You are on page 1of 67

BÀI 4: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỂM ĐẾN

DU LỊCH

1
MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học sinh viên có khả năng:

 Biết được về tài nguyên du lịch.

 Nắm được điểm đến du lịch.

2
NỘI DUNG

Tài nguyên du lịch

Điểm đến du lịch

3
Nội dung 1

Tài nguyên Du
lịch

4
Một số tổ chức du lịch quốc tế và Việt Nam
Dựa vào hiểu biết của mình, các bạn hãy liệt kê các điểm du lịch tự nhiên
tại Việt Nam?

5
Tài nguyên Du lịch
Tài nguyên du lịch là tất cả
các yếu tố thiên nhiên, nhân
văn, xã hội và sự kiện có thể
kích thích động cơ du lịch
của khách du lịch, thu hút
khách du lịch đến, được
ngành du lịch khai thác để
đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch và mang lại lợi ích
kinh tế xã hội cho quốc gia,
địa phương.
Tài nguyên Du lịch
Tài nguyên du lịch bao
gồm nhiều yếu tố khác
nhau. Tuy nhiên, tài
nguyên du lịch được
phân loại thành tài
nguyên du lịch thiên
nhiên và tài nguyên du
lịch nhân tạo.
Quan niệm về tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng


và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao
quanh chúng ta.

Điều 15, chương III, Luật Du lịch Việt Nam


(2017): “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,
địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các
yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho
mục đích du lịch”.
8
Các thành phần chính của TNDL tự nhiên

 Địa Hình

 Khí hậu
 Tài nguyên nước
 Sinh vật

9
Địa Hình
 Địa hình là thành phần chủ yếu của tự nhiên tạo nên phong cảnh để
du khách thưởng ngoạn.
 Thông thường, một khu vực được đánh giá là có phong cảnh đẹp
thường có những yếu tố sau đây:
• Có dạng địa hình chứa nước.
• Có sự tương phản địa hình lớn.
• Có nhiều dạng địa hình trong một không gian hẹp.
• Ngoài ra, còn có các yếu tố: thảm thực vật, công trình kiến trúc, thời
tiết…

10
 Hình thái địa hình có thể tạo thuận lợi hoặc
gây khó khăn cho hoạt động du lịch.
 Một số đặc điểm của địa hình là yếu tố cần
thiết để triển khai các loại hình du lịch đặc
biệt.
Chẳng hạn: Du lịch nghỉ dưỡng núi cao, leo
núi; Du lịch biển…

11
Các kiểu hình thái địa hình:

 Địa hình đồng bằng


 Địa hình đồi núi, cao nguyên
 Địa hình Karst
 Địa hình ven bờ và đảo

12
Địa hình đồng bằng

Địa hình đồng bằng khá đơn


điệu về hình dáng nhưng là
nơi lưu giữ nhiều giá trị văn
hóa.

13
Địa hình đồi núi, cao nguyên
Thường tạo ra những không gian kỳ vĩ,
sinh động, thơ mộng, có tác động
mạnh đến cảm hứng tham quan du
lịch:
Vùng đồi có điều kiện phát triển các
loại hình du lịch chuyên đề.
Vùng núi và cao nguyên thuận lợi
phát triển loại hình du lịch tham
quan, nghỉ dưỡng.
Vùng núi cao trên 2500m thuận lợi
phát triển du lịch thể thao mạo hiểm,
khám phá.
14
Địa hình Karst
 Địa hình Karst được hình thành do sự lưu thông của nước trong môi
trường các loại đá dễ hòa tan như: đá vôi, thạch cao, đá phấn…
 Karst có nhiều loại: hang động karst, karst ngập nước, cánh đồng
karst, sông hồ karst… nhưng có giá trị hấp dẫn du khách nhiều nhất là
loại hang động karst.

15
Địa hình ven bờ và đảo
 Hấp dẫn du khách bởi các bãi cát ven biển, đảo, còn gọi là các bãi
biển, thuận lợi phát triển loại hình du lịch tắm biển, lặn biển, thể thao
biển, nghỉ dưỡng chữa bệnh.

16
Khí hậu

 Bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa, gió, ánh nắng,

 Khí hậu tác động tới hoạt động du lịch trên nhiều phương diện:

• Khả năng thu hút khách.

• Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ
về du lịch.
• Là một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch.

17
Bãi biển Cửa Lò - Nghệ An mùa cao điểm

Bãi biển Cửa Lò - Nghệ An mùa thấp điểm


18
Tài nguyên nước
Phân loại:
Tài nguyên nước bao gồm: nước trên lục địa
và nước biển, đại dương. Nước trên lục địa có
nước chảy trên bề mặt và nước ngầm.
Vai trò:
 Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt
của du khách.
 Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa
trên đặc điểm nguồn nước.

19
Sinh vật

 Hệ động thực vật là một tiềm năng du lịch đã và đang được khai thác,
có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
 Hệ động thực vật có thể đáp ứng những mục đích du lịch khác nhau:
tham quan du lịch, du lịch săn bắn thể thao, du lịch nghiên cứu khoa
học…
 Động - thực vật đặc sản còn là nguyên liệu để chế biến ra những món
ăn độc đáo thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách.

20
Một số khái niệm liên quan
 Vườn quốc gia

Vườn quốc gia Cúc Phương Sếu đầu đỏ - VQG Tràm Chim
21
 Khu bảo tồn thiên nhiên:

Thác Mưa rơi –KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

22
Bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên

Một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:


 Giảm thiểu các chất thải ra môi trường tự nhiên.
 Bảo vệ sự đa dạng của tự nhiên; cần phải phục hồi nếu tự nhiên đang
có nguy cơ mất đi sự đa dạng.
 Cân nhắc khi triển khai các loại hình du lịch, xem xét mức độ phù hợp
giữa năng lực của môi trường với mức độ phục vụ du lịch. Hạn chế
tiêu thụ quá mức các tài nguyên tự nhiên.
23
1.2 Quan niệm về tài nguyên du lịch nhân văn
 Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân
tạo, nghĩa là do con người tạo ra.
 Tuy nhiên, chỉ những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du
khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội,
kinh tế, môi trường mới được gọi là TNDL nhân văn.
 Điều 15, chương III, Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch
văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ,
kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và
các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người
có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.

24
Đặc điểm của TNDLNV

Có tác dụng nhận thức nhiều hơn


giải trí.
Thường tập trung ở vùng đồng
bằng, đặc biệt là các đô thị đông
dân hoặc lâu đời.
Là sản phẩm nhân tạo nên ít bị
phụ thuộc vào tự nhiên  tính
mùa vụ không cao.
25
Các loại tài nguyên du lịch nhân văn

 Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa.
 Lễ hội.
 Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
 Làng nghề thủ công truyền thống.
 Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác.

26
Các di sản văn hóa thế giới & di tích lịch sử - văn hóa

 Kỳ quan thế giới

 Di sản văn hóa thế giới


 Di tích lịch sử - văn hóa

27
31
Di tích lịch sử - văn hóa

Phân loại:
 Di tích khảo cổ học
 Di tích lịch sử
 Di tích kiến trúc nghệ thuật
 Danh lam thắng cảnh

32
Lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa
cộng đồng hết sức đa dạng và phong phú,
là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân
sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là
dịp để con người hướng về một sự kiện lịch
sử trọng đại, hoặc là để giải quyết những
nỗi lo âu, khao khát, ước mơ mà cuộc sống
thực tại chưa giải quyết được.

33
Lễ hội Đền Hùng

Festival Huế

35
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

 Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các
tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến
trúc cổ; các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng,
trang phục dân tộc.

36
37
Làng nghề thủ công truyền thống

 Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền được hình thành
từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay.
 Hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề là làng và nghề, trong đó
nghề của làng đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp thành kinh doanh
độc lập.

38
39
Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức
khác

 Các đối tượng văn hóa thu hút khách du


lịch thường là triển lãm nghệ thuật, liên
hoan âm nhạc, cuộc thi thể thao quốc tế,
cuộc thi hoa hậu…
 Các đối tượng văn hóa thường tập trung
ở các thủ đô hoặc các TP lớn.

40
Bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn
 Cần có những qui định cụ thể dành cho các đối tượng liên quan đến
hoạt động tham quan du lịch.
 Cần những biện pháp quy hoạch cụ thể và phù hợp.

 Cần bảo vệ, tôn tạo, cải tạo kịp thời.

