You are on page 1of 6

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bảo tàng HCM – chi nhánh TP. HCM (còn được gọi là Bến Nhà Rồng) hiện tọa lạc tại số
1 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, TP.HCM với khuôn viên rộng trên
12.000 ha nằm ở vị trí ngã ba sông Sài Gòn, không gian rộng rãi, thoáng mát. Đây là một
trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, đồng thời
cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong cả nước.
Năm 1862, nơi đây được xây dựng là trụ sở của tổng công ty xây dựng Hoàng Đế - một
trong những công trình đầu tiên của Pháp sau khi chiếm được SG. Ngôi nhà được xây
dựng với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt
trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa
Việt Nam. Vì thế nên nơi đây được gọi với một cái tên ngắn gọn đó là Nhà Rồng và bến
cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng.
Năm 1870, địa điểm này lại được đổi thành công ty Vận tải Hàng hải nhưng nhiệm vụ và
phạm vi hoạt động không thay đổi. Chi tiết mặt trăng trên nóc nhà được thay bằng biểu
tượng của hãng vương miện, mỏ neo và đầu ngựa.
Đến năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn – trong
đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã
cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế
quay đầu ra. Nơi đây còn được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận
viện trợ quân sự Mỹ năm 1965.
Tuy nhiên, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu
sự kiện ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral
Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn làm phụ bếp để có điều kiện sang Châu Âu, mở
đầu hành trình cách mạng của mình. Do đó, từ năm 1975, nơi đây đã được xây dựng lại
thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Đến 10/1995 chính thức được đổi tên “Khu lưu niệm
Chủ Tịch Hồ Chí Minh” thành “Bảo Tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh”.
Giữa sân Bảo tàng, hướng ra sông Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước” do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân
kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Với chất liệu bằng kim loại
cao 330 cm, nặng 1000 kg.
Sau ngần ấy năm hoạt động, nơi đây đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về về tư
tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo
tàng đã đón tiếp hàng triệu lượt khách tham quan từ khắp nơi trong và ngoài nước và, đặc
biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia cao cấp từ các nước đến thăm viếng, tìm hiểu
nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh....
Bảo tàng Hồ Chí Minh bao gồm khu trưng bày tầng 1: các nội dung được như: Phòng
tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh – Cuộc hành trình của thời đại; Chuyên
đề: Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ; Triển lãm: Đi qua cuộc chiến; Trưng
bày: Sài Gòn những năm 1910; Việt Nam những Tuyên ngôn độc lập; Xe ô tô hiệu
Peugeo và một số nội dung khác. Và tầng 2 trưng bày: Đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ; 4
phòng với các chủ đề riêng biệt; Một số hình ảnh cuộc sống đời thường; Hồ Chí Minh và
học tập suốt đời.
Khởi đầu với tầng 1 và chuyên đề mang tên "Bác Hồ với Miền Nam - Miền Nam với Bác Hồ"
Gồm 208 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm
thiêng liêng cao quý nhất. Trong cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, đồng bào miền Nam
chiến đấu kiên cường, Bác Hồ luôn theo sát từng bước đi của cách mạng miền Nam.
Miền Nam tuy xa cách, nhưng lòng Bác Hồ luôn bên cạnh đồng bào miền Nam. Từng ngày,
từng giờ, từng công việc lớn nhỏ, Người luôn hướng về miền Nam và dành sự quan tâm đặc
biệt đối với cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết, học sinh miền Nam đang sinh sống, học tập ở
miền Bắc. Đặc biệt hơn nữa là tình cảm của Bác Hồ dành cho cán bộ chiến sĩ miền Nam,
những người đang chiến đấu trên tuyến đầu chống Mỹ.
Đáp lại tình thương yêu, tin tưởng của Bác Hồ, đồng bào miền Nam luôn làm theo lời Bác,
thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tình cảm của đồng
bào miền Nam còn là sự nhớ thương, mong chờ, trông đợi được đón Bác Hồ vào miền Nam
cùng vui niềm vui chiến thắng. Tình cảm máu thịt, sâu sắc của Bác Hồ với miền Nam và của
đồng bào miền Nam với Bác Hồ như “chất men” xúc tác tạo thành một trong những nhân tố
quyết định làm nên chiến thắng trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Mỹ, dẫn đến đại thắng mùa
xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện trọn vẹn Di
chúc thiêng liêng của Người.
