You are on page 1of 11

Buổi 1 (14/3)

MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN HN HỌC


“HN học” chính thức xuất hiện lần đầu tiên trong sách “HN- Thủ đô nước Cộng hòa xh chủ nghĩa VN”
(NXB Sự thật, 1984)
-HNH là 1 phân ngành của Khu vực học.
HN học có 2 hướng nghiên cứu: (HN được xem xét là một đối tượng trong nghiên cứu khoa học
- HN học truyền thống: mang tính chất chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu về HN ở một góc độ nào đó
như văn học, ẩm thực, kiến trúc nói riêng,... Chủ yếu lấy lịch sử và văn hóa là hai trụ cột.
- HN học hiện đại: nghiên cứu về HN dưới góc độ tổng hợp, toàn diện để tìm ra mqh giữa thiên nhiên-
lịch sử- văn hóa- con người nơi đây.
- Năm 2010, Hội thảo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - HN
HN học là môn học sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu và phổ biến những tri thức mọi mặt và nhận thức tổng
hợp về con người và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trên địa bàn hàng nghìn năm liên tục là
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa hàng đầu của Việt Nam, phục vụ cho các chiến lược phát triển bền
vững thủ đô và đất nước.
(HN khác với thủ đô khác của quốc gia trên thế giới vì có lẽ đây là một vùng đất duy nhất liên tục trong
hàng nghìn năm được lựa chọn làm kinh đô, thủ đô của VN. Đội ngũ nghiên cứu đông đảo, các tư liệu tài
liệu thì phong phú, bản thân HN lại là địa bàn đặc biệt. Nhu cầu cần phải phát triển kt đất nước thì kinh
đô thủ đô là không gian được quan tâm hàng đầu. Tất cả điều đó đã tạo ra điều kiện để hình thành nên
môn học HN học.)
- Đối tượng, phạm vi:
+ Không gian:
* HN cổ truyền, về cơ bản gồm 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 1 phần
quận Tây Hồ.
*HN cổ truyền và các quận nội thành khác.
* HN mở rộng từ năm 2008
Ngoài ra, quan tâm nghiên cứu khu vực Vùng Thủ đô.
+ Thời gian: từ khởi nguồn đén hiện tại và nghiên cứu định hướng tương lai
Tât cả các hoạt động của co người và MQH giữa con người với thiên nhiên để nhận thức tổng hợp về
không gian lịch sử - văn hóa và con người HN.
-Phương pháp:
Phương pháp tổng hợp, liên ngành, gắn với Khu vực học của “ HN học hiện đại”
+ PP liên ngành:
*Sd kết quả của nhiều ngành khoa học
*Sd đồng thời từ 2 pp chuyên ngành trở lên
I. VỊ THẾ ĐỊA LÝ-TỰ NHIÊN tr 26
1. Địa lý tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý (vị thế địa lý là lợi thế, giá trị, tiềm năng mà vị trí địa lý của nơi đó đem lại.)
- 210 23’9’’ (xã Bắc Sơn, Sóc Sơn) đến 200 33’56’’ (Hương Sơn, Mĩ Đức); 1050 16’58’’(Thuần Mĩ, Ba Vì)
đến 1080 1’6’’(Lệ Chi, Gia Lâm)
- Diện tích: 3324km2
- Dài theo chiều B-N: 91km; Tây Đông: 77km
- Phía Bắc: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên
- Phía Tây – Bắc: Phú Thọ
- Phía Tây Nam: Hòa BÌnh
- Phía Đông Bắc: Bắc Giang, Bắc Ninh
- Phía Đông Nam: Hưng Yên;
- Phía Nam: Hà Nam
( Vị thế tr57: về diện tích, đông tây nam bắc giáp với những phần nào, phân tích thông tin với 1 vị trí địa
lý như thế tạo ra được vị thế thế nào cho HN.  Liên kết được với nhiều tỉnh thành, HN trở thành một
vùng đất trung tâm tạo được vị thế về giao thông, vị thế liên quan đến thông thương buôn bán với các
vùng xung quanh.
1.2 Địa hình tr39
- Thuộc Đông Bắc Bộ, hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chỉ lưu các con sông khác.
- Có núi, đồi, đồng bằng (3/4S)
- Đồi núi:
+ các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281m, Gia Dê 707m, Chân
Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m...
+ khu vực nội thành: một số gò đồi thấp: gò Đống Đa, núi Nùng (theo các tài liệu, núi Nùng được xem là
ngọn núi tiêu biểu cho thành Thăng Long, được coi là một long mạch của đất Hà Nội; là khu vực bên
trong hoàng thành Thăng Long bây giờ), núi Sưa, núi Khán, núi Voi(núi Thái Hòa)
(núi Ba Vì là một vùng sinh thái rất nổi tiếng và được coi là nơi tụ khí thiêng, theo thuật phong thủy quan
niệm núi cao hấp thụ được linh khí của trời đất nên sẽ sinh ra các dòng linh khí nên là núi Ba Vì với 3
đỉnh cao, là nơi hấp thụ linh khí và tụ khí thiêng sông núi. 3 đỉnh: đỉnh núi Vua cao nhất, đỉnh Ngọc Hoa,
đỉnh đặt đền thờ Bác Hồ).
- Sông ngòi: tr47 (HN có rất nhiều con sông chảy qua. Nếu mà tính tổng các dòng sông chảy qua hoặc
giao nhau trên vùng đất HN thì chiều dài của sông tới hơn 600km.Trong các dòng sông này có những
dòng sông đóng vai trò cực kì quan trọng với cả HN, có thể là tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối
HN với các tỉnh thành xung quanh hoặc có thể là đường giao thông huyết mạch ở trong nội bộ của kinh
thành Thăng Long xưa. Đấy là nói tới sông Hồng và chi lưu của s Hồng là Tô Lịch và Kim Ngưu. Sông
Hồng có tên gọi như thế vì màu nước đỏ đậm phù sa, bắt nguồn từ Vân Nam của TQ đổ về VN theo
hướng Tây Bắc Đông Nam, 1149km. )
+ Có nhiều dòng sông chảy quanh: s. Hồng, s.Đà, s.đuống, s. Cà Lồ, s. Cầu, s. Tô lịch, s. Nhuệ, s. Đáy, s.
Tích (600km)...
+ Sông Hồng chảy qua HN theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, vòng từ phía Bắc sang phía Đông trung tâm
thành phố (150km/ 560km/1149km)
+Sông Kim Ngưu và Tô Lịch ở Tây và Nam
 Thăng Long xưa nằm ở vị trí “Tứ giác nước” (Trần Quốc Vượng)

