You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ


NỘI


BÁO CÁO THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH


BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

…..

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hoài


Nhóm sinh viên thực hiên : Nhóm 2
Lớp học phần : POL1001 21
Lớp : QH-2021-E KTQT CLC 7
Khoa : Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế

Thành phố Hà Nội, tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................3

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH..................................4

II. NỘI DUNG THAM QUAN BẢO TÀNG..........................................................5

Tiểu sử..............................................................................................................6

Hoạt động CM của chủ tịch HCM....................................................................7

III. GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC ĐỂ LẠI.....................................................................10

1. Giá trị.............................................................................................................10

Đối với nhân dân trong nước...........................................................................10

Đối với thế giới...............................................................................................11

2. Bài học............................................................................................................11

IV. CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN.......................................................................13


LỜI CẢM ƠN
Được tham gia lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh có được sự hướng dẫn của cô
Nguyễn Thị Hoài và có cơ hội tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh cùng lớp đối với
nhóm chúng em là một trải nghiệm đáng nhớ và để lại nhiều kỉ niệm. Chuyến đi đã
giúp chúng em hình dung và có góc nhìn chân thực hơn về bảo tàng Hồ Chí Minh.
Nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô đã dành thời gian
cùng lớp để có buổi tham quan, trải nghiệm ý nghĩa.
Vào thăm quan bảo tàng, chúng em muốn gửi lời cảm ơn vì có được sự hướng
dẫn nhiệt tình, tận tâm cùng cách thuyết minh lôi cuốn, những truyền đạt cặn kẽ và
đầy cảm xúc của chị hướng dẫn viên, giúp nhóm được đi tham quan bảo tàng nơi khắc
hoạ lại quá trình, các giai đoạn khác nhau về cuộc đời, quá trình đi tìm đường cứu
nước của Bác.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, bài báo cáo không tránh khỏi
những khiếm khuyết và sai sót. Chúng em mong nhận được những ý kiến góp ý giảng
viên để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC


HIỆN
Họ tên Lớp Mã sinh viên
Phan Thị Minh QH-2021E-KTQT-CLC7 21050941
Nguyễn Thu Phương QH-2021E-KTQT-CLC7 21050987
Lê Thị Phương Linh QH-2021E-KTQT-CLC7 21050908
Phạm Thị Hương QH-2021E-KTQT-CLC7 21050889
Đinh Phương Duyên QH-2021E-KTQT-CLC7 21050815
Phạm Thị Anh Thư QH-2021E-KTQT-CLC7 21051030
Phạm Thị Huyền QH-2021E-KTQT-CLC7 21050882
Cao Minh Tuấn QH-2021E-KTQT-CLC7 21051057
Bùi Hoàng Sơn QH-2021E-KTQT-CLC7 21051006
Nguyễn Hải Đăng QH-2021E-KTQT-CLC7 21050829
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trải nghiệm sâu sắc và đáng
nhớ. Bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại lớn nhất Việt Nam, có tổng diện tích lên đến
18.000 m2, trưng bày khoảng 12 vạn hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của
Người.
Bảo tàng ở số 19 Ngọc Hà, Ba Đình kết hợp với các di tích như: Lăng Chủ tịch,
di tích phủ Chủ tịch, chùa Một Cột tạo nên một chuỗi các địa điểm tham quan.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng năm 1973 tại chính khu vực mà Người
đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, công trình này đã nhận được sự giúp đỡ chân thành
của Liên Xô cũ từ khâu thiết kế đến khâu thi công công trình.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được chia thành 3 tầng trưng bày với 3 nội dung khác
nhau, xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp, và ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với nhân dân Việt Nam và quốc tế.
Tầng 1 là nơi trưng bày các hiện vật, tư liệu về tiểu sử Hồ Chí Minh, các mốc
hoạt động cách mạng nổi bật trong công cuộc xây dựng đất nước, và quá trình nhân
dân Việt Nam tiếp nối thực hiện di chúc của Người, không gian trưng bày theo các
mảng chủ đề:

- Chủ đề thứ nhất: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890 - 1911).
- Chủ đề thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
chân lý của thời đại (1911 - 1920).
- Chủ đề thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ, vận dụng sáng tạo
đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924).
- Chủ đề thứ tư: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam (1924-1930).
- Chủ đề thứ năm: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám. Sáng lập Nhà
nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á (1930-1945).
- Chủ đề thứ sáu: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954).
- Chủ đề thứ bảy: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ cứu nước
nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954-1969).
- Chủ đề thứ tám: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tầng 2 như một bước đi cụ thể hơn để hiểu rõ các chủ đề được trưng bày ở tầng
1. Là nơi trưng bày các cuộc đấu tranh tiêu biểu cùng những chiến thắng lớn của quân
dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Từ sự khái quát tình hình thế giới
và Việt Nam đến ý nghĩa cuộc cách mạng Tháng 10 Nga, ý nghĩa sự tham gia của Việt
Nam đứng về phía Đồng Minh để chống lại Phát xít, vai trò của Hồ Chí Minh với
phong trào cách mạng thế giới… Cuối cùng là những hiện vật nói về hình ảnh Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới đến nay.
Tầng 3 giới thiệu một số sự kiện chính các dấu mốc lịch sử của khu vực và thế
giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay, có tác động lớn đến tư tưởng, đường lối hoạt động
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng ở Việt Nam.
II. NỘI DUNG THAM QUAN BẢO TÀNG
Nếu Lênin là ánh sáng của nước Nga, Fidel Castro là huyền thoại của cách
mạng Cuba, thì Bác Hồ chính là người anh hùng vĩ đại, vị cha già kính yêu trong lòng
người dân Việt Nam. Người đã dành trọn cả đời mình để cống hiến cho đất nước, cho
dân tộc.
Cả cuộc đời của Bác là một cuộc hành trình không mệt mỏi vì độc lập, tự do của Tổ
quốc.
1. Tiểu sử:
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 trong một căn nhà lá Ba Gian tại
quê ngoại của Bác đó là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An. Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước với tên khai sinh là Nguyễn Sinh
Cung. Với chủ đề này, bảo tàng giới thiệu nhiều ảnh tư liệu về hoạt động yêu nước
của những người thân trong gia đình chủ tịch HCM.
Thân phụ của Bác là cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ là một người học rộng
tài cao, tư tưởng yêu nước tiến bộ, đỗ phó bảng và làm quan trong triều đình Huế,
nhưng cụ là một thanh niên yêu nước và rất thương người nghèo. Vào những năm cuối
đời, cụ Sắc vào Nam sinh sống và mất năm 1929 thọ 67 tuổi.
Thân mẫu của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình nho
học, là một người phụ nữ thông minh, đảm đương chịu khó, yêu thương chồng con hết
mực. Cụ mất tại Huế năm 1901 khi mới chỉ 33 tuổi và lúc này Bác mới chỉ 11 tuổi.
Chị gái Bác là bà Nguyễn Thị Thanh, anh trai là ông Nguyễn Sinh Khiêm. Cả 2
ông bà đều có lòng yêu nước, thương dân và đều tham gia hoạt động cách mạng từ
sớm. Bác là người con thứ ba trong gia đình. Tên khai sinh của Bác là Nguyễn Sinh
Cung sau đó được cha đổi thành Nguyễn Tất thành vào năm 11 tuổi. Trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của Bác có tới 174 tên gọi và quốc danh. Năm 11 tuổi mẹ Bác
qua đời, Bác được cha đưa về quê sinh sống trong căn nhà do nhân dân trong làng dựng
lên.
