You are on page 1of 9

CHƯƠNG 3 TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA

TỰ HỌC NGẮN GỌN 6 PHẦN ĐẦU


1. KHÁI NIỆM TỪ
-Nghĩa của từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ có khả năng hoạt động
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu
Cái sở chỉ, cái sở biểu, từ ngữ âm
2. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ
2.1. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ
a. Đơn vị cấu tạo từ là hình vị
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc có giá trị về mặt ngữ pháp
Vd
Từ “bàn ghế” được cấu tạo nên từ hình vị “bàn” và hình vị “ghế” (ghép đẳng lập)
Từ “xanh biếc”, “đen xì”, “trắng phau” có 2 hình vị. những hình vị như “ biếc”, “xì”,
“phau” biểu hiện sắc thái của từ ( ghép chính phụ)
1 hình vị+1 hình vị = 1 từ
1 từ + 1 từ = 2 từ = cụm từ
b. Dựa vào loại ý nghĩa được hình vị biểu thị
- Căn tố: hình vị mang ý nghĩa của từ vựng
- Phụ tố: hình vị có thể biểu thị ý nghĩa của từ vựng phái sinh và ý nghĩa ngữ pháp
Vd :
Work :1
Worker : 2 = work + er
Workers : 3 = work +er+s
Work ở đây là căn tố
Er là phụ tố biểu thị ý nghĩa từ vựng phái sinh
S là phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

Phân loại phụ tố :

Căn cứ vào vị trí của phụ tố ->

Căn cứ vào chức năng phụ tố đảm nhiệm


- Phụ tố cấu tạo từ: là loại phụ tố kết hợp với căn tố để tạo nên từ mới ( có ý
nghĩa từ vựng mới)

- Phụ tố biến hình từ: là loại phụ tố dùng để tạo những dạng thức ngữ pháp
khác nhau của từ, thể hiện những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau (k tạo nên từ
mới mà tạo nên ý nghĩa ngữ pháp mới)

2.2. Phương thức cấu tạo từ


a. Từ hóa hình vị
- Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có nhũng đặc điểm
ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của
nó ( cho chúng ta những từ đơn) (các hình vị căn tố)
Vd: nhà , bàn, người . table, live
b. Phương thức ghép
- Là phương thức ghép các hình vị gốc từ ( hình vị thực và hình vị hư ) với nhau dựa
trên mối quan hệ về nghĩa
Vd: TỪ GHÉP
Sân bay, chó mực, homeland, blackboard, newspaper,…
c. Phương thức phụ gia
-Là phương thức thêm phụ tố vào căn tố để tạo ra từ mới
Vd: TỪ PHÁI SINH
Anti-war, dis-honesty, player, homeless
d. Phương thức láy
- Là phương thức lặp lại bộ phận hoặc toàn bộ vỏ ngữ âm của thành tố gốc
Vd: từ láy
Xanh xanh, đèm đẹp, ăn năn,…
e. Phương thức rút gọn
- Là phương thức rút gọn từ cũ tạo thành từ mới hoặc ghép các âm đầu từ của một cụm
từ , đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới
VD:
Xe gắn máy-> xe máy
Bươm bướm -> bướm
f. Phương thức chuyển loại
- Là phương thức thay đổi ý nghĩa và chức năng từ loại của từ có trước , đưa nó sang từ
loại khác với tư cách một từ riêng biệt
VD: danh từ -> động từ,v,.v…
Work (n) -> work (đt) , cold (cảm lạnh,danh từ) -> cold (lạnh tính từ)

III. Nghĩa và ngữ nghĩa học


1) Nghĩa là gì
 Nhà, người , bàn, đi, chạy, vui,…
 Hôm nay tôi đi học( 1 ) (có đi học hay không còn do thực tế)
 Ngày xưa có anh Trương Chi( 2 ) ( có anh Trương Chi thật hay không còn do
thực tế)
 Trường Đại học Hà Nội nằm ở quận Nam Từ Liêm ( 3 ) (luôn đúng) ( chỉ có thể
thay đổi quân theo địa giới hành chính chứ không thể bốc trg đi chỗ khác)