Tứ giác nước Thăng Long: (Tứ giác nước nghĩa là 4 góc của kinh thành Thăng Long đều là nơi giao lưu
tiếp giáp hoặc hợp lưu của các dòng sông. Cụ thể là: )
- Ô Cầu Giấy nằm ở ngã ba sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu
- Ô Đồng Lầm ở ngã ba sông Kim Ngưu và sông Sét – Đống Đa
- Ô Đổng Mác ở ngã ba nối giữa sông Kim Ngưu và sông Lừ
- Ô Bưởi ở ngã ba nối giữa sông Tô lịch và Thiên Phù..
 Khi tìm hiểu về tứ giác Thăng Long thấy được tư duy khi xây dựng kinh thành kinh đô của người Việt
chúng ta, thường đặt kinh đô ở những nơi giao nhau của các dòng sông để thuận lợi cho việc giao thương
buôn bán. Khi nghiên cứu về các kinh thành khác của người Việt cũng thấy một tư duy về nước như thế.
Slide.)
Ở xung quanh tứ giác nước hình thành nên những các khu chợ buôn bán sầm uất. Chợ ở đây là được họp
bên bến sông.
Ngoài sông ngòi còn có điểm đặc biệt về địa hình, đó là vùng đất của rất nhiều đầm hồ, dấu tích còn lại
của các dòng sông cổ: tr50
(Trong số các đầm hồ này có những đầm hồ đóng vai trò quan trọng. Như các đầm hồ khác đều có tác
dụng cung cấp nguồn nước, điều hòa không khí thì nó còn có 1 vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh
của người Việt chúng ta tiêu biểu nhất là Hồ Tây, Hồ Gươm.. Ngoài hồ có còn có các đầm..)
+ Hồ Tây (S=500ha) (là một hồ tự nhiên, là một đoạn của sông Hồng đã đổi dòng, Hồ Tây có nhiều tên
gọi khác nhau.)
+ Hồ Gươm
- Các hồ: Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ, Thanh Nhàn, Đống Đa, Ngọc Khánh, Thành Công, Ba Mẫu,
Bảy Mẫu, Giảng Võ, Láng, Bách Thảo, Ngọc Hà, Văn Chương, Quảng Bá, Yên Sở,...
- Đầm: Kim Liên, Linh Đàm, Ngải Sơn – Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan
Sơn...

1.3. Khí hậu- thời tiết tr44


- Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, có đủ 4 mùa xuân hạ thu đông, sự chuyển mùa rất rõ rệt, nhiệt độ
tb của thời tiết HN là 230 C. Do nằm sát với chí tuyến Bắc nên bức xạ nhiệt tổng cộng năm trong khu vực
Hà Nội là đạt tới
- nóng kỷ lục: 42,8 – 5/1926, lạnh 2,7 – 1/955, mưa – 11/2008
- KH có sự phân hóa theo độ cao
- Tổng số giờ nắng: 1450-1530 giờ nắng trong 1 năm
- Chế độ gió: (Khí hậu HN chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa trong đó có: )
+ Gió mùa mùa đông có gió mùa Đông Bắc (có ảnh hưởng mạnh nhất tới toàn bộ khu vực Bắc Bộ trong
đó có HN), Bắc, Tây Bắc thịnh hành.
+ Gió mùa mùa hạ: gió Đông Nam, gió Đông  là gió mang nhiều hơi ẩm từ bờ biển vào, tạo nên gây
mưa
- Chế độ mưa:
+ mùa mưa kéo dài 6 tháng (t5-t10)
- Nắng lắm mưa nhiều nên tạo nên hiện tượng độ ẩm cao: 83-85%, thuộc loại trung bình
- Mưa nhiều và là vùng đất có nhiều sông, đầm, hồ, hơi nước bốc lên nhiều. Trên vùng đất HN có hiện
tượng thời tiết đặc biệt: sương mù, 8-15 ngày/ năm, số lượng có hiện tượng đặc biệt này không nhiều
nhưng được coi là đặc biệt vì HN vốn là vùng đồng bằng nhưng lại xuất hiện hiện tượng của khu vực
vùng núi.
- Ngoài sương mù còn có hiện tượng ảnh hưởng đến việc trồng trọt chăn nuôi, đó là ht sương muối, gây
thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi.

