You are on page 1of 36

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Giới thiệu HTTL:

Hoàng thành Thăng Long là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ được các triều
vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc
nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

1. Vị trí địa lý:


Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện tích
18,395ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong
khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà
D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.
Cụm di tích này nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi phía bắc là
đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội;
phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và nhà Quốc hội; phía tây
nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.
Flycam tổng quát về HTTL:
https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fyoutu.be
%2FANGhpAZ9A8s&h=AT2-
NKNGaepYzIeH5KYQV45F_9AsPzAR8oOYVBaDyUUWq75K-
Bmd8FtS9dVIrL6RCneyXNRidcrxrDhuVaTeItYu8EgO9fuFbSZK98
G6Hn9hwhHwMnkNboPdV_yEIRQml1SncqgvLKeYUJQ&s=1
Tại sao HTTL lại có vị trí địa lý như vậy? Mời các bạn theo dõi video
về phong thủy kinh thành Thăng Long xưa từ thời “ Khai Thiên Lập
Địa”:
https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fyoutu.be
%2FmW_sLfJpDpY&h=AT2zMX0HocLJTid4TI9ggDf2RLzj5tn4hh
va9aQMMsD6WUkO310yUG_xryCbcCxiJ7xJPkKvI-
E1du7zeEjJ1kS8Ddd3TgkOssj-
ci6lgZmDP1SXzxV979teGjAWLXvyjj-SWYuE2IzMSGk&s=1
( Nhớ tua đoạn dẫn nhé)
2. Lịch sử của HTTL:
Video về lịch sử HTTL:
https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fyoutu.be
%2FHpLOiBQp0go&h=AT3HasQR9C-
eCFXSroLSgN7HWWfLopbn1TP_ePyom8k4zvWgKv1yYVVrx37YC
4bvtKpzCie4dcF6KwjmO9vv0kHQ3-85FJK8-
GFVJ2wASvqbB1Go_OBNYN84qq_X7Cgb7iIMDyKB-bw50wg&s=1
 Dấu son Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm
1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La
và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong
đó có Hoàng thành Thăng Long.
 Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý.
Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu
dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay
sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành
Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.
 Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô
hình tam trùng thành quách gồm:
 Vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh
đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông
Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư.
 Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và
làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử
Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
Hoàng thành xưa

 Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi
tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê sơ,
Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra.
Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê
trung hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần.
 Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long
chỉ còn là Bắc thành. Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng
thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân
phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính
Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn
mỗi khi ngự giá Bắc thành.
 Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và
cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy
mô nhỏ hơn nhiều.
 Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng
đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Khi chiếm xong
toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên
bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy
đất làm công sở, trại lính cho người Pháp.
 Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu
vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng. 

Những gì chúng ta còn thấy ngày nay ở thủ đô Hà Nội là Khu


di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long với diện tích khoảng
20ha (trên tổng diện tích 140ha của Hoàng thành), bao gồm hai
khu vực: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành
cổ Hà Nội. Ngoại trừ Bắc Môn và Kỳ Đài, những công trình còn
sót lại chỉ là phục dựng và các di tích khảo cổ được tìm thấy
trong suốt nhiều năm.
Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một "bộ lịch
sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của
Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long
đến thời đại ngày nay.

2. Phương tiện đi đến địa điểm, giá vé, giờ mở cửa

a,PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

o Xe bus

Nếu không muốn tự điều khiển phương tiện giao thông, muốn ngồi trên xe ngắm
nhìn Hà Nội qua ô cửa sổ thì xe bus là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
–  Các tuyến xe bus đi đến Hoàng Thành Thăng Long nhanh và thuận tiện nhất
(tuyến xe bus đi qua các con đường bao quanh Hoàng Thành Thăng Long:
Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ)

o Tuyến 18: Đại học Kinh tế Quốc dân – Đại học kinh tế Quốc dân (xuống
tại điểm Phan Đình Phùng)
o Tuyến 22A: BX Gia Lâm – KĐT Trung Văn (Xuống tại điểm Hoàng
Diệu)
o Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ (Xuống tại điểm Phan
Đình Phùng)
o Tuyến 45: Times City – BX Nam Thăng Long (Xuống tại điểm Hoàng
Diệu)
o Tuyến 50: Long Biên – SVĐ Quốc Gia (Xuống tại điểm Hoàng Diệu)

