You are on page 1of 4

Di tích lịch sử thành Nhà Hồ

2. Tài nguyên du lịch


Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá,
công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
bà Katherine Muller-Marin - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã kinh ngạc khi cho rằng:
“Thành nhà Hồ được xây bằng việc xếp những phiến đá rất lớn lại với nhau mà không cần đến một
chất kết dính nào trong một khoảng thời gian rất ngắn, lại thực hiện hoàn toàn bằng sức người. Đây
là một trong rất nhiều bí ẩn của Thành nhà Hồ mà các nhà khoa học Việt Nam cần tiếp tục nghiên
cứu, tìm hiểu”.

Là kinh đô của nhà Hồ, Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, còn được
gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Sau khi xây thành, Hồ
Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. 4 bên mặt thành được bao quanh bằng
tường đá với tổng khối lượng đá xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được
đào đắp.
Ngay từ đợt công nhận đầu tiên các di tích có giá trị cao, đặc biệt quan trọng của đất nước
vào năm 1962, Di tích Thành Nhà Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng
là di tích cấp quốc gia. Kể từ đó tới nay, đã có thêm 02 di tích nữa thuộc khu vực này
được công nhận cấp quốc gia, là: Đàn Nam Giao và La Thành.
Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ bao gồm 3 di tích nói trên cùng với di tích hào
thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động,
toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan tới Thành Nhà Hồ.
Để trở thành Di sản văn hóa Thế giới, Thành Nhà Hồ được đánh giá có giá trị nổi bật
toàn cầu trên 3 cột trụ chính là:
1- Về Tiêu chí giá trị nổi bật toàn cầu:
Thành Nhà Hồ đạt 2 tiêu chí sau:
Tiêu chí : Khu di sản Thành Nhà Hồ là biểu hiện rõ rệt những sự giao thoa trao đổi
quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á,
Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV. Nơi mở đầu cho việc tiếp thu
các tư tưởng tích cực của Nho Giáo thực hành (Trung Quốc) nở rộ từ thời Lê Sơ
kéo dài đến đầu thế kỷ XX. Những tư tưởng ấy kết hợp với các đặc điểm của văn
hóa Việt Nam và khu vực được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể
của Việt Nam nhằm đưa đất nước đạt tới các thành tựu mới văn minh hơn, tích cực
hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân, đáp ứng các yêu cầu đổi mới cấp
bách của Việt Nam. Tất cả được thể hiện nổi trội và duy nhất ở Thành Nhà Hồ trên
các phương diện thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc thành đá, kỹ thuật xây dựng
đá lớn và các ảnh hưởng tác động lẫn nhau nhiều chiều của khu di sản tới kỹ thuật
xây dựng thành quách sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Tiêu chí iv: Khu di sản vừa là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành
biểu tượng cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo
đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm. Thành Nhà Hồ là biểu hiện tiêu biểu của
sự kết hợp hài hòa giữa các công trình xây dựng và cảnh quan thiên nhiên, tiêu
biểu cho sự vận dụng quan niệm xây dựng theo phong thủy và cảnh quan văn hóa
tại khu vực di sản. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được
thấy ở đây, đã được kết hợp một cách sáng tạo, tài tình với truyền thống kỹ thuật
và nghệ thuật xây dựng ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á, với một hệ thống
thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các
khối đá nặng từ 10 tấn đến 26 tấn, xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ
cao trên 10m, vừa đảm bảo được công năng kiến trúc vừa đáp ứng yêu cầu mỹ
thuật cần thiết của một đô thành. Kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường
thành bằng đá lớn đã phát huy ảnh hưởng của nó tới kỹ thuật xây dựng nhiều tòa
thành sau đó ở khu vực, nhưng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất chỉ có Thành Nhà Hồ vốn
được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây
dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực.
2- Về tính toàn vẹn và tính xác thực:
Khu di sản đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản về tính toàn vẹn, tính xác thực được
nêu trong Hướng dẫn thực hiện Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ Di sản văn
hóa và thiên nhiên Thế giới.
3- Về công tác quản lý:
Ngày 21/9/2010, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 3341/QĐ-
UBND thành lập Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ với chức năng quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ. Trước đó, ngày 08/02/2007, Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát
huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận. Những văn bản này cùng
với Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở quan trọng để bảo
vệ, quản lý tốt di tích Thành Nhà Hồ.
Tuy nhiên, để bảo tồn bền vững Di sản Thành Nhà Hồ, chúng ta còn phải tích cực
hơn nữa nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ
sự toàn vẹn và tính xác thực của Di sản theo quy định của Công ước UNESCO
1972.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch), Thành Nhà Hồ đã được Chính phủ cho phép chuẩn bị hồ sơ kể từ tháng
01 năm 2006. Từ đó tới nay, với sự quyết tâm của các cấp chính quyền cùng nhân
dân tỉnh Thanh Hóa, các Bộ, ngành và các nhà khoa học của Việt Nam, Thành
Nhà Hồ đã chính thức được vinh danh trên toàn thế giới, thể hiện những bước đi
vững chắc của chúng ta trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị đối với di tích
đặc biệt quan trọng này. http://dsvh.gov.vn/di-tich-thanh-nha-ho-481
2- Tài nguyên du lịch tự nhiên
*Địa hình: Vị trí Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến
và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Vị trí thành nhà
hồ so với các trung tâm thành phố lân cận như sau: Cách thủ đô Hà Nội: 140 km (theo quốc lộ 1A,
quốc lộ 38B, quốc lộ 12B và quốc lộ 45) Ngoài thành nhà Hồ, được gọi là thành trong, khu di tích
này có:
-Tường thành và Hào thành
- La thành
- Đàn nam giao
- đền thờ nàng Bình Khương
- Đình Đông Môn

