You are on page 1of 2

Bài thu hoạch bảo tàng Hồ Chí Minh

1. Mô tả vắn tắt bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh hay còn được biết đến với cái tên thân thuộc là Bến Nhà Rồng, tọa lạc ngay ngã ba
sông Sài Gòn, nằm ở Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Cũng tại nơi đây vào
ngày 05/06/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lấy tên là Văn Ba hay Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại của chúng ta sau này, đã xuống con tàu của Pháp “Amiral Latouche Tréville” làm phụ bếp để
trang trải cho hành trình cách mạng và tìm đường cứu nước cho dân tộc mình hơn 30 năm ở nước
ngoài.

Hiện nay, bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là một cụm di tích kiến trúc, một đơn vị
thuộc Sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh và cũng là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng
và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.

Bến Nhà Rồng từng là trụ sở làm việc của Tổng công ty vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) – một
trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Gia Định (Sài Gòn). Ngôi
nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc Pháp với 2 tầng,
nhưng để phù hợp với văn hóa Phương Đông, trên nóc ngôi nhà trang trí biểu tượng hai con rồng bằng
gốm men xanh châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “lưỡng long chầu nguyệt”. Vào năm 1870, người
Pháp đã thay thế biểu tượng mặt trăng thành 3 biểu tượng của công ty với những ý nghĩa khác nhau,
bao gồm biểu tượng vương miệng tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia, mỏ neo tượng trưng cho
vận tải hàng hải và đầu ngựa tượng trưng cho vận tải trên bộ, bên cạnh đó biểu tượng hai con rồng cũng
được thay thế tư thế quay đầu ra ngoài. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế
được gọi là Nhà Rồng và bến cảng bên cạnh cũng được gọi là Bến Cảng Nhà Rồng.

Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại tại Việt Nam, thương cảng này được giao cho chính quyền
miền Nam Việt Nam quản lý, khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng
ngôi nhà làm trụ sở của cơ quan tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn
giải phóng đất nước thống nhất, ngôi nhà được chuyển giao cho Cục đường biển Việt Nam quản lý và
Nhà Rồng trở thành biểu tượng của Cảng Sài Gòn.

Để ghi dấu sự kiện ngày 05/06/1911, Bác Hồ đã từ thương cảng Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước, Nhà
Rồng đã được giữ lại, cải tạo và khôi phục được dùng làm “Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ngày
30/10/1995, được Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định đổi tên thành
“Bảo tàng TP.Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh”. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm,
bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đặc biệt nhấn mạnh sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của
Bác đối với nhân dân Sài Gòn và nhân dân miền Nam Việt Nam.

Hiện nay, hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim phản ánh, phác họa cuộc đời
và sự nghiệp cách mạng của Người được trưng bày, bảo tàng có 7 phòng trưng bày trong
đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, 3 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước, tình cảm Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của
nhân dân miên Nam đối với Bác Hồ như hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ. Khuôn
viên bảo tàng rộng rãi, thoáng mát, nằm tại vị trí ngã ba sông Sài Gòn, trước bảo tàng là
đài phun nước, người tham quan có thể ngồi xung quanh đẻ nghỉ chân cũng như ngắm
nhìn vẻ đẹp trang nghiêm, tráng lệ của một công trình kiến trúc vừa hiện đại, vừa cổ kính.
Trước khi vào tham quan bảo tàng, chúng ta có thể dừng chân tại phòng tưởng niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh thấp nén hương để tưởng nhớ Bác. Giữa sân bảo tàng, hướng ra sông
Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” điêu khắc gia Phạm
Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 05/06/2003 nhân dịp kỉ niệm 92 năm ngày Bác
Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Đối với bản thân em là một sinh viên khối ngành kinh tế, bài học về tinh thần tự học
không ngừng, rèn luyện nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chông
gai.
Tinh thần tự học là truyền thống xưa nay của dân tộc Việt Nam, là bài học mà Bác đã dạy
con cháu, đã thấm sâu trong máu thịt của dân tộc mình. Tinh thần tự học là yếu tố cần
thiết trong bất cứ con đường thành công nào. Dù bạn là ai, làm gì, ở hoàn cảnh nào đi
chăng nữa thì tinh thần tự học cũng cần được duy trì. Đặc thù ngành kinh tế đòi hỏi kiến
thức liên tục cập nhật, ngành kinh tế luôn thay đổi và phát triển theo thời gian. Các khía
cạnh kinh tế, chính trị và xã hội có sự biến đổi liên tục. Do đó, sinh viên kinh tế cần duy
trì tinh thần tự học để cập nhật kiến thức mới và theo kịp với những thay đổi trong lĩnh
vực này. Bên cạnh đó ngành kinh tế có thể đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, bao
gồm biến động trong thị trường, tình hình kinh tế không ổn định và sự cạnh tranh mạnh
mẽ. Rèn luyện nghị lực kiên cường giúp sinh viên tự tin đối mặt với những khó khăn này
và tìm cách giải quyết chúng. Việc không ngừng học hỏi và rèn luyện nghị lực giúp sinh
viên phát triển bản thân, không chỉ trong khía cạnh học thuật mà còn trong khía cạnh tư
duy, sáng tạo, và tư duy lãnh đạo. Rèn luyện tinh thần tự học và kiên cường cũng giúp
sinh viên phát triển kỹ năng cá nhân quan trọng như sự kiên nhẫn, sự chịu đựng, khả năng
tự quản lý và khả năng tự động hóa. Những kỹ năng này có giá trị trong sự nghiệp và
cuộc sống cá nhân.

You might also like