You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

–—o0o–—

BÁO CÁO MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM


QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên giảng dạy: Lê Thị Bích Nga

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


PHẦN 1: MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 3
PHẦN 2: MỞ ĐẦU 4
2.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 4
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 4
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN 3: NỘI DUNG 5
3.1. CHỦ ĐỀ THỨ NHẤT: THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH
MẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC -
LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1890
- 1920) 5
3.1.1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh 5
3.1.2. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh 7
3.2. CHỦ ĐỀ THỨ HAI: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢO
VỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬP
CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM (1920 - 1930) 8
3.3. CHỦ ĐỀ THỨ BA: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨC
VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬP
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG
CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC (1930 - 1954) 11
3.3.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám
thắng lợi 11
3.3.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và
lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp 12
3.4. CHỦ ĐỀ THỨ TƯ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÁCH
MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG
MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC
(1954 - 1969) 14
PHẦN 4: KẾT LUẬN 17
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
LỜI CẢM ƠN

Mở đầu bài báo cáo, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị
Mộng Tuyền. Trong suốt quá trình học tập môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng
em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn nhiệt tình từ cô. Nhờ những kiến thức và
kinh nghiệm mà cô đã chia sẻ, chúng em đã hiểu rõ hơn, có cái nhìn sâu sắc và
hoàn thiện hơn trong với các vấn đề được viết trong tài liệu. Từ những kiến thức
ấy, chúng em xin được trình bày những gì đã tìm hiểu về Bến Nhà Rồng - Bảo
tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) qua Bài thu hoạch -
Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh của nhóm.

Chúng em rất mong muốn được nhận được sự góp ý của cô để bài thu hoạch này
được hoàn thiện hơn nữa. Chúng em hiểu rằng kiến thức là vô hạn và chúng em
luôn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Vì vậy, sẽ rất
biết ơn nếu cô thể cho chúng em biết những điểm mà chúng em cần cải thiện.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng bài thu hoạch này được thực hiện dựa trên những
kiến thức và sự nỗ lực nghiên cứu của nhóm. Toàn bộ hình ảnh trong bài do nhóm
chúng em tự chụp tại bảo tàng. Chúng em đã tổng hợp các thông tin từ địa điểm
Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) và
chỉnh sửa để có thể hoàn thành bài thu hoạch về chuyến tham quan Bảo tàng Hồ
Chí Minh.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Bích Nga đã hướng dẫn chúng em
trong quá trình thực hiện bài thu hoạch này. Những thông tin trong bài thu hoạch
này đều đúng sự thật và không được sao chép từ các bài thu hoạch khác. Tuy
nhiên trong quá trình tìm hiểu chúng em có tham khảo thông tin từ một số nguồn
tư – tài liệu và chúng em có ghi nguồn phần tài liệu tham khảo đầy đủ. Nếu có sự
sai sót, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 01 năm 2024


Các thành viên của nhóm 9:
● Vương Thịnh Phát
● Bùi Lê Phương
● Nguyễn Trần Nam Phương
● Nguyễn Cao Ý Vy
● Trần Thanh Trúc
● Nguyễn Xuân Nhi
PHẦN 2: MỞ ĐẦU

2.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Chúng em luôn có mong muốn tìm hiểu và khám phá nhiều hơn về những giá trị
văn hóa di sản của nước nhà. Vậy nên, chúng em đã có một chuyến tham quan
Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh, là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm
bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở
của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955.
Và nơi đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, giành
độc lập dân tộc. Bảo tàng này chứa nhiều hiện vật quý giá về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Người. Chúng em đã được chiêm ngưỡng những kiến trúc
cổ kính và tìm hiểu thêm về lịch sử của đất nước mình. Chúng em rất thích thú khi
được khám phá những giá trị văn hóa di sản của nước nhà và mở mang tầm hiểu
biết của mình.

