You are on page 1of 85

Giảng viên: TS.

Nguyễn Thị Thu Thuỷ


CHƯƠNG III
BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC DI TÍCH DANH THẮNG
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

1. Những đặc điểm của di tích trong hoạt động du lịch

2. Mục tiêu của việc khai thác di tích trong hoạt động
du lịch
3. Những nguyên tắc bảo vệ và khai thác di tích trong
hoạt động du lịch
1. Những đặc điểm của di tích trong hoạt động du lịch

1.1. Tính đa dạng

1.2. Tính đặc sắc

1.3. Tính không thể di chuyển

1.4. Tính dễ bị tổn thất

1.5. Tính thời vụ


Bài tập thảo luận

 Anh/ chị hãy trình bày những giá trị của hệ thống di tích
và danh thắng ở Việt Nam hiện nay. Lấy ví dụ cụ thể cho
từng giá trị?
1.1. Tính đa dạng

Hệ thống di tích – danh thắng Việt Nam mang


trong mình những đặc trưng văn hoá dân tộc hết
sức sâu sắc và đậm nét. Chúng phong phú và đa
dạng về số lượng, loại hình, chủng loại, đặc biệt
là các yếu tố văn hoá mà nó hàm chứa.
1.1. Tính đa dạng

Di tích có hàm ý rất rộng, nếu đủ sức thu hút thì


nó sẽ thành một điểm du lịch. Về hình thức biểu
hiện rất đa dạng, vì vậy để thỏa mãn nhu cầu của
con người về tham quan và du lịch cần phải khai
thác triệt để tính đa dạng này không chỉ về mặt
hình thức mà cả về mặt nội dung.
1.1. Tính đa dạng

Về số lượng:
Tính đến tháng 12/2008 Việt Nam có 2.975 di tích, thắng
cảnh được xếp hạng quốc gia, trong đó:
- 1.389 di tích lịch sử
- 1.403 di tích kiến trúc nghệ thuật
- 72 di tích khảo cổ
- 111 thắng cảnh
1.1. Tính đa dạng

Về số lượng:
Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng
cảnh, trong đó:
- Hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích Quốc Gia
- Hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh
-Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh
vùng
đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích
của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62
di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
1.1. Tính đa dạng

Về số lượng:
Tính đến năm 2017, Việt Nam được UNESCO công nhận
9 “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”:
1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000)
2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát
Tiên (2001)
3. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004)
4. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004)
5. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên
Giang (2006)
6. Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An (2007)
7. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009)
8. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009)
9. Khu dự trữ sinh quyển Langbian (2015)
1.1. Tính đa dạng

Về số lượng:
Việt Nam là một trong hơn mười quốc gia trên thế giới có
các vịnh, là thành viên của câu lạc bộ các vịnh biển “Đẹp
nhất thế giới”:
- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
- Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa)
- Vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)
1.1. Tính đa dạng

Về lọai hình:


Có nhiều loại khác nhau như: Di tích cấp Quốc gia, cấp
Thành phố, cấp Tỉnh, các di sản văn hóa thế giới. Các loại
hình di tích có thể phục vụ trong du lịch, như di tích khảo
cổ, di tích về lịch sử - văn hoá, di tích kiến trúc- mỹ thuật,
di tích tín ngưỡng -tôn giáo,..
1.1. Tính đa dạng

• Tính đến tháng 06/2016, Thành phố Hồ Chí Minh có


167 di tích đã quyết định xếp hạng:
- 02 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử);
- 55 di tích quốc gia (02 - khảo cổ học, 30 - kiến trúc nghệ
thuật, 23 - lịch sử);
- 110 di tích cấp thành phố (65 - kiến trúc nghệ thuật, 45 -
lịch sử)
1.1. Tính đa dạng

Di tích khảo cổ:


Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện được
khá nhiều địa điểm khảo cổ học: vào những năm cuối thế
kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi xây dựng các công trình thuộc
khu vực quận I ngày nay, người Pháp đã phát hiện nhiều
hiện vật khảo cổ như rìu đá, cuốc đá ở khu vực Thảo Cầm
Viên, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Bảo tàng Thành phố,
khu vực quận 2, chùa Gò (quận 11),…
1.1. Tính đa dạng