Cùng tiến lên tầng 2, đến với căn phòng của chủ đề thứ nhất: “Thời thơ ấu và thanh niên của
chủ tịch hồ chí minh. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng. Chủ tịch hồ chí minh tiếp
nhận chủ nghĩa mác - lênin và khẳng định con đường cách mạng việt nam (1890 - 1920)”
Căn phòng trưng bày 110 hình ảnh, tài liệu, hiện vật là những hình ảnh về người phụ mẫu, nơi
sinh ra và lớn lên, ngôi trường chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã từng học và đặc biệt là
mô hình mô phỏng con tàu Amiral Latouche Tréville cho ta hiểu rõ hơn về quá trình trưởng
thành, những yếu tố khơi nguồn, tác động và nung nấu lòng yêu nước lớn dần của vị lãnh tụ Hồ
Chí Minh vĩ đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gốc nông dân. Thân phụ của Người là cụ
Nguyễn Sinh Sắc - đỗ Phó bảng năm 1901, tuy làm quan nhưng cụ vẫn sống thanh bạch, khiêm
tốn, thương người nghèo. Với tư tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng của cụ đã
ảnh hưởng sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ nhỏ Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sớm được cha giáo dục lòng yêu nước
thương nòi và thường được nghe cha và các bạn của cha đàm đạo việc nước. Mặc dù rất kính
trọng các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…những nhà yêu nước lúc bấy giờ nhưng
Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các cụ mà quyết định sang các nước
phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại.
Ngày 5-6-1911 với tên Văn Ba, Người rời thương cảng SG, làm phụ bếp trên tàu Amiral
Latouche Tréville và bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Bác đã đi qua nhiều nơi, từ
Châu Á sang Châu Âu, qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ, đi đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng để
ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy, tai nghe, mong sao thực hiện được hoài
bão cao cả của mình.
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động
trong phong trào công nhân Pháp, cùng lúc này cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga
bùng nổ làm chấn động thế giới. Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội
loài người, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên
toàn thế giới. Phấn khởi và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Cách mạng Việt Nam và Cách
mạng thế giới, Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng 10 Nga -
con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi đến
Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự
do, dân chủ và các quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.
Tháng 7-1920, qua báo Nhân đạo của Pháp, “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa” của Lênin, từ đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường
lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham dự
với tư cách chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương. Người đã bỏ phiếu tán
thành tham gia Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở
thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
Từ một người với lý tưởng yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con
đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân
tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tư tưởng yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô
sản cao cả. Ngay sau đây, để hiểu thêm về đường lối đấu tranh của Người, hãy cùng nhau đến
với Chủ đề thứ hai: “Chủ tịch hồ chí minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối
của v.i.lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch hồ chí minh sáng lập chính đảng của giai
cấp công nhân việt nam (1920 - 1930)”.
Qua yêu cầu thực tế của hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cần phải xúc tiến
các hoạt động tuyên truyền, tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa,
trong đó có Việt Nam.
Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhân vật yêu nước của các nước thuộc địa ở
Pháp sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc,
cho ra đời tờ báo “Le Paria” để tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa.
Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, tham dự Đại hội I Quốc tế Nông dân, Đại hội V
Quốc tế Cộng sản và một số Đại hội quốc tế khác. Tại Đại hội V, Nguyễn Ái Quốc trình bày
tham luận của mình nêu lên những lập luận, quan điểm về vấn đề cách mạng ở thuộc địa và
được Đại hội chú ý quan tâm.
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc sang Quảng Châu (Trung Quốc), tại đây Nguyễn Ái Quốc
chọn một số thanh niên yêu nước vào học tại các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo họ trở
thành cán bộ cách mạng. Cũng trong thời gian ở Quảng Châu, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tháng 4-1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu trở về Liên
Xô, rồi hoạt động ở nhiều quốc gia, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở lại Hồng
Kông.
Từ 3-2-1930 đến 7-2-1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng
sản được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là kết quả có được từ những điều
kiện khách quan trong và ngoài nước. Sự kiện ấy đã đưa Việt Nam bước vào con đường mới
dưới ánh sáng của cách mạng vô sản.