Buổi 2 (21/3)
1.4. Tài nguyên tr 36
- Chế độ thủy văn phụ thuộc trực tiếp vào sông Hồng
- Nước: tr47 (Tài nguyên lớn nhất của HN là tài nguyên nước)
+ Cứ 1km2 diện tích thì có 0,1 – 1,5km/km2 là mặt nước hay 0.67 – 1.6km/km2 (kể cả mương)
+ 3600ha diện tích mặt nước ao hồ.
- Đất: S đất tự nhiên 92.097ha, đất NN: 47,4%; lâm nghiệp: 8.6%; đất ở: 19.26%
- Khoáng sản: phong phú về chủng loại nhưng hạn chế về số lượng, có rất nhiều khoáng sản khác nhau
nhưng trữ lượng không nhiều. Đòi hỏi để phát triển các ngành sản xuất mà cần các loại nguyên liệu đấy
thì cần nhập khẩu từ bên ngoài vào. Trong số các loại tài nguyên khoáng sản, phong phú nhất là về vật
liệu xây dựng...
+ Vật liệu xây dựng với cát, sạn, sỏi, sét gạch ngói, các loại đá vôi và đá ong
+ Có các khoáng sản nhiên liệu: than đá, than bùn (trữ lượng khá lớn tuy nhiên do nền đất yếu nên việc
khai thác than đá, than bùn hay cát trong lòng sông nên phải quản lý rất nghiêm ngặt. Nếu khai thác bừa
bãi sẽ gây ra tình trạng sụt lở bề mặt đất.)
+ Khoáng sản CN: Pyrit, Kaolin, Asbest
+ Nước khoáng: Mĩ Khê, Định Công, Sóc Sơn
- Đa dạng hệ sinh thái cụ thể là động thực vật: tr53 (HN có một hệ sinh thái rất đa dạng, gồm có các hệ
sinh thái..)
+ hệ sinh thái vùng gò đồi (Sóc Sơn)
+ hệ sinh thái hồ ( tiêu biểu nhất là hồ Tây)
+ hệ sinh thái nông nghiệp (là khu vực để người ta trồng trọt)
+ hệ sinh thái đô thị (HN là một đô thị. Nhà nước đặt kinh đô ở đâu thì ở đó có đô thị. Thăng Long là một
trong những đô thị sớm nhất, xuất hiện ở VN của chúng ta. Hệ sinh thái đô thị có những đặc điểm riêng,
là nơi tập trung của các dân tứ xứ khắp mọi nơi về...)
- Trong sự đa dạng về hệ sinh thái thì tính đa dạng sinh học cao. Động thực vật phong phú.
 Tính đa dạng sinh học
GỢI Ý
1. Sự suy thoái chất lượng môi trường: do gia tăng dân số, đô thị hóa, quy hoạch phát triển công nghiệp
không phù hợp,...
2. Tai biến thiên nhiên:
+ Quá trình nội sinh (động đất, nứt đất), ngoại sinh (xói lở bờ sông) và do con người (lún đất), hoặc tổng
hợp các quá trình đó (xói lở, úng ngập,..);
+ Các giá trị cực đoan của khsi hậu: nhiệt độ xuống thấp ở ngoại thành tạo điều kiện hình thành sương
muối trong một số tháng giữa mùa đông
+ Lượng mưa hiện nay lớn nhất xấp xỉ 100mm và lượng mưa tháng lớn nhất xấp xỉ 800mm tiềm ẩn nguy
cơ ngập lụt.
+ Gió mạnh và mưa to trong các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh sống, sản xuất, gây thiệt
hại về nhà cửa, hệ thống điện, cung cấp nước và thu hoạch mùa màng.
2. Địa lý hành chính
2.1. Các đơn vị hành chính hiện nay
Đơn vị hành chính: tr27
- 12 quận nội thành (quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng vùng lõi của ko gian văn hóa
Thăng Long- Hà Nội. Kinh thành Thăng Long xưa chủ yếu thuộc về 4 quận lõi này.)
- 1 thị xã (thị xã Sơn Tây)
- 17 huyện (huyện Thanh Trì có diện tích nhỏ nhất.)
2.2. Một số thay đổi địa lý hành chính của HN trong lịch sử (tr29)
- Thời Hán: HN mở rộng thuộc các huyện Mê Linh, Chu Diên, 1 phần huyện Liên Lâu.
- Thời vua Minh Mạng thời quân chủ trước 1831: tiến hành thay đổi địa lý hành chính, xuất hiện tỉnh tên
HN có phạm vi tương đương 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
- Thời sau Minh Mạng – 1888: tỉnh HN gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức (trấn Sơn Tây), phủ Ứng
Hòa, Thường Tín, Lí Nhân (trấn Sơn Nam) (Gt, tr29)
- Năm 1888: Nhà Nguyễn cắt phần lớn huyện Thọ Xương và Tĩnh Thuận cho Pháp (nhượng địa),
18/07/1888: Pháp ra sắc lệnh không cần sự đồng ý của triều đình nhà Nguyễn, thành lập thành phố HN,
sáp nhập Thọ Xương và Vĩnh Thuận thành huyện Hàm Long.
- Năm 1889: lập ngoại thành HN gồm: huyện Vĩnh Thuận, Thọ Xương, Từ Liêm, Thanh Trì.
- Năm 1890: tách Phủ Lí Nhân lập tỉnh Hà Nam.
- Năm 1902: lập tỉnh Cầu Đo bao gồm phần còn lại của tỉnh HN, đổi tên tỉnh Hà Đông (năm 1904).
- Cho tới 1954, HN có địa lý không thay đổi nhiều.
- Từ 1955-2008: trải qua nhiều lần điều chỉnh thì địa lý hành chính HN đã có được diện mạo như bây giờ,
đặc biệt là lần điều chỉnh năm 2008 (lần điều chỉnh lớn nhất) với việc thành lập nhiều quận mưới, mở
rộng nội thành và năm 2009 với việc hợp nhất tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), 4 xã Đông
Xuân, Tiên Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào thành phố HN.
 lần điều chỉnh lớn nhất này đã khiến cho HN trở thành một thành phố thủ đô có diện tích và dân số
đứng thứ 17 trong số các thủ đô trên thế giới.

