You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề bài : Trong chuyến Tham quan Bảo tàng, bạn bắt gặp một sự kiện lịch sử
hoặc một kỷ vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh mà bạn tâm đắc, hãy nêu và rút bài học mang ý nghĩa thực tiễn.

Giảng viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên


Mã lớp học phần: 23C1HCM51000412
Khóa: K48
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Yến Nhi
Lớp: AV001
Mã số sinh viên: 31221023352

1
I. LÍ DO, MỤC ĐÍCH BUỔI THAM QUAN

Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn dành cho sinh viên bậc đại học, để
nghiên cứu về những tư tưởng đảng qui của vị cha già dân tộc, người đã dành gần trọn
cuộc đời cho nền độc lập tổ quốc. Do vậy, những cái hay cái đẹp trong cuộc đời Bác Hồ
không thể tiếp cận tới sinh viên chỉ bằng hình thức học đơn thuần trên lớp, học máy móc
qua sách giáo khoa với chỉ toàn là chữ mà còn là những buổi trải nghiệm thực tế, những
buổi ngoại khóa.
Chính vì điều này, chúng tôi – những sinh viên của lớp DH18AV05 bộ môn Tư Tưởng
Hồ Chí Minh đã được nhà trường và giảng viên bộ môn tạo điều kiện được tham gia một
buổi học ngoại khóa tham qua bảo tàng Hồ Chí Minh (Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường
12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh). Qua đó, chúng tôi đã cảm nhận được cái ý chí và
tinh thần của một người thanh niên trẻ ngày ấy quyết tâm ra đi tìm con đường giải phóng
dân tộc. Nhóm tôi đã tận mắt chứng kiến những dấu mốc, những câu chuyện cùng hình
ảnh minh họa sống động, những món đồ mà xưa kia Bác đã dùng. Đó là một niềm hạnh
phúc vì chúng tôi đã có thể thấy được Bác, một con người vĩ đại lại có một cuộc đời
thanh tao, giản dị đến như vậy.
Hơn thế nữa, những chuyến đi ngoại khóa như này nhằm để chúng tôi, những sinh viên
thêm phần hiểu rõ thêm về cuộc đời và cũng như những cống hiến cho cách mạng của
Bác, có cái nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời, tấm gương đạo đức, phẩm chất
cao đẹp và tình cảm to lớn của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, quê hương, đất nước
Việt Nam
Từ những điều đã nói trên, tôi vô cùng đề cao vai trò của những chuyến đi tham quan
thực tế. Việc học qua những buổi ngoại khóa sẽ khiến cho sinh viên xác thực và nhận
thức được thông tin cụ thể và nhanh chóng hơn thông qua việc trực tiếp quan sát và ghi
lại những khung cảnh thật, những sự vật sự việc thật. Đồng thời, việc kết hợp học trên
lớp và đi ngoại khóa sẽ khiến cho môn học trở nên sinh động hơn, giúp sinh viên có
thêm sự nhiệt tình và hứng thú với môn học và sẽ là công cụ đắc lực cho việc học hỏi và
tiếp thu kiến thức của các sinh viên hiện nay.
Trong chuyến tham quan, tôi đã đặc biệt xúc động khi được nghe thuyết minh về cuộc
đời và hành trình tìm đường cứu nước, quá trình đấu tranh phóng dân tộc của Bác Hồ.
Trong đó, sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất,
sự kiện này để lại giá trị to lớn về thời đại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vận
mệnh của đất nước. Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta và thời đại đã sinh ra
Người và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta và
thời đại của chúng ta.

2
II. SỰ KIỆN BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ BÀI HỌC
Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đáp ứng đòi hỏi của dân tộc và xu thế của thời đại, ngày 5-6-1911, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Khác với tất cả các sĩ phu yêu nước bậc cha chú và các
phong trào do họ lãnh đạo, Người đã nhận thức việc cần làm ngay là tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn, tức là con đường vừa khoa học, vừa cách mạng, đáp ứng được yêu
cầu lịch sử dân tộc, đồng thời phù hợp với xu thế thời đại.
Với năng lực trí tuệ sắc sảo và một vốn học vấn chắc chắn, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hiểu
nguyên nhân thất bại của các phong trào chống Pháp không phải vì thiếu lòng yêu nước,
chí căm thù đế quốc hay khát vọng độc lập, tự do mà cái thiếu căn bản là tư tưởng tiên
tiến soi đường. Kết hợp nhuần nhuyễn hoài bão cứu nước, cứu dân, trí tuệ và bản lĩnh, tư
chất khoa học và tinh thần cách mạng, Người chắt lọc tinh hoa nhân loại, khám phá, tiếp
nhận nhiều trào lưu tư tưởng, nhiều học thuyết.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã chuyển tải tư tưởng khoa học và
cách mạng vào Việt Nam. Với cách làm khoa học, chu đáo, học thuyết giải phóng dân
tộc mang nhiều dấu ấn, tư duy của Người được thâm nhập vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn tới sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản ở 3 kỳ trong
vòng 6 tháng, từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930.
Sự ra đời của các tổ chức cộng sản là một đòi hỏi của tất yếu lịch sử. Vấn đề đặt ra là
phải thống nhất các tổ chức cộng sản đó lại thành một Đảng duy nhất để tạo sức mạnh về
tư tưởng và tổ chức, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ động thực hiện và hoàn thành
nhiệm vụ đó một cách xuất sắc, hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy
nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Sự kiện này chứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách
mạng. Phong trào giải phóng dân tộc từ đây chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường
lối cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam chuyển sang một bước
ngoặt mới, “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”.
Từ đầu năm 1930 trở đi, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng Đảng ta dẫn dắt dân tộc Việt
Nam làm nên nhiều thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên của độc lập dân tộc và xây dựng CNXH. Tiếp
đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo dân tộc ta đánh thắng hai đế quốc là
Pháp và Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ năm 1986 đến nay,
đất nước ta thực hiện thắng lợi từng bước công cuộc đổi mới, phấn đấu tạo nền tảng
“đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”. Có thể khẳng định rằng, đó là những thắng lợi
vĩ đại bắt nguồn từ sự kiện lịch sử cách đây 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước.

