You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

I. ÂM VỊ
1. Định nghĩa:
- Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất
- Tổng thể / chùm các nét khu biệt được thể hiện đồng thời
- Đơn vị trìu tượng mang tính XH, có chức năng khu biệt nghĩa của hệ thống âm
thanh của ngôn ngữ
2. Đặc điểm
- Âm vị là đơn vị trìu tượng của hệ thống âm thanh ngôn ngữ
- Là đơn vị chức năng mang tính XH, k của riêng cá nhân nào
- Kí hiệu: /a/; /t/,…
 Nét khu biệt: 1 âm tố được cấu tạo bởi nhiều yếu tố cấu âm-âm học. Đặc
trưng cấu âm-âm học có chức năng xã hội, khu biệt âm này với âm khác
trong 1 ngôn ngữ. Không phải tất cả đặc điểm ngữ âm của 1 âm có giá trị
như nhau. Đặc trưng (+/-) quan yếu.

Vd: 2 từ “vinh” và “xinh” khu biệt nhau ở phần đầu và đặc trưng:

o “vinh” - /v/: âm môi -xát- hữu thanh


o ‘xinh’ -/s/: đầu lưỡi- xát- vô thanh

Hoặc “tá” và “má”

o “tá” -/t/: âm răng- tắc-vô thanh


o ‘má/- /m/ môi- tắc – hữu thanh
3. Phân loại: có thể chia âm vị thành âm vị đoạn tính- âm vị siêu đoạn tính
a) Âm vị đoạn tính
- Âm vị được phân đoạn về mặt thời gian, thể hiện kế tiếp nhau ( nguyên âm, phụ
âm, bán nguyên âm/bán phụ âm) trên ngữ lưu theo trật tự thời gian trước, sau,
không hiện diện đồng thời.
VD: cho= c-h-o
b) Âm vị siêu đoạn tính
- Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được phân loại về mặt thời gian mà
luôn được thể hiện đồng thời với các thanh tố # của âm tiết. (trọng âm và thanh
điệu)
VD: thanh sắc trong “Chó”
II. BIẾN THỂ ÂM VỊ
- Những âm tố ít nhiều khác nhau, là những thành tố của cùng 1 âm vị
 Các âm vị khác nhau trong ngôn ngữ này có thể chỉ là biến thể âm vị trong
ngôn ngữ khác

VD: tôi- thôi; ta -tha;

[k] trong ki,ke khác với [k] trong cung, co khác với [k] trong qua,quê

 Các loại biến thể âm vị


+ BT tự do: xuất hiện tự do ở mỗi cá nhân không đoán được, không bị chi phối
bởi nhân tố khác, không thể đoán trước bối cảnh xuất hiện
VD: mẹ -> mịa/mệ; mèo-> mìeo; nhá-> nhớ/nhóe
+ BT kết hợp: được quy định bởi vị trí của nó trong dãy âm
VD: tu,to,tô ([t] môi hóa)
 Bắt buộc phải biến đổi tùy theo âm kết hợp
VD: âm đầu [ɲ] trong nghi, nghiêng,.. buộc phải nhích lưỡi về trước vì kết hợp
với nguyên âm hàng trước, trong ngu, ngô.. bắt buộc tròn môi vì đứng trc các
nguyên âm tròn môi.

III. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ (HÌNH VỊ)


1. Khái niệm từ
- Đơn vị nhỏ nhất của NN độc lập về ý nghĩa và kiến thức
- Đ.vi nhỏ nhất của NN có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để xây dựng nên câu
- Đ.vị nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập trong câu nói
VD: cat => 1 hvi (căn tố)
Cats => 2hvi (căn + hv phái sinh từ) = Cat + s
Catty => 2hvi (căn +hv biến hình từ) = Cat +ty
Cattiness = Catty +ness
 HVPST có slg lớn hơn HVBHT nhiều lần
 Căn tố là tất cả dạng thức của 1 từ mà phụ tố có thể thêm vào
2. Phương thức cấu tạo từ
2.1. Đơn vị cấu tạo từ
- Nếu coi từ là 1 món an thì hình vị là nguyên liệu, những phương thức cấu tạo từ
là công thức để nấu lên món ăn đó.
- KN hình vị:
o Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ
pháp < Hình vị= hình tiết=từ tố=tiếng>
o Phân loại hình vị
Phân loại theo nghĩa
+ Căn tố: có ý nghĩa từ vựng, tương đương độc lập, có khả năng
tự mình tạo ra từ,hình thức trùng từ đơn
+ Phụ tố: mang ý nghĩa từ vựng để bổ sung/ phái sinh or YNNP,
luôn phải kết hợp với căn tố
VD: với từ editor – căn tố: Edit; phụ tố: or => phụ tố phái sinh từ
Phân loại theo chức năng
+ Hình vị cấu tạo/ phái sinh từ: Phụ tố cấu tạo từ (tiền tố, hậu tố,
trung tố, chu tố)
+ Hình vị phụ tố biến hình từ/biến tố: nối kết từ vào từ làm thay
đổi dạng thức của từ để thể hiện YNNP (ngôi, thời, thể,..) của từ.
VD: với từ watch- watches:
 Căn tố: watch
 Phụ tố: ‘es’: biểu thị ý nghĩa ngữ pháp ngôi => phụ tố
này cho ta biết chủ thể hành động này là ngôi thứ 3 số
ít.

