You are on page 1of 13

BÀI THU HOẠCH: CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN

DI TÍCH LỊCH SỬ BẾN NHÀ RỒNG

NHÓM 1

Tên MSSV Nhiệm vụ

Ngô Bội Ngọc 2121009913 Tổng quan chuyến tham quan, cảm
nhận, trình bày báo cáo

Hà Quỳnh Thanh Huyền 2121000298 Lịch sử chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với
Bến nhà rồng

Lâm Diễm Nhi 2221001715 Lịch sử, kiến trúc Bến nhà rồng

Giáo viên hướng dẫn: ThS Bùi Thị Túy


I. Lịch sử Bến nhà rồng

Bến Nhà Rồng, hay còn có tên gọi chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh, là một trong những công trình đầu tiên Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài
Gòn, tọa lạc tại địa chỉ số 01 đường Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí
Minh. Chính tại nơi đây vào ngày 05-06-1911, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên
con tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp, bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước
cho dân tộc ta, giải phóng ách thống trị đàn áp của bọn thực dân Pháp. Hiện nay, dù bao nhiêu
năm trôi qua, dù đã có nhiều sự đổi thay nhưng Bến Nhà Rồng vẫn còn đó, vẹn nguyên lý tưởng
của người thanh niên yêu nước, ghi dấu sự kiện có ý nghĩa quan trọng khởi đầu lịch sử cách
mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.

Bến Nhà Rồng trước đây là trụ sở của Công ty Vận tải đường biển Pháp Messageries Maritimes,
được khởi công xây dựng khoảng năm 1862 để làm nơi ở cho những người Pháp làm công việc
quản lý tàu ra vào tại bến và là nơi bán vé tàu. Nơi đây chính là địa điểm giao thương, đầu mối
thông thương với quốc tế.

Vào năm 1865, người Pháp xây dựng ở đây cột cờ Thủ Ngữ - nghĩa là cột cờ treo cờ hiệu để
thông báo cho tàu thuyền biết đã được vào bến hay phải đợi tiếp.

Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được chính quyền miền
Nam Việt Nam quản lý, sử dụng phục vụ cảng đường thủy của chính quyền Sài Gòn.

Đến năm 1965, quân đội Mỹ sử dụng Nhà Rồng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân
sự Mỹ.

Năm 1975, sau khi giành độc lập, để ghi nhớ sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, trụ sở
của thương cảng Nhà Rồng được chính quyền Việt Nam xây dựng lại trở thành khu lưu niệm Hồ
Chí Minh.

Năm 1979, Bến là địa điểm trưng bày những câu chuyện, hiện vật về cuộc đời cách mạng giành
độc lập, tự do của Bác Hồ. Tuy nhiên lúc đó nhà tưởng niệm còn khá hạn chế.

Vào năm 1995, khu di tích này được tu sửa và chính thức đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bảo tàng đã được xây dựng với quy mô lớn hơn, các hiện vật và những câu chuyện về cuộc đời
cách mạng của Bác Hồ sưu tầm nhiều hơn. Từ đó, nơi đây chính là nơi trưng bày các hiện vật về
chủ tịch Hồ Chí Minh, về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người.

II. Lịch sử chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với Bến nhà rồng
Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 có nền kinh tế phát triển, một vùng đất sầm uất về thương mại
hàng hoá và cư dân đông đúc. Sài Gòn cũng là thủ phủ chính trị của Liên bang Đông Dương
thuộc Pháp - đầu não chính trị của thuộc địa Nam Kỳ. Thành phố Sài Gòn vào thời kỳ hoàng kim
đầu thế kỷ XX là thương cảng lớn thứ tám vùng Viễn Đông, là cửa ngõ ra thế giới cho 75%
lượng hàng hoá xuất khẩu của xứ Đông Dương và đã là nhà xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới.
Với những điều kiện thuận lợi trên, vào ngày 5/6/1911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành
đã chọn Sài Gòn, cụ thể Bến Nhà Rồng để khởi đầu cho chuyến hành trình hơn 30 năm, sang
Pháp và các nước để xem họ “làm như thế nào” để giải phóng nước ta, đưa nước ta thoát khỏi
ách thống trị của bọn thực dân.

1. Ý nghĩa ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Đầu tiên, sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đã mở ra quá trình Người tiếp thu chân lý
thời đại - chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải
phóng dân tộc, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam.
Với lòng yêu nước nồng nàn, sự cảm thông sâu sắc với cuộc sống đày đọa đau khổ của nhân dân,
Người ra đi với tâm thế và dự định ấp ỷ xem các nước họ làm như thế nào để có thể giúp đỡ
đồng bào
Thứ hai, sự kiện này mở ra thời kỳ định hình của con đường xây dựng, phát triển đất nước: Độc
lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Đặt cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo cách mạng vô
sản thế giới, Người nhận thấy rằng,cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách
mạng XHCN thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thứ ba, nền móng cho quá trình Người tiếp nhận, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào
cách mạng Việt Nam. Trải qua nhiều năm bôn ba, Người học hỏi, thâu thái những tinh hoa văn
hoá nhân loại và từng bước nghiên cứu, tiếp nhận thế giới quan khoa học, cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Thứ tư, hình ảnh Người ra đi đã cổ vũ, động viên, thúc đẩy cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Người hòa mình vào những cuộc đấu tranh
của quần chúng lao động, một cách sôi nổi và quyết liệt trong ở những nơi mình ngang qua.
Thứ năm, hình ảnh đó đã thể hiện tấm gương lớn về quyết định chủ động, sáng tạo, độc lập, ý
chí, quyết tâm, độc lập, nghị lực phi thường trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Người ta đi
trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, nhân dân lầm than chỉ với hai bàn tay trắng, động cơ
trong sáng, cao cả: Vì nước, vì dân.

