You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


KHOA NGỮ VĂN ANH

BÀI THU HOẠCH


MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Nhận thức của bản thân về nội dung trưng bày của bảo tàng Hồ
Chí Minh liên quan đến môn học.

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ LAN NHI


ID: 2257011083
LỚP: 2311DAI051L04
GVHD: PGS.TS. DƯƠNG KIỀU LINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2023


Đối với mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh, tên gọi “Hồ Chí Minh” chắc hẳn
không đều quá đỗi quen thuộc. Bởi chúng ta, thế hệ sau này dù không tận mắt
chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, không sống trong thời đại khói lửa với
những anh hùng dứt áo ra đi, những bà mẹ mòn mỏi trông con trở về, mong chờ
ngày độc lập của Tổ quốc song ắt hẳn đều được thế hệ ông cha kể về lịch sử dân tộc,
về sự vẻ vang một thời của ông cha ta, về những hi sinh mất mát của thế hệ đi trước
để giành về từng tấc đất cho Tổ quốc. Quá trình ấy gian nan và vất vả, rơi xuống là
mồ hôi, là xương máu của bao anh hùng dân tộc. Và tất nhiên, không thể không kể
đến người lãnh tụ vĩ đại ấy - Hồ Chí Minh, còn được gọi với cái tên thân thương
“Bác Hồ” - Người đã hy sinh cả cuộc đời cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Hồ Chí
Minh có công lớn trong lãnh đạo đất nước, cống hiến cả đời Người để tìm ra con
đường cứu nước. Dù Người đã không còn, song lịch sử vẫn còn đó, luôn được nhắc
lại, đặc biệt là những tư liệu thời đại được lưu giữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh để
thế hệ mai sau gìn giữ, biết được, thêm yêu nền độc lập dân tộc hơn.
Em may mắn có cơ hội được đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh tại Quận 4.
Được tận mắt chứng kiến những tư liệu lịch sử ấy, trong lòng em không khỏi xúc
động, cảm xúc khó tả, vừa biết ơn, vừa đau lòng thương tiếc với những vất vả một
thời của thế hệ đi trước. Đồng thời, em cũng được truyền cảm hứng, thấy được cuộc
đời đầy ý nghĩa của Hồ Chí Minh, thêm yêu quý Người, quyết tâm phấn đấu theo
gương Người.
Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại
số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành
phố Hồ Chí Minh quản lý. Trên nóc tòa nhà có gắn “đôi rồng” theo kiểu "lưỡng
long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", là một tòa quan trọng nằm
trong thuộc Bến Nhà Rồng. Địa danh này nổi tiếng với sự kiện ngày 05/06/1911,
người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên thời còn trẻ của Hồ
Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước, mở đầu cho hành trình ra đi tìm kiến con
đường cứu nước của Người.
Khi vừa đến Bảo tàng, vào sân, điểm đầu tiên thu hút em đó chính là tượng
“Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước”, khánh thành vào ngày 5/6/2003
nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Bức tượng rất cao,
lớn, được đúc bằng kim loại cao 330 cm, nặng 1000 kg, được đặt hướng mặt ra sông
Sài Gòn - cũng chính là con đường Bác chọn ra đi lúc bấy giờ.

(Tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước”)

