You are on page 1of 52

1

Câu 1: Thế nào là hệ thống kết cấu. Cho và phân tích 2 ví dụ

Hệ thống

● Khái niệm : Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên
hệ lẫn nhau.

● Mỗi đối tượng trọn vẹn là một hệ thống

● Nói đến hệ thống cần hai điều kiện

+ Tập hợp các yếu tố

+ Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố

● Khái niệm hệ thống gắn chặt với khái niệm kết cấu

Ví dụ: Family ( Oxford Advanced Learner’s Dictionary trang 557)

Family

father mother

son daughter

Kết cấu

● Khái niệm : là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của một thể
thống nhất

● Kết cấu không nằm ngoài hệ thống

● Khái niệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác
động lẫn nhau của các mặt và cá thuộc tính của chúng

2
Câu 2: Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ. Sắp xếp theo trật tự từ lớn đến nhỏ
và ngược lại. Cho ít nhất 8 ví dụ?

- Trật tự từ nhỏ đến lớn: Âm vị -> hình vị -> Từ -> Câu

- Trật tự từ lớn đến nhỏ: Câu-> Từ -> Hình vị -> Âm vị

- Âm vị: Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói

Ví dụ: Âm /b/, /f/, /v/

Ví dụ: “ màn” có âm thanh khác với “bàn” nhờ có sự đối lập giữa âm vị /b/ và âm vị
/m/

- Hình vị: Là chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu tạo từ và
biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ.

Ví dụ: “ Quốc kỳ: được tạo bởi hai hình vị là “ quốc” và “ kỳ” , kết cấu với nhau theo
quan hệ chính phụ, kiểu Hán- Việt. Hai hình vị này đều biểu thị nghĩa Quốc: nước; kỳ:
cờ.

Ví dụ: Trong tiếng Anh, từ “ Unfair” có 2 hình vị, từ “ boxes” có hai hình vị. Hình vị
từ vựng và hình vị ngữ pháp ( tham khảo sách “ Oxford advanced Leaner’s Dictionary”
tái bản lần thứ 9 năm 2015 trang 169 và trang 1646)

- Từ: Trong tiếng việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng một hoặc một số từ tố (hình vị)
có chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò khác nhau trong câu như chủ
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,…

Ví dụ: Trong tiếng Việt, có từ “ chị” ( tham khảo “ Từ điển tiếng Việt” của Hoàng
Phê trang 154)

Ví dụ: Trong tiếng Anh, có từ “ sister” (tham khảo sách “Oxford advanced Leaner’s
Dictionary” tái bản lần thứ 9 năm 2015 trang 1407)

- Câu: Là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo quy tắc ngữ pháp nhất định để
thông báo

Ví dụ: “ Ba tôi là bác sĩ”

CN VN
3
Ví dụ: “ I am a teacher”

S V O

Câu 3: Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ ? Với mỗi kiểu quan hệ cho
và phân tích ít nhất 4 ví dụ.

* Có 2 kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ:

- Quan hệ tuyến tính: Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện
ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi. Khi biểu hiện bằng chữ viết,
người ta đã thay thế sự kế tiếp trong thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng tuyến
không gian của các con chữ.

Vd: 1) Trong câu “Nam là người tốt bụng ” .

Xét từ “Nam ” ở trong câu trên thì thấy, nếu xét về trật tự hình vị, âm vị thì sẽ phải
theo một trình tự nhất định là Nam, chứ không được phép là Nma. Hình vị “người”là
ngươi, chứ không thể là iuong, xét quan hệ câu là Nam là người tốt bụng, chứ không
đảo trật tự là bụng tốt người là Nam => Câu không có nghĩa.

2) Từ “đất nước” được kết nối bởi 2 hình vị đất và nước thì 2 hình vị đó có quan hệ
tuyến tính với nhau. Xét trên phương diện nhỏ hơn thì hình vị đất là sự kết hợp của 3
âm vị [đ],[â] và [t] thì 3 âm vị này có quan hệ tuyến tính với nhau. Tuy nhiên chúng ta
không thể xét quan hệ đó giữa hình vị đất và âm vị [đ]vì nó không cùng đơn vị với
nhau.

3) Từ “quốc gia” được kết nối bởi 2 hình vị “quốc” là nước và “gia” là nhà thì 2 hình
vị đó có quan hệ tuyến tính với nhau.

4) Từ “parovoz” của Tiếng Nga được kết nối bởi 3 hình vị “par” là hơi nước, “voz”
là sự chuyên chở, còn –o là hình vị nối => 3 hình vị đó có quan hệ tuyến tính với nhau.

- Quan hệ liên tưởng: Quan hệ ngang thể hiện trong lời nói như quan hệ thực tại giữa
các đại diện của các loại đơn vị. Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói
có thể thay thế bằng cả một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể
thay thế nhau trong cùng một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối
với nhau, hay còn gọi là quan hệ dọc. Mỗi vị trí được quy định bởi chức năng và quan
hệ của yếu tố đó với yếu tố khác. Cho nên vị trí nào càng có nhiều hạn chế bao nhiêu
thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng ít bấy nhiêu. Ngược lại, vị trí càng ít bị hạn
chế bởi các điều kiện khác nhau bao nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng
nhiều bấy nhiêu.
4
Vd: 1) Trong câu "Chú bộ đội rất dũng cảm”, thì thành phần chủ ngữ “chú bộ đội ” có
thể được thay thế bằng “Cô bộ đội” , “Bố” . “Mẹ” , “ Chú cảnh sát”,.. thì những từ có
thể thay thế được như vậy là vì nó có quan hệ liên tưởng với nhau.

2) Trong câu “Cô ấy học giỏi môn Toán”. Ở vị trí của từ “Cô ấy” có thể thay bằng
“Anh ấy”, “Chị ấy”,... hay có thể thay bằng các tên người: Nam, Mai,… Ở vị trí “giỏi”
có thể thay bằng “siêu”, “tốt”,… Ở vị trí “Toán” ” có thể thay bằng “Tin học”, “Ngữ
Văn”,…

3) Để diễn đạt hành động đã và đang diễn ra trong Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng
Việt, các đơn vị ngôn ngữ được kết hợp theo quan hệ liên tưởng sau:

I have been learning English for a long time.

Tôi đã học Tiếng Anh lâu rồi.

Để diễn đạt các hành động đang diễn ra, các đơn vị ngôn ngữ được đặt trên
mối quan hệ sau:

The students are writing a newspaper.

Sinh viên đang viết báo.

ð Tập hợp các yếu tố (đơn vị) theo quan hệ dọc có thể thay thế hàng loạt yếu tố cùng
hệ hình.

4) Trong câu “Nhân dân ta rất anh hung”. Ở vị trí của từ "nhân dân" có thể thay thế
bằng "quân đội", "phụ nữ", "thanh niên"… , ở vị trí của từ "ta", có thể thay bằng "Lào",
"Campuchia",… , ở vị trí "anh hùng" có thể thay thế bằng "dũng cảm", "cần cù", "thông
minh"…

Câu 4: Chứng minh rằng ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu. Vì sao nói ngôn ngữ là hệ
thống tín hiệu đặc biệt?

+ Khái niệm tín hiệu : Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện
tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho con người ta tri giác được và
lí giải, suy diễn tới một cái gì đó nằm ngoài sự vật ấy.

+ Khái niệm hệ thống: hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ
và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố
của thể thống nhất đó.
5
+ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu thể hiện qua 4 đặc điểm biểu hiện tính chất đặc
biệt của tín hiệu ngôn ngữ

1. Các yếu tố trong hệ thống tín hiệu có giá trị đối với hệ thống không phải do những
thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho
để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó

2. Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu
hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ
âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.

3. Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là
có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên
trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình"
trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị
bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự
quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.

4. Giá trị khu biệt của tín hiệu. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện
ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một
chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất
như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của
vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc,
độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối
với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay
nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn
chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết
mực không phải là tín hiệu.

+ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt vì :

Cùng là hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ khác với các hệ thống tín hiệu khác ở những đặc
điểm sau:

1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không
đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống
đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao gồm một số tương
đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu
tố là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn
6
ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác
với câu. Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả
các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường xuyên được phát
triển, bổ sung thêm.

2. Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống
và hệ thống con khác nhau.

3. Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau

4. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan
hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái
biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện.

5.Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác
thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn toàn có
thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính chất xã hội,
có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân.

6.Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo
chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con
người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá
trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ để lại. Ngôn ngữ
không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người cũng thời mà còn là
phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các thời đại , các giai đoạn
lịch sử khác nhau.

Câu 5: Thế nào là từ, từ vị, các biến thể của từ? Cho ví dụ?

- Từ: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng
để đặt câu.

VD: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,…

đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách…

- Từ vị: là đơn vị cơ bản có nghĩa, và là yếu tố cấu trúc của ngôn ngữ, thường
tương đương với từ.

VD: chạy, nhảy, múa, xanh biếc,….


7
- Biến thể: biến đổi trong những hoàn cảnh, những trường hợp sử dụng khác nhau
của từ.

1. Biến thể hình thái học:

Là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ hay còn gọi là những từ hình.

VD: Trong tiếng anh:

Hiện tại Quá khứ Quá khứ phân từ

Buy Bought Bought

Eat Ate Eaten

2. Biến thể ngữ âm- hình thái học:

Là những sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ chứ không phải là những
hình thái ngữ pháp của nó.

VD: không-hông, trời-giời, nhịp-dịp, sờ-rờ, ….

Trong tiếng anh: often và oft là hai biến thể của một từ có nghĩa thường thường.

3. Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa:

Mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử dụng, chỉ một trong những ý
nghĩa của nó được hiện thực hóa. Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy là một biến
thể từ vựng – ngữ nghĩa.

VD: Trong tiếng anh: từ “fan” có hai nghĩa: người hâm mộ / cái quạt.

Từ “lie” có hai nghĩa: nằm xuống / nói dối.

Trong tiếng việt: từ “đầu” (Từ điển tiếng việt -2006- trang 299)
8
+ Vấn đề đau đầu (đầu: đầu của con người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức).

+ Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh (đầu: phần có điểm xuất phát của một khoảng không
gian hoặc thời gian, đối lập với cuối).