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Về mục tiêu nghiên cứu, Nhóm chúng em sẽ tìm hiểu về giá trị văn hóa của Bảo
Tàng Hồ Chí Minh và phân tích vai trò, vị trí của Bảo Tàng Hồ Chí Minh trong
đời sống văn hóa đô thị.

Đối tượng nghiên cứu của nhóm là giá trị di sản văn hóa của Bảo Tàng Hồ Chí
Minh, bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, chúng em cũng
sẽ nghiên cứu về vai trò, vị trí của Bảo Tàng Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn
trong quá trình hình thành và phát triển của nước ta

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Về không gian, nhóm chúng em đã giới hạn phạm vi nghiên cứu tại khuôn viên
của di tích văn hóa Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Thêm vào đó tìm hiểu về bảo tàng
qua từng giai đoạn lịch sử của nước nhà và các mối quan hệ giữa Bảo Tàng Hồ
Chí Minh với những người đã đến và hoạt động tại bảo tàng qua các thời kỳ khác
nhau.

Chúng em đã sử dụng phương pháp hệ thống để làm nổi bật các yếu tố văn hóa
của di tích văn hóa Bảo Tàng Hồ Chí Minh và cũng đã sử dụng phương pháp khảo
sát thực tế nhằm tìm hiểu sự ra đời, hình thành và các hoạt động tại Bảo Tàng Hồ
Chí Minh.

PHẦN 3: NỘI DUNG

3.1. CHỦ ĐỀ THỨ NHẤT: THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH
MẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC -
LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1890
- 1920) - Gồm 110 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.

3.1.1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19 tháng 5 nǎm 1890. Tên khai sinh là Nguyễn
Sinh Cung, là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Quê nội của
Bác Hồ ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Hình 3.1. Mô hình ngôi nhà của gia đình Hình 3.2. Gia đình của Chủ
tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tuy mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông đã sớm
có ý chí tự lập, thông minh và ham học. Vào nǎm 1901, Nguyễn Sinh Sắc thi Hội
và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao, nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét
thói xu nịnh và cam phận của các quan lại trong triều đình Huế. Ông chỉ làm quan
trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc
chữa bệnh cho nhân dân. Ông đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước,
tuyên truyền đoàn kết và kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư
tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc
đến những người con. Ông qua đời tại thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào nǎm
1929, thọ 67 tuổi.

Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan, sinh nǎm 1868 tại một
gia đình nho học. Bà là một người phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương
yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải, bà đã hết
lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi, nhưng đã để
lại hình ảnh về một người phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có ảnh hưởng
rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế vào nǎm
1901, lúc 33 tuổi.

Chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Bà đã
tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình
phong kiến bắt giam. Bà đã qua đời tại quê hương vào nǎm 1954, thọ 70 tuổi. Và
người anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888. Từ
tuổi thanh niên, ông đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức và mở mang vǎn hoá. Do
tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến, ông đã từng bị tù
đày nhiều nǎm. Ông đã qua đời vào nǎm 1950, thọ 62 tuổi. Cuối cùng là bé Xin -
người em út của Người, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên đã sớm qua đời. Các anh
chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và
rất thương người, đã tham gia các phong trào yêu nước, bị thực dân Pháp và triều
đình phong kiến bắt giữ, bỏ tù.

Từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã sớm


được cha giáo dục lòng yêu nước
thương nòi. Mặc dù rất kính trọng các
cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,...
- những nhà yêu nước, nhưng Nguyễn
Tất Thành đã không đi theo con đường
Hình 3.3. Tranh Nguyễn Tất Thành đang cứu nước của các cụ mà quyết định
nghe các bậc cha chú đàm sang các nước phương Tây, nơi có
đạo việc nước nhiều về tư tưởng tự do, dân chủ và
khoa học kỹ thuật hiện đại.

