You are on page 1of 5

1.

* Đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội thời Lý - Trần


1. Thăng Long thời Lý:
-Từ triều Lý trở đi (1009 -1225), nhất là thế kỷ XI, công cuộc xây dựng đó thật sự có
quy mô lớn, đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện và vững chắc. Việc vua Lý Thái
Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La và đổi tên Thăng Long vào mùa thu năm
1010 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn với mục đích “đóng đô nơi trung tâm,
mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”
→ Kể từ đó, Thăng Long chính thức trở thành kinh đô quốc gia Đại Việt và Thăng Long
giữ vai trò này gần như liên tục trong gần 10 thế kỉ qua
- Nhờ vậy mà kinh tế dưới triều Lý được phát triển:
+một trong những chính sách rất quan trọng của nhà Lý là tổ chức, xây dựng lực lượng
vũ trang theo chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), nhờ vậy nông nghiệp
cũng có lực lượng sản xuất và khi đất nước có chiến tranh cũng huy động dễ dàng+
nông nghiệp được chú trọng; việc khẩn hoang và xây dựng những công trình thuỷ lợi
phục vụ nông nghiệp với quy mô lớn đã được chú ý nhiều
+ các ngành nghề thủ công như dệt, gốm, luyện kim, mỹ nghệ, chạm khắc, đúc đồng đã
đạt đến trình độ cao về kỹ thuật lẫn nghệ thuật
+ giao thông, thương mại không chỉ phát triển trong nước mà còn mở rộng sang các
nước lân cận trong khu vực
→ Nhờ thành quả kinh tế mà tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn
hoá giáo dục. Việc học tập thi cử đào tạo nhân tài, xây dựng đất nước được các vua nhà
Lý chăm lo. Vua nhà Lý đã xây dựng Văn Miếu (1070), mở khoa thi tam giáo đầu tiên
trong lịch sử giáo dục khoa cử nước ta (1075) rồi thành lập Quốc tử giám (1076) chính
là cắm cái mốc cho sự nghiệp đại phục hưng đó.
- Nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc trên gỗ, trên đá, trên gốm thời này đã thể hiện một
phong cách đặc sắc và đạt trình độ kỹ thuật cao. Đặc biệt hình tượng con rồng thời này
– một vật linh của người Việt, với dáng vẻ mềm mại, uyển chuyển là một hình tượng
nghệ thuật độc đáo
Như vậy, về phương diện văn hoá, đời Lý đã đặt nền tảng cho giai đoạn phát triển rực
rỡ của nền văn hoá dân tộc mà các sử gia gọi đó là “Văn hoá Thăng Long ([v])” để các
triều đại sau kế tục phát triển.

1
- Thăng Long thời Lý được quy hoạch rộng rãi, định hình rõ qui mô của một đô thị -
kinh kì. Từ thời Lý, cấu trúc “tam trung thành quách” đã định hình rõ ràng. Vòng thành
trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành, vòng thành giữa bao bọc nơi nhà
vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long
thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ
hàng nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành. Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và
Đại La thành gọi là Kinh thành. Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61
phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ
“phường” là “ô đất vuông”. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường
mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ
yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này
lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng
Nón, Hàng Tre
- Nhà Lý đóng đô ở Thăng Long từ 1010 đến 1226, qua 9 đời vua trong đó vua cuối
cùng là vua bà Lý Chiêu Hoàng
2. Thăng Long thời Trần:
- Nhà Trần được thành lập nhờ mưu kế của Thái sư Trần Thủ Độ, thông qua cuộc hôn
nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi
cho chồng, bắt đầu thời kì nắm quyền của nhà Trần từ năm 1226 đến năm 1400
- Kinh thành Thăng Long đời Trần được quy hoạch lại thành hai khu riêng là cung
Thánh Từ và cung Quan Triều. Bên cạnh Thăng Long, Thiên Trường cũng được xây
dựng thành kinh đô thứ hai, chủ yếu làm nơi ở và làm việc của Thái Thượng Hoàng
- Sang thời Trần (1225-1400) trong vòng 30 năm, kinh thành Thăng Long chiến thắng
quân Nguyên-Mông. Chiến tranh vừa kết thúc, hoà bình vừa lập lại, triều đình đã động
viên nhân dân phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá một cách toàn diện trên cơ sở tinh
thần độc lập mạnh mẽ và một ý thức tự hào dân tộc sâu sắc. Điều đáng lưu ý là chữ
Nôm thời này đã được phổ biến và được sử dụng để sáng tác. Đây là một biểu lộ ý thức
độc lập trên lĩnh vực văn hoá.

- Việc học hành thi cử, so với đời Lý, giờ đây đã đi vào quy củ và được chính quy hoá.
Nhà nước đã đặt ra lệ thi các kỳ thi và đặt ra các học vị chính thức trong thi cử để sĩ tử

2
phấn đấu. Việc học không chỉ đóng khung ở kinh thành mà còn mở rộng ra các địa
phương đến các lộ, các phủ, các châu

- Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đã kế thừa những thành tựu có tính truyền thống từ
đời Lý và phát triển thêm, mang tính phóng khoáng, khoẻ khoắn và hiện thực, đáp ứng
được yêu cầu tinh thần của thời đại. Tiêu biểu nhất cho phong cách là hình tượng con
rồng với dáng vẻ chắc nịch, khoẻ khoắn, hùng dũng, mang được hào khí của thời đại
chiến đấu oai hùng, chiến thắng ngoại xâm.