Khi lên 5 tuổi với tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã được cha gửi vào học tại
trường Tiểu học Vạn Sư Vinh và người đã được học tiếng Pháp. Năm 1906, Nguyễn
Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường Tiểu học Pháp-Việt Đông
Ba. Tháng 9/1907, Hồ Chí Minh tham gia học tại trường Quốc học Huế và bị đuổi học
vào cuối tháng 5/1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Năm 20 tuổi
Người đã rời quê hương đi vào Phan Thiết : dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Theo học
được 3 tháng tại trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp,
Người đã quyết định tìm một công việc trên tàu để được đi nước ngoài. Bằng lòng
nồng nàn yêu nước, tinh thần và tư tưởng sáng suốt, bấy giờ chủ tịch Hồ Chí Minh đã
hạ quyết tâm ra đi tìm con đường cứu dân tộc.
Vào ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, với tên gọi Văn Ba, Hồ Chí Minh lên
đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville.
2. Hoạt động CM của chủ tịch HCM
Giai đoạn 1911-1920: Giới thiệu chặng đường Chủ tịch Hồ Chí Minh bôn
ba qua nhiều nước, cuộc sống và quá trình nghiên cứu học tập tìm con đường
giải phóng dân tộc.
Từ ngày 5/6/1911, từ bến Nhà Rồng, Bác đã lên đường sang Pháp với mong
muốn học hỏi tinh hoa, văn hóa của các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm
(1912-1913), Bác quay trở lại Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò, phụ bếp cho khách sạn.
Cuối năm 1917, Bác trở lại Pháp và hoạt động ở đây cho tới năm 1923.
Năm 1919, Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và gửi tới hội nghị Véc xây một
bản yêu sách gồm 8 luận điểm để đòi lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân Việt
Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc làm cho
thực dân Pháp phải tìm hiểu xem là ai.
Tháng 7/1920 Bác đọc được bản sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân
tộc và thuộc địa gồm 12 luận điểm. Khi đó Bác đã tìm thấy hướng đi cho mình và con
đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/1920, Bác tham dự đại hội lần thứ 18 của đảng xã hội PHáp và bỏ
phiếu tán thành tham gia hội quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp
và trở thành người thanh niên cộng sản Pháp.
Giai đoạn 1920-1930: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận
dụng đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, sáng lập chính đảng
của GCCN Việt Nam
Tháng 7/1921, Bác cùng một số người yêu nước ở các nước thuộc địa của Pháp
sáng lập nên 1 tổ chức mang tên hội liên hiệp thuộc địa. Ban chấp hành gồm có 7
người, đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc, cơ quan ngôn luận là tờ báo “ Người cùng khổ’
xuất bản bằng tiếng Pháp.
Tháng 10/1923, Bác tham dự đại hội quốc tế nông dân và đã đọc tham luận nêu
lên sự thống khổ của nhân dân Đông Dương, sau đại hội được bầu vào đoàn quốc tế
nông dân gồm 11 người.
Cuối năm 1923, Bác vào học trường ĐH Phương Đông nơi bồi dưỡng chủ
nghĩa Mác Lênin cho các đảng viên cộng sản ở các nước thuộc địa
Tháng 11/1924, Bác được quốc tế cộng sản tăng cường đến Quảng Châu Trung
Quốc với tên gọi lý Thụy làm phiên dịch cho phái đoàn Liên Xô.
6/1925, Bác sáng lập ra hội Việt Nam cách mạng thanh niên ( tiền thân của
ĐCS VN) với cơ quan ngôn luận là tờ báo thanh niên. Bác gấp rút mở các khóa huấn
luyện chính trị để đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho cách mạng Việt Nam.
Những bài giảng của Bác được làm thành cuốn Đường Cách Mệnh góp phần
truyền bá tư tưởng Mác Lênin vào trong nước.