3
Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tin theo
V.I.Lênin và Quốc tế thứ ba, tìm được con đường cứu nước đúng đắn: Giải phóng dân
tộc theo con đường cách mạng vô sản. Ý nghĩa lịch sử lớn lao của sự kiện lịch sử đó là,
với việc tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập
ra Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng
cùng với trí tuệ, bản lĩnh và phương pháp Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam từng
bước sánh vai cùng thời đại.
Với những biến cố lịch sử hơn một thế kỷ qua, ngày 5-6-1911 không chỉ là sự kiện đặc
biệt đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đi ra thế giới tìm con đường cứu nước, cứu dân
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là sự kiện mở ra quá trình Việt Nam từng bước hội
nhập vào dòng tiến hóa theo xu thế mới của nhân loại dưới sự dẫn dắt của Người. Trong
quá trình đó, trên cơ sở tiếp nhận những giá trị văn hóa - văn minh nhân loại và nắm bắt
được xu thế phát triển của loài người trong thời đại mới, thông qua con đường cách
mạng mà Người đã lựa chọn, Việt Nam đã kết hợp thành công sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp (cả lực, thế, thời) đưa tới những thắng lợi
lịch sử cho cách mạng Việt Nam. Mặt khác, trong quá trình đó, dân tộc ta đã góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại, làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỷ phi thực
dân hóa, thúc đẩy lịch sử loài người tiến lên theo hướng tiến bộ.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, với đường lối
đổi mới của Đảng, trên thực tế, sự hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng là tiếp tục quá
trình dân tộc ta đi ra thế giới trong điều kiện lịch sử mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh để
thâu nhận các giá trị văn hóa - văn minh nhân loại và nắm bắt xu thế phát triển của loài
người nhằm vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước

III. BÀI HỌC Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Năm 1920, khi Hồ Chí Minh bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lê nin thì vào giai đoạn này, Việt
Nam thuộc quyền thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra
nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết
quả khả quan. Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường
và phương pháp để đấu tranh, thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước
ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn
Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung
Quốc hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả tốt. Vì muốn: Tự do
cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất
cả những điều tôi hiểu.
Sự kiện Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 05/6/1911 có ý nghĩa vô cùng
to lớn. Trước hết thể hiện sự thính nhạy về thực tiễn tình hình với sự lựa chọn hành trình
xuất phát từ thành phố Sài Gòn. Đây là bước ngoặt lớn, việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn

4
sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những
công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp.
Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn
việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn
nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được
tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng làm cho chủ nghĩa yêu nước của con người
Việt Nam phát triển, mà sau này đã trở thành biểu tượng trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, và trong cuộc tái thiết và phát triển đất nước lên xã
hội chủ nghĩa. Nhưng ở độ tuổi 21 - người thanh niên của vùng xứ Nghệ cách Sài Gòn
hàng nghìn km của thời cát cứ phong kiến, đi lại khó khăn của những năm đầu thế kỷ 20
ở nước ta mà nhìn ra và chọn thành điểm xuất phát để đi nước ngoài đó quả là một sự
thấu suốt kinh ngạc.
Thứ hai, cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ đã tạo nên những bước ngoặt
lớn trong cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi
số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
Thứ ba, việc lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Lê nin đã mở ra ở Cách
Mạng tháng 10 năm 1917 đã đem lại những thành tựu vĩ đại trong thực tế cho nước ta
như: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, với thắng lợi của Cách mạng tháng 8 -
1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 giải phóng Miền Bắc, chiến thắng 30/4/1975 giải
phóng đất nước. Tiến hành cách mạng XHCN với sự nghiệp đổi mới 33 năm qua thành
công, đem lại những thành tựu trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, tính đến cuối năm
2018 tăng trưởng kinh tế nước ta đạt 6,98%, thu nhập bình quân của người Việt 2640
USD, tuổi thọ người Việt đạt 73 tuổi, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt phổ cập trung học cơ
sở....
Dù đã đi xa, nhưng người chiến sỹ cộng sản kiên trung và dũng cảm Nguyễn Ái Quốc đã
để lại cho chúng ta một mẫu mực trong việc nhanh nhạy với tình hình thời cuộc, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện nước ta, từ đó định
hướng cho sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta, hướng vào mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ công bằng, văn minh mà Đảng ta đang phấn đấu.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thuyết minh tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh


Trung tá Đặng Công Thành, Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - ý nghĩa lịch sử và
giá trị thời đại, Báo Biên phòng, truy cập ngày 22/08/2023, tại Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước - ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại (bienphong.com.vn)
Nguyễn Minh Châu, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của Cách mạng Việt
Nam, Báo Công An Nghệ An, truy cập ngày 22/08/2023, tại Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước và bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam (archive.org)
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, Báo Điện Biên
Phú Online, truy cập ngày 22/08/2023, tại Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt
của cách mạng Việt Nam | Điện Biên Phủ Online (archive.org)
Ý nghĩa lịch sử ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Báo Yên Bái, truy cập ngày
23/08/2023, tại Ý nghĩa lịch sử ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (baoyenbai.com.vn)

You might also like