You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN BÀI THU HOẠCH


HỌC NGOẠI KHÓA THAM QUAN BẢO
TÀNG HỒ CHÍ MINH

TƯ ( Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận


4, TPHCM )
TƯỞN
G HỒ
CHÍ
MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH


NGOẠI KHÓA THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên


LHP: 23C1HCMH51000412
Lớp – Khóa: AV001 - K48
Họ và tên: Huỳnh Xuân Nhi
MSSV: 31221020890
Buổi Học – Phòng Học: CT7 - N2-305

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã đưa môn học Tư Tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham
gia lớp học Tư Tưởng Hồ Chí Minh của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,
tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành
trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã
cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều
chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài thu của em được hoàn thiện
hơn. 
MỞ BÀI
LÍ DO, MỤC ĐÍCH BUỔI NGOẠI KHÓA
“Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn dành cho sinh viên bậc đại học, để
nghiên cứu về những tư tưởng đáng quí của vị cha già dân tộc, người đã dành gần trọn cuộc đời
cho nền độc lập tổ quốc. Do vậy, những cái hay cái đẹp trong cuộc đời Bác Hồ không thể tiếp
cận tới sinh viên chỉ bằng hình thức học đơn thuần trên lớp, học máy móc qua sách giáo khoa
với chỉ toàn là chữ mà còn là buổi trải nghiệm thực tế, những buổi ngoại khóa.

Chính vì điều này, chúng tôi – những sinh viên của lớp 23C1HCMH51000412 bộ môn Tư
Tưởng Hồ Chí Minh đã được nhà trường và giảng viên bộ môn tạo điều kiện được tham gia
một buổi học ngoại khóa tham qua bảo tàng Hồ Chí Minh (Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường
12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh). Qua đó, chúng tôi đã cảm nhận được cái ý chí và tinh
thần của một người thanh niên trẻ ngày ấy quyết tâm ra đi tìm con đường giải phóng dân tộc.
Tôi đã tận mắt chứng kiến những dấu mốcnhững câu chuyện cùng hình ảnh minh họa sống
động, những món đồ mà xưa kia Bác đã dùng. Đó là một niềm hạnh phúc vì chúng tôi đã có thể
thấy được Bác, một con người vĩ đại lại có một cuộc đời thanh tao, giản dị đến như vậy.

Hơn thế nữa, những chuyến đi ngoại khóa như này nhằm để chúng tôi, những sinh viên
thêm phần hiểu rõ thêm về cuộc đời và cũng như những cống hiến cho cách mạng của Bác, có
cái nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời, tấm gương đạo đức, phẩm chất cao đẹp và tình
cảm to lớn của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, quê hương, đất nước Việt Nam.

Từ những điều đã nói trên, tôi vô cùng đề cao vai trò của những chuyến đi tham quan thực
tế. Việc học qua những buổi ngoại khóa sẽ khiến cho sinh viên xác thực và nhận thức được
thông tin cụ thể và nhanh chóng hơn thông qua việc trực tiếp quan sát và ghi lại những khung
cảnh thật, những sự vật sự việc thật. Đồng thời, việc kết hợp học trên lớp và đi ngoại khóa sẽ
khiến cho môn học trở nên sinh động hơn, giúp sinh viên có thêm sự nhiệt tình và hứng thú với
môn học và sẽ là công cụ đắc lực cho việc học hỏi và tiếp thu kiến thức của các sinh viên hiện
nay.”
THÂN BÀI
1. GIỚI THIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất
Thành, Phường 12, Quận 4. Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể
thao TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và
Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. 

Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế
(Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau
khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm
1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng
theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam.
Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des
Messageries Impériales) còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng
Nhà Rồng. Năm 1870, Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) đổi thành
công ty Vận tải Hàng hải (Messageries Maritimes) nhưng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động
không thay đổi. Công ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà bằng biểu tượng của công ty, đó là:
vương miện, mỏ neo và đầu ngựa; chính vì vậy công ty còn được gọi là hãng Đầu Ngựa. 

Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn – trong đó có
Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại
mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm
1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân
sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn -
thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý. 

Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh đó
là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche
Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua Pháp
và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo
nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực
dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc. 

Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di
tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1315/QĐ-UB, ngày 9/7/1979, của
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây
đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ
tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)". Sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, Ủy ban
Nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra quyết định số 7492/QĐ-UB-NCVX chuyển "Khu lưu niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh". Bảo tàng có
nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo
tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và tình cảm sâu nặng
của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với
Bác Hồ. 

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi nhằm làm cho tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh đi sâu vào quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, Bảo tàng còn phối hợp
và liên kết có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, xuất bản các ấn phẩm, chiếu phim tư liệu, tổ chức các
buổi nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thực hiện những bộ sưu tập hiện vật, những tư liệu hồi ký về Bác Hồ; trưng bày lưu động
các chuyên đề có liên quan đến hoạt động của Người. Ngoài ra, Bảo tàng còn là nơi các tổ chức
đoàn thể đến tổ chức các hoạt động phong trào sinh hoạt truyền thống: các cuộc họp mặt, học
tập, vui chơi, kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi
của thành phố. Thành phố cũng thường chọn nơi đây để tổ chức kỷ niệm những ngày lễ trọng
đại của đất nước và thành phố, đặc biệt các ngày 30/4, 19/5, 5/6, 2/9… 

Hơn 40 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã thực sự trở
thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động
cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bảo tàng đã đón tiếp hàng triệu lượt khách tham
quan từ khắp nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia
và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. GIỚI THIỆU CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành,
trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh
khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2/9/1969
tại Hà Nội.

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có
truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô
hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi
khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí
đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây
để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu
Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí
Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa
cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh
giành độc lập, tự do.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và
phong trào công nhân Pháp.

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân
dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII
Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành
một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không
có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái  Quốc
tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người
cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu
về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa
đứng lên tự giải phóng.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản.
Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào
Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn
Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế
Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì
bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự
quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.

Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên
Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng
Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh
Chính phủ Tôn Dật Tiên.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở
lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên
của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập
hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” -  một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng
cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin
(Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến
tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều
yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc
Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều
lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân
tộc Việt Nam.

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm
1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề
dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt
Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn
bị về nước.

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng
minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách
mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội
Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế,
cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính
quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây.
Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài
thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề
nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định
Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính
phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành
chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc
“Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và trở thành vị
Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa.
Trước nạn ngoại xâm, Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của Tổ
quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng Trung ương
Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ,
dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi.

Tháng 2/1951, tại Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Người được bầu
làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã
giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải
phóng hoàn toàn miền Bắc.
Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc
Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn
phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày
thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Ngày 2//9/1969, Người mất tại Hà Nội.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch
sử, căn dặn những việc nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh.
Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,
xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc
chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp
định Paris ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra
khỏi miền Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn
thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện mong ước thiêng liêng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của
giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi
lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Người đã vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm
gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị.

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh
Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam".

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh
là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. QUÁ TRÌNH THAM QUAN


Vào ngày 20 tháng 08 năm 2023, theo hành trình môn học “Tư Tưởng Hồ Chí Minh”,
nhóm chúng tôi có dịp cùng đi đến bảo tàng Hồ Chí Minh để tham quan và học tập. Tại nơi
đây, chúng tôi được xem các hiện vật, tranh ảnh và rất nhiều những bút tích của vị chủ tịch
nước kính yêu, nơi đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật vànhững thước phim ảnh phác
hoạ cuộc đời và sự nghiệp của Người. Chuyến đi đọng lại trong tôi rất nhiều suy nghĩ và cảm
nhận sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà chúng ta đều thương
mến gọi tên “Bác Hồ”. Đặc biệt qua những gì được tận mắt chứng kiến, cuộc viếng thăm còn
đưa tôi đến với nhiều thực tế sinh động mà có thể trước đây tôi mới chỉ được nghe trên sách vở
hoặc chưa hề nghĩ tới.