– Thời gian hoạt động trung bình của các tuyến bus: 5h00 – 21h00 với tần suất
10 – 20 phút/ chuyến

– Giá vé: 7.000/ 1 lượt

Lưu ý: Thông tin các tuyến bus cập nhật ngày 26/11/2019

Đặc biệt tại Hà Nội đã có xe bus 2 TẦNG phục vụ khách du lịch Hà Nội, kết
hợp giữa vận chuyển và tham quan các danh thắng nổi bật của thủ đô Hà Nội.

– Lộ trình: Xe bus 2 tầng đi qua 25 tuyến phố và dừng tại các điểm du lịch của
thành phố Hà Nội trong đó có Hoàng Thành Thăng Long. các điểm du lịch của
thành phố Hà Nội và có 15 điểm dừng (Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục –
số 1 Đinh Tiên Hoàng, Nhà hát lớn, Tượng đài vua Lê Thái Tổ, Nhà Thờ lớn Hà
Nội, Cột cờ Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Quán Thánh, Chùa Trấn
Quốc, Nhà Thờ Cửa Bắc, Hoàng Thành Thăng Long, Văn miếu Quốc Tử Giám,
Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Nhà hát lớn, Bưu điện Hà Nội).
Bạn có thể đi 1 vòng tham quan Hà Nội và dừng chân tại một di tích mà mình
yêu thích

– Quầy mua vé: Đối diện số 7 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm

– Liên hệ: 0911 938 282

o Phương tiện cá nhân

Bạn thích tự mình lái xe trên các con đường Hà Nội, dừng chân tại những điểm
mình yêu thích thì chủ động di chuyển bằng phương tiện của mình (xe máy, ô tô)
là điều tuyệt vời nhất.

Nếu tự di chuyển đến Hoàng Thành, bạn lưu ý gửi xe tại cổng số 19C Hoàng
Diệu và vào mua vé tham quan tại cổng này luôn nhé.

o Phương tiện khác

Ngoài những phương tiện kể trên bạn cũng có thể di chuyển quanh Hà Nội bằng
taxi, grab hay xe ôm,…

b, Giờ mở cửa tham quan Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long mở cửa tham quan tất cả các ngày trong tuần trừ thứ
2 với thời gian mở cửa như sau:

 Buổi sáng từ 8h tới 11h30

 Buổi chiều từ 14h tới 17h


c, Giá vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long có mức giá là 30.000
đồng/lượt. Miễn phí vé đối với người có công với cách mạng hoặc trẻ em dưới
15 tuổi. Người cao tuổi trên 60 tuổi hoặc sinh viên, học sinh từ 15 tuổi trở lên
có mức giá vé ưu đãi 50% là 15.000 đồng/lượt.
3, Các địa điểm tham quan tại khu di tích hoàng thành thăng long

Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu


Cuộc khai quật khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu là cuộc khai quật khảo cổ học lớn
nhất Việt Nam từ trước tới nay, được tiến hành từ tháng 12 năm  2002, mục đích
chuẩn bị để xây nhà Quốc hội mới. Khu khai quật khảo cổ học này thuộc địa chỉ
18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, được Viện khảo cổ học phân tích làm 4 khu, đặt
tên là A, B, C, D.
Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến
trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm,
bắt đầu từ thời Đại La (thế kỉ 7 – 9), qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10), thời
Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527),
Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945).
Trên thế giới rất hiếm có Thủ đô một nước mà trong long đất còn bảo tồn được
một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử – văn hóa dài lâu và có các tầng
văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau một cách khá lien tục như thế. Đây là một đặc
điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị  to lớn và tính độc đáo của khu di tích.
Lớp dưới cùng là hệ thống kiến trúc thuộc thời Tiền Thăng Long hay còn gọi là
thời An Nam đô hộ phủ hoặc Đại La, thể hiện rõ qua hệ thong các cột gỗ, các
nền móng kiến trúc, đường cống tiêu thoát nước, giếng nước và di vật như gạch
“Giang Tây quân”, ngồi đầu ngói ống trang trí hình thú thần, mặt hề và nhiều đồ
gốm sứ có niên đại thế kỉ 7 – 9.
Lớp trên kiến trúc thời Đại La là dấu vết kiến trúc thời Lý – Trần (thế kỉ 11 – 14)
biểu hiện rõ qua hệ thống mặt bằng kiến trúc có các trụ móng sỏi kê chân cột,
các lớp nền gạch, chân tảng đá hoa sen, sân gạch, đường cống thoát nước, đặc
biệt là các loại hình di vật trang trí tên mái kiến trúc có kích thước to lớn và được
trang trí cầu kì, tinh xảo. Một số vị trí có dấu tích văn hóa thời Đinh – Tiền Lê
(thế kỉ 10)