3/2/1930 , Nguyễn Ái Quốc họp chủ trì cuộc họp thống nhất 3 tổ chức cộng sản
đảng làm một, lấy tên gọi là Đảng cộng sản VN thông qua hình thức vừa uống trà vừa
chơi mạt chược để qua mắt mật thám.
ĐCS VN ra đời đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
lãnh đạo nhân dân VN đấu tranh với cao trào là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-
1931)
Giai đoạn 1930- 1945: Cách mạng tháng 8 thắng lợi, sáng lập nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền
Hương cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ
L'Humanité số ra ngày 9/8/1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi
trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân
Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương. Nhưng sau đó nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby,
Tống Văn Sơ được thả ngày 28/12/1932. Bác đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại
Liên Xô. Trở về Việt Nam
Ngày 28/1/1941, Bác trở về Việt Nam ở hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao
Bằng. Tại đây, Bác mở các lớp huấn luyện cán bộ cho in báo, tham gia các hoạt động
thường ngày. Bác lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội nông dân
cứu quốc,...
Năm 1945 thời thế thuận lợi cách mạng đã đến Hồ Chí Minh đã tập hợp hội
nghị toàn quốc và đại hội quốc dân tại Tân trào quyết định tổng khởi nghĩa tháng
8/1945 giành chính quyền cho nhân dân
2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc
bản tuyên ngôn độc lập lấy tên Việt
Nam dân chủ cộng hòa tại quảng
trường Ba Đình
23/9/1945 Pháp đã quay lại
đất nước ta chiếm lần nửa trước tình
hình như vậy, Bác viết lời kêu gọi
kháng chiến lãnh đạo nhân dân Việt
Nam bước vào 9 năm Trường Kì
Kháng
Chiến với thực dân Pháp.Việt Nam đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Giai đoạn 1954-1969: Chủ tịch HCM lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền
Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước.
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì 9 năm kết thúc thắng lợi vẻ vang
vào ngày 7/5/1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí
kết thì miền Bắc nước ta hoàn toàn độc lập lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời giữa
hai miền Nam – Bắc đợi hai năm sau sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Tháng 01/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại thủ đô Hà Nội, cùng toàn dân thi
hành đúng Hiệp định Genève về Đông Dương, củng cố hòa bình, đấu tranh để thực
hiện thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do, củng cố miền Bắc về mọi mặt,
đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng
Sau 1954, Mỹ vào miền Nam, xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và
tiến hành các chiến lược chiến tranh. Tháng 9/1954, tại hội nghị Bộ Chính trị, Người
khẳng định: "Đế quốc Mỹ và tay sai đang phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt lâu dài
đất nước ta". Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam là khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ đó cách mạng miền Nam tiến lên giành nhiều
chiến thắng như phong trào Đồng Khởi Bến Tre.
Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam
họp tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được
đại hội bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
Ngày 2/9/1969, sau một cơn đau tim
nặng, chủ tịch Hồ chí Minh đã ra đi để lại cho
nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế niềm
tiếc thương vô hạn, nhất là khi cách mạng Việt
Nam đã đến rất gần thắng lợi nhưng Bác đã
không còn để chung vui niềm vui chiến thắng
với quân dân miền Nam.
III. GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC ĐỂ LẠI
1. Giá trị
Đối với nhân dân trong nước:
Hồ Chí Minh là người lãnh đạo tài ba và kiên định trong cuộc đấu tranh giành
độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam. Bác đã góp phần lớn vào việc thống nhất đất
nước và xây dựng một chính phủ độc lập, tạo nền tảng cho sự phát triển và thịnh
vượng của Việt Nam hiện nay.
Bác đã trở thành biểu tượng của sự yêu nước và lòng trung thành đối với quê
hương. Bác đã truyền cảm hứng và khích lệ nhân dân Việt Nam không ngừng đấu
tranh cho độc lập và tự do, và Bác được tôn vinh như là một người cha của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết lập một nền chính trị ổn định và xây dựng một
chế độ xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Bác về chính sách xã hội, nông nghiệp và công
nghiệp đã ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Đối với thế giới:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng toàn cầu trong cuộc đấu