41
Ôn tập nội dung 1

Đặc điểm nào sau đây không phải của tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí
B. Tính mùa vụ rất cao
C. Thường tập trung ở vùng đồng bằng, đặc biệt là các đô thị đông dân
hoặc lâu đời
D. Là sản phẩm nhân tạo nên ít bị phụ thuộc vào tự nhiên

42
Ôn tập nội dung 1

Điền vào chỗ trống: ……….. không phải là một trong 7 kỳ quan thế
giới mới
A. Vạn lý trường thành (Trung Quốc)
B. Thành phố cổ Petra (Gioocđani)
C. Thành phố cổ của người Maya ở Chichen Itza (Mêhico)
D. Vườn treo Babylon

43
Ôn tập nội dung 1
Di tích lịch sử văn hóa được chia thành mấy loại chính?
A. 4 loại
B. 5 loại
C. 6 loại
D. 7 loại

44
Ôn tập nội dung 1

Chọn ý Sai
A. Tài nguyên du lịch nhân văn bị phá hủy nhanh hơn tài nguyên du lịch tự nhiên
B. Tài nguyên du lịch nhân văn bị phá hủy chậm hơn tài nguyên du lịch tự nhiên
C. Tài nguyên du lịch nhân văn không có khả năng tự phục hồi
D. Tài nguyên du lịch nhân văn cần có sự can thiệp của con người để phục hồi
lại

45
Ôn tập nội dung 1

Chọn ý đúng
A. Địa hình Karst được hình thành do sự lưu thông của nước trong môi
trường các loại đá dễ hòa tan như: đá vôi, thạch cao, đá phấn…
B. Địa hình đồng bằng thường tạo ra những không gian kỳ vĩ, sinh
động, thơ mộng, có tác động mạnh đến cảm hứng tham quan du lịch
C. Địa hình núi cao là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa
D. Địa hình ven bờ và đảo khá đơn điệu về hình dáng

46
Ôn tập nội dung 1

UNESCO là tên viết tắt của tổ chức nào?


A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
B. Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới
C. Ủy ban Di sản Thế giới Liên Chính phủ
D. Ủy ban Di sản Thế giới

48
Nội dung 2

Điểm đến
du lịch

49
Điểm đến, điểm tham quan du lịch

1 Các khái niệm cơ bản

Các yếu 2
tố cấu thành
Khái niệm điểm đến, điểm tham quan du lịch

Điểm đến du lịch:


 Trên phương diện địa lí: điểm
đến du lịch là một vị trí địa lý
mà một du khách đang thực
hiện hành trình đến đó nhằm
thỏa mãn nhu cầu theo mục
đích chuyến đi của người đó.
Điểm đến du lịch
(theo quan niệm của TS. Vũ Đức Minh)

Yếu tố du lịch
ấn tượng 1

Điểm đến
du lịch Tồn tại du lịch
đón khách
Nơi khách tìm
được tiện nghi,
3 2
dịch vụ hỗ trợ
chuyến đi
Khái niệm điểm đến, điểm tham quan du lịch (tt)

Điểm đến du lịch:


 Từ góc độ cung du lịch: điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi
và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Đáp
ứng
TIỆN DỊCH NHU CẦU
NGHI VỤ DU KHÁCH
Khái niệm điểm đến, điểm tham quan du lịch (tt)
Điểm tham quan du lịch:
 Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch (Điều 3, chương 1, Luật du lịch Việt Nam
2017).
→ Điểm tham quan du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ
nhu cầu tham quan du lịch của du khách.
Tài nguyên du lịch Khách du lịch
hấp dẫn
Phục vụ

Nhu cầu
tham quan
Phân loại điểm đến, điểm tham quan du lịch

 Căn cứ vào vị trí:

