You are on page 1of 8

Họ và tên: Phạm Nguyễn Yến Nhi

Lớp: QTKD D2023C


Khoa : Kinh tế và đô thị
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã sinh viên: 223001286

DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

I. MỞ ĐẦU
Bạn thích điều gì nhất khi du lịch Hà Nội? Là con phố cổ tường vàng
mái ngói rêu phong hay công trình kiến trúc hàng nghìn năm tuổi? Là
cây kem cốm Tràng Tiền mát lạnh buổi trưa hè hay tô bún chả thơm
phức nơi góc phố? Bên cạnh nét đẹp kiến trúc, văn hóa và cảnh quan, Hà
Nội còn được biết đến như trái tim của cả nước, thủ đô ngàn năm văn
hiến, trải qua biết bao thăng trầm thời gian, đã để lại cho thế hệ sau biết
bao di tích giá trị sâu sắc về văn hóa, lịch sử - Hoàng thành Thăng Long
chính là biểu tượng, như một chứng nhân, khắc họa và lưu giữ những
dấu ấn qua các triều đại, những dấu mốc quan trọng của lịch sử đất
nước:
“Ai về xứ Bắc, ta theo với,
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.
Từ thưở mang gươm đi dựng nước,
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.”
II. Di tích Hoàng thành Thăng Long
1. Lịch sử hình thành và phát triển
a) Lịch sử hình thành
- Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành
Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền
Thăng Long (tức An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền
Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều
Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng
trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những

- Vào ngày 1/8/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu
Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3
đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục
của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di
vật đa dạng, phong phú, sinh động. Di tích quan trọng bậc nhất trong hệ
thống các di tích Việt Nam.

b) Lịch sử phát triển


 Giai đoạn tiền Thăng Long
Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, các Triều đại Đinh, Tiền
Lê đều đóng đô ở Hoa Lư.
 Giai đoạn Lý - Trần
- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, dời đô từ Hoa Lư về thành Đại
La. Ngay sau đó đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến
đầu năm 1011 thì hoàn thành.
- Nhà Trần đến nhà Lê sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây
đắp, mở rộng thêm ra.
 Giai đoạn Lê - Mạc
- Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê trung
hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần.
- Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ
còn là Bắc thành.
 Giai đoạn từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội
Những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời
vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới.
Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại
- Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho
xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ
hơn nhiều.
- Năm 1831, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà
Nội. Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ
đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để
lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp.
Giai đoạn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn
- Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực
Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ Quốc phòng. Như vậy giá trị đầu
tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội thể hiện ở chỗ
nó gần như là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử
hơn 10 thế kỷ của Thăng Long - Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền
Thăng Long đến thời đại ngày nay.
c) Các di tích đặc trưng, nổi tiếng
 Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu:
- Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu với rất nhiều các loại hình di tích
kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300
năm
+ Hệ thống các cột gỗ, di vật như gạch “Giang Tây quân”, ngồi đầu ngói
ống trang trí hình thú thần: thời Tiền Thăng Long
+ Hệ thống mặt bằng kiến trúc các loại hình di được trang trí cầu kì, tinh
xảo: thời Lý – Trần
+ Phía trên cùng là lớp kiến trúc thời Lê với dấu tích của các nền kiến
trúc xây bằng gạch vồ, các loại ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly,...
 Điện Kính Thiên:
- Điện Kính Thiên là di tích trung tâm trong tổng thể các di tích của khu
Trung tâm, là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ
long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi
thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.
- Đặc biệt, trong Điện có Rồng đá là một di sản kiến trúc nghệ thuật
tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ Bắc Môn
- Bắc Môn hay có tên gọi dân gian là Cửa Bắc, là công trình do nhà
Nguyễn xây dựng gồm phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới. Phần lầu
được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ
cửa ra bốn hướng; phần thành được xây dựng kiên cố hơn bằng đá và
gạch, chân kè bằng đá, cổng thành cũng được cuốn vòm bằng gạch theo
lối xếp một viên gạch ngang xen một viên đặt dọc.
- Bắc Môn được xây dựng nhằm cản lại sự tiến công của địch, tuy nhiên
thành lại không giữ được trước sức mạnh đạn pháo của quân đội Pháp.
Nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phía ngoài Bắc Môn vẫn còn lưu lại
dấu vết 2 pháo đạn thần công của Pháp khi chúng dùng chiến thuyền tấn
công thành Hà Nội từ phía bờ sông Hồng.