Di tích kiến trúc - nghệ thuật; lịch sử-văn hóa


Di sản kiến trúc của thành phố bao gồm những công
trình kiến trúc phục vụ cho hoạt động văn hóa của cộng đồng,
chẳng hạn như cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các công trình
được xây dựng phục vụ cho đời sống dân dụng như: nhà ở, các
công thự, trường học, bệnh viện, chợ, bưu điện, những cây cầu,
những nhà kho - bến cảng…
Có thể kể Bưu điện Thành phố, nhà thờ Đức Bà, chợ
Bến Thành, chùa Giác Viên, chùa Giác Lâm, mộ Tiền Hiền Tạ
Dương Minh, đình Phú Lạc,…
1.1. Tính đa dạng

Di tích lịch sử cách mạng


Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, ảnh hưởng
đến định hướng phát triển của thành phố như: Dinh Độc Lập.
Di tích ghi dấu chiến công chống quân xâm lược như:
địa đạo Củ Chi, Khu căn cứ Rừng Sác, Mười tám thôn vườn
trầu…
Di tích ghi lại các sự kiện lịch sử, các kỉ niệm lịch sử
như: Bến Nhà Rồng, đền tưởng niệm Bến Dược, Nghĩa trang
liệt sĩ thành phố,…
1.1. Tính đa dạng

Di tích tín ngưỡng –tôn giáo


Trong tổng số gần 1.000 ngôi chùa, có khoảng vài
chục ngôi chùa cổ, có lịch sử từ 100 năm trở lên như: Linh
Sơn cổ tự, Sắc tứ Từ Ân, Đông Phước, Huệ Lâm (quận 8),
Phụng Sơn, Giác Viên, Giác Lâm, Sắc tứ Trường Thọ, Sắc
tứ Tập Phước, Huê Nghiêm, Phước Tường, Hội Sơn, Long
Thạnh, Vạn Phước, Linh Sơn (Củ Chi),…
1.1. Tính đa dạng

Di tích tín ngưỡng –tôn giáo


Nổi tiếng nhất trong các chùa cổ trên có chùa Giác
Lâm, tuy nhiên kiến trúc hiện nay là do lần trùng tu lớn
vào đầu thế kỉ XX (1909). Đáng kể nữa là chùa Hội Sơn,
ngôi chùa này cũng đã được trùng tu và có thêm nhiều
kiến trúc mới.
1.1. Tính đa dạng

Về chủng loại:


Có nhiều loại khác nhau như: đình, chùa, nhà thờ, dinh,
đền, điện, tháp, thánh địa, lăng tẩm, …
Ví dụ như: chùa Bái Đính, đình Phong Phú, nhà thờ Đức
Bà, Dinh Dộc Lập, đền thờ Trần Hưng Đạo, điện Thái
Hòa, tháp Pô Nagar, Thánh địa Mỹ Sơn, Lăng tẩm các vua
triều Nguyễn,..
1.2. Tính đặc sắc

Mỗi một di tích đều có tính đặc sắc, nổi bật, hấp dẫn
riêng đối với người xem.
-Di tích lăng tẩm Huế là quần thể có cả lăng và tẩm, có hồ
bán nguyệt, có đài vọng nguyệt.
-Chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) có 502 vị La hán, bằng
đá nguyên khối, cao như người thật, trong khi các chùa
khác chỉ có 18 vị La Hán trong một ngôi chùa.
1.2. Tính đặc sắc

Đây là một đặc tính quan trọng của một di tích,


nếu không có những đặc tính này thì không có khả
năng thu hút khách tham quan cũng như khách du
lịch với một số lượng lớn do đó không thể phục vụ
cho hoạt động du lịch.
LĂNG TỰ ĐỨC
TƯỢNG LA HÁN CHÙA BÁI ĐÍNH
CHÙA MỘT CỘT
1.3. Tính không thể di chuyển

Di tích không thể di chuyển được, di tích là tài


sản bất động sản, vì di tích gắn với cảnh quan
thiên nhiên môi trường. Nếu tách rời di tích ra
khỏi không gian của nó, di tích sẽ không còn giá
trị văn hóa.
1.3. Tính không thể di chuyển

Các di tích không thể di chuyển được về mặt địa lý. Do


sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta có thể mô
phỏng các di tích, nhưng các sản phẩm mô phỏng này do
thoát ly khỏi môi trường lịch sử và tự nhiên nên mất đi
nhiều sức hấp dẫn và ý nghĩa vốn có của nó.
NHÀ SÀN BÁC HỒ – KHU DI TÍCH CỤ NGUYỄN SINH SẮC
NHÀ SÀN BÁC HỒ – KHU DI TÍCH CỤ NGUYỄN SINH SẮC
1.4. Tính dễ bị tổn thất