Nghĩa của ngôn ngữ là những nội dung phản ánh về thế giới mà chúng ta đang tồn tại trong
đó (hôm nay tôi đi học) hoặc một thế giới tưởng tượng nào đó ( ngày xưa có a trương chi),
ng ngoài hành tinh , được ngôn ngữ biểu thị
2) Ngữ nghĩa học là gì
- Khoa học nghiên cứu về nghĩa của ngôn ngữ gọi là ngữ nghĩa học
- Ngữ nghĩa học từ vựng: Nghiên cứu những vấn đề về nghĩa của từ và các quan hệ
ngữ nghĩa trong từ , các bộ phận của từ vựng với nhau (chỉ nghiên cứu nghĩa của
từ)
- Ngữ nghĩa học của câu: Nghiên cứu những vấn đề về ngữ nghĩa của câu và các
quan hệ ngữ nghĩa của câu

3) Nghĩa của từ
- Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật hiện tượng nào đó. Chỉ có thể biểu hiện hình ảnh
với các danh từ, không thể biểu thị hình ảnh với các động từ, tính từ. Không có sự vật nào
biểu thị cho các hư từ (và, hay, hoặc, của)
Gọi tên sự vật bằng vỏ âm thanh
Mqh giữa vỏ âm thanh với khái niệm gọi là biểu hiện

Nghĩa sở chỉ là sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan bên ngoài ngôn ngữ
Nghĩa của từ là nghĩa sở thị
*) Thành tố ngữ nghĩa của từ
- Nghĩa sở chỉ ( biểu vật): Một cá thể sự vật mà từ chỉ ra được gọi là sở chỉ của từ
(Vd nói đến cây, ta sẽ quy chiếu ra một hình ảnh về sự vật, hiện tượng nào đó)
- Nghĩa sở thị ( biểu niệm ): Là sự biểu thị các lớp sự vật dưới dạng tập hợp của
những đặc điểm thuộc tính, ... được coi là đặc trưng nhất, bản chất nhất, đủ để
phân biệt sự vật này với sự vật khác

- Nghĩa biểu niệm: Là quan hệ của từ ngữ âm (vỏ âm thanh) với nghĩa ( kahsi niệm
hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện) , tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu
hiện
- Nghĩa sở dụng (ngữ dụng): Là nghĩa biểu hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ của
người nói đối với từ ngữ biểu hiện
- Nghĩa kết cấu (cấu trúc): Là mối liên hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống
từ vựng (Vd có thể làm chủ, vị hoặc bổ trong câu; có thể xếp vào từ loại động từ danh
từ, tính từ. nếu là danh từ, có thể kết hợp với các từ như cái, con, quyển, chiếc, sự,
việc, cuộc; nếu là động từ, có thể kết hợp với đã, đang, sẽ, sắp, chưa, không)

*) Quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống ngữ nghĩa


3.1. Từ đa nghĩa
- Là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đổi tượng, hoặc
biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Ví dụ:
- Từ cổ. trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, vi nó có một cơ cấu nghĩa được tổ chức mà ta có
thể miêu tả như sau:
a. Bộ phận của cơ thể người, động vật, nối đầu với thân.
b. Bộ phận của ảo, yếm hoặc giày bao quanh có hoặc cổ chân.
c. Chỗ eo lại ở gần phần đầu cùa một số đồ vật, giống hình cái cô, thường là bộ phận nối liền
thân với miệng ở một sổ đồ đựng.
 Với tư cách là đơn vị định danh, từ có thể di chuyền từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang
gọi tên cho cả đối tượng khác, để rồi từ chỗ có nghĩa này, từ có thể có thêm nghĩa khác

3.2. Từ đồng âm
a. Khái niệm
Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa
b. Phân loại các từ đồng âm
- Từ đồng âm từ vựng : Các từ đều thuộc cùng một từ loại (hầu hết các từ trong
tiếng việt đều là từ đồng âm đồng tự, chỉ trừ “quốc” trong “tổ quốc” và “cái cuốc” là
không đồng tự)
Ví dụ : đường ( đi ) - đường ( ăn )
- Đồng âm từ vựng ngữ pháp : Các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ
loại .
Ví dụ : chỉ ( cuộn ) - chỉ ( tay )
- Từ đồng âm đồng tự
Ví dụ : coper ( anh lái ngựa ) - coper ( quán rượu ); jet ( màu đen huyền ) - jet
( tia nước )
- Từ đồng âm không đồng tự
Ví dụ : son ( con trai ) - sun ( mặt trời ) meat ( thit ) - meet ( gặp )
Tear: nước mắt
Tear: xé
 Đồng âm đồng tự
c. Nguồn gốc từ đồng âm
- Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc
- Ngoài ra con đường hình thành nên từ đồng âm có thể
+ c1 . Kết quả biến đổi ngữ âm lịch sử.
Hòa -> và (từ nối), và (và cơm)
lời ->lời (lời nói), lời(lãi)
+ c2 . Đồng âm giữa từ bản địa với từ vay mượn
Sút (giảm sút) – sút (bóng đá)
+ c3 . Cách phát âm địa phương
Che-tre, ra-da
+c4 . Tách biệt từ từ đa nghĩa
Cây 1(cây tre)-cây 2 ( cây át cơ)-cây 3(cây vàng)