 Cột cờ Hà Nội
- Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia
Long cùng lúc xây thành Hà Nội theo kiểu Vô-băng (Vauban). Cột cờ
cao 60 m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế hình vuông
chiếm một diện tích là 2007 m² và gồm 3 cấp thóp dần lên. Mỗi cấp đều
có tường hoa với hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2
phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên
cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây. Còn cấp thứ 3
có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc (với các tên "Nghênh húc" (Đón ánh
nắng ban mai), "Hồi quang" (ánh nắng phản chiếu), "Hướng Minh"
(hướng về ánh sáng)…) và từ cạnh dưới lên tới cạnh trên phải qua tới 14
bậc cầu thang và nhiều kiến trúc khác.......
 Đoan Môn
Đoan Môn là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan Môn gồm
năm cổng xây bằng đá, phía ngoài là cửa Tam Môn khoảng 1812 - 1814,
vua Gia Long cho phá để xây Cột Cờ (nay vẫn còn sừng sững). Năm
2002, giới khảo cổ học Việt Nam được phép đào phía trong Đoan Môn
đã tìm thấy "lối xưa xe ngựa" thuộc thời Trần, dùng lại nhiều gạch Lý.
Nếu tiếp tục khai quật, sẽ có thể thấy cả con đường từ Đoan Môn đến
điện Kính Thiên ở phía Bắc và cửa TâyNam thành Hà Nội.