Theo lời của cô thuyết trình giới thiệu – Bảo tàng – trước đây là trụ sở của Tổng Công ty
vận tải Hoàng đế, là một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi
chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1862 đến cuối năm 1863 thì hoàn thành
với lỗi kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng theo mô típ “Lưỡng long
chầu nguyệt” – cũng vì vậy mà người dân thường gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên
là Bến cảng Nhà Rồng. Đến năm 1982, Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh thành lập “Khu lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Sau hơn 10 năm hoạt động. Năm 1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ
Chí Minh ra quyết định chính thức chuyển “Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” thành “Bảo
tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh”. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm,
bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ
ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Tại
nơi đây, em đã được xem các hiện vật, tranh ảnh và rất nhiều bút tích của chủ tịch Hồ Chí Minh
nơi đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác họa cuộc đời và
sự nghiệp của bác Hồ. Chuyến đi tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh đã để lại cho em rất nhiều
ấn tượng như nội dung về hình ảnh “Ngôi nhà quê nội”. nội dung về con tàu Latouche Tréville,
chiếc xe hiệu PEUGEOT do Việt Kiều Pháp NOVELGELANG gửi tặng bác Hồ năm 1964, bức
tượng bắt tay giữ Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Chủ Tịch Tôn Đức Thắng, nhiều hình ảnh khác
rất ấn tượng với em.

Đầu tiên, bức tranh “Ngôi nhà quê nội” tại Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.
tỉnh Nghệ An. Đó chính là nơi mà Bác Hồ đã lớn lên, nơi mà từ nhỏ Người sớm được cha và
các bạn của cha đàm đạo việc nước. Là nơi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc, cha ruột của chủ tịch Hồ
Chí Minh, với tư tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng đã ảnh hưởng sâu sắc tới
Bác Hồ, là nơi đầu tiên mà Bác tiếp cận với tư tưởng cách mạng tận tiến từ ông cha như Phan
Chu Trinh, Phan Bội Châu và những nhà yêu nước khác, khi các vị tiền bối đã đến đây bàn việc
nước với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Đây cũng là nơi Bác Hồ xác định đặt sự nghiệp Cách mạng lên
làm nghĩa vụ và nuôi ý định ra đi tìm đường cứu nước của mình. Tuy nhiên, mặc dù rất kính
trọng những vị tiền bối này, nhưng Bác Hồ lại không tán thành và đi theo con đường cứu nước
của họ, Bác Hồ đã quyết định đi theo con đường của mình, đó là sang các nước phương Tây,
nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học tiên tiến, nhất là nước Pháp, nơi cổ động phong trào
tự do lan truyền khắp trên thế giới.

Tiếp theo, hình ảnh con tàu Latouche Tréville, đây là một chiếc tàu buôn của Pháp. Ngày
05/6/1911, trên chiếc tàu này, Bác Hồ đã bắt đầu con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để
đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động của mình. Cô thuyết trình kể về
cuộc bôn ba của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành qua các Châu lục, cùng những điều Bác
làm để kiếm sống như cào tuyết, đốt lò, những điều mà bọn tư sản làm với những người da đen
nô lệ. Trong một mảnh giấy ở gian phòng này có ghi lại bút tích khi lần đầu đến thăm tượng Nữ
thần Tự do năm 1913, Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân tượng và ghi vào sổ rằng: “Ánh
sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người
da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình
đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ
được bình đẳng với nam giới?”. Cô thuyết trình kể rằng: vào những năm 1917 khi Nguyễn Tất
Thành trở lại Pháp, Người đã phải sống trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn ở quận 17,
Paris, sau đó người thay đổi chỗ ở nhiều lần, trong đó Người ở lâu nhất là nhà số 9 ngõ
Compoint, Quận 17, Paris ở từ ngày 14/7/1921 đến 14/3/1923Cố thuyết trình lúc này chỉ tay
vào một tấm biển mô phỏng có ghi chữ theo tiếng Pháp và đọc (hay là nhớ)“Tại đây, từ năm
1921–1923Nguyễn Ái Quốc đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập và tự do cho nhân dân Việt
Nam và các dân tộc bị áp bức”. Có nhiều hình ảnh về hoạt động của Bác ở Pháp, Liên Xô, Hội
nghị Versailles... cùng hình ảnh một số hiện vật như báo Le Paria (Người cùng khổ), tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, hình ảnh của C.Mác, Ăng-ghen, Lê-Nin,.... Bác Hồ quyết chí
ra đi tìm đường con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân
Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Bác Hồ biết, con đường
ở phía trước còn dài, rất gian nan, vất vả nhưng Bác vẫn vững tin vào con đường chính nghĩa,
tin vào sức lao động của chính mình. Trong quá trình bôn ba khắp thế giới gian nan ấy, Bác đã
làm vô số những công việc như phụ bếp, bồi bàn, vượt qua những đêm đông rét mướp của châu
Âu, đi qua nhiều nơi, từ Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, đến nơi nào Bác cũng cố gắng học tập, để ý xem
xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy tai nghe, mong mõi thực hiện ước vọng cao cả
của mình. Đứng trước dòng sông mênh mông ấy cùng với những lời thuyết minh của cô hướng
dẫn, em đã tưởng tượng ra cảnh anh thanh niên Nguyễn Tất Thành bước lên con tàu Latouche
Tréville, mỗi bước chân là vì lý tưởng vĩ đại, một lý tưởng vì nước vì dân. Mỗi một hành động
của Bác là một hành động vì nước vì dân, thể hiện một ý chí kiên cường dũng cảm và sáng
suốt. Nhìn vào tấm gương em thấy rất khăm phục Bác vì ý chí, nghị lực và những lý tưởng cao
đẹp đã vượt qua mọi thử thách, khó khăn, chông gai của con đường Bác đã chọn. Nhìn lại hiện
tại, khi xã hội đã tự do, điều kiện phát triển đầy đủ những cơ hội tốt đẹp của tương lai đăng mở
ra cho chung ta muôn vàn sự lựa chọn thì lý tưởng và hành động của em sẽ là phải cố gắng học
tập và làm theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho
đất nước và xã hội.