+ Sản lượng tính theo đầu người (đầu: dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về
người).

9
Câu 6: Hãy nêu những khó khăn khi phân biệt từ với ngữ, hãy thống kê (từ,
ngữ) trong đoạn văn.

-Dễ nhầm lẫn cái được biểu hiện với nghĩa của đơn vị ngôn ngữ.
-Lẫn lộn nghĩa của từ với nhận thức (sự hiểu biết ) của chúng ta về cái nghĩa đó .
Nếu ta không hiểu một câu nói bằng tiếng nước ngoài có quan hệ với cái gì thì những
người biết thứ tiếng ấy vẫn hiểu câu nói đó có quan hệ với cái gì trong thực tế.

Câu 7: Phân loại các đối tượng dưới đây thành 2 nhóm: tục ngữ và thành ngữ
và nêu rõ lý do tại sao lại phân loại như vậy?
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - Nhà xuất bản
Đà Nẵng -2006 thì:
-“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không
thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. (trang
915)
-“Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống
và đạo đức thực tiễn của nhân dân”. (trang 1062)
Thành ngữ và tục ngữ trong tiếng việt:

Thành ngữ Tục ngữ

Tương đương cấp độ từ, ngữ Tương đương cấp độ câu

Cấu trúc giống cấu trúc của từ Cấu trúc giống cấu trúc của câu

Nghĩa: giống nghĩa của một khái niệm Nghĩa: đưa ra một thông báo hoàn chỉnh
hoặc tương đối hoản chỉnh(so sánh,
nhận xét, đánh giá)

Câu 8: Thế nào là nghĩa của từ? Nghĩa của từ được biến đổi theo những cách
thức như thế nào? Với mỗi cách thức cho và phân tích 1 ví dụ.

❖ Nghĩa của từ là một tập hợp của những thành phần ý nghĩa khác nhau ứng với
các chức năng khác nhau của từ, đó là: chức năng biểu vật, biểu niệm, ngữ dụng và
cấu trúc. (Trích: https://www.scribd.com/doc/296572906/D%E1%BA%ABn-
Lu%E1%BA%ADn-Ngon-Ng%E1%BB%AF )

❖ Nghĩa của từ được biểu hiện theo những cách thức (Trích từ: Lê Đình Tư &
Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009)
10
● Giữ tên gọi cũ để chỉ những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới hoặc đã
thay đổi:

Về nguyên tắc, khi xuất hiện một sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới, hoặc khi
sự vật, hiện tượng trước đây đã thay đổi thì xã hội phải tạo ra một vỏ âm thanh mới
để biểu thị nó. Trong nhiều trường hợp, các ngôn ngữ vẫn lấy tên gọi cũ để biểu thị
sự vật hay hiện tượng mới nhờ vào những nét tương đồng giữa cá sự vật. Chỉ khi
nào cần thiết, người ta mới bổ sung thêm một yếu tố khu biệt nào đó, ví dụ như yếu
tố mô tả một đặc trưng hay chức năng nào đó của sự vật. Điều đó dẫn tới kết quả là
một tên gọi được dùng chung cho nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau, khiến cho việc
xác định ý nghĩa thực của từ nhiều khi không thể thực hiện được, nếu không có ngữ
cảnh của từ.

● Ví dụ : Trong tiếng Anh, từ ‘boat’ vừa có nghĩa là “thuyền” vừa có nghĩa là


“tàu thuỷ” (loại nhỏ) (Tham khảo từ điển “Oxford Advanced Learne’s Dictionary”
tái bản lần thứ 9 năm 2015).

● Hoán dụ: là phương thức làm biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi
của sự vật, hiện tượng này để chỉ một sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở mối quan
hệ tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng ấy.

o Ví dụ: Người ta thường lấy tên gọi của bộ phận để chỉ toàn thể mà ít khi lấy
toàn thể để chỉ bộ phận. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, ‘má hồng’ thường được dùng
để chỉ người con gái đẹp ( Trích trang 605 “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ
học- NXB Đà Nẵng-2006).

● Ẩn dụ: là phương thức biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi của sự
vật, hiện tượng này để chỉ sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở của sự giống nhau về
một khía cạnh nào đấy giữa hai sự vật hay hiện tượng ấy.

o Ví dụ: Người ta thường lấy tên gọi của bộ phận cơ thể, hành vi, tính chất hay
đồ dùng của người để biểu thị các bộ phận, tính chất hay hành động của vật. Chẳng
hạn như ‘mũi’ trong “mũi nhọn”, “mũi tên”… ( Trích trang 649 “Từ điển Tiếng
Việt” của Viện Ngôn Ngữ học- NXB Đà Nẵng-2006).

Câu 9: Thế nào là kết cấu? Thế nào là kết cấu ý nghĩa của từ? Các dạng kết cấu
ý nghĩa thường gặp?

1.Các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa:

-Từ đa nghĩa: là từ có thể có nhiều ý nghĩa


11
Ví dụ: từ “nervous” có 4 nghĩa (thuộc về thần kinh, lo lắng,mạnh mẽ có dũng khí; cô
đọng)

-Cách phân loại ý nghĩa của từ đa nghĩa:

a, Căn cứ vào sự khác nhau của những mối quan hệ với sự vật: nghĩa trực tiếp và nghĩa
chuyển tiếp hoặc nghĩa đen và nghĩa bóng

Ví dụ: từ “đầu”

+Nghĩa trực tiếp: phần trên cùng hoặc trước hết của cơ thể động

vật

+Nghĩa chuyển tiếp: đầu của con người, là biểu tượng của suy nghĩ, hoặc tóc (chải đầu)

b, Căn cứ theo ngữ cảnh: ta có nghĩa chính (nghĩa tự do) và nghĩa phụ (nghĩa hạn chế)

c, Căn cứ theo khả năng sử dụng: ta có nghĩa cổ và nghĩa hiện dùng

Ví dụ: từ “đểu” nghĩa cổ là hoạt động gánh

nghĩa hiện dùng là xỏ xiên lừa đảo đến mức bất kể đạo đức

d, Căn cứ theo lịch sử biến đổi nghĩa: ta có nghĩa gốc và nghĩa phái sinh

Ví dụ: từ “vố” nghĩa gốc: là dụng cụ giống như cái búa nhỏ để điều khiển voi

Nghĩa phái sinh: lần bị đòn đau hay bị một việc

không hay gì đó do người khác gây ra (bị lừa mấy vố..)

2.Nghĩa vị và nghĩa tố

⁃ Mỗi ý nghĩa của từ được gọi là một nghĩa vị. Từ đơn nghĩa là từ chỉ có một nghĩa,
còn từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa vị khác nhau.

⁃ Nghĩa vị chưa phải là đơn vị nhỏ nhất về mặt nội dung. Người ta có thể chia nghĩa vị
ra những yếu tố nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn nữa. Những yếu tố nghĩa như vậy
gọi là nghĩa tố.

⁃ Nghĩa tố là bộ phận nhỏ nhất trong thông báo của một đơn vị ngôn ngữ.
12
⁃ Mỗi nghĩa vị có hình thức biểu hiện của nó (từ hoặc hình vị), còn nghĩa tố không có
hình thức biểu hiện riêng.

13
Câu 10: Thế nào là hiện tượng đồng âm, cho ví dụ.

Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.

Ví dụ: Trong tiếng Anh có 3 từ (viết là to, too, two; đọc là /tu/) làm thành một nhóm
từ đồng âm. (theo từ điển oxford : www.oxfordlearnersdictionaries.com)

Các từ đồng âm có thể được phân chia thành các kiểu loại. Tuy nhiên, có những đặc
điểm riêng của từng ngôn ngữ cụ thể bức tranh phân loại có thể khác nhau.

Chẳng hạn, đối với các từ đồng âm tiếng Anh, người chia ra:

a) Những từ đồng âm, đồng từ:

coper (anh lái ngựa) - coper (quán rượu nổi)

jet (màu đen hạt huyên) -jet (tia nước, tia máu)

b) Những từ đồng âm, không đồng từ:

son (con trai) - sun (mặt trời)

meat (thịt) - meet (gặp)

Loại đồng âm này là phổ biến nhất.

c) Những từ đồng tự không đồng âm:

tear: xé, bứt mạnh

tear: nước mắt

(theo Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng việt (tái bản lần thứ 5 ,Nhà xuất bản giáo dục) –
tác giả : Mai Ngọc Chừ , Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến

Câu 11. Thế nào là hiện tượng đồng nghĩa, cho ví dụ.
14
Đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc
thái khác nhau của một khái niệm.
Ví dụ: các từ “cho”, “biếu”, “tặng” cùng thể hiện một khái niệm “chuyển quyền sở
hữu cho người khác nhưng chúng có sắc thái nghĩa khác nhau.

+ Cho: chuyển sở hữu của mình sang người khác không đổi lấy gì cả

+ Biếu: chuyển sở hữu của mình sang người lớn tuổi, có địa vị xã hội, có sắc thái
trang trọng

+Tặng: chuyển sở hữu của mình sang người khác nhằm khuyến khích, khen ngợi
hoặc tỏ lòng quý mến

Câu 12: Thế nào là hiện tượng trái nghĩa, cho ví dụ.

Hiện tượng trái nghĩa là từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau.

Vd: bề sâu( sâu-nông), trọng lượng( nặng-nhẹ), bề rộng( rộng-hẹp)


Câu 13: Thế nào là từ bản ngữ, từ ngoại lai trong tiếng việt, những lớp từ nào
được gọi là từ bản ngữ, từ ngoại lai? Cho ít nhất 6 ví dụ.

Căn cứ vào nguồn gốc của các từ, người ta chia từ vựng thành hai lớp: từ bản ngữ và
từ ngoại lai. Hai khái niệm này cần được xác định một cách biện chứng và lịch sử.

Trong việc sử dụng ngôn ngữ, chỉ những khác biệt phản ánh tình trạng hiện thời của
ngôn ngữ là quan trọng. Vì vậy, từ bản ngữ và từ ngoại lai còn được xác định về phương
diện đồng đại thuần tuý. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm từ bản ngữ
đồng đại và từ ngoại lai đồng đại.