Vào ngày 09/05/1908, khi đang cùng với đám đông học sinh đứng bên bờ sông
Hương quan sát cuộc biểu tình của nông dân tràn vào thành phố Huế, Nguyễn Tất
Thành bất ngờ túm lấy cổ áo của hai người bạn và yêu cầu họ cùng với mình tham
gia vào đoàn biểu tình để phiên dịch cho nông dân. Trên đường đi, Người đã lật
ngược cái mũ nan đang đội trên đầu để ra ý cần phải phá bỏ hiện trạng. Mặc dù
Leveque đã đồng ý thương thuyết và Nguyễn Tất Thành đã phiên dịch, nhưng
thực dân Pháp vẫn đàn áp cuộc biểu tình một cách dã man, đã khiến nhiều người
chết và bị thương.
Vào buổi sáng ngày 10/05/1908, khi Nguyễn Tất Thành đang học tiết thứ ba thì
cảnh sát và viên đội trưởng đã đến tận phòng học, tuyên bố rằng Người có hành vi
quấy rối, buộc phải thôi học. Điều đó đã đưa Nguyễn Tất Thành đi đến quyết định
ra đi tìm đường cứu nước.

Hình 3.4. Tranh Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống thuế ở Huế (1908)

3.1.2. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh

Hình 3.5. Mô hình tàu Amiral


Latouche Tréville mà Người đã đi sang Pháp và phương Tây

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa Tháng Mười Nga bùng nổ làm chấn động thế giới, đã mở ra một kỷ
nguyên mới, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Và Người đã quyết tâm đi theo con đường của cách
mạng ấy - con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Vào năm 1919, Người với tên Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”,
yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và các quyền bình
đẳng cho nhân dân Việt Nam

Hình 3.6. Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã Hội Pháp họp tại thành
phố Tours vào năm 1920

Từ ngày 25 đến 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ
XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (Tours) với tư cách là đại biểu
Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc đã cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế
III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ giây phút ấy,
Nguyễn Ái Quốc trở người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người
cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

3.2. CHỦ ĐỀ THỨ HAI: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢO
VỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I LÊNIN VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬP
CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM (1920 - 1930) -
Gồm 120 hình ảnh, tư liệu, hiện vật

Vào nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước thuộc các thuộc
địa của Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, nhằm tổ chức và lãnh đạo phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc. Tuyên ngôn của Hội kêu gọi nhân dân thuộc
địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh "Vận dụng công thức của Các
Mác chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể
thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội liên hiệp thuộc địa thành lập
chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy".

Và để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa,
Hội liên hiệp thuộc địa đã xuất bản báo Le Paria - Người cùng khổ. Nguyễn Ái
Quốc là linh hồn của tờ báo, là chủ nhiệm, kiêm chủ bút, thủ quỹ. Báo được xuất
bản bằng tiếng Pháp, nhưng ở trang đầu còn có tên báo bằng chữ ả rập và chữ
Hán. Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng, đó chính là
“Giải phóng con người”.

Tháng 06/1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi Pháp và sang Liên Xô. Người kiên trì đấu tranh bảo
vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa,
hướng sự chú ý của Quốc tế Cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân ở các
nước thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tới tình


cảnh của người nông dân trong các nước thuộc
địa. Họ chiếm đại đa số trong xã hội và cách
mạng thuộc địa không thể thắng lợi nếu không
có sự tham gia của đông đảo nông dân. Tại
Hội nghị lần thứ I Quốc tế Nông dân (tháng 10
Hình 3.7. Nguyễn Ái / 1923), Nguyễn Ái Quốc đã được bầu vào Hội
Quốc đọc tham luận tại phiên đồng Quốc tế Nông dân và được cử vào đoàn
họp thứ 7, Hội nghị lần thứ Chủ tịch của Hội đồng. Người còn được mời
nhất Quốc
làm chuyên giatếcủa
Nông dân,
Ban thư ký giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp, là
chuyên gia về những công việc liên quan đến các nước thuộc địa.