Bước chân vào Bảo tàng, điểm đầu tiên nhận thấy đó là nơi đây được trưng
bày theo chủ đề, rất gọn gàng, sạch sẽ và yên tĩnh. Mỗi người đến đây đều để nhìn
lại lịch sử dân tộc, giữ thái độ trang nghiêm, lịch sự, tôn trọng với giá trị lịch sử.
Bảo tàng khá rộng lớn với 9 phòng, khoảng 1482,62 m2 diện tích trưng bày; trong
đó có 6 phòng chuyên trưng bày những chủ đề cố định như: tư liệu, hiện vật, hình
ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tính đến nay, bảo tàng có 23.888 tài liệu, hiện vật, trong đó có 3691 hiện vật gốc,
1.889 tài liệu mật. Xây dựng 91 sưu tập với 2.542 hiện vật (05 sưu tập hiện vật quý
hiếm với 104 hiện vật) có giá trị, và những tư liệu, hình ảnh, hiện vật được trưng
bày tại bảo tàng đều gắn liền với cuộc đời của Bác, với những sự kiện lịch sử, và
mang trong mình những câu chuyện riêng.
Trong mỗi phòng trưng bày sẽ có từng chủ đề khác nhau, như cách để đánh
giá quá trình hoạt động cách mạng của Người:
Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu
hoạt động yêu nước và cách mạng và tiếp nhận chủ nghĩa Mac – Lênin, khẳng định
con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920).
Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của
Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng
của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930).
Chủ đề 3: Bác tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cách mạng tháng 8, lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954).
Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở
miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, Giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (1954-1969).
Chủ đề 5: Nhân dân Việt Nam làm theo di chúc của cố Chủ tịch Hồ Chí
Minh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước,
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình.
Trước khi tham quan Bảo tàng, em đã đến phòng Tưởng niệm, thắp nén
nhang thơm để tưởng nhớ đến Bác Hồ.
Khi bước vào bảo tàng, đầu tiên sẽ có những tư liệu về Bác Hồ với miền Nam,
miền Nam với Bác Hồ. Đây được xem như một nội dung đặc trưng của Bảo tàng Hồ
Chí Minh, chi nhánh Hồ Chí Minh. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào
miền Nam những tình cảm thân thương nhất, bởi đồng bào miền Nam đã chịu nhiều
mất mát, hi sinh trong thời kỳ cách mạng. Trong Chuyên đề “Bác Hồ với miền Nam,
miền Nam với Bác Hồ” tại phòng trưng bày, em có thể thấy rất nhiều ảnh chụp,
tranh vẽ đen trắng của Bác Hồ với cán bộ, chiến sĩ, người dân miền Nam. Trong
phòng trưng bày còn những bức tượng hình Bác Hồ và cán bộ miền Nam, có tivi với
những thước phim tài liệu, tư liệu cách mạng miền Nam với Bác Hồ.
Những tư liệu, tranh ảnh, đồ vật trong bảo tàng được giữ gìn rất kỹ, để trong
khung kính để tránh hư hại và tác đông ngoại lực. Được tận mắt chứng kiến những
khung hình mang giá trị lịch sử, nhìn thấy những vật dụng mà Bác Hồ từng dùng,
em thấy rất xúc động. Trang phục mà Bác mặc, vật dụng mà Bác dùng, hình ảnh
Bác chụp với đồng bào, chiến sĩ miền Nam toát lên vẻ mộc mạc, đơn giản, song
chúng em đều nhìn thấy được phần nhiều tình cảm mộc mạc chân quý toát ra từ đó.
Mặc dù là người lãnh đạo cách mạng, sau đó còn là Chủ tịch nước, song Bác
Hồ qua ảnh chụp thật giản dị. Điều này khiến em nhớ lại bài học “tiết kiệm” của
Bác. Suốt đời làm cách mạng, song Bác không vì bản thân mà luôn vì nhân dân, đặt
cuộc sống của nhân dân lên đầu, thực hành lối sống tiết kiệm.
Các hiện vật, tư liệu lịch sử được trung bày theo chủ đề, đầu tiên là chủ đề về
“Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động yêu
nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mac – Lênin và
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890-1920)”. Ngay từ cửa vào, tên
chủ đề đã được in ấn rõ ràng, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh - đảm bảo mọi người vào
đều hiểu về chủ đề trưng bày.

(Cửa vào phòng trưng bày Chủ đề 1)

Trong số những nét đặc biệt tại phòng trưng bày chủ đề một, em rất ấn tượng
với hình ảnh đơn sơ, mộc mạc của những ngôi nhà Bác Hồ từng ở. Đó đơn giản là
những ngôi ngày mái tranh theo kiểu xưa cũ mang nét đơn giản, hòa mình với thiên
nhiên và có nhiều cây xanh xung quanh. Căn nhà Nội, nhà Ngoại của Hồ Chí Minh
đều rất đơn giản, có nét nông thôn, đậm nét đẹp cổ điển làng quê xưa.
(Bức ảnh về các ngôi nhà gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống)

Cùng với đó, em cũng được biết thêm về gia đình Hồ Chí Minh, về những
người trong gia đình Người. Ở mỗi người thân trong gia đình Hồ Chí Minh, ta thấy
được những giá trị, để từ đó hình thành “cái nôi”, giáo dục nên người thanh niên
yêu nước, yêu dân tộc với tên khai sinh “Nguyễn Sinh Cung” và sau này được nhắc
nhiều nhất với cái tên Hồ Chí Minh.
(Ảnh giá đình Hồ Chí Minh)

Tại phòng trưng bày, em còn được thấy hình ảnh Hồ Chí Minh thời thanh
niên, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đó là hình ảnh người các mạng trẻ tuổi sang dự
Đại hội toàn quốc Đảng xã hội pháp năm 1920, mang trong mình bao lý tưởng, khát
vọng học tập để về cứu nước cứu dân, truyền động lực và cảm hứng cho hàng ngàn
lớp trẻ thế hệ sau này.