Từ đa nghĩa thì nghĩa có liên quan đến nhau, từ đồng âm nghĩa không liên quan đến nhau
Đồng âm: nhiều từ nhưng âm thanh giống nhau, nghĩa khác nhau
Đa nghĩa: 1 từ có nhiều nghĩa
- Trong tiếng việt
+ từ đồng âm “má”: má tôi đi chợ về
Ăn canh rau má
+ từ đa nghĩa “nhạt”: món canh này nhạt
Bạn này đùa nhạt quá
“xuân”: mùa xuân, trẻ đẹp
- Trong tiếng anh
+ từ đa nghĩa “hot”: nóng bức, nóng tính; “mad”: điên rồ, bực bội; “stop”: ngừng lại,
ngăn chặn
+ từ đồng âm: “flour” và “flower”

3.3. Từ đồng nghĩa


a) Khái niệm
- Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa , khác nhau về âm
thanh ; có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong
cách nào đó , hoặc đồng thời cả hai
Ba và bố cùng sở chỉ ( cùng chỉ 1 ng), cùng sở thị(cùng biểu niệm về ng bố), khác
nhau về phong cách: ba là từ địa phương, bố là từ toàn dân
- Từ đồng nghĩa không nhất thiết phải tương đương nhau về số lượng nghĩa .
Những từ đồng nghĩa chỉ tương động ở một nét nghĩa nào đấy (vd: chết, ngỏm, đi
đời, băng hà, hy sinh… trong nhóm từ này có một từ trung tâm ( dùng trong mọi th) là
từ chết, được sử dụng phổ biến hơn các từ khác)
- Các từ đồng nghĩa tập hợp với nhau thành một nhóm gọi là nhóm từ đồng nghĩa .
 Lưu ý : Đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lâm thời…. (2 từ đồng nghĩa bắt
buộc phải có nét khác biệt)
 Đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng có sắc
thái biểu cảm khác nhau, không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau, cần
phải cẩn trọng đến hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp
Vd: chết- qua đời-tạ thế-thiệt mạng – bỏ xác ,….
 Đồng nghĩa hoàn toàn là những từ cùng chỉ 1 sự vật , hiện tượng, cùng biểu thị 1
khái niệm, có thể thay thế cho nhau
Vd : trái-quả, hổ-cọp, u-mẹ

3.4. Từ trái nghĩa


- Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên.
Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic
- Các từ trái nghĩa tạo thành một cặp gọi là cặp từ trái nghĩa , chúng đều bình
đẳng với nhau trong thế đối lập và đẳng cấu về nghĩa .
 Lưu ý : Trái nghĩa thường trực và trái nghĩa lâm thời

Trái nghĩa thường trực: to nhỏ, trẻ già, dài ngắn, xa gần là những cặp từ tra từ điển có ý
nghĩa đối lập nhau
Trái nghĩa lâm thời: trong câu đầu voi đuôi chuột thì voi và chuột trái nghĩa nhau nhưng
khi không nằm trong câu nữa thì tra từ điển voi và chuột không trái nghĩa nhau
*) Quan hệ từ đa nghĩa và từ đồng nghĩa
Coi ( đa nghĩa )
- Thấy, trông có vẻ ( đồng nghĩa với giữ, xem, nhìn)
- Trông cho khỏi bị hư hại ( đồng nghĩa với giữ)
 1 từ đa nghĩa có thể tham gia nhiều nhóm đồng nghĩa khác

3.5. Trường nghĩa


a. Khái niệm
- Là những tiểu hệ thống , những tổ chức của từ vựng , gồm những từ ngữ có quan hệ
về nghĩa với nhau một cách có hệ thống
b. Phân loại trường nghĩa
- Trường từ vựng - cú pháp
Ví dụ : đi ( liên quan đến) chân , ném (liên quan đến) tay , nhìn (liên quan đến)
mắt
- Trường từ vựng - ngữ nghĩa
Ví dụ : bàn , ghế , tủ , giường
Các từ chỉ nghề nghiệp như: kỹ sư, bác sĩ, y tá, biên tập viên, kỹ thuật viên
Các từ chỉ đồ vật trong lớp học như: bàn, ghế, sách, vở, bút, thước…
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người như: tay, chân, mắt, mũi, bụng,…
Các từ chỉ tay: cổ tay, ngón tay, bàn tay, móng tay, hoa tay,….