 Hậu Lâu
Là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên, được xây
với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là
Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ
trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành.
2. Giá trị, ý nghĩa và vai trò của Hoàng thành Thăng long
a) Giá trị của Hoàng thành Thăng long
 Giá trị về lịch sử:
Hoàng thành Thăng Long là bề dày lịch sử của một trung tâm quyền lực
chính trị. Toàn bộ Khu di sản là trung tâm của Cấm thành, Hoàng thành
– nơi ở và làm việc của vua và Hoàng gia, gắn với các triều đại Lý, Trần,
Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và lịch sử thăng trầm của Kinh đô Thăng
Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII.
 Giá trị về kiến trúc:
Di tích Hoàng thành Thăng Long thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật
kiến trúc biểu thị trong các kiến trúc, di vật, cách xử lý xây dựng kiến
trúc đô thành, cách xử lý quan hệ với thiên nhiên,... Nhờ khảo cổ học, ta
có thể tìm hiểu về cuộc sống cung đình, thấy sự hội tụ của kiến trúc tiêu
biểu nhất của bề dày văn hóa Việt Nam.
 Giá trị về văn hóa:
Khu Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng thành Thăng Long mang giá trị văn
hóa to lớn
- Thứ nhất, Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu cho thấy trong lòng đất ở
khu vực này chứa đựng một dòng chảy văn hoá chảy suốt cả lịch sử
Thăng Long Hà Nội - "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch
sử.
- Thứ hai, nơi đây không phải chỉ kết tinh nền văn hoá của dân tộc, toả
sáng ra trong nước, mà còn là nơi hấp thu các giá trị văn hoá của khu
vực và thế giới, làm phong phú và đa dạng thêm cho nền văn hoá dân
tộc.
- Giá trị thứ ba thể hiện ở chỗ nơi đây là trung tâm quyền lực, trung tâm
chính trị của đất nước, là nơi đã đưa ra các quyết sách trong xây dựng
đất nước, cũng như trong bảo vệ đất nước, tạo nên các thời kỳ huy hoàng
của lịch sử.
 Giá trị phát triển du lịch:
Hoàng thành Thăng Long có đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch một
cách bền vững nhất. Cùng với những tài liệu lịch sử, những phát hiện
khảo cổ học từ lòng đất khu trung tâm thì Hoàng thành Thăng Long là
một điểm có tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt. Bởi lẽ, đây không chỉ
là điểm du lịch văn hóa ngay giữa trung tâm Hà Nội mà còn gắn bó mật
thiết với bề dầy của kinh đô ngàn năm văn hiến.
 Giá trị phát triển giáo dục:
Việc giữa gìn và bảo vệ di tích Thăng Long sẽ có giá trị cung cấp một
công cụ giáo dục truyền thống hết sức sinh động và có sức thuyết phục,
giúp nâng cao hiểu biết và lòng tự hào về lịch sử Thăng Long – Hà Nội
và lịch sử dân tộc. Góp phần vào việc hung đúc lòng tự hào dân tộc,
vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhằm phát huy
hết những giá trị của khu di sản.
b) Vai trò, ý nghĩa của Hoàng Thành Thăng Long
- Đây là niềm tự hào của dân tộc Việt, cũng từ đây có thể tìm thấy được
bản sắc văn hóa riêng, mà tập trung tinh hoa là ở Hoàng Thành
- Hoàng Thành không những trải qua các thời đại từ Đại Việt lâu đời
nhất mà còn là niềm tự hào của các thời đại đã qua. Do đó, Hoàng Thành
Thăng Long có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam
- Suốt chặng đường dài lịch sử, đặc biệt hơn 7 thế kỷ rưỡi từ đầu thế kỷ
11 đến cuối thế kỷ 18, với vai trò trung tâm của Hoàng thành Thăng
Long, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia, Khu di tích là
nơi tập hợp nhiều sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, nơi hội tụ và
kết tinh những giá trị của văn hoá dân tộc.
III. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA HTTL:
1. Thực trạng hoạt động khai thác du lịch văn hóa tại Hoàng thành
Thăng Long
a) Thị trường khách
- Trong những năm qua số lượng khách tham quan đến với khu di sản
còn khá khiêm tốn
- Lượng khách đến khu di sản thường tăng đột biến vào những tháng
cuối năm. Tuy nhiên vào những thời điểm khác trong năm, khu di sản
chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của khách tham quan.
b) Các dịch vụ du lịch và doanh thu
- Phần lớn khách đến cũng chỉ để đến chụp ảnh, tham gia sự kiện, chứ ít
người có nhu cầu đi tham quan, tìm hiểu các di tích hay nội dung trưng
bày để biết được giá trị văn hóa - lịch sử của khu di tích nên khách cũng
thường chỉ đến 1-2 lần nên doanh thu của khu di sản còn khá khiêm tốn,