1.3. Một số tên gọi hành chính của HN trong lịch sử


Từ xưa tới nay, HN ko chỉ có cái tên là HN mà tùy theo các giai đoạn lịch sử mà có tên khác nhau
- Long Đỗ (tên gọi đầu tiên)
- TK V: Tống Bình
- TK 7- TK9: thành Đại La
- 1010: Thăng Long
- Cuối TK 14: Đông Đồ
- Thời thuộc Minh: Đông Quan
- Hậu Lê: Đông Kinh- Thăng Long
- Bắc Thành
- Thăng Long (1805)
- Hà Nội

Tên không chính thức: (Những tên gọi dựa theo đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng, những tên gọi
trong thơ ca hoặc khẩu ngữ giao tiếp hàng ngày.)
- Tràng An (so sánh ví von kinh đô HN của chúng ta cũng sầm uất như kinh đô Tràng An của nhà Hán,
nhà Đường.)
- Phượng thành (Phụng Thành)
- Long biên
- Kẻ Chợ (xuất hiện ở thời kì Hậu Lê, kinh đô Thăng Long là đô thị buôn bán sầm uất, hoạt động thương
mại thực sự phát triển phồn hoa nhất, là nơi nảy sinh nhiều trung tâm giao thương. Từ nay để gọi về HN
thì thiên về chỉ người nhiều hơn là cảnh.) - Thượng Kinh (khi đi tới kinh đô, kinh thành ngta thường sử
dụng từ này.) – Kinh kỳ
- Long Thành (trong ca dao)
- Hà Thành
- Vị thế: tr57
+ Vị thế tự nhiên (là thủ đô thiên nhiên (có núi, đồi, thung, đồng bằng.. ))
+ Vị thế chính trị: là trung tâm hành chính quốc gia
+ Vị thế trung tâm giao thông: đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy
+ Vị thế kinh tế, trung tâm kinh tế trọng điểm miền Bắc
+ Vị thế văn hóa: kết tinh- hội tụ - lan tỏa các giá trị văn hóa. (là vùng đất hội tụ các giá trị văn hóa của
các vùng miền, bên cạnh những văn hóa vốn có sẵn của xứ kinh đô thủ đô. Bắt đầu từ đây những luồng
văn hóa này được hội tụ với nhau, kết tinh để tạo lên bản sắc văn hóa riêng cho HN. Từ HN, những giá trị
văn hóa này được lan tỏa ra các vùng miền trong cả nước. HN là những nơi tập trung rất nhiều cư dân từ
các vùng miền, họ ra vùng đất kinh đô kinh thành để làm ăn sinh sống, còn quê hương bản quán, gia đình
vẫn ở vùng quê cũ. Người ta sẽ làm ăn ở đây những dịp lễ tết hoặc khi nghỉ hưu người ta sẽ quya trở về
quê cũ. Người ta mang theo những giá trị văn hóa của đất HN về quê. Thông qua đó, làm cho văn hóa HN
được lan tỏa ra các khu vực xung quanh. Có vị thế hội tụ và lan tỏa, biểu hiện rõ trong tín ngưỡng. Từ
những vị thần trong vùng đất HN sau đó bắt đầu lan tỏa ra các vùng miền khác. Họ cũng thờ những thần
này. Ví dụ như Thánh Gióng, Thánh Tản Viên,...)
Câu hỏi: những yếu tố tự nhiên hạn chế sự phát triển thành phố Hà Nội?
Sương muối, sụt lún,...