tranh chống thực dân và đấu tranh cho độc lập của các nước thuộc địa. Bác đã làm
việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo và các phong trào giải phóng dân tộc khác trên thế
giới để đạt được mục tiêu chung là giành lại quyền tự quyết cho các quốc gia bị xâm
chiếm.
Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh của Việt Nam đã trở
thành nguồn cảm hứng, mẫu gương cho những phong trào giải phóng dân tộc và cách
mạng trên khắp thế giới. Với tư tưởng xã hội chủ nghĩa và khát vọng tự do, Bác đã
truyền cảm hứng cho nhiều lãnh tụ và nhà hoạt động xã hội trên thế giới.
Bác được xem là một nhân vật quan trọng trong lịch sử thế giới, góp phần vào
việc thay đổi cục diện chính trị và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc
gia khác trên thế giới. Tầm quan trọng của Bác trong cuộc đấu tranh giành độc lập và
tự do đã được công nhận rộng rãi và tôn trọng bởi cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy hòa bình làm mục tiêu cuối cùng. Bác đã tham
gia tích cực vào các nỗ lực hòa bình và ngoại giao quốc tế, xây dựng mối quan hệ đối
tác với nhiều nước và tổ chức trên thế giới, đóng góp vào công cuộc xây dựng hòa
bình và sự hợp tác quốc tế.
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo trong thời gian sống mà còn là một
biểu tượng của nhân phẩm và tư tưởng. Bác để lại di sản về lòng yêu nước, sự kiên
nhẫn và tôn trọng con người. Tầm ảnh hưởng của Bác tiếp tục tồn tại và được truyền
cảm hứng cho các thế hệ sau này.
Nhìn lại, Bác đã có những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với nhân dân trong
nước và cả thế giới và là biểu tượng của sự đấu tranh cho độc lập và tự do, và tư tưởng
cách mạng của ông vẫn tiếp tục cất cánh và lan tỏa trên toàn cầu.
2. Bài học
Bài học về lòng yêu nước thương dân: Bài học về lòng yêu nước thương dân
và lòng nhân ái là bài học soi đường cho mỗi thế hệ thanh niên Việt Nam trong đấu
tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước bài học ấy lại ngày càng trở nên thiết thực hơn.
Bài học về tinh thần tự học không ngừng, rèn luyện nghị lực kiên cường
vượt qua mọi khó khăn thử thách: Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Sài Gòn, Người ra đi
tìm đường cứu nước với “hai bàn tay trắng”. Nhờ nghị lực kiên cường đã giúp Người
vượt qua mọi khó khăn thử thách trên con đường cứu nước. Học theo tấm gương đạo
đức HCM, thanh niên chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện nghị lực, tích cực học
và rèn luyện tập tránh những tư tưởng ngại khó, ngại khổ để biến những thách thức,
khó khăn thành cơ hội trở mình và thành công. Hành trình tìm đường cứu nước của
Người chính bài học quý báu về tinh thần tự học. Bởi vậy chúng ta nên coi tự học là
nhu cầu, thói quen hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị mà tự bản thân mình cần
có. Thông qua đó, ta có thể thể hiện sức trẻ, năng lực tự thích ứng với những biến đổi
của thực tiễn nếu không muốn mình tụt lại phía sau.
Bài học về tư duy độc lập, sáng tạo, kiên định với mục tiêu đề ra: Tư duy
độc lập, sáng tạo đã giúp Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân
Việt Nam và lãnh đạo đất nước giành nhiều thắng lợi. Tư duy độc lập sáng tạo của
Người là bài học thiết thực cho mỗi thanh niên áp dụng vào các hoạt động thực tiễn,
học tập hay công việc chuyên môn của mình. Thanh niên phải luôn có tinh thần sáng
tạo, chủ động đề xuất các sáng kiến, ý tưởng mới mang hiệu quả cao và đặc biệt là
phải kiên định với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Bài học về giữ vững bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế: Sự kế thừa tinh
hoa văn hóa nhân loại và giữ vững bản sắc dân tộc ở Hồ Chí Minh được thể hiện rõ
nét trên hành trình tìm đường cứu nước và quá trình lãnh đạo đất nước. Chủ trương
của Bác xuyên suốt hành trình là “dựa vào sức mình là chính”, bên cạnh đó Người vẫn
kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới - là nhân tố làm nên thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như ngày nay,
ta được giao lưu, tiếp thu những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại và các trào lưu
tư tưởng tiến bộ trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp thu phải có chọn lọc, trên nền tảng
cốt lõi các giá trị truyền thống của dân tộc,để làm giàu thêm bản sắc dân tộc. Điều đó,
đặt ra yêu cầu với mỗi thanh niên phải tự mình nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ
lại, dựa dẫm vào người khác; tích cực nâng cao năng lực ngoại ngữ; năng lực số hóa
trở thành những
công dân toàn cầu, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho các bước phát triển nhảy
vọt của đất nước.