Và trong các bài phát biểu tại Đại hội V


Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924), Nguyễn Ái
Quốc đã đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa
cách mạng thuộc địa và cách mạng chính
quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân thế giới với cách mạng thuộc địa.
Hình 3.8. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc Tại phiên họp XXV (ngày 03/07/1924), đọc
tham luận tại Đại hội V Quốc Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: "Trong tất tế
Cộng sản cả các thuộc địa Pháp, nạn nghèo đói đều
tǎng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi.
Trong nhiều nước thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong
máu. Nếu hiện nay, nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là
vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản phải giúp đỡ họ tổ
chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới
cách mạng và giải phóng”

Hình 3.9. Tranh Nguyễn Ái Quốc và


Đại biểu tham dự Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

Từ ngày 3 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia
Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu Đông Dương
Cộng sản Đảng); Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại biểu An Nam Cộng sản Đảng).
Đại biểu Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không đến kịp. Hội nghị nhất trí thành lập
đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Ngày
03/02/1930 trở thành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam,
chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm. Trong
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được
Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã xác định cách mạng Việt Nam phải tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công
nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự kiện ấy đã đưa
Việt Nam bước vào con đường mới dưới ánh sáng của cách mạng vô sản.

Trước khí thế sục sôi của cao trào cách mạng và ngọn lửa Xô Viết rực sáng, thực dân
Pháp và tay sai đã tăng cường lực lượng đàn áp và tiến hành cuộc khủng bố vô cùng
tàn bạo. Vì vậy, trong cao trào cách mạng từ năm 1930 đến năm 1931, đỉnh cao chính
là Xô Viết - Nghệ Tĩnh, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tạm thời lắng xuống vào
cuối năm 1931. Cao trào cách mạng này đã mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở nước ta, khẳng định
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đóng vai trò quan trọng của mối liên
minh giữa giai cấp công nhân và nông dân trong tiến trình cách mạng.

3.3. CHỦ ĐỀ THỨ BA: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨC
VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬP
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG
CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP XÂM LƯỢC (1930 - 1954) - Gồm 164 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.

3.3.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng
Tám thắng lợi

Xuân Canh Ngọ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là kết quả của những
ngày người thanh niên yêu nước - Nguyễn Tất Thành bôn ba tìm đường cứu nước
và chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện cho việc thành lập một chính đảng cộng sản
ở Việt Nam. Tại Quảng Châu – Trung Quốc, Người triệu tập Hội nghị đại biểu các
tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu sự trưởng
thành của phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là bước ngoặt của lịch sử cách
mạng Việt Nam.

Sau khi thoát khỏi nhà tù ở Hồng Kông vào cuối năm 1932 và hoạt động tại Trung
Quốc vào đầu năm 1934, Người đã trở lại Moskva. Năm 1938, Người về lại
Quảng Châu. Đầu năm 1940, Người gặp các đồng chí vừa từ Việt Nam sang là
Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Sau một thời gian tìm hiểu, Người đã phát
hiện Cao Bằng là nơi hội đủ cả “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để xây dựng căn
cứ địa cách mạng.
Hình 3.10. Mô hình Hang Pác Pó
Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng -
Ái Quốc và các đồng chí đã trở về một nơi “bí mật” có “hàng rào
đất nước, vượt qua mốc 108 biên quần chúng bảo vệ và có đường
giới Việt Nam - Trung Quốc, về rút lui”.
đến Pác Bó thuộc xã Trường Hà,
Người quyết định chọn Pác Bó làm điểm “đứng chân” xây dựng căn cứ địa trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước
có nhiều diễn biến mới. Tại Pác Bó, Người đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng và đã
bùng cháy, lan tỏa ra khắp cả nước, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân đứng lên
tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay
nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên
mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng


Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên
truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ
thành lập theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí
Minh. Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của
Hình 3.11. Lễ thành lập Đội Việt lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân
Nam tuyên truyền giải phóng của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
quân (1944) Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy
đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những
khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu
truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.
Ngày 15/5/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực
lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân
sự chủ lực của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
3.3.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa và lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà


Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Người tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng
tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự
do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam
Hình 3.12. Bản Tuyên ngôn quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
độc lập 02/09/2945 và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Vào ngày 03/03/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã đưa ra Chỉ thị Tình
hình và chủ trương, nêu rõ việc đấu hòa với Pháp, có thể phá tan âm mưu của chủ
nghĩa đế quốc và bọn phản động, giúp ta bảo toàn được lực lượng, đồng thời cũng
có thêm thời gian để chuẩn bị cuộc chiến đấu mới, tiến đến giành độc lập hoàn
toàn.
Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà ký Hiệp định
Sơ bộ với đại diện cho Chính phủ Pháp
- Jean Sainteny. Và theo Hiệp định Sơ
bộ, Chính phủ Pháp đã công nhận
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
một quốc gia độc lập tự do nằm trong
khối liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam
có Chính phủ, nghị viện, quân đội và
tài chính riêng. Việc thống nhất đất
nước sẽ được quyết định bằng trưng
Hình 3.13. Hiệp định Sơ bộ cầu ý dân. Tuy nhiên, Hiệp định Sơ bộ
(06/03/1946) chỉ là thỏa thuận tạm thời, quan hệ
giữa hai nước
phải do một hiệp định chính thức quy định. Chính vì vậy, Hiệp định Sơ bộ có lưu ý
hai nước Việt Nam và Pháp cần tiếp tục đàm phán để ký hiệp định chính thức. Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tìm mọi cách hòa hoãn, đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh.

Vào tháng 10/1947, địch đã mở đợt tấn công lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt bộ đội
chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, kết thúc chiến tranh theo chiến
thuật quân sự "tốc chiến, tốc thắng" của chúng. Sau hơn 200 trận đánh, Chiến dịch
Việt Bắc đã kết thúc thắng lợi và phá tan kế hoạch "đánh nhanh; thắng nhanh" của
địch. Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp.

Và sau khi bị thất bại, địch đã thay đổi kế hoạch. Từ trọng điểm đánh chiếm Bắc
Bộ, quay về "bình định" thuộc Nam Bộ, từ tập trung tiêu diệt chủ lực của ta sang
đánh phá cơ sở quần chúng và kinh tế của ta. Trong nǎm 1948, quân ta đã diệt
địch bằng nhiều hình thức như tập kích bất ngờ, nội ứng, bức rút và mở một số
chiến dịch, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, giải phóng nhiều
vùng đất đai. Từ tháng 12/1950 đến tháng 6/1951, quân ta liên tiếp mở ba chiến
dịch đánh địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Sau 7 nǎm tiến hành chiến tranh
xâm lược tại Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tục. Được sự viện trợ tối đa
của Mỹ, thực dân Pháp vạch kế hoạch Na-va. Đây là một âm mưu chính trị và
quân sự của liên minh Mỹ - Pháp chống phá cách mạng Việt Nam và Đông
Dương.

Vào Tháng 9/1953, Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân, tập
trung lực lượng tiến công vào các hướng chiến lược nơi địch yếu. Vào tháng
12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bộ chính trị Trung ương Đảng thông qua kế
hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vào ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công địch ở Phân Khu phía Bắc Trung
tâm Mường Thanh, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trải qua cuộc chiến đấu
chống quân xâm lược suốt 56 ngày đêm với 3 đợt tiến công lớn, vào 17 giờ 30
phút của ngày 07/05/1954, quân ta đánh chiếm hầm chỉ huy bắt sống toàn bộ chỉ
huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiều ngày 07/05/1954, lá cờ "Quyết
chiến
- Quyết thắng" của Quân đội ta tung bay
trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã góp phần
quyết định kết thúc cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp trường kỳ, anh
dũng của quân, dân ta và là một trong
những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu
Hình 3.14. Tượng Chiến thắng Điện
Biên Phủ tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.