Phân loại theo khả năng h.động độc lập hay k độc lập:
+ Hình vị tự do: Hoạt động độc lập (căn tố).
+ Hình vị hạn chế: Hoạt động không độc lập (phụ tố). <Trong
Tiếng Việt, đại diện là các từ Hán Việt do k hoạt động độc lập so
với các từ thuần việt mang nghĩa tương đương>
Vd : Taller, hotter // worker, interpreter
Cats, walks // cat’s tall, chair’s long
 Hình vị có cùng hình thái ngữ âm, nhưng có thể khác nhau về chức năng/
nghĩa
2.2. Hình vị tiếng việt
 Phân loại theo nghĩa:
 Hình vị tự thân mang nghĩa, được quy chiếu vào 1 đối tượng, khái
niệm: bát , cơm, xinh, đẹp, đi,…
 Hình vị vô nghĩa: tự thân nó k quy chiếu được vào 1 đối tượng, 1
khái niệm nhưng sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ làm cho các từ
khác nhau: lạnh lùng, lạnh lẽo,….
 Hình vị tự thân không mang nghĩa: xuất hiện trong những từ mà tất
cả các hình vị tham gia cấu tạo nên từ đều không quy chiếu vào 1 đối
tượng hay khái niệm: Long lanh, lúng liếng,…
 Phân loại theo khả năng hoạt động độc lập:
 Hình vị tự do: có thể hoạt động tự do trong ngôn ngữ với tư cách từ.
Đại diện từ thuần Việt
 Hình vị k tự do: hình vị chưa/ không có khả năng trở thành từ theo
phương thức từ hóa hình vị
2.3.
o NN biến hình ( Tiếng Anh, Nga)
 Căn tố: là những hvi có nghĩa từ vựng, có thể hoạt động tương đối
độc lập và có thể tự mình trở thành từ đơn => từ đơn đc hình thành từ
căn tố
 Phụ tố: mang ý nghĩa từ vựng bổ sung, luôn kết hợp với căn tố, cho
ra các từ khác nhau
VD: -er => ý nghĩa từ vựng phụ
-s => YNNP (Số nhiều)

=> phân loại phụ tố dựa trên vị trí của phụ tố so với căn tố và chức năng của phụ tố =>
tiền tố, hậu tố, trung tố (tiếng Ulwa)

o NN không biến hình


 Không dùng căn tố- phụ tố
 Hình vị trùng âm tiết => trong tiếng Việt gọi là tiếng

Tiếng độc lập Tiếng không độc lập


- Tiếng hoạt động tự do - Tiếng chuyên làm thành
 Từ đơn số của 1 hoặc 1 số tổ hợp
VD: đất trong đất nước tiếng nhất định
Nấu trong nấu ăn  K thể làm thành 1 từ
Nhỏ trong nhỏ bé đơn
VD: viên (giáo viên), vẻ(vui vẻ)
IV. NGHĨA CỦA TỪ
1. Khải niệm => có tính khái quát
- Trạng thái tĩnh => (.) hệ thống (từ điển) => ngữ nghĩa học nghiên cứu nghĩa của
từ ở trạng thái tĩnh
- Trạng thái động => (.) hành chức ( đời sống)
2. Cơ cấu nghĩa của từ
- Mỗi từ định danh được xem xét trong 2 mối quan hệ tương quan:
(1) Với SV, HĐ, thuộc tính… được từ gọi tên
(2) Với khái niệm về các SV đó

Từ ngữ âm khái niệm Cá

cái sở biểu con cá ĐV có xương


cái sở chỉ hình thức thực thể
(Khái (CBĐ) sống, thở=mang
(Sự vật)
niệm)