(Hồ Chí Minh sang dự Đại hội toàn quốc Đảng xã hội pháp năm 1920)

Bảo tàng còn trưng bày “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gửi Hội nghị
Vecxay” năm 1919 do Hồ Chí Minh khi ấy với tên “Nguyễn Ái Quốc” soạn thảo và
ký tên. Bản yêu sách nêu rõ 8 điều yêu sách gửi hội nghị, được viết bằng tiếng nước
ngoài. Điều này cho thấy tài năng nghệ thuật, khả năng và tố chất lãnh đạo cũng như
vốn kiến thức của “Nguyễn Ái Quốc” thời bấy giờ. Đây là điểm lớp trẻ chúng em
nên học hỏi. Về cuộc đời Hồ Chí Minh, em được học rằng người đà bôn ba trên
hành trình cứu nước ròng rã 30 năm. Khi ấy, trên con tài rời Bến cảng Nhà rồng,
hành trang của Người là đôi bàn tay, vừa học, vừa làm. Mỗi ngày Người đều nỗ lực
làm việc trên tàu, kết hợp với việc học các thức tiếng, tìm hiểu về nhiều triết lý, học
thuyết để vận dụng vào Việt Nam. Bản Yêu sách An Nam ra đời là sự thể hiện tài
năng học thuật của Người. Em cả thấy vừa khâm phục, vừa cảm động, lại tự hào khi
nhìn thấy bản “yêu sách” chứa đựng giá trị lịch sử vẻ vang ấy.

(Yêu sách An Nam)

Ngoài ra, ở phòng này em còn chú ý đến bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ
nghĩa Mác-Lênin” do hồ Chí Minh soạn và được in trên báo. Em lại càng thấy khâm
phục tài năng, sự chăm chỉ, siêng năng, cần mẫn, sự hy sinh của Người cho dân tộc.
Để tìm ra chủ nghĩa “chân lý” Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã trả qua nhiều chặng
đường, tìm kiếm và phân tích nhiều học thuyết để đạt đến thành công.
Tiếp đến là những tư liệu được giữ lại với chủ đề “ Chủ tịch Hồ Chí Minh
bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc
địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam
(1920-1930)”. Với chủ đề 2, điều đầu tiên em ấn tượng nhất, đó là về hành trình của
“Nguyễn Ái Quốc” từ 1917-1931 được thể hiện tóm gọn. Có thể thấy chỉ trong vài
năm, Bác Hồ của chúng ta đã di chuyển qua rất nhiều nơi trên thế giới để học tập
nhiều điều mới mẻ. Đây là cuộc hành trình dài, gian nam và vất vả, song cũng rất
năng động của người thanh niên trẻ yêu nước, vượt qua mọi khó khăn, đến mọi
miền trên thế giới để tìm con đường cứu nước chân chính.

(Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra nhiều nơi)

Ở đây, em còn được chiêm những nhiều văn bản có giá trị quan trọng, thể
hiện tài năng, đóng góp của Hồ chí Minh cho cách mạng của giai cấp vô sản, đóng
góp cho Quốc tế Cộng sản. Như là bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại phiên hợp tứ 8
Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản. Được tận mắt đọc bài phát biểu dạt dào cảm
xúc, chân thực và có phần thẳng thắn, song cũng sáng tạo khi đề cao tầm quan trọng
của vấn đề giải phóng thuộc địa với vấn đề cách mạng ở Chính quốc, lần nữa em
không khỏi khâm phục tài năng của Hồ Chí Minh. Người có tầm nhìn xa trông rộng,
cái nhìn toàn diện, tấm lòng nhân nghĩa, trong sáng, không chỉ vì cách mạng Việt
Nam mà còn vì sự nghiệp cách mạng vô sản trên toàn thế giới.

(Bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại phiên hợp tứ 8 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng
sản)

(Nguyễn Ái Quốc và đại biểu tham dự Hội nghị Thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam ngày 3/2/1930)

Ngoài ra, ở đây em còn thấy được một số hình ảnh, tư liệu, hiện vật về chặng
đường làm cách mạng của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1920-1930.
(Tư liệu Hồ Chí Minh 1920-1930)

(Những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh từ 1920-1930)