• Điểm đến, điểm tham quan du lịch cuối cùng (final): là điểm xa nhất tính từ
điểm xuất phát gốc của khách hoặc là địa điểm mà khách dự định sử dụng
phần lớn thời gian.
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch trung gian (intermediate) hoặc điểm
ghé thăm (enroute): là điểm khách dành thời gian ngắn để nghỉ ngơi qua
đêm, thăm viếng một điểm hấp dẫn du lịch đóng vai trò là chỗ dừng chân
hợp lý trong những chuyến hành trình dài.
Tour 3 ngày 2 đêm TP. HCM – Nha Trang của công ty Saigontourist
Ngày 1: Xe và HDV đón khách khởi hành đi Nha Trang. Trên đường đi, đoàn
ghé tham quan biển Ninh Chữ, ăn trưa và đến Nha Trang nhận phòng.
Ngày 2: Sáng đoàn đi cáp treo tham quan Vinpearl land. Chiều tham quan Tháp
Bà Ponagar, chùa Long Sơn. Trở lại khách sạn nghỉ ngơi, tự do tắm biển.
Ngày 3: Sáng đoàn tham quan Viện Hải dương học, mua sắm chợ Đầm. Ăn trưa
và trả phòng về lại TP. HCM.

→ Điểm đến trung gian: biển Ninh Chữ


→ Điểm đến cuối cùng: Nha Trang (Vinpearl, Viện hải dương, tháp Ponagar,…)

Biển Ninh Chữ Vinpearl land Viện hải dương học


Phân loại điểm đến, điểm tham quan du lịch (tt)

Phân loại điểm đến:


 Căn cứ vào hình thức sở hữu:

• Điểm đến, điểm tham quan du lịch thuộc sở hữu nhà nước.

• Điểm đến, điểm tham quan du lịch thuộc sở hữu tư nhân.


 Căn cứ vào giá trị tài nguyên:

• Điểm đến, điểm tham quan du lịch có giá trị tài nguyên nhân văn.
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch có giá trị tài nguyên tự nhiên.
Điểm đến, điểm tham quan Điểm đến, điểm tham quan
du lịch tự nhiên du lịch nhân văn

Công viên Nhật Bản - TP. HCM

Điểm đến, điểm tham quan Điểm đến, điểm tham quan
du lịch thuộc sở hữu tư nhân du lịch thuộc sở hữu nhà nước
Phân loại điểm đến, điểm tham quan du lịch (tt)
 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch là tỉnh, miền, đất nước,..
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch là một nhóm đất nước, một châu lục
 Căn cứ vào mục đích:
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch nghỉ dưỡng thuần túy
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch cá biệt (chữa bệnh, tâm linh, văn hóa, thể
thao)
 Căn cứ vào vị trí quy hoạch
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch thuộc trung tâm du lịch, vùng du lịch
• Điểm đến, điểm tham quan du lịch thuộc vùng phụ cận du lịch
Điểm đến, điểm tham quan Điểm đến, điểm tham quan
du lịch thuộc trung tâm du lịch du lịch cận trung tâm du lịch

Tháp Eiffel

Điểm đến, điểm tham quan Điểm đến, điểm tham quan
du lịch thuần túy du lịch cá biệt (tâm linh)
Các yếu tố cấu thành điểm đến,
điểm tham quan du lịch

Điểm hấp dẫn


Attractions du lịch

Hoạt động Các yếu tố Giao thông


bổ sung Activities Access
cấu thành đi lại

Tiện nghi và Amenities Acommo


dịch vụ hỗ trợ -dation Nơi ăn, nghỉ
Các điểm hấp dẫn du lịch

Điều 1
Được thiết lập để thu hút khách du lịch hoặc khách tham
quan từ thị trường du lịch và cư dân địa phương.

Điều 2
Cung cấp sự tiêu khiển, giải trí và các cách thức để khách
sử dụng thời gian rỗi của họ.

Điều 3
Khu vực được phát triển nhằm khai thác tiềm năng hiện
có. Có hoặc không vé vào cửa.

Điều 4
Cung cấp các tiện nghi và dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứng
và chăm sóc sở thích, nhu cầu của khách tham quan.
Đặc điểm của điểm hấp dẫn

Có mối quan hệ chặt chẽ với điểm đến,


các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, các hoạt
động bổ sung ở điểm đến du lịch.

