You are on page 1of 2

BÀI 4:

- Ý nghĩa ngữ pháp: là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn
ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.
+ Từ loại: Là ý nghĩa chung của tất cả các từ cùng thuộc 1 từ loại
+ Hình thái: Là ý nghĩa của các phạm trù ngữ pháp của từ. Chúng
được thể hiện bằng các hình thái ngữ nghĩa.
+ Phái sinh: Là loại ý nghĩa ngữ pháp có tính chất chung cho nhiều từ
+ Quan hệ: Thể hiện quan hệ của từ với các từ khác, cũng có nghĩa là
thể hiện vị trí và chức năng của từ ngữ trong các kết cấu ngữ pháp,
nên gọi là ý nghĩa cú pháp.
- Phương thức ngữ pháp: là những biện pháp hình thức chung nhất thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp.
+ Phụ tố: Dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
+ Biến dạng chính tố: biến đổi 1 bộ phận của chính tố để thể hiện sự
thay đổi ý nghĩa ngữ pháp.
+ Thay chính tố: thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của 1 từ để biểu thị sự
thay đổi ý nghĩa ngữ pháp.
+ Trọng âm: Trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa từ
vựng của các từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức
từ.
+ Lặp: Khi lặp từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, lặp từ là phương thức
ngữ pháp.
+ Trật tự từ: Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp, nó được coi là một phương thức ngữ pháp.
+ Hư từ: Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như ko 1
ngôn ngữ nào ko dùng phương thức ngữ pháp này. Hư từ phổ biến là giới
từ và liên từ.
+ Ngữ điệu: Ngữ điệu được coi là phương thức ngữ pháp khi người ta
sử dụng nó để biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu như “tường thuật”,
“nghi vấn”, “khẳng định”, “phủ định”…
- Phạm trù ngữ pháp: là 1 tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau
được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng.
+ Số: Là phạm trù ngữ pháp dùng để phân tích các từ loại có biểu
hiện tương phản về số.
+ Giống: Khi phân tích các từ loại, giống thể hiện những đối lập như
giống đực/giống cái/giống trung.
+ Thời: 3 thời
+ Cách: Phạm trù cách được dùng trong phân tích các từ loại để nhận
diện quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu.
+ Thể: Hoàn thành + Chưa hoàn thành
+ Ngôi: 3 ngôi
+ Dạng: Chủ động + Bị động
+ Thức: Là nguyên tắc sắp xếp các động từ căn cứ vào những cách
thức khác nhau mà người nói có thể hiểu và diễn đạt cái quá trình được
thể hiện bằng động từ.
- Quan hệ ngữ pháp: là quan hệ giữa các từ trên trục hình tuyến.
+ Đẳng lập: Là quan hệ giữa hai hay hơn hai thành tố có cương vị cú
pháp bình đẳng nhau.
+ Chính phụ: Là quan hệ giữa các thành tố có cương vị cú pháp khác
nhau, thành tố này phụ thuộc vào thành tố kia.
+ Chủ vị: Là quan hệ giữa 2 thành tố phụ thuộc lẫn nhau, ko có thành
tố nào chính hoặc phụ.
- Đơn vị ngữ pháp: là các yếu tố ngôn ngữ thuộc hệ thống cái được biểu
hiện.
+ Cú đoạn: là 1 yếu tố đơn lẻ của câu, bao gồm hơn 1 từ
+ Cú: là một nhóm từ có chủ ngữ và vị ngữ của mình, nằm trong một
câu rộng hơn.
+ Câu: là đơn vị có chức năng thông báo.

You might also like