CHƯƠNG 2: DÂN CƯ VÀ CON NGƯỜI HÀ NỘI tr63


1. Quá trình tụ cư và sự hình thành cư dân HN
1.1 thời tiền sử (Ngay thời tiền sử đã xuất hiện những con người đầu tiên sinh sống ở trên vùng đất này.)
- Bối cảnh:
+ Vào Kỳ địa chất Thứ tư (4 triệu năm trước), trong quá trình vận động của vỏ Trái Đất, toàn vùng HN
được nâng lên, có những sự biến đổi như xâm thực của nước biển và bào mòn, đồng thời cũng được bồi
đắp bởi trầm tích của sông suối chảy qua vùng đất này, để tạo nên một đồng bằng (nằm sâu dưới bề mặt
đồng bằng hiện nay 40-50m) phủ đầy rừng rậm (với điều kiện khí hậu nhiệt ẩm gió mùa thì rất thuận lợi
cho việc cư trú của các loài cả động vật và thực vật) với rất nhiều loại động vật nhiệt đới.
+ Sau hàng vạn năm, qua nhiều lần biển tiến – biển lùi, trên vùng đất HN đã xuất hiện những dấu vết hoạt
động của con người.
- Thời kì văn hóa Sơn Vi (2 vạn năm – 1,5 vạn năm trước) (là thời kì văn hóa sau thời kì văn hóa Núi Đọ)
+ Dấu tích: trên các gò đồi huyện Ba Vì (Vạn Thắng); Cổ Loa (Đông Thành).
- Hiện vật: tìm thấy những công cụ lao động là những viên đá cuội ghè đẽo khá thô sơ, hình loại chưa ổn
định, được chế tác bằng cuội đá quarzitte màu vàng gan gà, xanh xám.., có sẵn ở thềm sông cổ. Loại hình
của công cụ bằng đá này chưa ổn định, có nhiều hình dạng, chưa có loại công cụ mang tính chất ổn định
cho thấy các chế tác công cụ thô sơ, tự nhiên.)
- Thời kì văn hóa Hòa Bình (muộn) (1,1 vạn năm – 7000 năm về trước)
+ Khí hậu trái đất ấm dần lên, băng tan ở đầu hai cực dẫn tới hiện tượng biển tiến. Gần một nửa diện tích
của lục địa ĐNA nằm dưới mực nước biển. Vịnh Bắc Bộ ăn sâu vào đồng bằng, tới vùng thấp trũng của
nam HN. Phần đất HN còn lại bị nhiễm mặn, nguồn thực vật ít đi, các đàn động vật lớn lùi sâu vào lục
địa. Con người cũng lùi dần vào miền chân núi, ở hang động núi đá vôi hay vùng thềm cao.
+ Dấu tích: Hang Sũng Sàm (Mỹ Đức) (người ta tìm thấy dấu tích sinh sống trên vùng đất HN ở khu vực
Mỹ Đức, rõ nhất trong Hang Sũng Sàm)
+ Hiện vật: tìm thấy tầng vỏ ốc dày đặc; xương răng động vật cháy(chứng tỏ đã biết dùng lửa nướng thịt
chín trước khi ăn), tìm thấy dấu vết của các loại củ; Phát hiện ra hàng trăm công cụ đá hầu hết được chế
tác từ đá cuội diabaz, quarzite, bazan có sự ghè đẽo ra công nhất định và một số loại đá trầm tích. Ngoài
ra còn tìm thấy những bào từ phấn hoa cho thấy những cư dân đã biết tới nghề nông, thuần dưỡng cây
trồng.

1.2. Thời tiền Đông Sơn


- Bối cảnh: Khoảng 4000 năm trước, băng bắt đầu đóng ở hai đầu Trái Đất, bắt đầu thời kỳ biển lùi. Đồng
bằng HN, từ chỗ là những vùng biển hay các vũng đọng, được phù sa các con sông bồi lấp dần thành
miền rừng rậm, đầm lầy. Con người từ các miền chân núi men theo các triền sông, triền suối dồn về
quanh vùng trũng HN, bắt đầu công cuộc khai phá đất đai, xây dựng cuộc sống.
- Thời tiền Đông Sơn (4000-2500 năm cách ngày nay): Phùng Nguyên – Đồng Đậu- Gò Mun (là thời kì
hình thành nên 3 thời kỳ văn hóa phát triển nối tiếp nhau, trên cơ sở của nhau ... )
+ Dấu tích: (trên HN, người ta đã tìm ra dấu tích của cả 3 nền văn hóa này ở các địa danh)
 Đồng Vòng (huyện Đông Anh), Triều Khúc, Văn Điển (Thanh Trì), Ngõa Long (Từ Liêm), Quần
Ngựa (Ba Đình), hồ Bảy Mẫu (Hai Bà Trưng)... thuộc văn hóa Phùng Nguyên.
 Di chỉ Tiên Hội, Bãi Mèn, Xuân Kiều, Đình Tràng(lớp dưới) thuộc huyện Đông Anh... thuộc văn
hóa Đồng Đậu
 Di chỉ Đình Tràng (lớp trên) (Đông Anh), gò Chùa Thông(lớp dưới)(huyện Thanh Trì), Trung
Mẫu (lớp dưới)(Gia Lâm)... thuộc văn hóa Gò Mun
+ Hiện vật: đồ đá, đồ đồng than (các hiện vật tìm thấy được con người thuộc 3 nền văn hóa là những hiện
vật bằng đá, kĩ thuật chế tác đá đã đạt mức độ tinh xảo và thấy xuất hiện những sản phẩm làm từ đồng cho
thấy các cư dân 3 nền vh đã chuyển từ thời kì đồ đá sang thời kì đồ kim khí, kim loại được sử dụng đầu
tiên là đồng, được sử dụng làm công cụ để lao động.)