Từ ngoại lai đồng đại là những từ có những nét không nhập hệ (non intégrés) vào cấu
trúc đương thời của ngôn ngữ. Từ ngoại lai đồng đại có thể là những từ ngoại lai còn
giữ những đặc trưng của ngoại ngữ khiến cho chúng khác với các từ bản ngữ đồng đại.
Đối với tiếng Việt, những đơn vị đó có thể là.

● Những từ phiên âm nhưng viết liền như: cácbon, amin, amoniac, ampe…

● Những từ phiên âm nhưng viết rời như: a-xít, a-mi-la-da, a-ni-lin, a-nô-phen, a-pa-
tít, a-xê-ti-len…

● Những đơn vị có cách kết hợp âm vị bất thường như: pa-tê, noãn xào, xoong, séc,
loong toong…
15
● Những từ Hán Việt không hoạt động tự do như: sơn, thuỷ, gia, quốc, hải…

● Tổ hợp các từ Hán Việt không hoạt động tự do như: ba đào, giai nhân, tham quan,
sở dĩ, phạm trù, tiền phong…

● Những từ không phải tiếp thu của ngoại ngữ nào nhưng lại có những nét làm
cho nó khác hẳn các từ khác và được xử lí một cách khác cũng là từ ngoại lai đồng
đại. Thí dụ: leeng keeng, loong coong, bù nhìn, mồ hóng, mồ hôi, lê ki ma,
chôôc…

Từ bản ngữ đồng đại là những từ mà xét về cấu trúc ngữ âm cũng như thái độ
hình thái học hoàn toàn nằm trong cấu trúc đương thời của bản ngữ mặc dù xét về
phương diện lịch đại đó có thể là những từ có nguồn gốc ngoại lai. Thí dụ:

● Những từ mượn tiếng Hán cổ, những từ Hán Việt đã Việt hoá về ngữ âm và
những từ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu nhưng có dạng ngữ âm trùng với âm
tiết: xăng, bì, lốp, gần, đầu, thần, ngọc, bia, phin, phớt…

● Những từ Hán Việt đã có khả năng hoạt động tự do như tất cả các từ thuần
Việt khác: ông, bà, tài, đức, thọ, học, thanh, hiếm, trí, phô, chúc thọ, chức tước,
ông bà, nguy hiểm, sự vật, trí não, học tập, thành phố…

16
Câu 14: Thế nào là nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm? Nêu những tiêu chí
dùng để khu biệt nguyên âm với phụ âm. Thống kê số lượng các nguyên âm, phụ
âm trong tiếng VIệt, tiếng Anh, tiếng Trung (chỉ rõ nguồn thống kê)

Nguyên âm

Nếu âm thoát ra một cách tự do, có một âm hưởng “êm ái”, “dễ nghe”, mà đặc trưng
âm học của nó có tần số xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn thì được gọi
là tiếng thanh. Về bản chất âm học, nguyên âm là tiếng thanh.

Nói một cách khác, nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động,
được tạo ra bằng luồn không khí phát ra tự do, không có chướng ngại.

Phụ âm:

Ngược lại với nguyên âm, phụ âm là tiếng động. Những tiếng này không “dễ nghe”, có
tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn.

– Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trung gian,
đó là các bán nguyên âm hay bán phụ âm.Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên
âm vừa mang tính chất phụ âm.

Bán nguyên âm

Bán nguyên âm có đặc điểm giống nguyên âm về mặt cấu tạo, và giống phụ âm về mặt
chức năng (nên còn được gọi là bán nguyên âm hay bán phụ âm), ví dụ /u/ (ngắn), /i/
(ngắn).

Để phân biệt nguyên âm và phụ âm, người ta dựa vào 2 tiêu chí cơ bản sau:

- Dựa vào đặc trưng âm học hay còn gọi là cơ sở vật lí. Theo cơ sở này thì khi phát ra.

một nguyên âm dây thanh rung động mạnh. Hệ quả âm học của nó âm phát ra có tiếng
thanh

cho nên nguyên âm được cấu tạo chủ yếu bằng tiếng thanh. Trong khi đó khi
phát ra một
17
phụ âm dây thanh không rung hoặc rung rất nhẹ kết quả là âm phát ra có tiếng động.
Chúng ta thử phát âm các nguyên âm và phụ âm sau để kiểm tra lại.

- Dựa vào đặc điểm cấu âm hay dựa vào cơ sở sinh lí. Theo cơ sở này nguyên âm khác

với phụ âm ở điểm sau: Khi phát ra nguyên âm luồng hơi đi ra tự do nên yếu dần, còn
khi

phát ra một phụ âm luồng hơi bị cản trở hoàn toàn hay không hoàn toàn bởi các
tiêu điểm

cấu âm nên khi phát ra một phụ âm luồng hơi đi ra mạnh hơn nguyên âm. So sánh cách
phát

âm các nguyên âm và phụ âm sau chúng ta thấy rõ hơn điều đó:

[ a ]: miệng mở rộng, luồng hơi đi ra tự do.

[ b ]: hai môi ngậm lại, luồng hơi bị chặn đứng hoàn toàn.

Như vậy, nếu dựa vào bộ phận cấu âm, chúng ta có thể rút ra nhận xét là nguyên
âm

khác với phụ âm ở chỗ:

phụ âm thì có tiêu điểm cấu âm còn nguyên âm thì không có tiêu

điểm cấu âm.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN (VÕ XUÂN HÀO
GIÁO TRÌNH NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI QUY NHƠN, 2009)

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/
18
Hệ thống âm đệm

Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.

Hệ thống âm chính

Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:

/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/


19
Hệ thống âm cuối

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6
phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 1997, trang 91–105(ngonngu.net)

Tiếng Anh

Consonants( phụ âm ) có 24 phụ âm


20
consonant IPA representative consonant IPA representative
grapheme words grapheme
phoneme phoneme words

/b/ b baby /r/ r rabbit, wrong

/d/ d dog /s/ s sun, mouse, city,

science

/f/ f field, photo /t/ t tap

/g/ g game /v/ v van

/h/ h hat /w/ w was

/j/ ʤ judge, giant, barge /y/ j yes

/k/ k cook, quick, /z/ z zebra, please, is


mix, Chris

/l/ l lamb /th/ ð then

/m/ m monkey, comb /th/ θ thin

/n/ n nut, knife, gnat /ch/ ʧ chip, watch

/ng/ ŋ ring, sink /sh/ ʃ ship, mission, chef

/p/ p paper zh/ ʒ treasure

Table 2

Vowels( nguyên âm ) có 18 nguyên âm


21
vowel IPA representative vowel IPA representative
phonemes phonemes
words words

/a/ æ cat /oo/ ʊ look, would, put

/e/ e peg, bread /ar/ ɑ: cart, fast (regional)

/i/ ɪ pig, give /ur/ ɜ: burn, first, term,

heard, work

/o/ ɒ log, want /au/ ɔ: torn, door, warn,

haul, law, call

/u/ ʌ plug, love /er/ ə wooden, circus, sister

/ae/ eɪ pain, day, gate, /ow/ aʊ down, shout

station

/ee/ i: sweet, heat, thief, /oi/ ɔɪ coin, boy

these

/ie/ aɪ tried, light, my, /air/ eə stairs, bear, hare

shine, mind

/oe/ oʊ road, blow, bone, /ear/ ɪə fear, beer, here

cold

/ue/ u: moon, blue, grew, /ure/ ʊə pure, cure

tune

(from Sounds of English - Aston University)


22
Hệ thống nguyên âm trong tiếng trung

Sáu nguyên âm đơn

a Phát âm như a của tiếng Việt

o Phát âm như ô của tiếng Việt

e Phát âm như ưa của tiếng Việt

i Phát âm nư i hoặc ư của tiếng Việt

u Phát âm như u của tiếng Việt

ü Là nguyên âm hai môi trơn, phát âm gần giống uy

Mười ba nguyên âm kép

Là nguyên âm được ghép lại từ 2 hoặc 3 nguyên âm đơn

ai đọc gần như ai của tiếng Việt

ei đọc gần như ey của tiếng Việt

ao đọc gần như ao của tiếng Việt

ouđọc gần như âu của tiếng Việt

ia đọc gần như i+a của tiếng Việt

ie đọc gần như i+ê của tiếng Việt

ua đọc gần như oa của tiếng Việt

uo đọc gần như ua của tiếng Việt

iao đọc gần như i+a của tiếng Việt

iou đọc gần như i+âu của tiếng Việt

uai đọc gần như o+ai của tiếng Việt

uei đọc gần như uây của tiếng Việt


23
üe đọc gần như uy+ê của tiếng Việt

Mười sáu nguyên âm mũi

Một số nguyên âm đơn và nguyên âm kép có thể ghép phụ với n và ng tạo thành nguyên
âm mũi.

an đọc gần như an của tiếng Việt

ang đọc gần như ang của tiếng Việt

en đọc gần như ân của tiếng Việt

eng đọc gần như âng của tiếng Việt

in đọc gần như in của tiếng Việt

ian đọc gần như i+an của tiếng Việt

iang đọc gần như i+ang của tiếng Việt

iong đọc gần như i+ung của tiếng Việt

ing đọc gần như i+ing của tiếng Việt

ong đọc gần như ung của tiếng Việt

uan đọc gần như oan của tiếng Việt

uang đọc gần như oang của tiếng Việt

uen đọc gần như u+ân của tiếng Việt

ueng đọc gần như u+âng của tiếng Việt

ünđọc gần như uyn của tiếng Việt

üan đọc gần như uy+an của tiếng Việt

hệ thống phụ âm trong tiếng Trung

Nhóm âm hai môi và răng môi

b Phát âm gần giống như pua của tiếng Việt


24
p Phát âm gần giống như pua, nhưng khác ở chỗ bật hơi mạnh ra ngoài

f Phát âm gần giống như phua của tiếng Việt

m Phát âm gần giống như mua của tiếng Việt

Nhóm âm đầu lưỡi

d Phát âm gần giống như tưa của tiếng Việt

t Phát âm gần giống như thưa của tiếng Việt

n Phát âm gần giống như nưa của tiếng Việt

l Phát âm gần giống như lưa của tiếng Việt

Nhóm âm đầu lưỡi trước

z Phát âm gần giống như chư của tiếng Việt, âm sát tắc không bật hơi

c Phát âm gần giống như z nhưng khác ở chỗ có bật hơi

s Phát âm gần giống như xư của tiếng Việt, nhưng âm phát ra sát và tắc

r Phát âm gần giống như rư của tiếng Việt, nhưng không rung lưỡi

Nhóm âm đầu lưỡi sau

( Khi phát âm đầu lưỡi cuốn lên phía hàm trên)

zh Phát âm gần giống như trư của tiếng Việt

ch Phát âm gần giống tr của tiếng Việt nhưng có bật hơi

sh Phát âm gần giống như sư của tiếng Việt

Nhóm âm mặt lưỡi

Khi phát âm, phần trước mặt lưỡi đưa lên phía trước ngạc cứng.

