Tài
nguyên du lịch bao gồm nhiều loại tài nguyên như tài nguyên thiên nhiên với sự
hình thành từ tự nhiên đã tạo ra những khung cảnh thơ mộng thu hút ánh người
nhìn hay các tài nguyên về văn hóa, về lịch sử của các dân tộc mang đặc trưng
truyền thống, trang nghiêm của một cộng đồng dân cư,…

– Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà nó còn sở hữu cả giá trị
vô hình. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch đã được thể hiện thông qua giá trị về
chiều sâu của lịch sử, văn hóa đó có thể là những phong tục tập quán, nối sống của
con người,…Đồng thời nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức cũng như đánh giá
của các du khách.

– Tài nguyên du lịch mang tính chất sở hữu chung. Bởi nguồn gốc của tài nguyên
du lịch hầu hết đều bắt nguồn từ tự nhiên hay hình thành tồn tại và biến đổi của tài
nguyên du lịch thay đổi qua từng giai đoạn, bề dày lịch sử cho nên tài nguyên du
lịch không thuộc quyền sở hữu của riêng ai, bất kì công dân nào cũng có quyền
được tham gia thẩm định, thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch. Đồng thời
doanh nghiệp du lịch nào cũng có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch vào
mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch

– Hầu hết tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ. Có những loại tài nguyên có
khả năng khai thác quanh năm, chẳng hạn như tài nguyên nhân văn bao gồm các di
tích lịch sử văn hóa, bảo tàng,… Bên cạnh đó cũng có những tài nguyên chỉ khai
thác vào một số thời điểm trong năm. Nó phụ thuộc nhiều vào thời tiết và đặc trưng
của từng vùng ví dụ như tài nguyên du lịch là lễ hội một năm diễn ra một lần,…
đây cũng chính là yếu tố giúp tạo nên tính thời vụ đối với hoạt động du lịch.

– Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn liền với vị trí địa lý. Sự khác biệt giữa
kinh doanh du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác là sản phẩm du lịch được bán tại
chỗ do phần lớn tài nguyên du lịch (như cảnh quan thiên nhiên, các làng nghề
truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…) đều gắn bó mật thiết với vị trí
địa lý, không không thể di dời được.

– Tài nguyên du lịch có thể được sử dụng nhiều lần. Bởi đặc điểm của các nguồn
tài nguyên tạo thành các sản phẩm du lịch là bán quyền sử dụng chứ không bán
quyền sở hữu. Vì vậy với cùng một loại tài nguyên du lịch thì nhiều đối tượng
khách du lịch có thể tham quan trong nhiều lần. Đồng thời tài nguyên du lịch đã
được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo cũng như sử dụng lâu dài như các
tài nguyên về phong cảnh, đồ nghệ thuật,…

3. Anh (chị) hãy phân tích và liên hệ thực tiễn để làm rõ đặc điểm tài nguyên du
lịch văn hóa. Anh/chị hãy trình bày cách phân loại di tích theo giá trị, lấy ví
dụ minh họa cho mỗi loại di tích.
-theo pirojnik Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành
phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần, khả năng
lao động và sức khỏe của của con người.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc
nghệ thuật, di tích cách mạng, các giá trị văn hóa dân gian lễ hội truyền thống, các công
trình lao động sáng tạo của con người được sử dụng cho mục đích du lịch
* Đặc điểm
- Tài nguyên du lịch văn hóa khác tài nguyên du lịch tự nhiên ở chỗ nó có thể bị xuống
cấp, thậm chí mất đi ngay cả khi không khai thác. Nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, văn
hoá bị bỏ hoang ngày càng xuống cấp trầm trọng, những làn điệu dân ca có thể biến
mất nếu không được khai | thác có hiệu quả.

| - Điều dễ hiểu khi tài nguyên du lịch văn hóa thường ở gần điểm dân cư vì nó được sinh
ra trong quá trình phát triển của xã hội, là sản phẩm của xã hội. Khác với tài nguyên du
lịch tự nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thường ít chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh do thời tiết gây nên.

*phân loại di tích theo giá trị


-di tích lịch sử, di tích khảo cổ hoàng thành thăng long (Hà nội)
-di tích kiến trúc nghệ thuật: Phố cổ Hội An
-di tích khảo cổ trống đồng đông sơn,
-danh lam thắng cảnh: vịnh hạ long, hồ hoàn kiếm

Vấn đề 3: Di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam
Câu hỏi minh họa:
1. Anh (chị) hãy trình bày khái quát về di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long/VQG Phong Nha Kẻ Bàng. Phân tích các giá trị được UNESCO công nhận
của di sản này.
- Vịnh Hạ Long Danh hiệu: Di sản thiên nhiên thế giới

+ Vị trí: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vùng Di sản thiên nhiên
được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 788 đảo, như một
hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), động Hô Ba Hầm (phía
Nam), đảo Cống Tây (phía Đông).

+ Giá trị di sản: Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng
năm 2000 với các tiêu chí về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo.

+ Tiêu chí công nhận:

 Tiêu chí ix: Bao gồm những hiện tượng hoặc những vùng tự nhiên
đặc biệt nhất có những thắng cảnh tự nhiên hiếm có và có giá trị
thẩm mỹ. 

 Tiêu chí vii:  Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn
lớn trong lịch sử của trái đất, trong đó có lịch sử về sự sống. Các
quá trình địa chất quan trọng trong sự tiếp diễn trong sự phát triển
của các địa mạo, hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc
địa lý tự nhiên
- Phong Nha Kẻ Bàng Danh hiệu: Di sản thiên nhiên thế giới

+ Vị trí: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình - miền
Trung Việt Nam. Với tổng diện tích 343.300 ha, trong đó vùng lõi là 123.300 ha và
vùng đệm là 220.000 ha, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng
Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50 km về hướng Tây Bắc.