Tiếp đến là Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh – người tổ chức và lãnh đạo
cách mạng tháng 8 thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu
tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1930-1954).
Ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo toàn thể
nhân dân đứng lên chống lại kẻ thù, cùng lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa - trở thành quốc gia chính thức và hợp pháp. Để cách mạng đi đến thành
công,Bác Hồ đã tập hợp sức dân, thông qua “lời kêu gọi” như một hiệu lệnh hào
hùng, cổ vũ và động việc toàn thể người dân đứng lên giành độc lập, tự do cho tổ
quốc, giải phóng dân tộc và chính bản thân mình.
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

(Tượng Chiến dịch Điện Biên phủ)


(Đồ dùng của Bác Hồ trong ngày đọc tuyên ngôn độc lập)

(Hồ Chí Minh triển khai, lãnh đạo cách mạng)


Hồ Chí Minh với vai trò là Chủ tịch nước đã đọc tuyên ngôn độc lập, khai
sinh ra nước Việt Nam. Đồng thời, Người luôn chú trọng lãnh đạo, phát triển đất
nước,đuổi sạch mống quân thù ra khỏi lãnh thổ. Hồ Chí Minh cũng chú trọng chăm
lo cuộc sống nhân dân, luôn động viên nhân dân.
Đến chủ đề 4, 5. Đây là chủ đề về “ Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng
miền nam thống nhất Tổ quốc (1954- 1969)” và “Nhân dân Việt Nam làm theo di
chúc của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất hoàn toàn đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình.”
Trong phòng trưng bày đã theo rất nhiều hoạt động Hồ Chí Minh tham dự
kiện, động viên nhân dân lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời
chi viện và làm cách mạng ở miền Nam.

(Hồ Chí Minh tích cực xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lãnh đạo
cách mạng giải phóng miền Nam)
(Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc Đại Hội III)
Cuộc đời mình, Hồ Chí Minh dành trọn cho dân tộc, cho đất nước, hướng tới
mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội mà người dân được ấm
no, tự do và hạnh phúc. Mong muốn của Bác không vì bản thân mình mà vì đồng
bào ta, mong người dân Việt Nam ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành, được tự do và hưởng những giá trị hạnh phúc. Chính vì thế suốt cuộc đời làm
cách mạng, Hồ Chí Minh luôn sống rất giản dị, hòa đồng, yêu thương và gắn bó với
nhân dân. Tình cảm ấy đơn thuần nhưng cũng đầy sâu nặng, thể hiện qua từng hình
ảnh tái hiện lại, qua từng dòng lưu bút, từng phong thư Hồ Chí Minh nhắn gửi cán
bộ, gửi nhân dân miền Nam, gửi đồng bào cả nước; qua hình ảnh từng món đồ cũ kỹ
Bác từng dùng, qua từng nghĩa cử cao đẹp mà Bác đã làm.

(Thư Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Trung Ương mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam)
Thậm chí, trong những ngày cuối đời, trong di chúc của mình Hồ Chí Minh
vẫn luôn trăn trở, hết lòng hết dạ lo lắng cho cuộc sống của nhân dân.

(Di chúc của Hồ Chí Minh)


Một câu nói khiến em xúc động không kìm được nước mắt đó là dòng thư
Bác để lại những ngày cuối đời "suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục
vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều
gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn
nữa".
(Câu nói của Hồ Chí Minh - cũng là lời căn dặn của Người trước khi lâm
chung)
Dù Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng chắc chắn rằng thế hệ con cháu đời sau sẽ
luôn ghi nhớ công ơn Người. Những bài học quý giá mà Hồ Chí Minh để lại vẫn sẽ
là động lực, là ngọn đèn chỉ đường dẫn lối cho sự nghiệp phát triển đất nước hiện
nay.
Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, một lần nữa em như được nhìn thấy thế
hệ ông cha ta ngày xưa đã kiên cường chiến đấu, dũng cảm tiến lên đối mặt với
nguy nan như thế nào, thấy được sự đói khổ, gian nan trong thời chiến mà thế hệ
xưa đã trải qua để giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc, tạo cơ sở xây dựng đất nước
hòa bình cho chúng em ngày nay.
Điều này giúp em rút ra bài học quý báu, thấy được trách nhiệm bản thân
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Em cũng còn học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, công hiến sức trẻ của mình vào xây dựng đất nước giàu mạnh,
dũng cảm và kiên cường của sự đất nước như Bác Hồ đã làm.
Hồ Chí Minh là một tượng đài lịch sử, người anh hùng của dân tộc. Lớp trẻ
như em luôn thấy tự hào, xem Người là tấm gương để noi theo. Bản thân em nhất
định sẽ cố gắng phấn đấu học tập, không ngừng củng cố tri thức, phát triển khả năng
của bản thân, cống hiến vào sự nghiệp chung của Tổ quốc.

You might also like