j Phát âm tương tự chi của tiếng Việt


25
q Phát âm tương tự như j nhưng bật mạnh hơi ra ngoài

x Phát âm tương tự như xi của tiếng Việt

Nhóm âm cuống lưỡi:

Khi phát âm cuống lưỡi đưa lên phía hàm ếch mềm.

g Phát âm gần như âm cưa của tiếng Việt

k Phát âm gần như âm khưa nhưng bật hơi mạnh ra ngoài

h Phát âm gần như âm h hoặc khưa của tiếng Việt

Nguyên âm đầu lưỡi

Nguyên âm i chỉ xuất hiện sau nhóm phụ âm đầu lưỡi: z, c, s, zh, ch, r. Lúc này i sẽ
đọc như ư của tiếng Việt:

Ví dụ: zi, si, zhi…

26
Câu 15: Kể tên các hiện tượng ngôn điệu, với mỗi hiện tượng cho và phân tích
ít nhất 2 ví dụ.

1. Ngữ điệu

Ngữ điệu là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ
thấp giọng nói trong câu.

“Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn
hơn âm tiết hay một từ”.

Ngữ điệu cũng là một phương tiện phân loại lời nói. Nhưng chức năng chính của
ngữ điệu là nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói trở nên liền
mạch.

Ngữ điệu còn được sử dụng để biểu thị tính chất của các loại câu. Ở đây nó đóng vai
trò là một phương thức ngữ pháp thực thụ.

Cuối cùng, ngữ điệu còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện tất cả những sắc
thái cảm xúc đa dạng của lời nói.

2. Trọng âm

Trọng âm là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng những phương tiện ngữ
điệu nhất định.

Có thể phân ra các loại trọng âm:

+ trọng âm lực: sự nêu bật được tiến hành bằng cách nêu bật âm tiết

+ trọng âm lượng: sự nêu bật được tiến hành bằng cách kéo dài thời gian phát âm

+ trọng âm cố định: trọng âm bao giờ cũng rơi vào vị trí nhất định của từ

+ trọng âm tự do: trọng âm không ở vào vị trí nhất định của từ.

Trong các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, trọng âm có vai
trò đáng kể. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh điệu khác, vai trò của trọng
âm bị “mờ nhạt” đi trước sự tồn tại của thanh điệu. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu
có thái độ cực đoan cho rằng tiếng Việt hoàn toàn không có trọng âm.
27
Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường trường độ
của nguyên âm(1). Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt là trọng âm lượng. Tiếng
Việt có một số từ không bao giờ mang trọng âm, ví dụ từ “cái” (loại từ). Tuy nhiên,
có những từ trọng âm được thể hiện khá rõ, ví dụ: “cà khẳng cà khiu“, “toé toè loe”.
Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm. Có những cặp từ đối lập, trong đó
trọng âm là tiêu chí khu biệt duy nhất.

Ví dụ “cho”, “để” là động từ:

Tôi cho anh quyển sách

Nó để khăn lên bàn

với “cho“, “để” là hư từ (“quét cho sạch”; “nói để anh hiểu”). Có những từ đa tiết,
nếu đặt sai trọng âm thì từ đó bị phá vỡ, mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ:
“bảo với” (= “nói theo”) và “bảo” (động từ) + “với” (giới từ).

3. Thanh điệu

Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp “giọng nói” trong một âm tiết có tác dụng
khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.

Như vậy, nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng của từ thì
thanh điệu là đặc trưng của âm tiết.

“Một ngôn ngữ có thanh điệu thường có ngữ điệu (tức sự thay đổi cao độ trong câu)
rất hạn chế”.

Ví dụ: đáp, đạp, biết, biệt, các, cạc, cách, cạch.

28
Câu 16: Thế nào là sự biến đổi ngữ âm trong lời nói? Ý nghĩa của việc tìm hiểu
vấn đề này trong dạy và học một ngôn ngữ.

⮚ Sự biến đổi ngữ âm trong lời nói (Những biến đổi kết hợp)

● Mỗi âm tố, dù là phụ âm hay nguyên âm khi phát ra (cấu âm) đều phải trải
qua ba giai đoạn: khởi lập, thủ vị và thoái hồi.

VD: “tôi”

– Khởi lập: Các cơ quan phát âm chuyển từ vị trí cũ tới vị trí cần thiết cho việc phát ra
âm tố đó. Đối với các âm tắc nó được gọi là giai đoạn khép lại.

– Thủ vị: Các cơ quan giữ nguyên vị trí đã tiến tới, không thay đổi. Ở những âm tắc nó
được gọi là giai đoạn tắc.

– Thoái hồi: Các cơ quan rời khỏi vị trí trên. Đối với các âm tắc giai đoạn này được
gọi là nổ ra.

Biến đổi kết hợp là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa các âm tố trong ngữ lưu
thường được gọi là biến đổi kết hợp. Bản chất của nó là sự thay đổi ranh giới giữa các
giai đoạn của quá trình cấu âm một âm tố.

● Các hiện tượng biến đổi kết hợp cơ bản: thích nghi, đồng hóa, dị hóa.

❖ Hiện tượng thích nghi (accommodation)

Hiện tượng thích nghi khi có sự kết hợp giữa một phụ âm và một nguyên âm. Đó là
hiện tượng một trong hai âm tố biến đổi đi để phù hợp, thích nghi với âm bên cạnh.

– Hiện tượng thích nghi ngược: Âm đi trước phải biến đổi cho gần với âm đi sau.

Vd: /t/ trong tiếng Việt không tròn môi, khi đi với /o/ thì tròn môi : to

– Hiện tượng thích nghi xuôi: Đây là trường hợp của các vần: /-iŋ,-ik, εˇŋ, εˇk, -eŋ, -
ek/, ở đây, các âm cuối /-ŋ, -k/ khi đi sau các nguyên âm hàng trước bị kéo lên thành
/ɲ, c/ (nh, ch).

Vd: -ở vần inh, phụ âm cuối đi sau các nguyên âm bị kéo lên: chinh

-ở vần ich, phụ âm cuối đi sau các nguyên âm bị kéo lên: chích

29
❖ Hiện tượng đồng hoá (assimilation)

Đồng hoá cũng là hiện tượng thích nghi những xảy ra đối với các âm tố cùng loại:
nguyên âm – nguyên âm, phụ âm – phụ âm. Làm cho chúng có những nét cấu âm tương
đồng.

Trong tiếng Việt, đồng hoá thường gặp ở các thanh điệu.

Vd: “năm mười” → “năm mươi”.

❖ Hiện tượng dị hoá (katabolism)

Dị hoá là hiện tượng giữa hai nguyên âm hoặc hai phụ âm có cấu âm gần nhau có một
âm biến đổi đi để cho chúng trở nên khác nhau.

Trong tiếng Việt, hiện tượng dị hoá hay xảy ra ở các từ láy và theo một quy luật khá
chặt chẽ:

– Như ở âm cuối: /p/ → /m/, /t/ → /n/, /k/ → /ŋ/.

Vd: đẹp đẹp -> đèm đẹp

– Hay ở thanh điệu

Vd: chậm chậm → chầm chậm; đỏ đỏ → đo đỏ…

Ngoài ra, hiện tượng biến đổi ngữ âm còn bao gồm hiện tượng thêm âm, bớt âm…
Nhưng xét cho cùng, chúng đều tồn tại với mục đích làm cho cách phát âm trở nên dễ
dàng hơn, thuận tiện hơn.

⮚ Ý nghĩa của việc tìm hiểu sự biến đổi ngữ âm trong dạy và học một ngôn ngữ:

Ngữ âm học đưa ra những cơ sở khoa học để xây dựng âm chuẩn cho một ngôn ngữ,
đặt chữ viết cho các dân tộc chưa có chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân
tộc đã có chữ viết từ trước.

Kiến thức ngữ âm học rất cần cho việc dạy và học ngoại ngữ. Nếu người dạy có những
tri thức vững chắc về ngữ âm học và người học cũng có những khái niệm tối thiểu về
môn này thì kết quả học tập sẽ tốt hơn, bởi vì người học không đơn thuần "bắt chước"
lối phát âm của người nước ngoài mà tiếp thu nó một cách có ý thức, dựa trên sự so
sánh cấu âm của tiếng ngoại quốc với tiếng mẹ đẻ của mình.

Những tri thức khoa học về mặt ngữ âm học có thể giúp ích cho việc dạy phát âm, dạy
học theo đúng âm chuẩn, dạy chính tả, phân tích các tổ chức âm thanh của một tác
phẩm thơ, v.v…
30
* Theo Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết (vc). Dẫn luận ngôn ngữ học.
Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 198–199-200-201

31
Câu 17: Thế nào là âm vị, âm tố, các biến thể của âm vị? Cho ví dụ và phân tích
ít nhất 10 ví dụ (dùng từ điển Anh, Việt, Trung)
- Âm tố là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh lời nói. Âm tố chỉ là một đơn vị phát âm tự
nhiên của con người. Nếu được hướng dẫn và với bộ máy cấu âm bình thường, con
người có thể phát âm được tất cả các âm tố có thể có trong các ngôn ngữ.
- Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ chỉ sử dụng một số loại âm tố nhất định để tạo ra các đơn
vị ngôn ngữ lớn hơn (từ, câu..). Đó chính là các âm vị. Âm vị là đơn vị ngữ nhỏ nhất
của ngôn ngữ. Số lượng các âm vị trong các ngôn ngữ có thể giống nhau hoặc khác
nhau. Ví dụ: Tiếng Việt không có âm vị [ð], tiếng Anh không có âm vị [ǎ].
-Âm vị là đơn vị trừu tượng nên luôn luôn được thể hiện ra bằng những âm tố cụ thể.
Khi thể hiện âm vị bằng các âm tố, âm vị có thể được bổ sung thêm những đặc điểm
của cá nhân người nói hoặc do vị trí của âm vị trong ngữ cảnh mang lại. Khi ấy, từ
một âm vị ta có thể có rất nhiều âm tố với những đặc trưng không quan trọng khác.
Ví dụ: khi phát âm từ ‘tô’ thì âm [t] đã được phát âm với đặc điểm tròn môi. Ta gọi
những âm khác nhau nhưng thể hiện cùng một âm vị như vậy là những biến thể âm
vị.