Phía trên cùng là lớp kiến trúc thời Lê (thế kỉ 15 – 18) với dấu tích của các nền
kiến trúc xây bằng gạch vồ, hệ thống giếng nước, đặc biệt là các loại ngói thanh
lưu ly, hoàng lưu ly trang trí rồng 5 móng chuyên dùng để lợp trên mái cung điện
của nhà vua và các loại đồ sứ ngự dụng dành riêng cho nhà vua. Một số vị trí có
dấu tích văn hoá thời Nguyễn (thế kỉ 19 – 20) nhưng mờ nhạt không rõ ràng.
Những lớp đất mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm
qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí
ở trung tâm của Hoàng Thành và Cấm Thành Thăng Long. Khu vực này là một
tài sản vô giá của lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung, và của lịch sử – văn
hóa Thăng Long – Hà Nội nói riêng
Khu A nằm giáp đường Hoàng Diệu, đây là khu vực đã phát hiện được nhiều dấu
tích kiến trúc quan trọng, tiêu biểu như dấu tích “kiến trúc nhiều gian” thuộc
niên đại thời Lý – Trần, xuất lộ trong khu vực có chiều dài khoảng hơn 70m,
rộng 18m thể hiện rất rõ qua hệ thống 40 móng trụ sỏi kê chân tảng cột, phân bố
thành 10 hàng, mỗi hang 4 trụ với 9 gian nhà. Dấu tích này nằm ở  Phía Bắc của
khu khảo cổ.
Phía Tây của kiến trúc này có hệ thống 11 cụm nền móng của loại hình kiến trúc
nhỏ, được suy đoán là của 11 tòa “lầu lục giác”, chạy theo hướng Bắc – Nam dài
82m. Những lầu nhỏ có thể là lầu thưởng ngoạn, là loại hình kiến trúc rất độc
đáo trong các kinh thành cổ châu Á, tạo nên cảnh đẹp cho khuôn viên của quần
thể kiến trúc cung điện lớn nằm trong khu vực.
Đầu phía Nam của khu A có dấu tích nền nhà của hai đơn nguyên kiến trúc có
qui mô lớn, còn nguyên vẹn với hệ thống chân tảng đá hoa sen cùng sân (sân
trước, sân sau) và thềm gạch có niên đại thuộc thời Lý – Trần.
Khu B nằm tiếp giáp và song song với khu A. Khu vực này đã tìm thấy rất nhiều
dấu tích nền móng kiến trúc thời Lý – Trần có kích thước lớn với kết cấu nhiều
gian, có kĩ thuật xây dựng và gia cố tương tự như khu A. Phía Bắc khu vực này,
tại hố B16 tìm thấy một phần mặt bằng của một đơn nguyên kiến trúc thời Trần
với những chân tảng đá hoa sen kê chân cột có kích thước lớn (đường kính cột
khoảng 52cm) còn đặt ngiueen ở vị trí ban đầu.
Khu C nằm cạnh khu B, liền kề với khuôn viên của Hội trường Ba Đình. Khu
vực này mới khai quật với 5 hố đào. Tuy mới khai quật ở diện tích nhỏ và chưa
khai quật xong nhưng tại hố thám sát C3 đã tìm thấy dấu vết kiến trúc thời Lý
với các hệ thống móng trụ kê cột lớn hình vuông được gia cố bằng sỏi, gạch và
hệ thống cọc, cột kè bằng gỗ.
Khu D nằm ở vị trí Trung tâm Thể thao Ba Đình, cạnh đường Độc Lập và ở bên
cạnh khuôn viên Hội trường Ba Đình. Khu vực này đã khai quật 7 hố (D1 – D7).
Tại khu vực hố D4 – D6 có các nền móng kiến trúc của nhiều thời kì nằm xếp
lên nhau tương tự như ở khu B. Trong đó, có một mặt bằng của kiến trúc thời Lý
– Trần được nhận biết rất rõ ràng qua hệ thống các hang trụ sỏi kê chân cột, xuất
lộ trong diện tích gần 450m2 với 7 gian nhà (5 gian 2 chái). Trong long kiến trúc
này đã tìm thấy một số di vật rất trong trong như mảnh lá vàng trang trí hình
rồng thời Lý, những mảnh ngói in chữ “Hoàng Môn thự dận giám tạo” (thời
Trần) và “Kim Quang điện” (thời Lê), cho biết khu vực này xưa có điện Kim
Quang và Hoàng Môn thự.