01
Cho phép sự Có sự quản lý và
tiếp cận của kiểm soát nhằm
công chúng tạo ra sự hài
nhằm mục đích 04 Đặc điểm của 02
điểm hấp dẫn lòng cho khách
giải trí, thưởng viếng thăm.
thức, tìm hiểu và
giáo dục.
03
Khách thăm có thể là cư dân địa
phương hoặc khách du lịch.
Phân loại điểm hấp dẫn

02 03
01 04

Điểm hấp Các tòa nhà, Các tòa nhà, công


dẫn gắn với công trình nhân trình được thiết Các sự kiện
đặc điểm của tạo được thiết kế nhằm mục đặc biệt.
môi trường kế nhằm mục đích thu hút
tự nhiên. đích thờ cúng, khách (công viên
tôn giáo. chủ đề.
Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận)
 Hệ thống giao thông ảnh hưởng trực
tiếp và là nhân tố tạo nên thành công
tiếp cận điểm đến, điểm tham quan
du lịch.
 Việc cung cấp các dịch vụ vận chuyển
địa phương phục vụ tham quan,
chuyên chở khách đến các cơ sở lưu
trú góp phần tạo nên sự tiện nghi, thú
vị đối với du khách.
Nơi ăn, nghỉ

 Là thành phần quan trọng của điểm đến cung


cấp dịch vụ ăn uống và nghỉ ngủ cho khách du
lịch, gồm:
• Nhà hàng, quán bar
• Cơ sở lưu trú

 Sự đa dạng của loại hình lưu trú và dịch vụ ăn


uống giúp khách linh hoạt lựa chọn với sở thích
và khả năng chi trả.
Các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ

Trung tâm Ngân


thương mại Trung tâm
Bệnh hàng thông tin
viện

 Cung cấp dịch vụ mua sắm


 Cung cấp dịch vụ thể thao và chăm sóc sức khỏe
 Cung cấp dịch vụ rút – chuyển- mua – bán ngoại tệ
 Cung cấp dịch vụ thông tin về điểm đến, giao thông,
luật, văn hóa, ẩm thực,…
Các hoạt động bổ sung

 Góp phần vào việc tăng thêm tính hấp dẫn và lôi cuốn của
điểm đến, điểm tham quan du lịch.
 Dịch vụ bổ sung đa dạng tạo điều kiện kéo dài thời gian lưu
trú và khai thác thêm chi tiêu của khách.

Service
03

Hoạt động
bổ sung
Ôn tập nội dung 2
Định nghĩa được chấp nhận nhiều nhất về điểm đến du lịch là?
A. Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
B. Là nơi tồn tại ngành du lịch đón khách.
C. Là nơi xuất hiện các yếu tố du lịch quan trọng và gây ấn tượng nhất
tồn tại ngành du lịch đón khách và là nơi du khách có thể tìm được
tất cả các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho chuyến viếng thăm
của mình.
D. Là nơi có cảnh đẹp của vùng (quốc gia) phục vụ mục đích quảng bá
du lịch.
Ôn tập nội dung 2

Các tiêu chí để phân loại điểm đến?


A. Căn cứ vào hình thức sở hữu, vị trí so với điểm xuất phát, giá trị tài nguyên
B. Căn cứ vào vị trí so với điểm xuất phát, mục đích du lịch của khách và vị trí
quy hoạch
C. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, hình thức sở hữu, giá trị tài nguyên, mục
đích du lịch, vị trí quy hoạch, vị trí so với điểm xuất phát.
D. Căn cứ vào sự phân loại tự nhiên hoặc nhân văn
Ôn tập nội dung 2
Yếu tố cấu thành điểm đến, điểm tham quan du lịch?
A. Attractions (Các điểm hấp dẫn du lịch), Access (Khả năng tiếp cận - giao thông đi lại),
Accomodation (Nơi ăn, nghỉ).
B. Attractions (các điểm hấp dẫn du lịch), Access (khả năng tiếp cận - giao thông đi lại),
Accomodation (Nơi ăn, nghỉ), Activities (Các hoạt động bổ sung).
C. Attractions (Các điểm hấp dẫn du lịch), Access (Khả năng tiếp cận - giao thông đi lại),
Accomodation (Nơi ăn, nghỉ), Amenities (Tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ).
D. Attractions (Các điểm hấp dẫn du lịch), Access (Khả năng tiếp cận - giao thông đi lại),
Accommodation (Nơi ăn, nghỉ), Activities (Các hoạt động bổ sung), Amenities (Tiện
nghi và dịch vụ hỗ trợ).
Cảm ơn các bạn! 73

You might also like