You are on page 1of 5

1.

Từ:

Khái niệm:
Từ là đvị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức

Hiển nhiên sẵn có

Cấu trúc nghĩa của từ:


Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ): mối liên hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị

Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu): mối qhệ giữa âm và nghĩa (khái niệm mà từ
biểu hiện)

Nghĩa ngữ dụng (nghĩa sở dụng): qhệ giữa từ và người sử dụng

Nghĩa cấu trúc (nghĩa kết cấu): qhệ giữa từ và từ ngữ khác trong hệ thống

2. Đơn vị cấu tạo nên từ


Phân loại hình vị:
 Tự thân mang nghĩa: trời, đất, ăn, uống
 Ko quy chiếu 1 đối tượng, khái niệm nhưng sự hiện diện của nó trong cấu
trúc từ làm cho từ khác đi so với ko chứa nó
 Tự thân ko mang nghĩa cùng đồng thời xuất hiện trong từ, tham gia cấu
tạo nên từ
o Độc lập: hoạt động tự do và kết hợp ko hạn chế với các hình vị khác
o Ko độc lập (hạn chế): ko hoạt động tự do

Phân loại hình vị về mặt ngữ nghĩa


 Có nghĩa sở chỉ, sở biểu, kết cấu (hình vị trùng từ)
 Có nghĩa sở biểu, kết cấu
 Có nghĩa kết cấu

3. Phương thức cấu tạo từ

Khái niệm:
Cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ra các từ

Từ hóa hình vị: tác động vào bản thân 1 hình vị, làm cho nó có những đặc điểm
ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà ko thêm bớt gì vào hình
thức của nó

Ghép hình vị: tác động và ≥ 2 hình vị kết hợp chúng với nhau để tạo ra 1 từ mới
(mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của 1 từ)
Láy hình vị: tác động vào hình vị cơ sở tạo ra 1 hình vị giống với nó toàn bộ hay
1 phần về âm thanh

4. Phân loại từ theo cấu tạo:

 Từ đơn: tạo ra theo phương thức từ hóa hình vị


 Từ ghép: ghép hình vị, 2 hình vị riêng rẽ độc lập tạo thành
 Ghép đẳng lập: 2 thành tố có ý nghĩa từ vựng giống nhau
 Ghép chính phụ
 Ghép ngẫu kết (random): 2 thành tố kết hợp 1 cách ngẫu nhiên
 Từ láy: đc cấu tạo theo phương thức láy hình vị, kết hợp về mặt ngữ âm
 Láy đôi: láy hoàn toàn, láy bộ phận
 Láy 3
 Láy 4

5. Phương thức biến đổi nghĩa

Khái niệm: là cách thức bổ sung mói cho từ không kèm theo sự biến đổi về
ngữ âm

Hướng biến đổi:


 Mở rộng nghĩa của từ
 Phát triển cái chung -> cái riêng, cái cụ thể -> cái trừu tượng
 Thu hẹp nghĩa của từ

Phương thức biến đổi nghĩa của từ


 Ẩn dụ
 Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật
 Mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng dựa vào quan hệ tương đồng
 Phân loại: hình thức, vị trí, cách thức, chức năng, kết quả
 Hoán dụ
 Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật
 Mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng dựa vào quan hệ logic
 Phân loại: toàn thể - bộ phận, không gian/ địa điểm – người trong đó, cái
chứa đựng – cái đc chứa đựng, địa điểm – sự kiện, tác giả - tác phẩm...

6. Quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng

a. Đa nghĩa
Hiện tượng từ có ≥ 2 nghĩa có quan hệ chặt chẽ với nhau

b. Đồng âm
 Là những từ giống nhau ngẫu nhiên về hình thức
 Nguồn gốc từ đồng âm:
 Hầu hết là ngẫu nhiên
 1 số khác là do
 Từ vay mượn đồng âm với từ bản ngữ
 Kết quả của biến đổi ngữ âm lịch sử
 Cách phát âm địa phương
 Tách biệt từ đa nghĩa

c. Đồng nghĩa
 Những từ tương đồng nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh; phân biệt với
nhau về các sắc thái ngữ nghĩa hoặc phong cách... hoặc cả 2
 1 từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: ở nhóm
này nó có nghĩa này, ở nhóm khác nó có nghĩa khác
 Từ trung tâm của nhóm từ đồng nghĩa: mang nghĩa chung, đc dùng 1 cách
phổ biến và trung hòa về phong cách, đc lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh
với các từ khác

d. Trái nghĩa
 Những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác
nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic
 1 từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau
 1 từ có thể có quan hệ trái nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa
 1 số từ vốn ko trái nghĩa nhưng đc dùng như 1 cặp từ trái nghĩa -> trái nghĩa
ngữ cảnh
 t/hợp nhiều liên tưởng: cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, xuất hiện
nhiều nhất... là trung tâm của các cặp trái nghĩa
 các quan hệ trái nghĩa: thang độ (già >< trẻ, yêu >< ghét), loại trừ (chẵn ><
lẻ, đực >< cái)

e. Trường nghĩa
 Là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ về nghĩa với nhau 1 cách hệ thống
 Các loại trường nghĩa:
 biểu vật: những từ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật
 biểu niệm: tập hợp những từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm
 chọn 1 cấu trúc biểu niệm làm gốc -> thu thập các từ cùng cấu trúc đó
 tuyến tính: tập hợp các từ ngữ mà khi đi với nhau tạo thành những chuỗi
tuyến tính
 liên tưởng: tập hợp các từ biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, t/c... có
quan hệ liên tưởng với nhau

You might also like