Câu 18. Thế nào là âm vị siêu đoạn tính, thế nào là âm vị đoạn tính, cho ít nhất
6 ví dụ.

* Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau
theo thời gian mà luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Trọng
âm và thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính.

Có thể nói, thanh điệu hay trọng âm ở một số loại ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính vì:

1. Thanh điệu:

- Âm tiết, âm vị là những đơn vị có thể chia cắt được trong chuỗi lời nói- Đó là các
âm đoạn tính. Trong các ngôn ngữ Việt- Hán, Thái,.. còn có một loại đơn vị không có
âm đoạn tính, không tồn tại độc lập, nhưng cũng có chức năng phân biệt nghĩa và có
chức năng nhận diện từ các âm vị, đó là thanh điệu.

- Thanh điệu là sự thay đổi độ cao của giọng nói kèm theo sự thay đổi về nghĩa của
các đơn vị ngôn ngữ.

- Mỗi thanh điệu được xác định bằng một chùm các tiêu chí khu biệt về âm vực, âm
điệu và đường nét

- Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính. Đó là một dấu hiệu thuộc toàn bộ âm
tiết.

- Thanh điệu được thực hiện bằng sự rung động của dây thanh nhanh hay chậm, ít hay
nhiều, mạnh hay yếu,… thì ta sẽ có được những thanh điệu khác nhau.
32
Ví dụ: Các từ “la, là,lá” của tiếng việt có thanh điệu thuộc âm vực cao, nó được khu
biệt với các từ “là,lả,là” vốn là thanh điệu thuộc âm vực thấp.

2 . Trọng âm:

- Trọng âm là biện pháp âm học nhằm nêu bật một đơn vị ngữ âm so với những đơn
vị ngữ âm khác trong chuỗi âm thanh lời nói.

Ví dụ: Trong tiếng anh, university (Oxford Advanced Learner’s Dictionary trang
1711), âm tiết ver là trọng âm nghe rõ hơn các âm khác.

- Không phải bất cứ loại âm nào cũng có chức năng âm vị học, tức là chức năng khu
biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Trọng âm di động( trong tiếng Anh hoặc tiếng
Nga) thường có chức năng khu biệt, do đó có thể là âm vị siêu đoạn tính.

Ví dụ: “Subject” (Oxford Advanced Learner’s Dictionary trang 1506) được phát âm
với trọng âm ở âm tiết đầu thì ý nghĩa của nó là “chủ thể” (danh từ), nếu được phát âm
ở âm tiết sau thì có nghĩa là “ chinh phục”(động từ)

● Âm vị đoạn tính

Âm vị đoạn tính là những âm vị được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian.
Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm/bán phụ âm là những âm vị đoạn tính

Ví dụ:

Phụ âm: trước-sau

Nguyên âm: end.

Bán nguyên âm/bán phụ âm: ung

33
Câu 19: Thế nào là ý nghĩa của ngữ pháp? Kể tên các loại ý nghĩa của ngữ pháp?
Cho ví dụ?

Theo Dẫn luận ngôn ngữ học (Phần Ý nghĩa ngữ


[2]
pháp )

Ý nghĩa ngữ pháp là gì?

-Khi nói đến ý nghĩa trong ngôn ngữ, người ta thường nghĩ ngay đến nghĩa riêng của
từng đơn vị (từ, câu…). Ý nghĩa riêng của từng từ được gọi là ý nghĩa từ vựng, còn ý
nghĩa riêng của từng câu cũng thuộc phạm trù ý nghĩa từ vựng vì nó do ý nghĩa từng
vựng của các từ trong câu trực tiếp tạo nên.

-Bên cạnh loại ý nghĩa trên, mỗi loạt đơn vị còn có ít nhất một ý nghĩa chung bao trùm
lên. Chẳng hạn 3 từ boy, pen, book đề có ý nghĩa chung là "sự vật" và "số ít"… Loại ý
nghĩa chung bao trùm lên một loạt đơn vị ngôn ngữ như vậy gọi là ý nghĩa ngữ pháp.

-Là ý nghĩa chung của hàng loạt từ, hàng loạt câu, ý nghĩa ngữ pháp có tính khái quát
hoá cao hơn ý nghĩa từ vựng. Có thể nói, ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa vật thể, còn ý nghĩa
ngữ pháp là ý nghĩa siêu vật thể hay phi vật thể.

-Cũng như ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện ra bằng những hình
thức nhất định. Có điều, mỗi loại ý nghĩa tìm cho mình một loại phương tiện biểu
hiện riêng

-Không thể nói tới sự tồn tại của một ý nghĩa ngữ pháp nào đó trong một ngôn ngữ
nhất định nếu không tìm thấy phương tiện ngữ pháp diễn đạt nó. -Có thể đưa ra một
định nghĩa tóm lược những điểm chính yếu về ý nghĩa ngữ pháp: Ý nghĩa ngữ pháp là
loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương
tiện ngữ pháp nhất định.

Các loại ý nghĩa ngữ pháp

Có nhiều hướng phân loại ý nghĩa ngữ pháp:

a. Ý nghĩa quan hệ – Ý nghĩa tự thân

Ý nghĩa quan hệ là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với các đơn vị
khác trong lời nói đem lại. Ví dụ, trong câu Mèo đuổi chuột, từ mèo biểu thị "chủ
thể" của hành động vồ, còn từ chuột biểu thị "đối tượng". Nhưng trong câu Chuột lừa
mèo thì từ chuộ tmang ý nghĩa "chủ thể" và từ mèo mang ý nghĩa "đối tượng" của
hành động. Các ý nghĩa "chủ thể", "đối tượng" chỉ nảy sinh do những mối quan hệ
giữa các từ trong các câu cụ thể. Chúng là những ý nghĩa quan hệ . Ngược lại, trong
cả hai câu nói trên cũng như trong từ điển, các từ mèo và chuột đều biểu thị "sự vật",
34
các từ vồ và lừa đều mang ý nghĩa "hành động". Điều này không phụ thuộc vào các
quan hệ ngữ pháp. Những ý nghĩa ngữ pháp không phụ thuộc vào các quan hệ ngữ
pháp như vậy gọi là nghĩa tự thân. Các ý nghĩa ngữ pháp khác như "giống cái",
"giống đực", "số ít", "số nhiều" của danh từ, hay "thời hiện tại", "thời quá khứ", "thời
tương lai" của động từ… cũng thuộc vào loại ý nghĩa tự thân.
b. Ý nghĩa thường trực – Ý nghĩa lâm thời
-Ý nghĩa thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi kèm ỳ nghĩa từ vựng, có
mặt trong mọi dạng thức của đơn vị, ví dụ: ý nghĩa "sự vật" của mọi danh từ trong
các ngôn ngữ khác nhau; ý nghĩa "giống đực", "giống cái" của danh từ tiếng Nga,
tiếng Pháp…
-Ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức nhất định của đơn
vị, như: các ý nghĩa "chủ thể", "đối tượng", "số ít", "số nhiều"… của danh từ; "thời
hiện tại", "thời quá khứ", "thời tương lai" của động từ…

Câu 20: Thế nào là phương thức ngữ pháp, kể tên các phương thức ngữ pháp
phổ biến? Với mỗi phương thức cho ít nhất 2 ví dụ.

Khái niệm: Bất kì một hiện tượng ngôn ngữ nào cũng xuất hiện dưới một hình thức
vật chất nhất định. Các hiện tượng ngữ pháp cũng vậy. Để biểu hiện ngữ pháp và quan
hệ ngữ pháp, các ngôn ngữ trên thế giới dùn những phương pháp ngôn ngữ khác nhau.
Phương thức ngữ pháp là phương thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.

Những phương thức ngữ pháp phổ biến:

a) Phương thức phụ tố

- Phương thức phụ tố là phương thức dùng phụ tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.

- Hậu tố thường được dùng để biểu hiện những ý nghĩa ngữ pháp sau:

o Số phức: book+s là số phức.

o Giống của danh từ và tínht ừ: Knig-a “Sách+ chỉ số giống cái” (tiếng Nga)

o Cấp so sánh của tính từ: Cool-er “mát hơn” (tiếng Anh)

o Ngôi, số, thì (đôi khi cả giống) của động từ: wants”muốn+ chỉ tố ngôi thứ ba”,
wanted “muốn+ chỉ tố thì quá khứ”.

o Sở hữu: hortus agricolae “vườn của nhà nông” (tiếng Latin)

- Tiền tố trong các ngôn ngữ Ấn-Âu thường có chức năng:

o Cấu tạo từ phái sinh: Happy+un= Unhappy


35
● Biểu hiện ý nghĩa của thể hoàn thành. Tiếng Nga: pisat: viết, napisat: viết+na thể
hoàn thành.

b) PT biến tố bên trong (phương thức luân phiên âm vị học)

- Là phương thích biến đổi một phần hình thức ngữ âm của chính tố (Căn tố)

- Ví dụ tiếng Anh: man => men, woman => women, tooth => teeth, child =>
children

c) Phương thức thay chính tố

- Phương thức biến đổi hoàn toàn hình thức ngữ âm của chính tổ để thể hiện ý nghĩa
ngữ pháp

- Cơ sở để khẳng định các hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau là các hình thức
ngữ pháp của cùng một tứ chứ không phải các từ khác nhau là:

o Cùng ý nghĩa từ vựng, khác ý nghĩa ngữ pháp

o Trong ngôn ngữ hữu quan, nếu xét các hình thức ngữ âm thuộc loại từ đang xét là
những từ khác nhau thì sẽ xuất hiện nhiều ngoại lệ vì nhiều từ không có các dạng thức
ngữ pháp đối lập tương ứng, như vậy sẽ làm tổn hại đến tính hệ thống của ngữ pháp.