Bất cứ một di tích nào đều là sự đúc kết sự lao


động của loài người. Nếu sử dụng quá mức hoặc
không bảo vệ, gìn giữ sẽ gây nên sự hủy hoại và
rất khó khôi phục lại được trong thời gian ngắn
Di tích nếu chúng ta không bảo quản giữ gìn sẽ
mòn di tích, làm mất, huỷ hại di tích. Vẽ bậy lên
di tích làm cho di tích mất tính trang nghiêm.
THÁP HOÀ PHONG
THÁP ĐÔI – QUY NHƠN, BÌNH ĐỊNH
HANG SỮNG SỐT – VỊNH HẠ LONG
TIỀN VỨT BỪA BÃI TRONG HANG ĐỘNG
1.5. Tính thời vụ

Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi, lặp
lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du
lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định.
Thời vụ trong du lịch là quy luật có tính phổ biến ở tất cả
các nước và các vùng có hoạt động du lịch. Một nước hoặc
một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, tùy
thuộc vào các thể loại du lịch được khai thác ở đó.
1.5. Tính thời vụ

Di tích gắn với thiên nhiên, mà thiên nhiên thì có sự biến
đổi các mùa trong năm nên di tích cũng bị ảnh hưởng theo
thiên nhiên. Chính vì thế mà ta có thể khai thác loại hình
du lịch theo từng mùa trong năm.
Đặc điểm này không chỉ đối với hoạt động của di tích
mà cả đối với hoạt động của ngành du lịch. Lý do của tính
thời vụ rất nhiều, nhưng tựu trung lại có mùa đông khách
và có mùa vắng khách.
HOA ĐÀO Ở SAPA VÀO MÙA XUÂN
THÀNH PHỐ SAPA VÀO MÙA HÈ
RUỘNG BẬC THANG Ở SAPA VÀO MÙA HÈ
RUỘNG BẬC THANG Ở SAPA VÀO MÙA THU
THỊ TRẤN SAPA VÀO BUỔI SỚM CỦA MÙA ĐÔNG
SAPA VÀO BUỔI SỚM CỦA MÙA ĐÔNG
2. Mục tiêu của việc khai thác di tích trong hoạt
động du lịch

2.1 Giáo dục và phổ biến các tri thức lịch sử, khoa
học, văn hóa cho khách du lịch

2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)
2.1 Giáo dục và phổ biến các tri thức lịch sử, khoa
học, văn hóa cho khách du lịch

Các di tích phục vụ khách tham quan và khách


du lịch nhằm vào mục tiêu là giáo dục truyền
thống lịch sử của dân tộc và lòng tự hào yêu quê
hương đất nước, giới thiệu với khách du lịch trong
vào ngoài nước về lịch sử của dân tộc và của địa
phương.
2.1 Giáo dục và phổ biến các tri thức lịch sử, khoa
học, văn hóa cho khách du lịch

Di tích có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa


học, nên du khách đến di tích có thể hiểu rõ
được lịch sử vùng đất, lịch sử đấu tranh xây
dựng và phát triển của con người vùng đất
đó.
2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)

Hê thống di tích lịch sử – văn hoá còn phải


hướng đến mục tiêu là kinh tế, khi khai thác giá
trị của hệ thống di tích và danh thắng để phát triển
du lịch. Giá trị về kinh tế chỉ phát huy mạnh mẽ
khi biết đầu tư, khai thác phù hợp và có hiệu quả
để phục vụ du lịch.
2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)

Trong quá khứ, những công trình di tích của ông


cha ta được xây dựng lên hầu như chỉ để đáp ứng
các nhu cầu tâm linh, tinh thần và các nhu cầu văn
hoá xã hội khác của các tầng lớp nhân dân, chứ
không phải phục vụ lợi ích kinh tế.
2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)

Việc khai thác các giá trị nhiều mặt của hệ thống
di tích lịch sử – văn hoá để phục vụ phát triển du
lịch là một công việc tất yếu và cần thiết. Đây
chính là đặc điểm cơ bản giữ vai trò chủ đạo của
du lịch Việt Nam, ngành kinh tế trọng điểm, thế
mạnh của đất nước.
2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)