Đối với sinh viên ngành kinh tế, bài học về tinh thần tự học và giữ vững bản
sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế là
vô cùng quan trọng. Tinh thần tự học là
truyền thống xưa nay của dân tộc Việt Nam,
là bài học mà Người dạy con cháu ăn sâu
trong máu thịt của dân tộc mình. Tinh thần tự
học là yếu tố cần thiết trong bất cứ con đường
thành công nào. Tự học mỗi ngày làm giá trị
bản thân được nâng cấp giúp ta ngày càng trở
thành phiên bản tốt hơn của chính mình bởi
không ai trên đời là hoàn hảo. Mỗi cá nhân là
một phần của xã hội, là một phần của cộng
đồng, nếu bản thân
mỗi con người có tinh thần tự học sẽ giúp xã hội ngày càng tiến bộ. Đi đôi với sự hội
nhập, phát triển thương mại thông qua quá trình toàn cầu hóa thì dòng chảy văn hóa
các nước cũng chảy vào Việt Nam rất nhiều. Đó chính là lý do vì sao bài học giữ vững
bản sắc dân tộc luôn được nhấn mạnh ở mọi lúc. Chúng ta có thể hòa nhập với các
nước trên thế giới để vươn lên nhưng không bao giờ làm phai mờ bản sắc tốt đẹp và
vốn có của dân tộc Việt Nam
IV. CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN
Chuyến tham quan này để lại cho chúng em nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu
sắc. Chúng em đã cảm nhận được sự tận tâm và tình yêu dành cho dân tộc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Mỗi hiện vật và hình ảnh đều là một minh chứng cho sự kiên định
và ý chí vươn lên của Người. Chúng em đã rút ra được nhiều bài học quý giá từ Bác.
Chuyến tham quan là 1 hoạt động vô cùng bổ ích và đầy ý nghĩa giúp cho những thế
hệ đi sau hiểu rõ hơn về thế hệ đi trước,về lý tưởng sống,về truyền thống yêu
nước,quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc mà tiêu biểu trong đó là quá trình
tìm đường cứu nước và giành độc lập dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Qua
đó, em càng tự hào về lịch sử dân tộc, như Bác cũng từng nói: “Dân ta phải biết sử ta
– Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Có rất đông người, đoàn tham quan đến Bảo tàng không chỉ là người Việt mà
còn có những du khách nước ngoài, họ được người hướng dẫn viên giới thiệu về lăng
Bác cũng như những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Nhìn những
đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào, vì Bác Hồ
không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một danh
nhân văn hóa được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, cảm phục.
Tại các phòng trưng bày chuyên đề những hình ảnh về Bác, qua các giờ học
của lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng cách hiểu và tiếp nhận của riêng bản thân mình,
các bức ảnh của Bác ở các phòng trưng bày bức nào là chụp với đồng bào, với đồng
chí, đặc biệt là với thiếu nhi, chúng em cảm nhận được một sự sâu sắc, trìu mến giống
như cách mà giảng viên của chúng em muốn gửi gắm về Bác qua các tiết học.
Chúng em thấy được sự kiên định của một nhà chính trị, sự mạnh mẽ, một lòng
quyết tâm, một tình yêu nước ở những bức hình Bác bàn việc nước hay lên kế hoạch
cùng tổ chức,… Không chỉ qua những bức ảnh biết nói, những di vật được trưng bày
ở bảo tàng, đó không chỉ là thứ để học hỏi, để tham quan, để ngắm nhìn mà nó còn là
những mối nối liên kết thế hệ trẻ này với các anh hùng, các vị lãnh tụ và với Bác.
Chúng em có thể cố gắng để hiểu những trang sách, những dòng chữ đen, cái
cho chúng em kiến thức về một lịch sử nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vẻ vang,
sẽ dễ dàng hơn để ghi nhớ qua lời cô giảng nhưng những cảm xúc là thứ không thể có
từ những điều kể trên. Chính những hình ảnh của Bác và các vật thể khác liên quan lại
là những điều thật và đơn giản nhất mang lại cho chúng em những cảm xúc thật về
Bác và lịch sử Việt Nam.
Ở đó chúng em không thấy khoảng cách, không thấy sự xa lạ bởi các cụm từ
cao siêu khi ca ngợi về các bậc anh hùng, tiền bối, mà ở đó chúng em cảm được sự
gần gũi, và yêu thương thật chân thật như các bài ca, những điếu văn đã nói về Bác
Chúng em có thể sẽ không tài nào học
được cách đánh giặc và có một lòng gan dạ khi
đứng trước địch như Bác, nhưng từ Bác, từ sách
vở và từ môn học Tư Tưởng Hồ Chí Minh của
cô, chúng em tin mình sẽ chắt lọc và làm giàu
thêm cho mình những tính cách tốt đẹp, kỹ năng
sống, những cách nhìn nhận vấn đề, và thật nhiều
những điều bổ ích có thể áp dụng cho thế hệ trẻ,
thế hệ con cháu làm theo lời Bác
Chúng em cảm thấy rất tự hào và biết ơn
về những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với sự độc lập và thống nhất của quốc
gia. Bảo tàng đã truyền tải một thông điệp về lòng yêu nước, sự kiên trì và tầm nhìn
của một người lãnh tụ tài ba.

You might also like