Những phát hiện của khảo cổ học về Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long tại
18 Hoàng Diệu được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao, coi
đây là những phát hiện quan trọng có giá trị hàng đầu về lịch sử văn hóa của dân
tộc, góp phần nâng cao vị thế của Thăng Long – Hà Nội và lòng tự hào về lịch
sử dân tộc Việt Nam.
CỘT CỜ HÀ NỘI
Cột cờ Hà Nội là một bộ phận của kiến trúc thành Hà Nội, được vua Gia Long
(triều Nguyễn) cho xây dựng từ năm 1805-1812, sau khi phá Hoàng thành Thăng
Long cũ và xây dựng Bắc thành mới theo kiểu kiến trúc Vauban.
Công trình nằm trên trục thần đạo, phía trước thành, ở chính giữa hai cửa Đông
Nam và Tây Nam; hiện nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt
Nam (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình). Ở Việt Nam, chỉ còn 4 công trình
thành lũy nhà Nguyễn để lại có cột cờ, đó là: Kinh thành Huế, thành Hà Nội,
thành Sơn Tây và thành Nam Định.
Kiến trúc cột cờ Hà Nội có hai phần chính gồm đế và thân cột. Vật liệu xây
dựng chủ yếu là gạch, đá. Các tầng đế của tầng 1, 2 có hình chóp vuông cụt,
nhỏ dần, chồng lên nhau. Tầng 3 có bốn cửa, trừ cửa Bắc thì ba cửa còn lại
đều đắp hai chữ Hán: Cửa Đông - Nghênh Húc (đón nắng ban mai), cửa Nam
- Hướng Minh (hướng về ánh sáng), cửa Tây - Hồi Quang (ánh sáng phản
hồi). Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang dẫn lên. Tầng 3 có thân cột cờ
hình trụ gồm 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13m với thân cao
18,2m.
Trong thân cột có cầu thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc dẫn lên đỉnh; được rọi
sáng và thông hơi bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô hình rẻ quạt. Những ô
cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có tới 5 - 6 cửa sổ. Đỉnh cột cờ
được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng
với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh
lầu để cắm cán cờ. Toàn bộ cột cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m.
Phần lầu này do người Pháp xây dựng thêm để làm đài quan sát sau khi họ
phá thành Hà Nội vào năm 1894-1897 và giữ lại cột cờ cùng một số ít công
trình khác. Tuy nhiên, phần xây thêm này có kiến trúc, công năng phù hợp
nên được giữ đến ngày nay.
Vào hồi 15h ngày 10-10-1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt
Nam độc lập được kéo lên đỉnh cột cờ và tung bay trên bầu trời Hà Nội. Hơn
200 năm qua, cột cờ Hà Nội là một chứng nhân cho những biến cố thăng trầm
của Thủ đô. Và cũng hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh cột cờ với lá cờ đỏ sao
vàng đã trở thành biểu tượng của một Hà Nội anh hùng, ngàn năm văn hiến.
ĐIỆN KÍNH THIÊN
Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa
danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi
tới Cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có
tường bao và mở cửa nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước bảo hộ Pháp liệt
hạng từ năm 1925 cùng với một số di tích khác ở thành cổ.
Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ
XV – XVIII) ở Thăng Long – Đông Kinh (Hà Nội). Năm 1428, sau chiến
thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng
sửa sang lại hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong
thời kì này. Đến 1886, điện bị phá huỷ, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền
điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay)
Quan sát kiến trúc điện Kính Thiên qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối
thế kỷ XIX, chúng ta có thể thấy Điện Kính Thiên là một kiến trúc gỗ gồm 2
nếp hình chữ Nhị (二). Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc
đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời.
Quanh điện có sân rộng được xây lan can bao cả 4 phía.

Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57 m,
rộng 41,5 m, cao 2,3 m và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào.
Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn 100 cm. Mặt trước, hướng
chính nam của điện Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp
lớn gồm 10 bậc có 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm
Rồng. Thềm bậc có kích thước: ngang 13,7 m, dọc 4,45 m, cao 2,1m với đôi
rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương
đối nguyên vẹn.

Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu
biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng
đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau.
Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền
điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.

Phía bắc của nền Điện Kính Thiên còn có một thềm 7 bậc lên xuống nhỏ hơn
so với bậc thềm chính ở phía nam. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên
đại Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII ), rồng dài 3,4m; uốn 7 khúc, thân có
vẩy, lưng như hàng vây cá, chân rồng 5 móng… Hai bên lan can trang trí hoa
sen, sóng nước, đao, lửa, vân mây…

Nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn
sót lại đến ngày nay,  phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện
Kính Thiên xưa.

Ngày nay, không gian nơi này đã trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời
đại: Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng Chỉ huy
Quân đội nhân dân Việt Nam- di tích lịch sử quan trọng của lịch sử hiện đại
Việt Nam.

HẬU LÂU
Hậu Lâu rộng khoảng 2.392m2, xưa gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ
sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Thời
Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi
chuyến công du Bắc Hà.

Công trình được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến
trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái
phỏng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu
đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói.
Người Pháp gọi Hậu Lâu là Lầu Công chúa hay Pagode des Dames (Chùa các
bà). Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, sau này người Pháp đã cải tạo
xây dựng lại như hiện nay.

Năm 1998, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thông tin, Viện Khảo cổ học
phối hợp cùng Ban quản lí danh thắng Hà Nội tổ chức 2 đợt khai quật khảo
cổ học trên 2 hố tại di tích Hậu Lâu.

Với các vết tích kiến trúc khai quật được, có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử
nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội, cùng với cuộc đào thăm dò khảo cổ ở
Đoạn Môn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vết tích nền móng của nhiều kiến
trúc, nhiều thời kì lịch sử với đặc trưng khác nhau. Khu vực này cách điện
Kính Thiên không xa và theo sử cũ, là nơi có nhiều cung điện, lầu gác của
triều đình. Như vậy có thể khẳng định một lần nữa Hậu Lâu nằm trong khu
vực trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê.

CỬA BẮC

Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng
năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của Thành Hà Nội thời Nguyễn.
Bắc Môn (Cửa Bắc) được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc
thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m,
rộng 17,08m, tường dày 2,48m. Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối
chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Nước mưa trên vọng
lâu được dẫn thoát xuống dưới qua hai ống máng bằng đá. Đứng trên cổng
thành, quan quân có thể phóng tầm mắt bao quát khắp trong ngoài thành, dễ
dàng quan sát di – biến  trong đội hình quân địch. Do đó, khi chiếm được
thành Hà Nội, quân đội Pháp vẫn sử dụng lầu trên Bắc Môn làm chòi canh
gác. Hiện nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được
dành làm nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội – Nguyễn Tri Phương
và Hoàng Diệu – đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của
quân đội Pháp.

Nhiều người dân vẫn thường xuyên lên vọng lâu Bắc Môn để thắp nhang
tưởng nhớ hai vị anh hùng lẫm liệt – những người được hậu thế kính cẩn đặt
tên cho hai con đường hiện đại chạy hai bên tả hữu vòng thành cổ năm xưa.

Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá,
cổng thành cũng được cuốn vòm bằng gạch theo lối xếp một viên gạch ngang
xen một viên đặt dọc. Gạch xây thành có kích thước 35,5cm x 10cm x 12cm.
Đá kê có kích thước dài từ 38 đến 86cm. Mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm
trên bằng đá trang trí hoa sen. Hai cánh cổng thành bằng gỗ đã được trùng tu
có tổng diện tích 24m2, trọng lượng khoảng 16 tấn, chạy trên bánh xe bằng
đồng trọng lượng khoảng 80kg. Phía ngoài bên trên cổng thành còn ba chữ
Hán khắc đá: “Chính Bắc Môn”, diềm biển trang trí hoa dây. Theo cứ liệu
lịch sử và những bức ảnh tư liệu chụp từ thời thành Hà Nội chưa bị phá, hai
bên Bắc Môn phía trong tường thành có lối dẫn lên vọng lâu được xây bằng
gạch theo hình tam giác.
Trước Bắc Môn là chiếc cầu gạch bắc qua con hào rộng khoảng 20m bao
quanh thành. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy, vị trí con hào phía trước
Bắc Môn hiện nay chính là bãi cỏ, vỉa hè và một phần lòng đường phố Phan
Đình Phùng.

Có ý kiến cho rằng, chiếc cầu bắc qua hào vào Bắc Môn là cầu gạch kiên cố,
không phải cầu treo nên con hào không mang tính phòng thủ. Tuy nhiên,
nhiều ý kiến khác cho rằng, dù cầu vào thành không phải là cầu treo, nhưng
mục tiêu phòng thủ của con hào bao quanh thành cổ là chính yếu – nó giúp
hạn chế giặc tiếp cận chân thành. Dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn
xây dựng, nhưng dưới chân cổng thành sừng sững này là tầng tầng lớp lớp di
chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử
ngàn năm của Hoàng thành. Năm 1998, tại khu vực Bắc Môn, các nhà khảo
cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết kiến trúc ở độ sâu 1,66m và 2,2m, trong đó có
vết tích của những đoạn tường thành xây bằng đá và gạch vồ thời Lê. Ngày
nay, Bắc Môn trở thành điểm tham quan thú vị đối với du khách trong và
ngoài nước. Du khách có thể dễ dàng nhận thấy phía ngoài Bắc Môn vẫn còn
lưu dấu 2 vết đạn thần công của Pháp khi chúng dùng chiến thuyền tấn công
thành Hà Nội từ phía bờ sông Hồng năm 1882. Thành cửa Bắc không chỉ là
một di tích còn sót lại của khu thành cổ Hà Nội mà còn là minh chứng cho
những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu
chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội.
NHÀ D67

 Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, được UNESCO vinh
danh vào năm 2010. Khu di sản có bề dày lịch sử hơn 1000 năm, trải dài suốt
từ thời vua Lý Thái Tổ đến thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Đây là trung
tâm của Cấm thành, Hoàng thành Thăng Long trải qua các triều đại Lý – Trần
– Lê , là trị sở của Trấn Bắc thành Thời Nguyễn, đồng thời là sở chỉ huy, tổng
hành dinh của Bộ Quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các di tích cách mạng trong khu di sản có
một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc giáo dục truyền thống cho nhân dân
và thế hệ trẻ. Đặc biệt là di tích cách mạng Nhà và Hầm D67, nơi diễn ra
những cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương trong
thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước. Nhà D67 được xây dựng năm 1967.
Đó là tòa nhà một tầng, diện tích 604,41m2, nằm cách nhà Con Rồng 30 m ở
phía sau. Kết cấu móng, tường và mái bằng bê tông cốt thép nguyên khối mác
400. Tường ngoài dày 0,60m, tường ngăn dày 0,28m. Mái có 3 lớp. Trần dày
0,15m, ở giữa đệm cát dày 0,7- 1,15m, lớp trên dày 0,35m. Chính giữa là
phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương (rộng 76m2), bên cạnh là
phòng nghỉ giải lao ( rộng 37 m2). Căn phòng nhỏ phía Đông là nơi làm việc
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( rộng 35m2), Căn phòng nhỏ phía Tây là nơi
làm việc của đại tướng Văn Tiến Dũng (35m2). Từ nhà D67 có 2 cầu thang
nối thẳng xuồng hầm D67 ( còn gọi là hầm Quân ủy trung ương).