Khai thác di tích trong du lịch phải hướng đến


tăng thêm lợi ích kinh tế cho:
-Xã hội như: ngân sách quốc gia, ngân sách địa
phương
-Tạo điều kiện phát triển cho người dân địa
phương
- Đơn vị kinh doanh du lịch
2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)

Khai thác di tích trong du lịch phải hướng đến


tăng thêm lợi ích kinh tế cho:
-Xã hội như: ngân sách quốc gia, ngân sách địa
phương
-Tạo điều kiện phát triển cho người dân địa
phương
- Đơn vị kinh doanh du lịch
2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)

Theo kinh nghiệm của các nước, thông qua phát


triển du lịch họ đã lấy di tích để nuôi di tích.
Chữ “nuôi” ở đây nghĩa đầu tiên là “tự nuôi”.
Nghĩa là chính bản thân di tích đó phải hoạt động
du lịch để tạo kinh phí “nuôi” di tích trước.
Chữ “nuôi” còn hàm nghĩa là: bảo quản, tu bổ,
phát huy giá trị di tích.
2.2 Tăng thêm lợi ích kinh tế (cho xã hội, cho địa
phương, cho người dân địa phương và cho các đơn
vị kinh doanh du lịch)

Kinh nghiệm thực tiễn của các nước cho thấy dù là một
nước phát triển mạnh thì nguồn kinh phí để tu bổ, tôn tại di
tích vô cùng lớn, mà nguồn ngân sách kinh phí hỗ trợ thì
có hạn.
Nguồn thu từ hoạt động khai thác di tích phục vụ cho du
lịch rất lớn, từ nhiều ngồn thu khác nhau như: bán vé vào
cổng tham quan, quầy bán hàng lưu niệm, tiền thuê sân
bãi, dịch vụ ăn uống tại di tích,...
QUẦY LƯU NIỆM TẠI BẢO TÀNG CHĂM – ĐÀ NẴNG
QUẦY LƯU NIỆM TẠI BẢO TÀNG CHĂM – ĐÀ NẴNG
Quầy bán vé tại bảo tàng Möbel Museum Wien (Áo)
Quầy thông tin tại bảo tàng Möbel Museum Wien (Áo)
3. Những nguyên tắc bảo vệ và khai thác di tích trong
hoạt động du lịch

 Bảo vệ và khai thác phát huy giá trị của di tích luôn đặt
ra trong hoạt động quản lý.
Bảo vệ và khai thác, phát huy giá trị của các di tích như
thế nào để đạt được hiệu quả và có tính bền vững (khai
thác, phát huy giá trị di tích đem lại hiệu quả kinh tế - xã
hội mà không làm xâm hại đến môi trường di tích).
Bảo tồn và tôn vinh giá trị di tích phải được xác định là
một công việc quan yếu của ngành du lịch.
3. Những nguyên tắc bảo vệ và khai thác di tích trong
hoạt động du lịch

 Chúng ta cần phải xác định rõ nguyên tắc bảo

vệ phải luôn đi đôi với nguyên tắc khai thác, mà


trong đó nguyên tắc bảo vệ nắm vai trò quyết
định. 3.1 Nguyên tắc bảo vệ

3.2 Nguyên tắc khai thác


3.1 Nguyên tắc bảo vệ

 Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng
di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật
chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội
nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào
hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng
thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá
nhân loại.
3.1 Nguyên tắc bảo vệ

 Luật Du lịch đã khẳng định: “Tài nguyên du lịch là


cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người
được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch: là yếu tố
cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
3.1 Nguyên tắc bảo vệ

 Chính vì thế mà Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng


cần được bảo vệ vì nó là một thành tố quan trọng trong
việc hình thành nên bản sắc văn hóa của một cộng đồng.
Khai thác và phát huy di tích lịch sử - văn hóa và danh
thắng phải được coi là một nguồn tài nguyên tạo nền móng
cho hoạt động du lịch phát triển bền vững.
3.1 Nguyên tắc bảo vệ

3.1.1. Theo Luật di sản văn hóa

3.1.2. Nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa

3.1.3. Giới thiệu di sản đến với công


chúng

3.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền


giáo dục

3.1.5 Bảo vệ môi trường


3.1.1. Theo Luật di sản văn hóa

Bảo tồn di sản phục vụ du lịch trước hết phải đảm bảo
đúng yêu cầu của Luật Di sản văn hóa, nghĩa là di sản đó
phải đảm bảo đúng nguyên tắc bảo lưu tối đa những giá trị
nguyên gốc của di sản.
Theo quan điểm của ngành du lịch, bảo tồn phải tuân thủ
triệt để các quy định của quốc tế và trong nước, tránh tác
động nhiều vào di tích và cố gắng duy trì, bảo quản
nguyên trạng di tích như khi phát hiện là tốt nhất.
3.1.1. Theo Luật di sản văn hóa