chủ yếu là nguồn thu từ vé vào cổng.
c) Công tác xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của khu di tích vẫn còn thiếu tính
chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, cơ chế chưa rõ ràng, còn mang tính
thụ động, chưa theo kịp với các hoạt động của du lịch khu vực và thế
giới nên hiệu
quả thu hút khách đến Hà Nội ngày càng giảm
d) Công tác tổ chức quản lý và bảo tồn
- Mặc dù việc khai thác du lịch luôn song song với việc quản lý và bảo
tồn nhưng những biện pháp trên đây mới chỉ là bảo tồn tạm thời. Về lâu
dài, toàn bộ khu di sản đang đứng trước những nguy cơ và thách thức
không nhỏ về tình trạng bảo tồn, nhất là sự xâm hại của các nhân tố môi
trường, khí hậu, tác động của con người,…
- Cụ thể là việc xây dựng Nhà Quốc hội vào tháng 10/2009, một đơn vị
thi công đã làm vỡ cấu trúc tầng đất và đẩy nước bùn chứa polymer tràn
sang di tích, phủ trùm lên di tích đang xuất lộ và bảo tồn tại khu vực
phía Bắc. Sự việc này đã làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn di tích kiến
trúc quan trọng của thời Lý,...
2. Bảo tồn và phát huy giá trị của Hoàng thành Thăng Long
- Nhằm tăng lượng khách tại Hoàng thành Thăng Long, có thể sáng tạo,
phát triển thêm một số sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Du lịch tâm linh,
tham quan Hoàng thành về đêm, gắn kết tour Hoàng thành Thăng Long
với khu vực hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quảng trường
Ba Đình, Văn Miếu - Quốc Tử Giám; nghiên cứu các nghi lễ Hoàng
cung gắn với trải nghiệm âm nhạc, ẩm thực, trang phục để khai thác,
phục vụ du lịch.
- Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các hoạt động phục vụ du khách như:
Sưu tầm tư liệu, hiện vật, mở cửa căn hầm Cục Tác chiến,...
- Phần lớn khách đến với HTTL chỉ để chụp hình chứ không chuyên sau
về việc nghiên cứu lịch sử, vì vậy cần tổ chức thêm các hoạt động thực
tế nhằm tăng kiến thức lịch sử, tổ chức các hoạt động đưa di sản đến với
công chúng, trong đó đẩy mạnh triển khai chương trình giáo dục di sản
“Em làm nhà khảo cổ”, “Em tìm hiểu di sản”, “Hội sách Hà Nội”,... đến
các trường học.
- Tăng cường chất lượng đội ngũ nhân viên, cán bộ, hướng dẫn viên
tại HTTL nhằm đem đến cho du khách những trải nghiệm tốt nhất
- Tăng cường công tác quản lý và bảo tồn khu di tích HTTL: giám sát,
kiểm tra kĩ càng các khâu hoạt động, khâu sửa chữa tại đây. Thường
xuyên trùng tu các di tích nhằm kịp thời khắc phục
- Tăng cường tư tưởng bảo vệ di sản văn hóa của cộng đồng: Thường
xuyên vận động, tuyên truyền về việc giữ gìn di sản văn hóa thông qua
việc treo băng rôn, các hoạt động ngoại khóa của học sinh sinh viên hay
các chương trình tập huấn,...
Cảm nhận:
Chúng em được đi thăm quan nhiều nơi, được lắng nghe nhiều câu
chuyện từ Hoàng thành Thăng Long được biết đến là quần thể công
trình kiến trúc đồ sộ gắn liền với lịch sử, là quần thể di tích đa dạng
và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.
Mỗi điểm đến là một câu chuyện riêng, một bài học riêng để chúng
em chiêm nghiệm và hiểu hơn về Hà Nội, về cách Hà Nội tạo nên
bản sắc cho riêng mình. Đó thực sự là những điều thú vị, những bài
học mới mẻ .
Được tham quan 8 địa điểm tại khu vực trung tâm Hoàng Thành: Cột cờ,
Đoan môn, Hậu lâu, Nền điện Kính thiên, Bắc Môn, Nhà D67 và hầm
D67, Nhà trưng bày "Hoàng Thành Thăng Long, lịch sử nghìn năm từ
lòng đất", Nhà N31 và N32. Chúng tôi đều chung cảm xúc tự hào, xúc
động khi được chứng kiến quá trình phát triển của lịch sử dân tộc qua
các thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Nguyễn và thời
đại Hồ Chí Minh. Sự phát triển này được thể hiện sinh động qua cách
trưng bày hiện vật. Đó là các hiện vật tiêu biểu cho lịch sử, loại hình mỹ
thuật, gạch, ngói, hoa văn trang trí cung điện, đồ dùng sinh hoạt trong
cung đình. Và cuối cùng, qua chuyến trải nghiệm lí thú này, chúng em
đã thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về trang lịch sử vẻ vang của dân
tộc, luôn tự hào vì bản thân là người Việt Nam, được sinh ra, lớn lên và
bồi đắp cho đất nước những điều tốt đẹp tựa như những vì tinh tú. Hy
vọng rằng, những giá trị lịch sử ấy sẽ còn sống mãi với thời gian và từng
thế hệ mai sau vẫn sẽ luôn luôn ghi nhớ, tạc dạ, biết ơn công lao dựng
nước và giữ nước của bậc ông cha ta.

You might also like