1.3. Thời Đông Sơn (đầu TNK I TCN – đầu CN)


- Bối cảnh:
+ Phát triển đến đỉnh cao của kỹ thuật luyện kim đồng thau và sơ kỳ sắt (là văn hóa nối giữa thời kì đồ
đồng sang thời kì đồ sắt sớm.)
+ Vùng đất Hà Nội là một trong những nơi hội tụ của văn minh Đông Sơn – văn mình sông Hồng với
trung tâm là khu vực Cổ Loa và vùng phụ cận.
+ Nhà nước sơ khai xuất hiện, chinh phục và khai thác vùng đồng bằng. (Vào cuối thời kì Đông Sơn đã
xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt- nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Sau đấy là nhà nước
Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương kinh đô được đặt trên vùng đất thuộc Hà Nội, là kinh đô Cổ
Loa.)
- Di chỉ: Hữu Châu, gò Chùa Thông (lớp trên) (Thanh Trì); Trung Mầu (lớp trên và mộ), Đa Tốn (Gia
Lâm); vùng ven Hồ Tây (Tây Hồ), Ngọc Hà (Ba Đình); Đình Tràng (lớp trên và mộ), Đường Mây và đặc
biệt là khu vực Cổ Loa (Đông Anh).
- Hiện vật: lưỡi cày đồng, trống đồng Cổ Loa, mũi tên đồng,.. (căn cứ theo những di cư khảo cổ, người ta
đã biết được về cuộc sống của các cư dân thời kì Đông Sơn nói chung trên lãnh thổ Việt Nam và ở trên
địa bàn nói riêng là: )
- Đặc điểm cư dân: sống bằng nghề trồng cây lúa nước, di chuyển chủ yếu bằng thuyền,.. đã biết tới kĩ
thuật đắp đê.
( từ thời kì Sơn Vi địa bàn cư trú lác đác trong hàng động thì đến thời kì tiền đông sơn và thời kỳ đông
sơn, địa bàn cư trú đã được mở rộng hơn rất nhiều)
1.4. Thời Bắc thuộc
- Bối cảnh: là thời kì phương Bắc đem quân sang đô hộ, cai trị và đưa ra chính sách đồng hóa
- Đặc điểm cư dân: (Ngoài các cư dân bản địa.... thì còn có dân các địa phương khác và dân phương Bắc.)
+ Dân bản địa: dân Âu cũ, gồm quan lại, binh lính, khá đông những người nung gạch ngói, thợ xây dựng
và thợ gốm
+ Dân các địa phương khác (chính quyền phương Bắc họ huy động nhân lực đến để xây dựng cái trụ sở
cơ quan làm việc của chính quyền phương Bắc hoặc bị bắt để đi làm tạp dịch,..)
+ Dân phương Bắc: mộ gạch, tiền Ngũ thù, giếng cổ - sự có mặt trực tiếp của người Hán. (là những cư
dân Hán họ di cư theo chính sách đồng hóa của triều đình. Ngoài ra còn là những người theo chân quân
đội, triều đình phương Bắc, còn có những người chạy loạn, đi sang với tính chất tự phát.)