3.4. CHỦ ĐỀ THỨ TƯ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÁCH
MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG
MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC
(1954 - 1969) – Gồm 120 hình ảnh tư liệu hiện vật

Vào ngày 05/09/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc diễn


văn khai mạc Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt
Nam. Sau những ngày họp nội bộ, Đại hội đã họp công
khai từ ngày 5 đến ngày 10/09/1960. Tham dự Đại hội có
525 đại biểu chính thức và có 51 đại biểu dự khuyết thay
mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước, trong đó có 50%
số đại biểu là các đảng viên đã tham gia cách mạng từ khi
Đảng còn hoạt động bí mật. Tất cả các đại biểu đều đã trải
qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Hình 3.15. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc diễn văn khai mạc Đại hội
lần thứ III của Đảng Lao động
Việt Nam (05/09/1960)
Vào ngày 05/11/1963, chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Hội nghị phát động phong trào làm thủy lợi từ
năm 1964 - 1965 toàn miền Bắc. Trước đây, vì
thiếu nước, nước không điều hoà, nên nǎm nào
dân cũng mất nhiều công sức, Chính phủ
Hình 3.16. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tốn nhiều tiền bạc để chống hạn. Phong tại
Hội nghị phát động phong trào trào nhân dân làm thuỷ lợi mà phát triển rộng làm
thủy lợi 2 năm 1964 - 1965 rãi thì nhân dân và Chính phủ đều đỡ vất vả toàn miền
Bắc, ngày 05/11/1963 mà thu hoạch ngày càng tǎng lên.

Bộ quần áo với chất liệu vải kaki màu vàng đậm do xưởng may 10 thuộc Cục
quân nhu Tổng cục hậu cần may, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ năm 1959
cho tới ngày Người qua đời. Đây là bộ quần áo mà Hồ Chủ tịch thường mặc khi
tiếp khách, khi thăm các địa phương trong nước khi tiết trời se lạnh, đi thăm các
nước anh em, bạn bè, dự các hội nghị, các cuộc họp của Trung ương Đảng và
Chính phủ. Bên cạnh đó là chiếc mũ cát hình bầu dục, ngoài bọc vải kaki màu
trắng nhạt. Đỉnh mũ chia làm 4 múi, có chóp, 4 lỗ thoát hơi. Giáp vành và đỉnh có
10 nếp gấp, phía trong lót vải màu đỏ và xanh.

Hình 3.18. Một số đồ dùng của Chủ Hình 3.19. Di chúc của Chủ tịch Hồ
tịch Hồ Chí Minh Chí Minh

Ngoài ra còn có một số hiện vật đã rất quen thuộc với Bác, đó là chiếc gậy song có
chiều dài 92cm, đường kính 2cm, một đầu uốn cong dùng làm chỗ tay cầm chi chống,
màu vàng óng, pha nâu do Hợp tác xã thủ công sản xuất hàng mây tre xuất khẩu ở xã
châu Khê – Tiên Sơn – Hà Bắc làm năm 1966. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng chiếc
gậy này khoảng từ tháng 8/1966 - 8/1969. Đặc biệt là hình ảnh đôi dép cao su đã sờn
quai đã gắn bó với Bác với một quãng thời gian dài khiến chúng ta xúc động về một
đức tính giản dị và tiết kiệm của Người.

Còn đây là những vật dụng thân quen mà Bác đã sử dụng như máy đánh chữ, bút chì,
chiếc mũ sắt và chiếc kính lão trong thời kỳ chống phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền
Bắc. Chúng đã gắn liền với Bác và đồng hành cùng Bác trong một khoảng thời gian
khá dài.