Mỗi trường nghĩa có thể được coi như một bộ phận của hệ thống từ vựng được xác
định bằng một khái niệm chung nào đó .
Từ đa nghĩa đc coi là trường nghĩa nhưng trường nghĩa thì không được coi là đa nghĩa

IV. PHƯƠNG THỨC BIẾN ĐỔI NGHĨA CỦA TỪ


Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của từ, trong ngôn ngữ có nhiều cách. Trong đó,
hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong các ngôn ngữ là chuyển nghĩa ẩn
dụ và chuyển nghĩa hoán dụ.

Khái niệm
 Mỗi từ có thế có một hoặc nhiều nghĩa. Từ cỏ hơn một nghĩa trờ lên, gọi là từ đa nghĩa
 Sự chuyển nghĩa, xây dựng nghĩa mới của từ có nguyên do ở quá trinh nhận thức của
cộng đồng bản ngữ, ở đặc điểm định danh của ngôn ngữ, giải pháp để tiết kiệm trong
ngôn ngữ
 Ẩn dụ
- Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật , hiện tượng được so
sánh (gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự giống nhau
giữa các sự vật, hiện tượng)

- Ẩn dụ hình thức: dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật
o Răng (người ) - Răng lược , răng bừa
o Mũi ( người ) - Mũi dao , mũi tên , mũi kim
o Chân ( người ) - Chân bàn , chân tủ , chân ghế
- Ẩn dụ chức năng: dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật.
Vd: đất khô , tình cảm khô , lời nói khô
- Ẩn dụ cách thức: dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện
tượng
Vd: Nắm ngoại ngữ , nắm tình hình , nắm bài ,...
- Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật, hiện tượng khác (thường được coi là
hiện tượng nhân cách hóa)
Vd : Thời gian đi , tàu chạy , gió gào thét
 Hoán dụ
- Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật , hiện tượng
khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hiện tượng
- Quan hệ giữa toàn thể với bộ phận và ngược lại
+Lấy bộ phận để gọi tên cho toàn thể
Ví dụ : Má hồng , đầu xanh, Nhà có 4 miệng ăn
+Lấy toàn thể để gọi tên cho bộ phận
Ví dụ : Đêm ca nhạc (lấy đêm để biểu thị cho một khoảng thời gian vào buổi tối)
+Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng
Ví dụ : “Cả lớp trật tự”: “cả lớp” ở đây ý chỉ tất cả các học sinh ở trong lớp.

+Lấy nguyên liệu để gọi tên cho sản phẩm


Ví dụ : “bạc” (tiền) , mì (nấu một bát mì), …
+Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận của quần áo
Ví dụ : cổ áo , tay áo , vai áo
Tay chuối( ẩn dụ), núi việc( nhiều việc giống nhau về mặt hình thức núi thì to và núi
việc thì nhiều -> ẩn dụ), nóc nhà( hoán dụ), cho tôi một đen đá (hoán dụ), vịn vào
tay ghế (ẩn dụ)

Ẩn dụ là 2 sự vật giống nhau. Hoán dụ là 2 sự vật gợi liên tưởng đến nhau, có liên
quan đến nhau
Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoán dụ. Tức là,
phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùng một từ.VD. Từ “chân” có
các nghĩa:
1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ các bộ phận khác: chân đèn,
chân giường,…
3) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân núi, chân
tường, chân răng,…
4) Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sự nòa đó trong một
tổ chức: chân tổ tôm, chân sút,...
⇨ Các nghĩa phụ 2, 3 là nghĩa chuyển ẩn dụ, nghĩa 4 là nghĩa chuyển hoán dụ từ nghĩa 1.

Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta sẽ nói những câu, những phát ngôn chứ không
phải những từ rời rạc. Trong các câu đó, các từ sẽ kết hợp với nhau theo những quy tắc và
chuẩn mực của ngôn ngữ. Nếu không có ngữ cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể thì chúng ta
không thể xác định được nghĩa của từ.

You might also like