 Theo Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP


Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
Khu vực I chính là vực vực bất khả xâm phạm, nghĩa là chúng
ta cần bảo vệ và giữ nguyên gốc khu vực I của Di tích, khu vực
II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để
bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu
vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và
phát huy giá trị của di tích
3.1.1. Theo Luật di sản văn hóa

 Xác định được khu vực để giúp cho công tác


bảo quản nguyên trạng di tích một các tốt nhất,
phục vụ cho việc phát triển du lịch. Những di tích
còn giữ được nhiều nét nguyên bản, thường có giá
trị hấp dẫn nhiều hơn đối với du khách.
3.1.2. Nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa

 Bảo tồn các di sản văn hóa là một hoạt động nhằm mục
đích lưu giữ, bảo vệ các di sản văn hóa đang có nguy cơ
biến mất vì lý do này hay lý do khác.
Bảo tồn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như việc
điều tra, nghiên cứu, bảo quản, tu bổ, phục dựng.
Khi bảo tồn di sản văn hóa, mỗi cá nhân, tổ chức cần
phải hiểu di sản là tài sản.
3.1.2. Nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa

 Chính vì điều này mà nguyên tắc đầu tiên trong bảo tồn
di sản văn hóa cần phải đảm bảo, đó là cân bằng lợi ích
giữa bảo tồn văn hóa và lợi ích kinh tế.
Kinh tế và di sản văn hóa là hai yếu tố tương tác, phụ
thuộc và bổ sung cho nhau.
3.1.3. Giới thiệu di sản đến với công chúng

 Bảo vệ, tôn tạo di sản phải nhằm mục đích giới thiệu di
sản đến với công chúng
Cần chuẩn bị tốt nội dung giới thiệu về di sản. Đây cũng
là yêu cầu của phục vụ phát triển du lịch
3.1.3. Giới thiệu di sản đến với công chúng

Trong quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy


giá trị di sản - văn hoá đến năm 2020 của Bộ Văn
hoá, Thể Thao – Du Lịch cũng đã nêu rõ: “Ưu
tiên cho công tác tư liệu hoá qua việc xây dựng
hồ sơ khoa học, phim, ảnh tư liệu hoặc hình
thức ghi nhận sự kiện bằng bia, đài kỷ niệm” .
3.1.3. Giới thiệu di sản đến với công chúng

Nội dung giới thiệu cho du khách không cần thiết phải
thật sự chi tiết, nhưng phải đầy đủ và chọn lọc.
Những thông tin này phải thực sự được chọn lọc và cần
thiết để du khách có thể nhận thức được việc hình thành
một kỳ quan thiên nhiên, đòi hỏi bao nhiêu thời gian?
Điều đó giúp nâng cao được ý thức bảo vệ di sản đối với
du khách và cộng đồng.
3.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

Sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa chỉ có thể
được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham
gia.
Việc giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của người dân,
khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng
đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng, để hướng
người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn các loại
hình di sản văn hóa
3.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

Cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham
gia các hoạt động bảo tồn. Đây cũng là cách thức thu hút
đông đảo người dân tham gia lưu giữ di sản văn hóa truyền
thống của mình.
Tuyên truyền, vận động cần phải được thực hiện đồng
bộ, với nhiều phương thức khác nhau, tránh làm ồ ạt.
3.1.5 Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường khu vực di sản là yêu cầu đặc biệt
quan trọng trong phát triển du lịch.
Môi trường ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao
gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân
văn
Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm: môi trường nước,
môi trường không khí, môi trường đất, tình hình nước
thải, chất thải rắn...
3.1.5 Bảo vệ môi trường

Môi trường xã hội nhân văn trong khu di sản thể hiện
qua tình hình quản lý khu di tích, tình hình trật tự an ninh
khu vực...
Một môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, cũng như môi
trường văn hoá xã hội thiếu lành mạnh, sẽ làm giảm đi tính
hấp dẫn của các giá trị di sản đối với khách du lịch, và
đương nhiên làm giảm tính hiệu quả trong công tác bảo
tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
3.1.5 Bảo vệ môi trường