- Sẽ là một thiếu sót lớn nếu quên kể ra đây bốn công trình nổi tiếng được mệnh danh
là “An Nam tứ đại khí” của thời đại là tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm,
chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh.

2. *Đặc điểm địa lý - tự nhiên của Hà Nội: địa hình phức tạp, bao gồm đồi
núi, thung lũng, đồng bằng và sông ngòi. Thành phố được bao quanh bởi các
dãy đồi phía Tây và phía Đông, với độ cao từ 20-150 m so với mực nước biển
- Vị trí và lãnh thổ: nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là
+ Phía Bắc: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
+ Phía Nam: Hà Nam, Hòa Bình
+ Phía Đông: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên
+ Phía Tây: Hòa Bình, Phú Thọ
- Diện tích thành phố: 3358,6 km. chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả
nước, đứng thứ 41 về diện tích, và là một trong 17 thủ đô có diện tích trên
3000km2
- Địa hình:
+ Đại bộ phận nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung
bình từ 5- 20m so với mực nước biển.
+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
+ Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích của các
huyện, thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các
bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi là các vùng trũng
+ Vùng đồi núi tập trung ở ngoại thành phía Bắc và phía Tây thành phố
- Thủy văn:
+ Sông Hồng là dòng sông chính của thành phố

3
+ Nhiều đầm hồ, là dấu vết còn lại của các dòng sông cổ: một số hồ nổi tiếng
đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ
Thiền Quang, hồ Trúc Bạch…
+ Không chỉ là kho nước lớn mà còn là là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên
làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê
tông, sắt, thép…
+ Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn
các sông, hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng
- Khí hậu: Hà Nội có khí hậu nhiệt đới ẩm, với mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa
đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 độ C
+ Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió
mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, ít mưa về mùa đông
+ Thời tiết có sự rõ rệt giữa các mùa: xuân, hạ, thu, đông ;do nằm khá sâu trong
nội địa và gần như không có một vùng nước lớn nào giúp điều hòa khí hậu
+ Nhiệt độ trung bình của mùa đông: không vượt quá 22 độ C
+ Nhiệt độ trung bình của mùa hè: đều vượt quá 27 độ C
+ Quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào
- Môi trường:
+ Nằm ở top đầu các thành phố ô nhiễm
+ Chỉ số bụi mịn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người

3. Tín ngưỡng thờ tổ nghề của cư dân Thăng Long Hà Nội


- Là một trong những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam, đó là hình thức thờ
cúng những người đã có công sáng tạo ra nghề mới hoặc mang nghề từ nơi
khác về truyền dạy cho nhân dân địa phương, để từ đó phát triển thành một
nghề truyền thống, gắn bó với tên tuổi mỗi vùng
- Nét đặc sắc văn hóa của Thăng Long - Hà Nội
- Ảnh hưởng to lớn tới đời sống kinh tế xã hội, văn hóa của cộng đồng cư dân
người Việt.
- Ý nghĩa:
+ Biểu hiện cao đẹp của truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
+ Ca ngợi những anh hùng lao động giỏi
+ Tri ân đến những người đã có công gây dựng, phát triển ngành nghề
*Trong đời sống kinh tế xã hội:
- Trong sự bảo vệ uy tín của nghề:
+ Có ảnh hưởng lớn đến những hoạt động kinh doanh buôn bán
+ Các thành viên phải cam kết thực hiện những quy định riêng
+ Mỗi thành viên trong nghề phải có trách nhiệm bảo vệ uy tín của phường nghề
và giữ chữ “tín” trong sản xuất kinh doanh

4
- Trong mở mang mạng lưới chợ:
- Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất - kinh doanh
*Trong đời sống văn hóa tinh thần:
- Trong giáo dục đạo đức truyền thống:
+ Vai trò nhất định trong đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là đối với nhóm xã
hội nghề nghiệp.
+ GIáo dục con cháu trong ứng xử trong văn hóa, lòng tri ân, tự hào, ngưỡng mộ,
tinh thần hướng về cội nguồn dân tộc, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, vượt mọi
khó khăn để đi đến thành công
+ Nhắc nhở những thành viên cùng có trách nhiệm trong việc duy trì, thực hiện
những nghi thức sinh hoạt văn hóa tâm linh đối với tổ nghề
- Trong sinh hoạt văn hóa tâm linh:
+ Là sợi dây cố kết những thành viên trong cộng đồng làm nghề một cách chặt
chẽ, hữu hiệu nhất
+ Những nghĩa vụ của mỗi thành viên nahwmf duy trì những tập tục của địa
phương: trùng tu, sửa chữa di tích…
- Góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội
+ Mang đặc trưng, sắc thái riêng biệt gắn với mỗi nghề truyền thống trong khu 36
phố phường của Hà Nội xưa
+ Khía cạnh bản sắc tộc người, thông qua các phong tục, tập quán, nghi lễ, lẹ
làng, hương ước được các cộng đồng làm nghề mang từ nhiều vùng quê về
Thăng Long - Hà Nội

You might also like