Con đường sự nghiệp của Bác hiện ra trong em hết sức rõ ràng khi em nhìn thấy những
hiện vật trưng bày xung quanh bảo tàng. Những vật dụng tử tranh của Bác, nào là chiếc mũ cối
cũ kĩ, chiếc áo kaky sờn vai, đôi dép cao su đã mòn, chiếc kính lão, thùng tưới được bác dùng
để tưới cây vú sữa, chiếc máy đánh chữ bác dùng khi ở Hà Nộicác dụng cụ luyện tập thân thể
của Bác,... những vật dụng đã theo chân Bắc từ những ngày đầu tiên thật giản dị, mộc mạc, gần
gũi, một hình tương mà với mọi người dân Việt Nam. Dù đang ở tại đất nước hay đang bôn ba
nước ngoài vẫn còn nhớ, vẫn còn thương thân. Một vĩ nhân của thế giới, một vĩ lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc, thế mà lại quá giản dị, đơn sơ. Cũng chính vì thế mà Bác Hồ luôn được mọi người
yêu quý và kính trọng. Nhưng không chỉ được yêu mến và kính trọng trong cuộc sống đơn sơ,
người ta còn thấy được cái ý chí mạnh mẽ trong Bác. Trong những năm bôn ba nước ngoài,
Bác Hồ còn phải chịu cả cảnh lao tù thế mà Bác vẫn không nản chí. Nét chữ còn đây lưu lại
những dòng mà Bác viết trong “Nhật kí trong tù”, thể hiện những ngày chịu cảnh lao tù: “Thân
thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” thật là một con người quá kiên cường, trong từng hoàn
cảnh Bác đều lạc quan. Lúc nào cũng nghĩ cho vận mệnh dân tộc và luôn đặt vận mệnh lên trên
cả cuộc sống khó khăn gian khổ, lấy những ngày còn làm cách mạng là niêm vui và tự hào của
bản thân Bác.