- Phương thức thay đổi chính tố thường dùng để biểu hiện

o Ngôi, số, thì thức, thể của động từ: to be là nguyên thể, am là thì hiện tại ngôi thứ
nhất, was là thì quá khứ số ít, were là thì quá khứ số nhiều.

o Các hình thái của đại từ nhân xưng: I – me

o Số phức: Chelovek: người số đơn, liudi: người số phức (tiếng Nga)

● Các cặp từ so sánh: bonus dạng nguyên, melior tốt hơn, optimus tốt nhất (tiếng La
tin), hoặc, good, better, best của tiếng Anh

d) Phương thức trọng âm

- Khi trọng âm được dùng để phân biệt các ý nghĩa ngữ pháp thì được xem là
phương pháp ngữ pháp.
36
- Dùng để phân biệt nghĩa:

o Các hình thái khác nhau của từ: rúki (tay, danh cách, số phức), ruki (tay, sinh cách,
số đơn)

o Các loại từ khác nhau: Présent (món quà – danh từ), presént (giới thiệu – động từ)

o Các hình thái của thể động từ: narezát (thái cắt mỏng, chưa hoàn thành), narézat
(thái cắt mỏng thể hoàn thành) – Tiếng Nga.

o Các hình thía về thì thức của động từ: cheté: hiện tại, chéte: quá khứ (tiếng Bungari)

- Trong Tiếng Việt trọng âm cũng là phương thức ngữ pháp vì nhờ tiếng việt ta
phân biệt được:

o Thực từ với hư từ trong: “nó lấy tiền cho bạn”, nếu cho là trọng âm thì nó là thực từ
(động từ) nghĩa là tặng biếu, còn nếu không thì nó là hư từ nghĩa là “hộ biếu” (giới từ)

e) Phương thức hư từ

- Đây là phương thức phổ biến nhất của các phương thức ngữ pháp vì hầu như
không có ngôn ngữ nào không dùng phương thức này.

- Phương thức này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các ngôn ngữ không có phụ
tố. Thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp mà phụ tố trong các ngôn ngữ có phụ tố đảm nhiệm.

Ví dụ: Cuốn sách của tôi => của: ý nghĩa sở hữu

f) Phương thức trật tự từ

- Khi trật tự từ trong câu thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, nó là phương thức ngữ pháp.

- Biểu hệ các ý nghĩa:

o Quan hệ chủ thể đối thể: “Nó đánh tôi” (nó chủ thể, tôi đối thể), “Tôi đánh nó” (tôi
chủ thể, nó đối thể)

● Quan hệ xác định được xác định:

ví dụ; bia chai (chai bổ nghĩa cho bia – trả lời câu hỏi bia gì?) và chai bia, (bia bổ nghĩa
cho chai trả lời câu hỏi chai gì)

g) Phương thức ngữ điệu


37
Phương thức ngữ điệu: Khi ngữ điệu đc dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp thì nó
cũng là phương thức ngữ pháp.

38
Câu 21: Thế nào là phạm trù ngữ pháp, kể tên các phạm trù ngữ pháp phổ biến,
với mỗi phạm trù phân tích 4 ví dụ.

* Thế nào là phạm trù ngữ pháp ?

- Ngôn ngữ là một hệ thống, trong đó các yêu tố không tồn tại rời rạc, biệt lập mà có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy định sự tồn tại và giá trị của nhau.

- Phạm trù ngữ pháp có ý nghĩa, đặt trong mối thống nhất và đối lập với nhau.

- Các ý nghĩa của ngữ pháp có qui định quan hệ lẫn nhau. Vì vậy, tuy có đối lập
nhưng lại thống nhất với nhau.

- Loại ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận
đối lập nhau, như vậy chính là phạm trù ngữ pháp.

* Phạm trù ngữ pháp phổ biến:

- Phạm trù số :

Có ba phạm trù số tương ứng với ba loại từ khác nhau: số của danh từ, số của động
từ và số của tính từ.

+ Phạm trù số của danh từ biểu thị số lượng của sự vật. Tiếng Nga, tiếng Pháp,
tiếng Anh, ... phân biệt hai số là số ít và số nhiều. Trong tiếng Việt, phạm trù số của
danh từ bao gồm ba ý nghĩa bộ phận: số ít, số nhiều và giống trung ( biểu thị cả lớp sự
vật, không phân biệt ít hay nhiều ).

+ Phạm trù số của tính từ biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ
với một hay nhiều sự vật. Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp có hai số là số ít và số nhiều.
Phạm trù số của tính từ không có trong tiếng Anh và tiếng Việt.

+ Phạm trù số của động từ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn
tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngôn ngữ mà động từ
được chia theo ngôi như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, ... Trong tiếng Việt không
có phạm trù số của động từ.

• Ví dụ:

1. Một đường phố: street => nhiều đường phố: streets

2. Một học sinh: student => nhiều học sinh: students


39
Trong tiếng Việt được thể hiện bằng các phương tiện từ vựng: “ một “ , “ những
“, “ các “,...

3. Một quả táo => những quả táo

- Phạm trù giống:

+ Là một phạm trù của danh từ. Danh từ thuộc những giống khác nhau có dạng
thức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình.

+ Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ một khác. Phạm trù giống của
danh từ không tồn tại trong tiếng Anh và tiếng Việt. Giống còn lại là một phạm trù ngữ
pháp của tính từ và động từ.

• Ví dụ:

1. Trong tiếng Pháp “le stylo” (cái bút) là giống đực, nhưng trong tiếng Nga, từ có ý
nghĩa tương tự lại là giống cái.

2. “La table” (cái bàn) là giống cái trong tiếng Pháp thì trong tiếng Nga nó là giống
đực.

3. Trong tiếng Nga từ “moloko” (sữa) là giống trung, nhưng từ tương đương với nó
trong tiếng Pháp là “lait”, là giống đực, còn trong tiếng Tây Ban Nha thì từ “leche”
(sữa) lại là giống cái.

4. Ngay cả khi hai ngôn ngữ có cùng một phạm trù giống thì sự qui ước giống đó cho
các từ cũng có thể không trùng nhau. Từ “vesna” (mùa xuân) trong tiếng Nga được qui
định là giống cái, nhưng từ tương đương với nó trong tiếng Pháp “le printemps” lại là
giống đực.

- Phạm trù cách:

+ Là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh
từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.

+ Cách thường được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những
phương tiện ngữ pháp khác như hư từ, trật tự từ, trọng âm.

+ Cách của danh từ còn được thể hiện bằng hư từ không kèm theo phương thức
nào khác.
40
+ Số lượng cách trong ngôn ngữ không giống nhau.

+ Mỗi cách có thể có một hay nhiều nghĩa.

+ Cách của danh từ có liên quan đến chức năng cú pháp của từ, nhưng không
trùng với chức năng cú pháp. Hai từ ở cùng một cách có thể đảm nhiệm ngững chức
năng khác hẳn nhau.

• Ví dụ:

1. Trong tiếng Nga, câu “xtud’ent txitajet knigu” (sinh viên đọc sách), có thể đổi thành
“knigu txitajet xtud’ent” mà nghĩa cơ bản của nó vẫn không thay đổi. Đó là vì dạng
thức của từ “xtudent” ( dạng từ điển luôn luôn cho ta biết rằng nó giữ vai trò chủ thể
của hoạt động, và do đó nó là chủ ngữ), cho dù nó đứng ở đầu, ở giữa hay ở cuối câu
cũng vậy.

2. Trong câu tiếng Việt: “Sinh viên đọc sách”, thì “sinh viên” giữ vai trò là chủ thể của
hoạt động (do đó nó là chủ ngữ ), còn “sách” là đối tượng của hoạt động (do đó nó là
bổ ngữ).

3. Được thể hiện bằng hư từ không kèm theo phương thức nào khác: “the king” (vua)
và cách sở hữu “the king’s” (của vua), trong đó cách sở hữu được thể hiện bằng hư từ
-s.

4. Trong tiếng Việt: “Cô ấy lái xe” thì “cô ấy” giữ vai trò là chủ thể hoạt động, còn
“xe” lại là đối tượng hoạt động.

- Phạm trù ngôi:

+ Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt
động.

+ Trong các ngôn ngữ có phạm trù ngôi như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,
ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố, bằng trợ động từ (một loại động từ hư hoá)
hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ.

+ Đôi khi, ta có thể gặp hiện tượng một dạng thức vốn biểu thị ngôi này chuyển
sang biểu thị ngôi khác.

+ Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi. Dù biểu thị hành động của vai
giao tiếp nào, chúng cũng giữ nguyên hình thức ngữ âm như trong từ điển.
41
• Ví dụ:

1. Trong tiếng Anh: “I read book” (tôi đọc sách) thì “ I ” giữ vai trò là ngôi thứ nhất,
“read” giữ vai trò là động từ trong câu. Vì “I “ là ngôi thứ nhất nên “read” không thêm
“s”. Đây được gọi là ngôi được thể hiện bằng phụ tố.

2. Trong tiếng Anh “He did speak” (Anh ấy đã nói) thì “He” giữ vai trò là ngôi thứ ba
số ít trong câu, “did” là trợ động từ. Đây gọi là ngôi được thể hiện bằng trợ động từ.

3. Trong tiếng Nga: động từ “idti” (đi) được biếng đổi tương ứng theo các ngôi sau:

(Ja) idu : Tôi đi ( ngôi 1 )

(Tư) id’iou’ : Anh đi ( ngôi 2 )

(On) id’iot : Nó đi ( ngôi 3 )

4. Trong tiếng Anh động từ “read” (đọc) chỉ có hai dạng thức ngôi khác nhau: “read”
(chung cho các ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba số nhiều) và “reads” (dùng cho ngôi
thứ ba số ít).

- Phạm trù thời:

+ Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị mối quan hệ giữa hành động với
thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.

+ Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn,
ta gọi đó là thời tuyệt đối. Trên đại thể, các ngôn ngữ có phạm trù thời thường phân
biệt ba thời là:

_ Thời quá khứ: cho biết hành động diễn ra trước thời điểm phát ngôn.

_ Thời hiện tại: cho biết hành động đang diễn ra ngay trong thời điểm phát
ngôn.

_ Thời tương lai: cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn.

+ Đối lập với thời tuyệt đối là thời tương đối. Thời tương đối biểu thị quan hệ
giữa hoạt động với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.

• Ví dụ:
42
1. Trong câu tiếng Anh “He said he would come” thì “would come” là thời tương lai
tương đối vì nó biểu thị hành động xảy ra sau hành động “said” (đã nói), tức là thể hiện
mối quan hệ giữa hai hành động trong phát ngôn chứ không phải là mối quan hệ giữa
thời gian xảy ra hành động và thời điểm nói.

2. Trong câu tiếng Anh “I thought he would come” (Tôi đac tưởng rằng anh ấy sẽ tới),
thời tương lai của động từ “to come” (tới) là một thứ tương lai trong quá khứ, biểu thị
mối quan hệ của hoạt động mà động từ ấy diễn đạt với hoạt động “thought” (đã tưởng).

3. Trong câu tiếng Anh “He will come” (Anh ấy sẽ đến) là thời tương lai vì hành động
“come” (đến) sẽ xảy ra sau hành động nói vì có chứa từ “will” (sẽ).

4. Trong tiếng Nga động từ “pixat” (viết) được biến đổi qua các thời tuyệt đối như sau:
Tư pises’ tư pixal tư bud’es’ pixat’ (quá khứ )

Ja pisu ja pixal ja budu pixat’ (hiện tại)

On piset on pixat on bud’et pixat’ (tương lai).

- Phạm trù thể:

+ Là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của
hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc,...

+ Các ngôn ngữ có phạm trù thể thường phân biệt thể hoàn thành với thể không
hoàn thành, thể thường xuyên với thể tiếp diễn.

+ Thể hoàn thành cho biết hoạt động nêu ở động từ là một quá trình có giới hạn
về mặt thời gian. Trong khi đó, thể không hoàn thành chỉ biểu thị hành động nói chung,
không có bất cứ một sự giới hạn nào. Thể thường xuyên cho biết hoạt động nêu ở động
từ là hoạt động diễn ra hằng ngày, lặp đi lặp lại, trong khi đó, thể tiếp diễn lại cho biết
hoạt động chỉ diễn ra trong khoảnh khắc được nói đến.

• Ví dụ:

1. Trong tiếng Nga, động từ “pixat” (viết) là động từ không hoàn thành, do vậy nó luôn
biểu thị hành động hay hoạt động đang được khai triển, bất luận hành động hay hoạt
động đó diễn ra trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai “ja pisu” (tôi đang viết), “ja
pixal” (tôi đã viết, nhưng chưa xong), “ja budu pixat” (tôi sẽ viết, nhưng không biết kết
quả).
43
2. Động từ “napixat” (viết) của tiếng Nga là động từ thể hoàn thành, do đó nó luôn biểu
thị hoạt động đã được thực hiện xong, cho dù hành động này diễn ra trong quá khứ hay
tương lai “ja napixal” (tôi đã viết xong), “ja napisu” (tôi sẽ viết xong).

3. Trong tiếng Anh “He usually gives a very good lecture” (ông thường giảng bài rất
hay): thể thường xuyên vì hoạt động nêu ở động từ “usually gives” là hoạt động diễn
ra hằng ngày. Câu “He is giving a lecture of linguistics now” (Bây giờ ông đang giảng
về ngôn ngữ học): thể tiếp diễn vì hành động diễn ra trong khoảng khắc được nói đến
“is giving”.

4. Trong tiếng Việt “Tôi sắp làm bài tập” với phó từ “sắp” trong câu thì đây là câu thời
tương lai. Đối lập với câu thời tương lai ta có thời phi tương lai với câu “Tôi chưa làm
bài tập” với phó từ “chưa” trong câu.

- Phạm trù thức:

+ Là phạm trù của động từ, biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động với thực tế
khách quan và với người nói.

+ Những thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức tường thuật, thức mệnh
lệnh, thức giả định, thức điều kiện.

• Vú dụ:

1. Thức tường thuật: Trong tiếng Pháp “Nouns allons à la campagne” (Chúng tôi về
nông thôn) và “Nouns n’allons pas à la campagne” (Chúng tôi không về nông thôn)
cho biết ý kiến của người nói khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hoạt động trong
thực tế khách quan.

2. Thức mệnh lệnh trong tiếp Pháp câu “Allons à la campagne!” (Chúng ta hãy về nông
thôn! ) và câu “N’allons pas à la campagne!) (Chúng ta đừng về nông thôn), biểu thị
nguyện vọng yêu cầu của người nói đối với việc thực hiện hoạt động.

3. Thức giả định hiện tại: động từ “aller” (đi) là “que j’aille”, “que tu ailles”.

4. Thức giả định quá khứ: trong tiếng Anh thức điều kiện của động từ “can” (có thể) là
“could”.

- Phạm trù dạng:


44
+ Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa những hoạt động với
các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của động từ ấy.

+ Nếu dạng thức của động từ nói lên rằng hoạt động mà động từ diễn tả là do sự
vật nêu ở chủ ngữ thực giện và hướng vào sự vật nêu ở bổ ngữ thì đó là dạng chủ động
của động từ. Ngược lại, nếu dạng thức của động từ nói lên rằng sự vật nêu ở chủ ngữ
là đối tượng mà hoạt động hướng vào, còn kẻ thực hiện hoạt động là sự vật nếu ở bổ
ngữ thì nó là dạng bị động của động từ.

+ Mỗi ngôn ngữ có một cách thức riêng để biểu thị sự chuyển đổi từ dạng chủ
động sng bị động. Trong tiếng Việt, để diễn đạt ý nghĩa bị động, người ta có thể thêm
các yếu tố “bị” hoặc “được” vào trước ngoại động từ.
• Ví dụ:
1. Dạng chủ động của động từ trong tiếp Pháp như câu “Le loup mange l’agneau”
(Sói ăn thịt cừu non) chuyển thành dạng bị động của động từ “L’agneau est mange’
par le loup” (Cừu non bị sói ăn thịt).
2. Câu “Năm Sài Gòn vừa bị bắt vừa bị đòn đau” (Nguyên Hồng), các “từ đồng âm”
có quan hệ bình đẳng với nhau, không thể giải thích cho một từ là hư từ cấu tạo dạng
bị động của động từ, còn một là động từ.
3. Câu “Con người bị những của cải mà nó tạo ra thống trị lại nó và chi phối nó”
(Nguyễn Đình Thi), tổ hợp “bị,được” với ngoại động từ là dạng bị động mâu thuẫn
với một thức tế là ở “dạng bị động” này, ngoại động từ tiếng Việt vẫn giữ khả năng
có bổ ngữ chỉ đối tượng.
4. Trong câu của tiếng Anh “The teacher called Nam” (Thầy giáo đã gọi Nam) thì
“the teacher” (thầy giáo) vừa là chủ ngữ ngữ pháp vừa là tác nhân của hoạt động, nên
động từ “call” (gọi) có dạng chủ động “called”.

Câu 22: Trong tiếng Việt có các phạm trù số, giống, cách, thế, dạng hay không?
Và chúng được thể hiện như thế nào, cho biết quan điểm của anh/chị.

1. KHÁI NIỆM PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP.


- Ngôn ngữ là một hệ thống, trong đó các yếu tố không tồn tại rời rạc, biệt lập mà có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy định sự tồn tại và giá trị của nhau.
- Phạm trù ngữ pháp có ý nghĩa, đặt trong mối thống nhất mà đối lập với nhau.
- Các ý nghĩa của ngữ pháp có quy định quan hệ lẫn nhau. Vì vậy tuy có đối lập
nhưng lại thống nhất với nhau.
- Loại ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối
lập nhau, như vậy chính là phạm trù ngữ pháp.
45
VD:
* Đối lập số ít và số nhiều trong tiếng anh:
Girl ( là cô gái) - girls (là những cô gái)
* Đối lập giống đực và giống cái trong tiếng Pháp là:
La lune (mặt trăng, giống cái) – le soleil (mặt trời, giống đực)
=> Kết luận: Từ những điều trên ta có thể định nghĩa phạm trù ngữ pháp như
sau: Phạm trù ngữ pháp là một thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập
nhau, được thể hiện ra ở những dạng thực đối lập nhau.

2. CÁC PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP PHỔ BIẾN


2.1 PHẠM TRÙ SỐ
- Có ba phạm trù số tương ứng với ba từ loại khác nhau:
+ Phạm trù số của danh từ biểu thị số lượng của sự vật.
+ Phạm trù số của tính từ biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một
hay nhiều sự vật.
+ Phạm trù số của động từ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động,trạng thái diễn tả ở
động từ một hay nhiều sự vật.
+ Danh từ trong tiếng Việt không có ảnh hưởng gì đến các tính từ hoặc động từ đi
theo chúng, trong khi đó thì ở các ngôn ngữ kia, động từ hoặc tính từ đi theo danh từ
buộc phải biến đổi hình thái cho phù hợp với đặc điểm về số lượng của các danh từ.