2. Hình ảnh các phòng trưng bày tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Hiện nay, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt,
nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân
miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và Hệ thống đền thờ
Bác Hồ ở Nam Bộ.
a. Tầng 1
Khi bước chân vào trong, không thể bỏ qua Không gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh sảnh
chính. Trên án thờ có tượng Bác Hồ bằng đồng, tay cầm tờ báo Nhân Dân, hai bên án thờ là câu
đối “Đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, đại thành công”

Bên cạnh phòng “Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chúng ta có thể thấy phòng trưng bày với
chuyên đề “Hồ Chí Minh - cuộc hành trình của thời đại” với hơn 200 tài liệu, hiện vật giới thiệu
về 30 năm hành trình cứu nước của Người.
Đi sâu vào bên trong, chúng ta có thể tham quan phòng trưng bày mang tên “Bác Hồ với miền
Nam, miền Nam với Bác Hồ”. Đây là chuyên đề đặc trưng của bảo tàng HCM, chi nhánh HCM.
SInh thời Bác Hồ dành cho miền nam tình yêu thương thân thương, bởi đồng bào, chiến sĩ miền
Nam chịu nhiều mất mát đau thương nhất trong quá trình giành độc lập, tự do cho Tổ Quốc.
Miền Nam tuy xa cách nhưng lòng Bác Hồ luôn bên cạnh đồng bào miền Nam, từng ngày, từng
giờ, từng công việc lớn nhỏ. Đáp lại tình yêu thương của Bác Hồ, đồng bào miền Nam dù chưa
một lần gặp Bác nhưng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nơi tiền tuyến luôn làm theo lời Bác,
thực hiện đến cùng công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tình cảm sâu sắc của
Bác và miền Nam, của miền Nam với Bác Hồ như chất men xúc tác tạo thành một trong những
nhân tố quyết định dẫn đến đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất Tổ quốc, thực hiện trọn vẹn di chúc thiêng liêng của Người.
b. Tầng 2
Một trong những chuyên đề đặc trưng của Bảo tàng Hồ Chí Minh là “Đền thờ Bác Hồ ở Nam
Bộ”. năm 1969, Bác Hồ ra đi giữa lúc cách mạng Việt Nam trong lúc gay go, ác liệt nhất. Cùng
với nỗi đau của cả nước, tại các tỉnh ở Nam Bộ, đồng bào đã để tang và làm lễ truy điệu Bác và
xây dựng đền thờ, phủ thờ Bác Hồ khắp tỉnh thành với mong muốn luôn có Bác ở bên cạnh để
truyền thêm sức mạnh cho đồng bào Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Việc xây dựng đền
thờ cho Bác hết sức khó khăn nhưng đồng bào miền Nam vẫn bất chấp sự khủng bố, kìm kẹp của
Mỹ Ngụy, rất nhiều đền thờ của Bác Hồ được xây dựng.

Ngoài ra, tầng 2 còn có 4 không gian với 4 chuyên đề khác nhau
Đầu tiên, Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động yêu nước và
cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920)
Tại đây, chúng ta được biết về gia đình, tiểu sử, nơi lớn lên và những nơi Người đã ở khi bắt đầu
hoạt động Cách mạng

Thành viên gia đình Bác

Những trường Bác đã học


Những nơi Bác đã ở khi vào Sài Gòn

Ngày 18/06/1919, Nguyễn Tất Thành với tên gọi


mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội
nghị Vecxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam
đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa
nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng
và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã
thức tỉnh các dân tộc thuộc địa trên thế
giới. Từ cổ vũ và thôi thúc của Cách mạng
Tháng Mười Nga, Quốc tế Cộng sản - Quốc tế
thứ ba do Lênin sáng lập ra đời. Một trong
những sự kiện quyết định đến sự lựa chọn dứt
khoát con đường của cách mạng Việt Nam đó là
khi Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với Luận
cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lênin
Đến với phòng trưng bày thứ 2 với chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng giai
cấp công nhân Việt Nam (1920-1930) bằng việc kế thừa và vận dụng sáng tạo Luận cương
của V.I Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa từ V.I Lênin.
Phòng chứa đựng một loạt các bài báo được Bác viết trong suốt hành trình cách mạng nơi xứ
người của Người.
Đến phòng chuyên đề thứ ba “Từ năm 1930 đến năm 1954, thời kỳ đấu tranh giữ vững chính
quyền và kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt Người đã tổ chức và lãnh đạo
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi – từ đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sáng lập.”