Khi tham quan gian phòng gồm 120 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, chúng ta càng nể phục Bác hơn,
Đảng Cộng sản Việt Nam là kết tinh của sự kiên trì học tập, nghiên cứu và rèn luyện về mặt tư
tưởng chính trị, đường lối, tổ chức, là thành quả của quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của
Người.
Chủ đề thứ ba: “ Chủ tịch hồ chí minh - người tổ chức và lãnh đạo cách mạng tháng tám
thắng lợi và sáng lập nước việt nam dân chủ cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền
cách mạng và kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1930 - 1954)”
Gồm 164 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.
Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, theo sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, cuối
tháng 4/1930 Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan) và Malaysia. Tháng 5/1930, Người qua
Singapore rồi trở lại Hồng Kông. Tháng 10/1930 tại Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc tham dự
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm đầu 1934 đến cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô, Người vào học
trường Quốc tế Lênin, công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời
tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít đã
công khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và hòa bình.
Tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Cuối năm 1940, Người về sát
biên giới Việt – Trung, bắt liên lạc với tổ chức Đảng. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về
nước, Người chọn Cao Bằng làm căn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách
mạng và chủ trì Hội nghị lần VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng
cách mạng của người Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới
Thạch bắt giam. Tháng 9/1943, sau khi ra khỏi nhà tù, Người tiếp tục tham gia các hoạt động
với các tổ chức chống Nhật, chống Pháp của người Việt Nam ở Liễu Châu, đồng thời nối lại
liên lạc với Đảng ta để tổ chức về nước tiếp xúc lãnh đạo phong trào.
Tháng 9/1944, Người trở lại Cao Bằng, tháng 12/1944 Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào để trực tiếp
chỉ đạo phong trào trong cả nước. Tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ
Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Ngày 2/9/1945 tại
Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc
bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử đầu
tiên của nước ta được tổ chức và đạt được thắng lợi. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp
lần thứ nhất bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tiếp tục lãnh
đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Trước tình hình
thực dân Pháp phản bội những Hiệp định đã ký kết với Chính phủ ta, rắp tâm mở rộng chiến
tranh xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết
định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước. Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam
thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính từng
bước giành thắng lợi và tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp tại chiến
khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng. Tháng 12/1953, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng
Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ
kết thúc thắng lợi, báo hiệu sự tan rã của hệ thống thuộc địa Pháp, mở đầu cho kỷ nguyên giành
độc lập trên toàn thế giới.
Căn phòng cuối cùng với chủ đề thứ tư: “Chủ tịch hồ chí minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền bắc và đấu tranh chỗng mỹ xâm lược, giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc
(1954 - 1969)”.
Gồm 165 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử cách
mạng Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam đang bị đế quốc Mỹ xâm
lược. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo
nhân dân vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam nhằm đánh đuổi Mỹ, thống nhất đất nước.
Tháng 01/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại thủ đô Hà Nội, cùng toàn dân thi hành đúng Hiệp
định Genève về Đông Dương, củng cố hòa bình, đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước
bằng Tổng tuyển cử tự do, củng cố miền Bắc về mọi mặt, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng
Đảng. Ngoài ra, thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đi thăm các nước láng giềng, các nước
xã hội chủ nghĩa để thắt chặt mối quan hệ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè trên thế
giới.
Sau 1954, Mỹ vào miền Nam, xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và tiến hành các
chiến lược chiến tranh. Tháng 9/1954, tại hội nghị Bộ Chính trị, Người khẳng định: "Đế quốc
Mỹ và tay sai đang phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt lâu dài đất nước ta". Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ
đó cách mạng miền Nam tiến lên giành nhiều chiến thắng như phong trào Đồng Khởi Bến Tre.
Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà
Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại hội bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, miền Nam tiếp tục sự
nghiệp đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 20/10/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam lần đầu tiên ra thăm miền Bắc. Đến tháng 11/1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết
với nhân dân Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội là sự cổ vũ lớn lao cho cuộc đấu tranh giải
phóng của nhân dân Việt Nam.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, hưởng thọ 79 tuổi để lại niềm tiếc thương vô
hạn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế. Người đã để lại một bản Di chúc lịch sử, chứa
đựng những tư tưởng lớn về những vấn đề căn bản và bức thiết của CM VN. Với lòng tưởng
nhớ và biết ơn sâu sắc vị lãnh tụ tối cao của Đảng và dân tộc, trong buổi lễ truy điệu trọng thể
tại Quảng trường Ba Đình, trước anh linh của Người, đồng chí Lê Duẫn, bí thư thứ nhất BCH
TW Đảng đã đọc điếu văn truy điệu bày tỏ quyết tâm thực hiện đầy đủ những căn dặn trong di
chúc với những lời thề sắc son trước anh linh của Người. Để đến 11h30’ ngày 30/4/1975, một
ngày ghi vào lịch sử của Việt Nam, ngày lá cờ CM được cắm trên nóc Dinh Độc lập, đánh dấu
kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập
cho dân tộc VN.

Cảm nghĩ
Cảm ơn Người vì năm ấy đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, kiên định với mục tiêu cao
cả đó là dành lại độc lập cho non sông đất nước. Biết trước con đường mà Người sắp phải trải
qua là khó khăn, là gian khổ, thậm chí là có thể mất mạng bất cứ khi nào. Thế nhưng, với 1
lòng yêu nước, kiên cường, gan dạ,... người thanh niên Nguyễn Tất Thành năm ấy đã chấp
nhận từ bỏ tất cả để bôn ba khắp thế giới suốt 30 năm dài dằng dặc trong khi chỉ có 2 bàn tay
trắng. Người đã làm vô số những công việc như phụ bếp, bồi bàn, ... vượt qua những đêm
đông rét mướt của Châu Âu, đi qua nhiều nơi, từ Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, đến nơi nào Bác cũng
cố gắng học tập, để ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều tai nghe mắt thấy, mong mỏi
thực hiện ước vọng cao cả của mình. Từ không có gì ngoài ý chí và lòng can đảm, cuối cùng
Người cũng đã tìm ra con đường cứu nước, đưa dân ta ra khỏi ách thống trị tàn bạo, độc ác
của bọn đế quốc thực dân Pháp mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm
được. Lúc nào cũng nghĩ cho vận mệnh dân tộc, trong những năm bôn ba nước ngoài, Người
còn phải chịu cả cảnh lao tù, thế nhưng Bác vẫn không hề nản chí. Thật là một con người quá
kiên cường, lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Công ơn của Người chúng em xin nguyện nhớ
mãi, 1 lòng khắc ghi. Tuy Người đã đi xa nhưng chắc hẳn hình bóng người cụ hồ năm ấy sẽ
mãi mãi còn đọng lại trong lòng của mỗi người con việt nam - vị cha già kính yêu của dân tộc.
Qua chuyến đi này, chúng e như đã hiểu hơn về Bác, biết thêm những sự kiện lịch sử hào
hùng đã diễn ra mà khó có thể tìm đọc trên sách báo hay các phương tiện điện tử. Càng thêm
thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của Bác trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, thế
nhưng vẫn k có 1 lời than khổ kể cực. Trong lòng chúng em dâng trào những cảm xúc khó tả,
niềm biết ơn và tự hào sâu sắc mà không có từ ngữ nào có thể đủ sức diễn tả hết được. Bảo
tàng HCM - một di tích lịch sử tưởng niệm về bác - 1 địa điểm phải đến một lần trong đời để
biết được ngày trước Bác đã phải trải qua những gì để có thể giành đc độc lập cho dân tộc ta.
“DÂN TA THÌ PHẢI BIẾT SỬ TA”. Là 1 phần tử nhỏ trong khối đại đoàn kết dân tộc, chúng
ta cần phải biết ghi nhớ công lao vĩ đại mà Chủ tịch HCM đã để lại, tích cực học tập và làm
theo lời Bác.
Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn cô Tiến sĩ Nguyễn Thị Túy đã tạo cho chúng em có
cơ hội được đến nơi đây, tham quan và cùng nhìn lại chặng đường đời dài ròng rã mà Bác đã
trải qua. Kính chúc cô thật nhìu sức khỏe và thành công trên sự nghiệp trồng người đáng quý.
Chúng em xin cảm ơn cô.

You might also like