Khai thác di tích cần phải hết sức coi trọng việc bảo vệ
môi trường tự nhiên và xã hội, nó có thể gây phá hoại ở
mức độ nhất định nào đó đến di tích.
Khai thác và bảo vệ luôn luôn phải đi đôi, trong đó, bảo
vệ phải được quan tâm hàng đầu mang tính quyết định
Cần nghiêm ngặt cấm những cách làm phá hoại cảnh
quan thiên nhiên, nhất là ở những di tích đặc biệt quan
trọng
3.1.5 Bảo vệ môi trường

Bảo vệ không chỉ bảo vệ di tích mà bảo vệ khách du
lịch, bảo vệ khu vực.
Cần coi môi trường tự nhiên và văn hoá của di tích cũng
là môi trường du lịch.
3.2 Nguyên tắc khai thác

3.2.1. Nguyên tắc thị trường

3.2.2. Nguyên tắc đặc sắc

3.2.3. Nguyên tắc phối hợp

3.2.4. Nguyên tắc kinh tế


3.2.1 Nguyên tắc thị trường

Hoạt động du lịch là hoạt động có tính cạnh tranh rất
cao, động cơ và nhu cầu của du khách luôn luôn thay
đổi. Đòi hỏi phải khai thác các sản phẩm hợp lý thích hợp
để luôn luôn có khách. Vì vậy, phải nghiên cứu, điều tra
khảo sát thị trường để thu hút khách.
Hoạt động du lịch luôn gắn với thị trường và do thị
trường chi phối, vì thị trường luôn biến động.
3.2.2 Nguyên tắc đặc sắc

Khai thác di tích phải làm nổi bật được những giá trị đặc
sắc độc đáo tiêu biểu cho di tích của từng quốc gia, địa
phương.
 Là “linh hồn” tạo sức thu hút đối với du khách.
Phải bảo tồn, duy trì được tối đa các yếu tố nguyên
gốc của di tích.
Thực hiện phương châm: “Người khác không có, ta có.
Người khác có, ta có tốt hơn”.
3.2.3 Nguyên tắc phối hợp

Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp nhiều lĩnh
vực, ngành nghề. Khai thác di tích là sự khai thác tổng hợp
đối với nơi khách đến du lịch. Chẳng hạn như: tính liên
hoàn trong tour, đáp ứng các nhu cầu đi lại, ăn uống, ngủ
nghĩ,... của du khách.
Vì vậy, cần phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của
nhiều đơn vị, bộ phận, lĩnh vực,... để phục vụ du khách
hiệu quả nhất.
3.2.3 Nguyên tắc phối hợp

Phối hợp với nhiều bộ phận, ngành nghề như: văn hoá,
thể thao, du lịch, công an, giao thông vận tải,... Để bảo vệ
di tích và khách du lịch, tất cả để tạo sự thoải mái cho
khách tham quan di tích, bảo vệ an ninh cho khách trong
lúc vui chơi, giải trí.
3.2.4 Nguyên tắc kinh tế

Hoạt động du lịch là hoạt động kinh tế và nó luôn theo
nguyên tắc của kinh tế thị trường, chính vì thế, khi làm du
lịch phải nghĩ đến lợi ích về kinh tế, phải tính đến hiệu
quả, nhưng phải tiết kiệm, không phung phí, tạo điều kiện
về kinh tế.
Khai thác di tích phải xét đến lợi ích kinh tế cho xã hội,
địa phương, di tích và công ty du lịch.
3.2.4 Nguyên tắc kinh tế

Vì vậy cần phải:


- Phát huy cao nhất những tiềm năng hiện có
- Sử dụng triệt để các trang thiết bị hiện có
- Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
- Đặc biệt chú ý thường xuyên bảo dưỡng, tu bổ,
kéo dài thời gian sử dụng các yếu tố nguyên gốc di tích và
cơ sở vật chất kỷ thuật.
3.2.4 Nguyên tắc kinh tế

Khai thác du lịch hợp lý và thích hợp, phát huy cao nhất
các tiềm năng mà mình có; tặng quà lưu niệm, có các
chương trình khuyến mãi, từ đó khuyến khích đi đoàn, lấy
số lượng tăng thêm thu nhập.
Bài tập thảo luận

 Anh/ chị hãy trình bày những giá trị của hệ thống di tích
và danh thắng ở Việt Nam hiện nay. Cho ví dụ minh họa

You might also like