Di tích Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, quân ủy Trung ương, bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam.
Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975,  bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị
Đảng Lao động Việt Nam( từ 1976 là Đảng cộng sản Việt Nam), Quân ủy
trung ương và Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra
các chủ trương chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi
tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tháng
1/1971, Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương họp quyết định mở chiến dịch
phản công tiêu diệt lớn quân địch ở khu vực đường 9 Nam Lào. Ngày
30/1/1974, Bộ Chính trị họp mở rộng bàn kế hoạch nắm bắt thời cơ, thúc đẩy
phong trào cách mạng miền Nam. Ngày 30/9/1974, Bộ Chính trị và Quân ủy
trung ương tổ chức họp, nhất trí duyệt kế hoạch chiến lược cơ bản dự thảo lần
thứ bảy do Bộ tổng tham mưu chuẩn bị. Hội nghị nhấn mạnh yêu cầu phải có
kế hoạch tạo thời cơ và đón thời cơ. Trong bất kỳ tình huống nào cũng không
được để lỡ thời cơ khi thời cơ chiến lược xuất hiện. “Nếu thời cơ đến vào đầu
hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền nam trong năm 1975.” Tây
Nguyên được chọn làm chiến trường chủ yếu trong cuộc tổng tiến công lớn
và rộng khắp năm 1975.

Hơn 40 năm đã trôi qua, nhà D67 trở thành di tích cách mạng đặc biệt quan
trọng trong khu sản Hoàng thành Thăng Long. Đến thăm di tích nhà D67 hôm
nay, khách tham quan thật xúc động khi được tận mắt chứng kiến những hình
ảnh, hiện vật của sở chỉ huy năm xưa, nơi làm việc của Bộ thống soái tối cao,
trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mỗi tấm bản
đồ, mỗi chiếc ghế ngồi, điện thoại làm việc đều gợi nhớ về một thời oanh liệt,
về những năm tháng khó khăn, cam go và cả những giây phút hào hùng của
dân tộc trong niềm vui chiến thắng.

ĐOAN MÔN

Đoan Môn Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ
vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể
khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và
được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.

Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà
Nội. Đoạn Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U. Đoan
Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm
cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn được gọi là “trục
chính tâm” của Hoàng thành.
Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Kiến trúc cuốn
vòm ở các cổng thành không chỉ mang lại những đường cong duyên dáng, mà
còn có kết cấu chịu lực cực tốt. Cho đến ngày nay, những công trình đường
hầm hiện đại nhất, kỳ vĩ nhất trên thế giới cũng vẫn sử dụng lối kiến trúc này.
Vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê và đá, cuốn vòm
cửa. Từ đông sang tây dài 47,5m, từ nam lên bắc đoạn giữa đo đc 13m, cánh
gà hai bên đo được 26,5m, cao 6m.

Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, cao 4m, rộng 2,7m. Hai bên có 4
cửa nhỏ hơn, cao 3,8m rộng 2,5m dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra
vào cung cấm mỗi khi có lệnh vời hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kinh
Thiên do Hoành đế tiến hànầng dưới cùng của

Tấm biển đá khắc hai chữ Đoan Môn, gắn phía trên cửa chính dài 1,5m rộng
0,7m. Hai bên có những bậc gạch nhỏ dẫn lên tầng hai. Tầng này có diện tích
tương ứng với cửa chính giữa. Do bị cải tạo làm cơ sở làm việc cho quân đội
nên kiến trúc cũ chưa thể khảo cứu được. Trên nóc tầng hai xây một phương
đình nhỉ kiểu hai tầng tám mái. Mái lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp hai con rồng
(đầu kìm), hai hồi đắp hình hổ phù; 4 góc mái trên tạo thành đao cong.
Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật ngay tại chính giữa cửa
Đoan Môn hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ
sâu 1,2m đã xuất lộ một đường viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát
đá gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,9m đã xuất lộ dấu tích một con đường lát
gạch “hoa chanh” thời Trần. Theo hướng Bắc Nam, con đường được dự đoán
còn kéo dài hơn nữa và rất có thể đó là con đường đi từ Đoan Môn đến điện
Thiên An thời Trần. Đáng chú ý là trong số gạch lát con đường thời Trần còn
có những viên gạch thời Lý được dùng lại. Như vậy kết quả khảo cổ học tại
Đoan Mộn càng củng cố thêm giả thiết về Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ
bản đã tọa lạc tại cùng một vị trí.
CỔNG HÀNH CUNG