1.5. Thời kì quân chủ


- Các cư dân gồm: (Khi Lý Công Uẩn chọn vùng đất này làm kinh đô, các cư dân ở nơi khác với các hoàn
cảnh khác nhau hội tụ lại ở mảnh đất này làm cho thành phần cư dân sinh sống trên đất HN ở thời kì quân
chủ phong phú đa dạng..)
+ Dân bản địa: gốc từ thời cổ
+ Dân địa phương khác: phức tạp vì từ nhiều vùng miền khác nhau tới , thường thay đổi vì họ có thể định
cư lâu dài nếu không làm ăn được thì họ rời đi.
+ Chămpa (ít) : Tù binh (Ngoài ra thành phần cư dân HN ở thời kì quân chủ còn có các tù binh, chủ yếu là
người Chămpa và số lượng ít. Họ bị bắt sau cuộc giao tranh giữa Đại Việt và Chămpa.)
+ Người phương Bắc: vốn là người ở đây từ trước đó từ thời Bắc thuộc, có thêm người phương Bắc nữa,
là những người di cư mới
- Thời kì quân chủ là thời kì tồn tại của nhiều các vương triêu làm cho thành phần cư dân của HN phong
phú gồm: những người trong hoàng gia, quan lại, binh lính, sư sãi và các tầng lớp thợ thủ công, thương
nhân, nông dân;
- Nghề nghiệp chính của cư dân HN xưa thời kì quân chủ là : nông nghiệp ven sông, nghề đánh cá, nghề
thủ công, buôn bán. Những người có cùng một nghề thì họ thường hay sống tập hợp với nhau trong một
tổ chức có tên gọi là phường. Như thời....
+ Thời Lý: 61 phường; Lê: 36 phường (đến thười kì Hậu Lê, nhà Lê đã chuẩn hóa lại từ 61 phường về 36
phường. 36 phường này không chỉ là nơi tập hợp của những người làm cùng một nghề mà còn trở thành
đơn vị hành chính của đất Thăng Long.
+ Thời Lê Trung Hưng: xuất hiện bính lính Thanh- Nghệ An (Đến thời kì Lê Trung Hưng, thành phần cư
dân của HN có thêm sự thay đổi. Có sự xuất hiện của binh lính xứ Thanh- Nghệ An.)
+ Từ thế kỷ 16-17, xuất hiện thương nhân phương Tây (Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp). (Lúc này hoạt động
kinh tế của nhà Lê đã cực kì phát triển nên xuất hiện .... Họ cũng tìm đến đất Thăng Long để làm ăn buôn
bán nên thành phần cư dân của đất Thăng Long có thêm cả người nước ngoài.)
 Như vậy, Vùng đất Thăng Long Hà Nội là vùng đất sớm có người Việt sinh sống, thành phần cư dân
đa dạng, có cả cư dân bản địa lẫn các cư dân từ phương khác tới theo thười gian và theo biến động của
các vương triều, dần dần hình thành nên cộng đồng cư dân ở vùng đất này.

2. Người HN tr67
2.1 Các quan niệm về “người Hà Nội”
- Xét theo nơi sinh, hộ khẩu: (Theo quan điểm thứ nhất, người ta cho rằng người HN đơn giản là người..)
+ Người sinh ra, lớn lên ở HN
+ Người nơi khác nhập cư nhưng có thời gian sống đủ dài (theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng
dân ngụ cư được cho là dân chính cư thì phải qua 3 đời sinh sống. Sống đủ lâu dài, gắn bó thì họ mới hết
lòng được với nơi ở mới.)
- Xét theo đóng góp thành tích
+ Có thành tích với HN
+ Người HN sống ở vùng, miền khác nhưng vẫn giữ cốt cách, phẩm chất của người HN.
( Hoặc người được sinh ra lớn lên ở HN nhưng vì một lí do nào đó mà họ di cư đến các vùng miền khác
nhưng dù di cư nhưng họ vẫn giữ nếp sống, cốt cách, ứng xử của người HN thì họ vẫn được coi là người
HN ở địa phương nơi họ sống.)
- Người Hà Nội: là những người có một khoảng thời gian nhất định gắn bó với HN, hiểu và học được nếp
sống của người Hà Nội, đặc biệt là phải có những đóng góp nhất định về một lĩnh vực nào đó. (Gt, tr68).