Ngoài ra, ở Bảo Tàng còn có một số nội dung nói về tình cảm của Hồ Chí Minh dành cho
miền Nam, hay tình cảm của Bác với thiếu nhi Việt Nam hay với thiếu nhi thế giới với những
bức ảnh trong đó Bác đang ôm hôn, quàng khăn đổ cho đội viên thiếu niên hay cùng vui đùa
với các cháu thiếu nhi Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, CHDC Đức,... Trong những bức thư
của Bác ở phần cuối em luôn nhìn thấy dòng chữ Bác gửi cháu chiếc hôn, điều đó thể hiện Bác
có tình yêu vô vàng dành cho thiếu nhi. Ở Bảo tàng còn có một phòng trưng bày những tác
phẩm của thiếu nhi, những tình cảm của đồng bào dành cho Bác: từ những bức tranh, đồ gốm,
chậu, các đại biểu học sinh ở Trường trung học Trưng Vương tại Hà Nội tới chúc thọ bác.
Tranh ghép hình Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng những tem hình cảnh thiên nhiên tại mỗi nơi trên
đất nước. Tranh Chủ Tịch Hồ Chí Minh chăm sóc cây vú sữa xếp bằng hạt gạo của đồng bào
Miền Nam gửi tặng. ... Bảo tàng còn trưng bày một số vật dụng xưa như: tem, tiền, đồ dùng, đồ
mộc, micro bác dùng đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1975, bát, đũa, ông bương đựng
nước, đá in, rulo in báo “Việt Nam Độc Lập”, ... Bên cạnh đó, còn có một nội dung mà cô
hướng dẫn nói đến mà em thấy rất đặc biệt là gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếc là ngày hôm
đó không có nhan đề em có thể thắp cho Bác. Ở phía ngoài hành lang trên tầng 2 còn có đặt 2
chiếc xe kéo. Bức tường phía ngoài dán những bài viết nhỏ của Bác trong các giai đoạn, như
các bài báo ca ngợi tinh thần bất khuất của người Xô- viết, những bức thư gửi cho những bà mẹ
người Pháp, và cho nhân dân Mỹ, cùng những bức thư khen tặng đồng bào thiếu nhi có thành
tích xuất sắc trong thi đua yêu nước – sản xuất – đánh giặc, .... Tuy nhiên nội dung quá nhiều
nếu để nói hết thật sự em không biết bao nhiêu trang cho đủ.

Sau chuyến tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh, em cảm thấy biết ơn sự hiện diện của bảo
tàng đã giúp em có thể biết được nhiều điều thú vị, tư liệu, kiến thức lớn về Chủ Tịch Hồ Chí
Minh, lịch sử hình thành của Đảng cũng như công cuộc giành lại độc lập tự do của dân tộc Việt
Nam. Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi cất giữ không chỉ hiện vật liên quan tới Chủ Tịch Hồ Chí
Minh mà còn lưu trữ một không gian thiêng liêng và trang trọng mà thế hệ của em cũng như
thế hệ mai sau chỉ mới thấy được trên sách vở, internet, thậm trí chưa từng biết đến. Đặc biệt là
hình ảnh “Ngôi nhà quê nội” và hình ảnh con tàu Latouche Tréville, hình ảnh ngôi nhà số 9 ngõ
COMPOINT ở Quận 17 tại Paris, hình ảnh Nguyễn Tất Thành làm bồi bàn tại khách sạn
CARLTON ở Anh, hình ảnh Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba trên tàu AMIRAL
LATOUCHE TRÉVILLE ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, Qua những hình ảnh và nội
dung được nghe được trong chuyến tham quan, em hiểu nhiều về con người huyền thoại Hồ
Chí Minh, về những quãng đời mà Người đã trải qua, đúng với câu nói Hồ Chí Minh đã dành
cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng và Thống nhất dân tộc. Em cũng học tập được rất nhiều
những đức tính tốt đẹp của Bác về tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, sự tin tưởng vào đôi tay
lao động của chính mình. Đúc kết từ những điều đó, em tự thấy rằng mình phải sống lý tưởng
đem lý tưởng của mình để tự tin cống hiến cho xã hội, kiên cường vượt qua mọi khó khăn.
Chuyển đi này em càng thêm yêu thương và tự hào về đất nước Việt Nam – đất nước mà Bác
đã cùng nhân dân ta đánh đổi bằng xương máu.
KẾT BÀI

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục, học
tập tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bồi dưỡng các thế hệ người Việt
Nam kể tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của cách mạng vĩ đại của Bác. Chuyến tham
quan Bảo tàng Hồ Chí minh đã để lại trong tôi nhiều cảng xúc khó tả, vô số bài học vô giá và
cũng là chuyến đi với những trải nghiệm tuyệt vời.

Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh thật sự là một hoạt động vô cùng bổ ích. Qua đó, chuyến
đi giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữa nước
hào hùng của dân tộc. Hiểu rõ hơn về công lao to lớn của Bác Hồ. Riêng tôi, một sinh viên của
trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh càng thấy yêu hơn môn học tư tưởng Hồ Chí
Minh, môn học giúp cho tôi có cái nhìn cụ thể hơn, nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng cũng
như đức tính tốt đẹp của Bác. Để qua đó, tôi cũng như các thành viên trong nhóm Fab5 ý thức
được vai trò của mình đối tương lai, đất nước.

You might also like