- Kiến trúc thành nhà Hồ - công trình thành lũy có 1-0-2


Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến
năm 1402. Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh, vừa có
ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưu thế giao thông đường thuỷ.

*Khí hậu: Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do nằm hoàn toàn
trong vùng nộichí tuyến (2 lần mặt trờiđi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một
lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C-270C, tổng
lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ. điều đó cho thấy
các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một lượng khách trong nước và quốc
tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có
sự phân hóa phức tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và
tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian. (sách tổng quan
du lịch...)
Thành nhà Hồ (Thanh Hoá) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. -
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày
mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ.
Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao.
 Yếu tố khí hậu như vậy phù với điều kiện cho các du khách thuận tiện trong việc
tham quan thành nhà Hồ một cách dễ dàng, một nơi có một không hai này.

2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn


- Các yếu tố tạo nên thu hút khách du lịch
Bên cạnh đó, để quảng bá và khai thác Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, nhiều hoạt
động được tổ chức nhằm đưa hình ảnh, giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc nổi bật
của Thành nhà Hồ tới bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời, tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân địa phương về ý thức, trách nhiệm của
người dân trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản như:
chương trình nghệ thuật “Sắc xuân trên thành cổ”; Lễ hội làng Đông Môn và Liên
hoan nghệ thuật vùng di sản Thành Nhà Hồ 2016; tổ chức cuộc thi “Khám phá di
sản thế giới tại Việt Nam và các nước ASEAN”; phát động trồng 20.000 cây xanh
tại Di sản Thành Nhà Hồ và Di tích Đàn tế Nam Giao;…
- Bất cứ là mùa nào hay thời gian nào trong năm, du khách cũng có thể du lịch thành
nhà Hồ. Nếu đến vào đúng dịp các lễ hội được diễn ra, du khách sẽ được hòa mình
vào không khí mùa lễ hội tấp nập, mang đậm màu sắc truyền thống. Trong đó hai lễ
hội nổi bật nhất được tổ chức hàng năm là: lễ hội Đền Sòng và lễ hội Cầu Ngư.
(https://www.sgtiepthi.vn/di-san-the-gioi-thanh-nha-ho-giam-gia-ve-tham-quan-den-
cuoi-nam/)
- Cứ mỗi năm tại thành nhà hồ đều tổ chức lễ hội nhằm thu hút khách du lịch và nhằm
quảng bá di sản văn hóa thế giới này đến với thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.

2.2.3 Ẩm thực
- Đến với thành nhà hồ hay xứ thanh, các du khách sẽ được thưởng thức các
món ăn truyền thống như: nem chua, chả tôm, chỏe nhệch, chè làm Phủ
Quảng,......tất cả hội tụ nên một điểm đến đầy màu sắc hương vị.
- Đến với xứ Thanh, các du khách sẽ được tận hưởng và tham quan nhiều
nơi khách, nơi tỉnh thành lịch sử này.
Tài liệu tham khảo
https://vinpearl.com/vi/thanh-nha-ho-di-tich-lich-su-dia-diem-du-lich-noi-
tieng-bac-nhat-xu-thanh
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_nh%C3%A0_H%E1%BB%93
https://special.vietnamplus.vn/2016/12/11/thanhnhaho/ .....

You might also like