Tính cách: là tổng hợp nếp nghĩ, nếp cảm, nếp làm, nếp ửng xử tương đối ổn định của số lớn những người
bình thường, “trung bình”. Mang tính phổ biến. Tr68
1.Thanh lịch
Là người có đạo đức, văn hóa, có chữ nghĩa, “phong cách sống cao đẹp”.
“Thanh”
- Cách suy nghĩ biết trọng điều thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cao thượng mà vẫn gần gũi
bình dị, không ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường.
- Thanh liêm với của cải xã hội và của người khác
- Thanh đạm, thanh bạch trong cuộc sống đời thường, thanh nhã trong cử chỉ, hành vi, nói năng,..
“Lịch”
- sự lịch lãm, có nghĩa là xem nhiều, quan sát nhiều
- Lịch duyệt là người hiểu biết rộng
- Lịch thiệp là người từng đi nhiều, thành thao trong giao tiếp
- Lịch sự là thể hiện cách ứng xử văn hóa, văn minh thân thiện
(Trong số những đặc trưng tính cách của người HN thì chất thanh lịch được đặt lên hàng đầu và nó được
đi vào thơ ca. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.)
*Biểu hiện của Thanh lịch
- Trong ăn uống (cầu kỳ, tinh tế trong cách chế biến, trình bày, thưởng thức. Người HN ăn không phải lấy
no mà ăn để thưởng thức. Ăn từ tốn, khi ăn không phát ra tiếng động hay tiếng nuốt. Miếng ăn được sắt
nhỏ, vừa gắp vừa miệng.
+ “Chỉ vào dịp lễ tết người Thăng Long mới uống rượu, họ dùng những chén nhỏ và uống vừa đủ để câu
chuyện thêm nồng” (“Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ (1768-1839)
+ “Rất ít khi thấy người uống rượu mặt đỏ gay ở ngoài đường hay bị quá say nằm vạ vật”
(“Miêu tả vương quốc xứ Đàng Ngoài”, Samuel Baron. TK17)
- Trong lối sống:
+ không khoe khoang, không phô trương, hào nhoáng, giữ nếp sống khiêm tốn, khoan nhường, không
muốn cãi cọ, không tranh luận.
+ coi trọng truyền thống gia đình: thường sống trong gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, coi trọng nếp
sống kính trên nhường dưới, lễ phép.
- Trong trang phục: (ăn mặc hài hòa, không diêm dúa, không lòe loẹt. Bên trong có thể mặc nhiều loại
màu sắc khác nhau kết hợp hài hòa, bên ngoài sẽ khoác một cái áo giản dị.)
+ “Người HN chuộng lối sống khoa hòa, giản dị. Ghét lòe loẹt mà thích diểm dắn. Tránh tiếng xa hoa. Dù
giàu sang, áo có mớ năm, mớ bảy, cũng phủ một chiếc áo thâm hay tam giang.” (Hoàng Đạo Thủy)
+ “Bên trong chiếc áo giản dị là cả thế giới màu sắc kết hợp với nhau rất hài hòa để lộ ra cái yếm với các
màu sắc nhã nhặn khác nhau.”
(“Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Trong”, thầy tu Richard, tkXVIII)
- Trong tiếng nói: (Thanh lịch trong tiếng nói, nói nhẹ nhàng, dễ nghe, đủ cho người đối diện nghe thấy
được, không ăn to nói lớn.
+ “Tiếng nói phát ra từ người HN là tiếng nói tự trọng, tôn trọng người nghe. Mềm mỏng mà không yếu
ớt, tự tin mà không kiêu ngạo, trí tuệ mà không khoe khoang, chắt lọc mà không kiểu kì, nhanh nhạy mà
không nôn nóng, giản dị mà không đơn giản, kính trọng mà không nịnh bợ.”
(Nguyễn Chí Kì (2005), Kỉ yếu Các giải pháp xây dựng, gìn giữ và phát huy các phẩm chất nhân cách đặc
trưng của người Thăng Long- Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế của thủ đô.)
+ “Tiếng nói người Hà Nội không lên bổng, xuống trầm một quãng rộng trong một câu nói. Nếu vẽ đô thị
của câu nói là 10, người HN chỉ nói ở quãng từ 5 tới 7, mà ko nói từ 2 rồi lên 9, 10 rồi lại xuống 1,2..” –
NSND Doãn Châu.
2. Tài hoa, tài tử, đậm chất thị dân
Sành ăn, sành chơi
+ăn kỹ và rất trọng gia vị, coi trọng sự thời trân à ăn theo mùa, mùa nào thức nấy
+tinh tế trong thưởng thức nghệ thuật
+ giỏi nghề vì là nơi tập trung của rất nhiều cư dân của các nghề ở các địa phương khác về, để có thể tồn
tại ở đất thủ đô thì nghề phải thật tinh, chau chuốt,..
3.Đậm chất kẻ sĩ
+ sự hơi ngang tàng,
+ không luồn cúi, không hạ mình
+ trọng danh dự, đạo lí
+ không trọng tiền bạc
“Phú quý bất năng dâm/ Bần tiện bất năng di/ Uy vũ bất năng khuất”
4.Chất trí tuệ, hàn lâm
- Văn hóa vật thể
+ Văn Miếu – Quốc Từ Giám.
+ Bia tiến sĩ
+ Đài Nghiên Tháp Bút
- VH phi vật thể: trình độ dân trí cao, hiếu học, quý trọng tri thức, coi trọng giáo dục
5.Nhân ái, chuộng hòa bình
- Sống hòa đồng, thân thiện; ít có thái độ phân biệt, hiểu rõ ý thức cộng đồng Nhà- Làng- nước
- có tính bao dung, khoan hòa, thái độ trung dung, hành động trong khuôn khổ
6.Yêu nước
*Những nét hạn chế
1. To đầu, nhỏ gan: đầy chữ nghĩa, cập nhật liên tục thông tin, suy nghĩ nhiều, ngẫm đi, ngẫm lại, hay
hoài cổ, hoài niệm. Trong làm ăn buôn bán người HN vừa làm vừa sợ, vừa nghe ngóng nên ít mạo hiểm,
ngại thay đổi, phá cách làm ăn cũ, sợ thất bát, trắng tay.
2. Quen làm cái vừa, cái nhỏ: Do xuất thân là dân từ làng nghề, dân Kẻ Chợ buôn bán nhỏ, bị nhiễm thói
độc lập tiểu nông, “một mình một thuyền”, “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, khó hợp tác với nhau, ai
cũng muốn làm ông bà chủ, làm một mình nên đầu óc buôn bán, làm ăn lớn của người Hà Nội kém phát
triển. Hiện nay thương hiệu “Hà Nội” chủ yếu vẫn quy tụ ở các món ăn như chả cá, bún thang, bún ốc, ô
mai,...
MỘT SỐ DANH NHÂN
Chu Văn An (1292-1370)
Ngô Thì Nghiệm 1746-1803
Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Phương đình Nguyễn Văn Siêu

Bài tập: tìm hiểu và giới thiệu về một số danh nhân của HN hoặc có mối gắn bó, đóng góp công lao cho
công cuộc xây dựng kinh đô – thủ đô.

You might also like