Mỗi khu cung điện trong hoàng cung khi xưa đều có những cổng hành cung với sự
canh gác cẩn mật của quân lính nhằm bảo đảm an toàn cho nhà vua và hoàng thất. Mỗi
cổng hành cung này cũng được thiết kế như một công trình trang trí làm nổi bật vẻ uy
nghi, tráng lệ của các cung điện.
Trong khu thành cổ ở Hà Nội hiện còn giữ được tám cổng hành cung như thế. Những
cổng hành cung này cùng với một vài cụm di tích trên mặt đất còn sót lại của Hoàng
thành Thăng Long sẽ giúp xác định chính xác hơn tọa độ của các khu cung điện và lớp
tường thành trong cùng của hệ thống thành lũy bảo vệ hoàng cung…

KẾT LUẬN
Hoàng Thành Thăng Long là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan
trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là
địa điểm vô cùng thú vị để chiêm nghiệm, tìm tòi những minh chứng chân thực
và sống động nhất.

Không chỉ thế, với khung cảnh đẹp và giàu giá trị nhân văn, mỗi ngày tại khu di
tích này còn đón rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tới chụp ảnh kỷ yếu trước
khi ra trường hay tham quan để học hỏi thêm các kiến thực về lịch sử dân tộc.

Như người ta vẫn thường nói, thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến nơi chứng kiến
và ghi dấu rất nhiều những cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của dân
tộc. Cùng với hoàng Thành Thăng Long, còn rất nhiều những địa điểm du lịch
hấp dẫn và nổi tiếng khác tại Hà Nội đang chờ các bạn khám phá đó nhé!

CÂU HỎI

Câu 1: Bốn di tích của kinh thành Thăng Long là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ 4 phương
của kinh thành, còn được gọi là “Thăng Long tứ trấn” gồm những di tích nào?

a. Đền Đồng Cổ, Đền Đồng Nhân, Đền Kim Ngưu, Đền Vệ Quốc.

b. Đền Ngọc Sơn, Đền Ngọc Liên, Đền Phù Ủng, Đền Yên Thành.

c. Quán Trấn Vũ (nay là Đền Quán Thánh) , Đền-Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền
Voi Phục.

Đáp án: c
Câu 2: Tháng 5-2011, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) đã công nhận bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là Di sản
Tư liệu thế giới trong danh mục Ký ức toàn cầu. Bạn hãy cho biết hiện nay ở Văn Miếu
- Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bao nhiêu bia Tiến sĩ?

a. 81 bia.

b. 82 bia.

c. 84 bia.

Đáp án: b

Câu 3: Hồ Tây là một danh thắng của Thủ đô, là dấu tích của đoạn sông Hồng chuyển
dòng. Hồ Tây trước đây có nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có những tên gọi nào?

a. Hồ Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Hồ Dâm Đàm.

b. Tây Hồ, Hồ Lãng Bạc, Đoái Hồ (Đoài Hồ).

c. Cả 2 đáp án trên.

Đáp án: c

Câu 4: Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Pháp
thời thuộc địa. Nhà hát lớn Hà Nội được khánh thành vào năm nào?

a. Năm 1909.

b. Năm 1910.

c. Năm 1911.

Đáp án: c

Câu 5 : Có một địa chỉ ở Hà Nội sẽ mãi đi vào lịch sử dân tộc. Tại đây, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đó là địa chỉ nào?

a. 90 Thợ Nhuộm.
b. 5D Hàm Long

c. 48 Hàng Ngang.

Đáp án: c

Câu 6: Một làng cổ nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, còn được gọi là “Làng hai Vua” -
quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, được nhà nước
công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006 có tên là gì?

a. Làng Nhị Khê.

b. Làng Mai Động.

c. Làng Đường Lâm.

Đáp án: c

You might also like