VD: + Trong tiếng Anh:


The book is there on the table (quyển sách ở trên bàn)
The book are there on the table (các quyển sách ở trên bàn)
+ Trong tiếng Pháp:
la maison (một cái nhà)
les maisons (những cái nhà)
2.2. PHẠM TRÙ GIỐNG
- Giống là một phạm trù ngữ pháp của danh từ. Danh từ thuộc những giống khác nhau
có dạng thức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của
mình.
- Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ một khác.
- Phạm trù giống của danh từ không tồn tại trong tiếng anh và tiếng việt.
- Giống còn là một phạm trù ngữ pháp của tính từ. Giống của tính từ phụ thuộc vào
giống của danh từ.
2.3. PHẠM TRÙ CÁCH
- Cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ
46
với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.
- Cách thường được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương
tiện ngữ pháp khác như hư từ, trật tự từ, trọng âm.
- TiếngViệt sử dụng trật tự của các từ, song trong nhiều ngôn ngữ (như tiếng Nga,
tiếng Séc, tiếng Ba Lan), người ta lại sử dụng sự biến đổi hình thái của các từ, và do
vậy, trật tự của các từ ở những ngôn ngữ này không nhất thiết phải nói lên chức năng
ngữ pháp của chúng.
VD: Trong tiếng Nga, câu “xtudent txitajet knigu” (sinh viên đọc sách), có thể đổi
thành “knigu txitajet xtudent” mà ý nghĩa cơ bản của nó vẫn không thay đổi. Đó là vì
dạng thức của từ ”xtudent” (dạng từ điển) luôn luôn cho ta biết rằng nó giữ vai trò
chủ thể của hoạt động (và do đó nó là chủ ngữ), cho dù nó đứng ở đầu, ở giữa hay ở
cuối câu cũng vậy
- Số lượng cách trong các ngôn ngữ không giống nhau.
- Mỗi cách có thể có một hay nhiều nghĩa.
- Cách của danh từ có liên quan đến chức năng cú pháp của từ, nhưng không
trùng với chức năng cú pháp. Hai từ ở cùng một cách có thể đảm nhiệm những chức
năng khác hẳn nhau.
- So sánh với trong tiếng Nga, dạng thức của danh từ chủ ngữ còn có thể trùng
với dạng thức của danh từ vị ngữ. Trong những trường hợp này, vị trí của các
từ và/hoặc sự có mặt của các hư từ cũng như ngữ cảnh của từ trở thành yếu tố quan
trọng trong việc xác định chức năng ngữ pháp cụ thể của chúng. Chẳng hạn, hãy so
sánh: “Mat‟ liubit‟ dotx‟ (Mẹ yêu con gái) và “Dotx‟ liubit‟ mat‟” (Con gái yêu
mẹ) trong tiếng Nga.
2.4. PHẠM TRÙ THỂ
- Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của hoạt
động với tính chất là quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc.
- Các ngôn ngữ có phạm trù thể thường phân biệt thể hoàn thành với thể không
hoàn thành, thể thường xuyên với thể không tiếp diễn.
- Thể không hoàn thành
VD: trong tiếng Nga, động từ “pixat” (viết) là động từ không hoàn thành, do vậy nó
luôn luôn biểu thị hành động hay hoạt động đang được khai triển, bất luận hành động
hay hoạt động đó diễn ra trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai, so sánh:‟ ja
pisu‟ (tôi đang viết), ”ja pixal‟(tôi đã viết, nhưng chưa xong), “ja budu pixat” (tôi sẽ
viết, nhưng không biết kết quả).
- Thể hoàn thành.
VD: động từ “napixat” (viết) của tiếng Nga là động từ thể hoàn thành, do đó nó luôn
luôn biểu thị hành động đã được thực hiện xong, cho dù hành động này diễn ra trong
47
quá khứ hay tương lai, so sánh: “ja napixal” (tôi đã viết xong), “ja napisu” (tôi sẽ viết
xong).

2.5. PHẠM TRÙ DẠNG


- Dạng là phạm trù ngữ pháp của động từ,biểu thị quan hệ giữa hoạt động với các sự
vật nói ở chủ ngữ biểu thị quan hệ giữa hoạt động với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ
ngữ của động từ ấy.
-Thông thường, các ngôn ngữ phân biệt hai dạngcủa động từ:
- Dạng chủ động của động từ được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp đồng thời cũng là
chủ thể hay tác nhân của hành động, còn bổ ngữ là điểm hướng tới của hành động.
Dạng chủ động thường không có dạng thức biểu thị riêng mà thường trùng với dạng
thức của thời và ngôi.
VD: trong câu sau của tiếng Anh: “The teacher called Nam” (Thầy giáo đã gọi Nam),
thì “the teacher” (thầy giáo) vừa là chủ ngữ ngữ pháp vừa là tác nhân của hành động,
nên động từ “call” (gọi) có dạng chủ động (called).
- Dạng bị động của động từ được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp và chủ thể của hành
động không trùng nhau: chủ ngữ ngữ pháp là đối tượng chịu tác động của hành động
do một chủ thể khác gây ra.
VD: Trong ví dụ đã dẫn ở trên, nếu ta muốn thể hiện chủ ngữ ngữ pháp (Nam) là đối
tượng chịu sự tác động của hành động do chủ
thể (teacher) gây ra thì ta có thể biến đổi động từ “call” sang dạng bị động và khi ấy
ta có câu sau: “Nam was called by the teacher” (Nam đã được thầy giáo gọi).
Tóm lại: Trong Tiếng Việt chỉ có các phạm trù thể và dạng, không có các phạm trù
số, giống và cách.

Câu 23: Thế nào là phạm trù từ vựng - ngữ pháp, kể tên các phạm trù, cho ví
dụ

🞼 Khái niệm

Phạm trù từ vựng ngữ pháp là mỗi tập hợp từ được phân chia trên cơ sở ý nghĩa khái
quát và đặc điểm hoạt động ngữ pháp.

Một tập hợp lớn như thực từ hay các tập hợp nhỏ hơn như danh từ, động từ hay danh
từ chung, danh từ riêng, ngoại động từ, nội động từ,… cũng được gọi là một phạm trù
từ vựng – ngữ pháp.

Cụ thể như: từ loại động từ có tiểu loại ngoại động từ (đọc, tặng, cho, xây, đào, cắt,…)
và nội động từ (ngồi, ngủ, khóc, cười, đứng, nằm,…)
48
Xác lập bắt đầu bằng sự thống nhất tất cả các dạng thức của từ thành một từ duy nhất.

Ví dụ: các dạng thức book hay books đều có ý nghĩa từ vựng chung là “sách”.

🞼 Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến

1. Thực từ

a. Danh từ

Ví dụ: + Danh từ riêng (tên gọi một cá thể, sự vật, không có khả năng kết hợp với các
từ chỉ số lượng): Việt Nam, Nha Trang, Đà Lạt,…

+ Danh từ chung(tên gọi của một lớp sự vật): sông, hoa, cây,…

b. Động từ

Ví dụ: + Động từ không đòi hỏi bổ ngữ (nội động từ) biểu thị trạng thái, hành động,
không tác động lên một đối tượng nào: đi, đứng, ngồi,…

+ Động từ đòi hỏi bổ ngữ (ngoại động từ) chỉ sự tiến hóa, tiếp thu: đọc, nhường,
dám, trở nên,…

+ Động từ lưỡng tính (khi thì đòi hỏi bổ ngữ khi thì không)chỉ sự chuyển động,
cảm nghĩ, nói năng, tồn tại, hành vi bộ phận cơ thể con người: đi, cười, xuất hiện, gật,…

c. Tính từ

Ví dụ: + Tính từ không cần bổ ngữ (chỉ phẩm chất): tốt, xấu, dài, tròn, lạnh,…

+ Tính từ đòi hỏi bổ ngữ (chỉ sự so sánh): xa nhà, gần trường, giống cha,…

+ Tính từ lưỡng tính (khi thì đòi hỏi bổ ngữ khi thì không, chỉ lượng): giáo viên
thiếu, trường thiếu giáo viên,…

d. Số từ

Ví dụ: Biểu thị số lượng hoặc thứ tự sự vật: một, hai, tam (ba), tứ (bốn), mười cái
bàn,…

e. Đại từ
49
Ví dụ: + Đại từ thay thế cho danh từ (đại từ xưng hô): tôi, tao,…, đại từ phiếm định:
ai, gì,… đại từ nghi vấn: ai,gì,…

+ Đại từ thay thể động từ và tính từ: thế, vậy, sao, nào,…

+ Đại từ thay thế cho nhiều loại từ khác nhau và cả câu: đây, đấy, đó,…

2. Hư từ

a. Phó từ

Ví dụ: + Phó danh từ chỉ số lượng: những, các, từng,… và phó danh từ chỉ đơn vị: cái,
chiếc, con,…

+ Phó thuật từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn,… phó thuật từ chỉ thời thế:
đã, đang,… phó thuật từ chỉ tần suất: hay, ít,… phó thuật từ chỉ mệnh lệnh: hãy, đừng,
chớ,… phó thuật từ chỉ sự kết thúc hành động: rồi, xong,… phó thuật từ chỉ mức độ:
rất, hơi, lắm,…

+ Phó số từ: độ, chừng, khoảng,…

b. Kết từ

Ví dụ: + Liên từ (nối các thành tố có quan hệ đẳng lập): và, với, nhưng,…

+ Giới từ (nối các thành tố có quan hệ chính - phụ): của, bằng, để,…

+ Hệ từ là chuyên nối chủ ngữ với vị ngữ là danh từ, số từ, đại từ.

c. Trợ từ

Ví dụ: + Trợ từ đứng trước (chuyên biểu thị ý nhấn mạnh): ngay, cả, chính,…

+ Trợ từ đứng sau (biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau): à, ư, nhỉ, nhé,…

3. Thán từ

Ví dụ: + Về thán từ Tiếng Việt: ôi, ối, ái, a, eo ơi,…

+ Cũng có thể xếp các tổ hợp sau vào phạm trù thán từ: Trời ơi, Trời đất ơi, lạy
Chúa, mô Phật,…

50
Câu 24: Thế nào là quan hệ ngữ pháp.Kể tên các kiểu quan hệ ngữ pháp thường
gặp, lấy và phân tích 2 ví dụ ( lấy trong từ điển Tiếng Anh, Trung, Việt )

· Khái niệm: Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ
hợp từ có khả năng được vận dụng độc lập, được xem như là dạng rút gọn của một kết
cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng một từ
nghi vấn

· Các kiểu quan hệ ngữ pháp:

+ Quan hệ đẳng lập

Vd: Anh và em, thông minh và chăm chỉ

+ Quan hệ chính- phụ

VD: Sách lịch sử này rất hay

CN VN

Tôi thích đọc sách lịch sử

CN ĐT VN

+ Quan hệ chủ- vị

VD: Tôi là sinh viên

C V

-------------------------------------------HẾT------------------------------------

ĐẠI DIỆN

Phạm Thị Ngọc Trang

51
52

You might also like