Di chúc này chính là tâm nguyện, là ý chí, niềm tin, là tình cảm và trách nhiệm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng. Là
người của cách mạng, Người luôn thấu hiểu quy luật khách quan của tự nhiên, của xã
hội, của con người. Trong Di chúc, Người đã nhận thức và đón nhận quy luật của
cuộc sống một cách chủ động, bằng phong thái ung dung tự tại, chuẩn bị cho việc ra
đi bằng những lời tâm huyết dặn lại.
Phần 4: KẾT LUẬN

Đối với bản thân của mỗi thành viên trong


nhóm chúng em, Bến Nhà Rồng - Bảo tàng
Hồ Chí Minh là một nơi thiêng liêng và rất
bổ ích cho chúng tôi. Nơi này trưng bày
những hiện vật lịch sử và sự kiện vẻ vang,
giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về
công lao to lớn và vĩ đại của Chủ tịch Hồ

Hình 4.1. Nhóm 9 tham quan Chí Minh.

tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng này chứa đựng nhiều hiện vật quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Những hiện vật
này giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về truyền thống và tinh thần của dân
tộc ta. Nhìn hình ảnh của Người và thấu hiểu được cuộc đời cũng như những vất
vả, gian nan mà Người đã trải qua, chúng em đã tự nhủ rằng cần phải sống nhân
ái, bao dung, biết chia sẻ, quan tâm và đoàn kết với cộng đồng hơn, để xứng đáng
với những gì Người đã hy sinh cho chúng ta.

Chuyến đi tham quan Bến Nhà Rồng - Bảo


tàng Hồ Chí Minh thực sự là một hoạt
động rất bổ ích. Nơi đây giúp chúng tôi có
cái nhìn sâu sắc hơn về hành trình dựng
nước và giữ nước của dân tộc, hành trình
ra đi tìm đường cứu nước và giành độc lập
dân tộc đầy hào hùng, đầy tự hào của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Là những con người
may mắn được sinh ra và lớn lên khi đất
nước đã hòa bình, chúng tôi luôn mang
Hình 4.2. Phía trước Bảo tàng Hồ Chí
trong mình tinh thần yêu nước và trách
Minh
nhiệm dựng xây và phát triển đất nước.
Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bến Nhà Rồng (2023), Trang web vi.wikipedia.org.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bến_Nhà_Rồng#:~:text=Bến%20Nhà
%20Rồng
%2C%20tên%20chính,năm%201864%20đến%20năm%201955.https://vi.wi
kipedia.org/wiki/Hồ_Chí_Minh

2. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1911) - (2014),
Trang web www.camau.gov.vn.

https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm
%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/
hoctapvalamth eotamguongdaoduchcm/gioithieuvebac/thoithoaicuahcm

3. Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1911) - (2020), Trang web
phurieng.binhphuoc.gov.vn.

https://phurieng.binhphuoc.gov.vn/index.php?
language=vi&nv=news&op=ch u-tich-ho-chi-minh/thoi-nien-thieu-cua-chu-
tich-ho-chi-minh-1890-1911-3340. html

4. CHỦ ĐỀ THỨ NHẤT - THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ


TỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH
MẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1890 - 1920) -
(2023), Trang web baotanghochiminh-nr.vn.

http://baotanghochiminh-nr.vn/trng-bay/hot-ng-trng-bay/52-ch-th-nht.html

5. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969), Trang web


donduong.lamdong.dcs.vn

https://donduong.lamdong.dcs.vn/hoc-tap-lam-theo-tu-tuong-ho-chi-minh/
type/detail/id/4438/task/1227

6. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG
TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I.LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬP CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VIỆT NAM (1920 - 1930)- (2023), Trang web baotanghochiminh-nr.vn.
http://baotanghochiminh-nr.vn/trng-bay/hot-ng-trng-bay/52-ch-th-nht.html

7. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC, GIẢI
PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 - 1969) - (2023), Trang
web baotanghochiminh-nr.vn.

http://baotanghochiminh-nr.vn/trng-bay/hot-ng-trng-bay/52-ch-th-nht.html

8. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH


MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN
CHỦ CỘNG HÒA, ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1930 - 1954).-
(2023), Trang web baotanghochiminh-nr.vn.

http://baotanghochiminh-nr.vn/trng-bay/hot-ng-trng-bay/52-ch-th-nht.html

You might also like