c. Gian trưng bày khác


Ngoài những phòng trưng bày cố định, Bảo tàng còn có những gian trưng bày khác như Sài Gòn
những năm 1910, xe ô tô hiệu Peugeot, Việt Nam những tuyên ngôn độc lập….
III. Lối kiến trúc của Bến nhà rồng

Do được xây bởi người Pháp nên Bến Nhà Rồng mang đậm dấu ấn kiến trúc của Pháp. Tòa nhà
có mái ngói gạch đỏ, những hành lang dài với các cột trụ lớn hình tròn, những mái vòm cong và
rất nhiều cửa sổ được bổ trí xung quanh tòa nhà, không gian thì bề thế, sang trọng. Tòa nhà có 1
tầng trệt và 2 tầng lầu. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, khu di tích chỉ có 03 phòng trưng
bày (250m²), sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 7 phòng với hơn 1500m² diện tích
trưng bày; 02 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời.
Trong 7 phòng trưng bày hiện tại, có 4 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm
những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh; 03 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị
tuyên truyền trong từng thời gian nhất định. Ngoài ra Bến Nhà Rồng còn có khuôn viên rộng rãi,
thoáng đãng với nhiều cây xanh được chăm sóc kỹ lưỡng và cắt tỉa công phu.

Điểm thú vị là mặc dù mang kiến trúc Pháp rõ nét như vậy nhưng công trình này vẫn thể hiện sự
kết hợp khéo léo với kiến trúc Á Đông đặc sắc, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hòa quyện giữa Á và Âu.
Đó là trên nóc tòa nhà có một đôi rồng châu đầu vào nhau, theo mô típ “lưỡng long chầu
nguyệt”, “lưỡng long tranh châu” rất quen thuộc ở các đình chùa của Việt Nam. Đôi rồng này
được làm bằng đất nung và tráng men xanh. Tuy nhiên, thay vì ở giữa hai đầu rồng là mặt trăng
hoặc viên ngọc thì ở đây lại là một phù hiệu mang hình đầu ngựa và mỏ neo. Ý nghĩa của phù
hiệu đầu ngựa là nói về việc công ty Messageries Maritimes chuyên vận chuyển đường bộ bên
Pháp bằng xe ngựa kéo, còn mỏ neo là chỉ lĩnh vực hoạt động tàu thuyền của công ty này. Chính
vì đôi rồng rất nổi bật này mà công trình của công ty Messageries Maritimes được người dân
trong vùng gọi là Bến Nhà Rồng, từ đó thành tên phổ biến cho tới ngày nay. Tuy nhiên đến năm
1954, Bến Nhà Rồng được tu sửa và đôi rồng trên mái được thay thế bằng hai con rồng khác với
tư thế quay đầu ra ngoài.

IV. Chuyến đi tham quan di tích lịch sử Bến nhà rồng

Dựa theo lịch trình tham quan, chúng em có mặt lúc bảy giờ sáng tại Bến nhà rồng, dưới sự
hướng dẫn của cô Bùi Thị Túy để có những kiến thức thực tế trong môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chuyến đi đã giúp cho chúng em có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức mang giá trị lịch
sử cao, ngoài ra còn là các trải nghiệm thực tế đáng trân trọng. Hơn một nửa thế kỷ, nhân dân ta
gồng mình chiến đấu với kẻ thù, cơ thể đầy vết thương chiến trận và trái tim cũng chất chứa đầy
nỗi đau, Hồ Chí Minh đã dùng cả một đời người để chiến đấu và đi tìm lại độc lập cho nhân dân,
chữa lành những nỗi đau và nung nấu vào mỗi trái tim người Việt Nam một hạt giống mạnh mẽ
của lòng yêu nước. Điều thú vị khi đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh là chúng em không chỉ được
tận mắt chứng kiến những tư liệu quan trọng đã từng được nghe trên giảng đường mà còn là
những hình ảnh, vật trưng bày thực tế, là dấu ấn của lịch sự. Tại đây, chúng em đặc biệt ấn tượng
với những lá thư tay mà Bác đã viết cho các cán bộ Đảng viên, cho các chiến sỹ, cho quần chúng
nhân dân, cho các cháu thiếu nhi... trong mỗi lá thư Bác viết dù là việc công hay việc tư, đều chất
chứa những tình cảm dạt dào. Từng câu chữ trong những bức thư đều chứa đựng những tình cảm
chân thành sâu lắng thiết tha. Sự chân thành này làm em nhớ đến câu danh ngôn của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư: “Người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng
chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng.” Có lẽ vì sự chân thành, giản dị ấy, Bác trở thành
một người mà nhân dân Việt Nam luôn dành sự tin yêu, tự hào khi nhắc đến tên bác. Chúng em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên và nhà trường đã cho chúng em một cơ hội để
học hỏi và trải nghiệm thực tế, cũng như cảm ơn sự giúp đỡ của các thuyết minh viên tại Bến nhà
rồng đã vô cùng có tâm, miêu tả chi tiết và sử dụng những kiến thức gần với thực tế để giúp
chúng em cảm nhận sâu sắc hơn về nơi đây.

You might also like