+ Giá trị di sản: Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu
chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên
nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm
2015.

+ Tiêu chí công nhận:

 Tiêu chí viii: Giá trị địa chất địa mạo

 "VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai
đoạn của lịch sử Trái Đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển
địa chất đang diễn ra đáng kể trong quá trình diễn biến của các kiến
tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn"

 Tiêu chí ix và tiêu chí x: Hệ sinh thái và đa dạng sinh học

 "VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến
trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên
cạn".
 Là VQG "sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với
việc bảo tồn đa dạng sinh học".

3. Anh (chị) hãy trình bày khái quát về di sản hỗn hợp thế giới Khu danh thắng
Tràng An. Anh/chị hãy phân tích các giá trị được UNESCO công nhận của di
sản này.
+ Vị trí: Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172 ha thuộc địa bàn
huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình,
cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam. Bao quanh quần thể là
vùng đệm có diện tích 6.268 ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc. Là khu vực
có sự hòa lẫn giữa thiên nhiên và văn hóa, quần thể danh thắng Tràng An bao
gồm ba vùng được bảo vệ liền kề nhau là khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa
Lư, khu danh thắng Tràng An-Tam Cốc-Bích Động và rừng nguyên sinh đặc
dụng Hoa Lư.

+ Giá trị di sản: Ngày 23/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới
thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã
chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh mục Di
sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới dựa trên 3 tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ
và địa chất - địa mạo.

+ Tiêu chí công nhận:

 Tiêu chí v: Di sản là một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của
con người hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho
một nền văn hoá (hoặc các nền văn hoá), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn
thương dưới tác động của những biến động khong thể đảo ngược được (giá
trị văn hóa)

 Tiêu chí vii: Chứa đựng những hiện tượng tự nhiên đặc sắc hoặc các khu vực
có vẻ đẹp tự nhiên và giá trị thẩm mỹ vượt trội (giá trị thẩm mỹ).

 Tiêu chí viii: Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn quan
trọng của lịch sử trái đất, bao gồm cả việc ghi chép lại cuộc sống, các quá
trình địa chất lớn đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa I mạo, hay
những đặc điểm địa chất và địa hình lớn.

3.Anh (chị) hãy trình bày khái quát về di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An/Khu
đền tháp Mỹ Sơn/Hoàng Thành Thăng Long/Cố đô Huế. Anh/chị hãy phân tích
các giá trị được UNESCO công nhận của di sản này.
(1) Phố cổ Hội An 

+ Danh hiệu: Di sản văn hóa thế giới 

+ Vị trí: Đô thị - Thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành
phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển
Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện
Bàn.

+ Giá trị di sản: Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999,
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công
nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:

 Tiêu chí ii: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn
hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.

- Thế kỷ XV, XVI: Văn hóa Sa Huỳnh - Thế kỷ XVII, XVIII: Văn hóa
Nhật Bản, Trung Quốc, bản địa - Thế kỷ XIX: Văn hóa phương Tây

 Tiêu chí v: Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền
thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

- Điển hình về kiến trúc và quy hoạch đô thị - thương cảng. 

- Điển hình về lối sống và văn hóa của cư dân đô thị - thương cảng. 

- Các di tích và văn hóa đang được gìn giữ và bảo tồn nguyên vẹn. 

(2) Thánh địa Mỹ Sơn

+ Danh hiệu: Di sản văn hóa thế giới


+ Vị trí: Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng Tây Nam, cách
thành phố Hội An khoảng 40 km.

+ Giá trị di sản: Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới
được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn
là một trong các Di sản Văn hóa Thế giới theo tiêu chuẩn (ii) và (iii).

 Tiêu chí ii: Mỹ Sơn là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hóa

- Khu di tích Mỹ Sơn điển hình cho sự giao lưu, hội nhập giữa văn | hóa
bản địa của dân tộc Chăm và những giá trị tiếp thu văn hóa bên ngoài,
nhất là văn hóa Ấn Độ.
- Các đề tài trang trí và trạm khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ân
Độ giáo như: các vị thần Ấn Độ giáo, vũ nữ Apxara, các linh vật như voi,
chim công, bò...

 Tiêu chí ii: Thánh địa Mỹ Sơn phản ánh sinh động tiến trình phát triển của
lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam Á.

(3) Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 

+ Danh hiệu: Di sản văn hóa thế giới

+ Vị trí: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện
tích 18,395 ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại
trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính
Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 công hành cùng thời Nguyễn.
Cụm di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi phía Bắc là đường Phan
Đình Phùng, phía Nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía Tây là đường
Hoàng Diệu, đường Độc Lập và nhà Quốc hội; phía Tây Nam là đường Điện Biên
Phủ và phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương.
+ Giá trị di sản: Vào ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản
thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi
bật: 

 Tiêu chí ii: Là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là
nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư
tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại để tạo dựng nên những nét
độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia
 Tiêu chí iii: Là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của
người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử.
 Tiêu chí vi: Có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quốc
gia trong mối quan hệ với khu vực và thế giới

(4)Hệ thống công trình kiến trúc Huế

+ Danh hiệu: Di sản văn hóa thế giới

+ Vị trí: Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành
phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Giá trị di sản: Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ
ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô
Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được ghi
tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần
thể di tích Cố đô Huế.

Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí số (iv), đã hội
đủ các yếu tố:

- Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con
người tạo dựng.
- Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế
hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực
văn hoá của thế giới.

"Một ví dụ điển hình về đô thị hóa và kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể hiện
quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào
thế kỷ XIX" (UNESCO Press, ngày 11/12/1993).

You might also like