- Nghĩa sở chỉ: MQH của từ ( vỏ âm thanh) với đối tượng ( S.vật; hiện tượng; hđ;
quá trình; tính chất;…) mà từ đó quy chiếu, chỉ ra
 Hư từ không mang nghĩa sở chỉ (if, will,thì, là, rằng)
- Nghĩa sở biểu: MQH của từ với khái niệm mà từ biểu thị
 Nhìn chung không có 2 từ nào mang nghĩa tương đồng chính xác trong 2
ngôn ngữ khác nhau mà chỉ chung 1 phần nào đó
VD: T.Việt: cây => Tanh: Tree
- Nghĩa kết cấu: MQH của từ với các từ khác trong hệ thống, thể hiện qua khả
năng kết hợp với ngữ pháp và kết hợp với từ vựng
VD: với tay – kiễng chân- rướn cổ => đều là hđ diễn tả từ vị trí thấp lên
cao
- Nghĩa sở dụng: Thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói trong sử dụng từ ngữ,
có tác động nghĩa sở chỉ + sở biểu, có chức năng định hướng cách dùng từ trong
giao tiếp.
VD: nhắc tới kim tiêm=> sợ; nhắc tới mẹ=> bà la sát
 Các thực từ (DT,TT, ĐT) sẽ có cả 4 thành phần này
3. Từ đa nghĩa
- Từ có từ 2 nghĩa trở lên, các nghĩa có mqh với nhau
- Các nghĩa của từ đa nghĩa biểu thị: Những đặc điểm khác nhau của đối tượng
và những đối tượng khác nhau trong hiện thực
VD: từ “xuân”
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
VD: (1) từ “màn”
 Vải màn => vải mỏng
 Mắc màn => chống muỗi
 Vở kịch có 5 màn => chỉ số phần của vở kịch
 Màn tranh luận/ cãi nhau => trận (hài hước)
(2) Từ “lấy”
 Lấy vợ/chồng
 Hành động cầm nhặt
 Là 1 từ ngữ âm có nhiều nghĩa, các nghĩa có mqh với nhau
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
 Với tư cách là đơn vị định danh, từ có thể di chuyển từ chỗ gọi tên cho
đối tượng này sang gọi tên cho đối tượng khác => thêm nghĩa mới cho từ
 Quá trình chuyển nghĩa có thể xuất phát từ nghĩa ban đầu hoặc nghĩa
khác
S => S1 => S2=>S3 (S1 chuyển nghĩa từ S; S2 chuyển nghĩa từ
S1)
S => S1

S2 (S1,S2 đều chuyển nghĩa từ S)

 Phương thức chuyển nghĩa của từ: là phương thức mà dựa vào đó có thể
thực hiện việc chuyển biến ý nghĩa cho từ, tạo nghĩa mới cho từ
 Có 2 phương thức:
 Ẩn dụ: lấy tên sự vật X để gọi tên sự vật Y dựa trên sự tương đồng
giữa 2 sự vật
VD: Chân bàn, cánh quạt. thời gian trôi,…
 Hoán dụ: lấy tên gọi của sự vật A để gọi tên sự vật B dựa trên quan
hệ tương cận đi (đi đôi khách quan) của sự vật
VD: Nhà có 5 miệng ăn
*** Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ Hoán dụ
Giống Đều là dùng tên của sự vật này để gọi tên của SV khác
Khác Giữa 2 sv có mối tương quan với Giữa A và B có mối liên hệ tương cận, 2
nhau SV, HT luôn đi đôi với nhau, khó có thể
 Dựa trên nhận thức chủ hình dung A nếu thiếu B=> tính khách
quan của CN quan

4. Từ đồng nghĩa
- Là những từ khác nhau về vỏ âm thanh, chữ viết, gần nhau về nghĩa, phân biệt
với nhau về sắc thái ý nghĩa hoặc phong cách, phạm vi sử dụng
- Từ trung tâm của nhóm từ đồng nghĩa: 1 từ mang nghĩa chung, đc dùng phổ
biến và trung hòa về phong cách, đc lấy làm cơ sở để tập hợp và phân tích so
sánh với các từ khác
VD: cho, tặng, biếu,…
Huyết-máu-tiết
Hy sinh- tạ thế
 Đồng nghĩa nhưng không thay thế được cho nhau, khác nhau về phạm vi sử
dụng
- Phân loại từ đồng nghĩa
o Từ đồng nghĩa hoàn toàn: nghĩa giống nhau hoàn toàn,chỉ khác nhau về
phạm vi sử dụng
VD: Heo – lợn, ngô- bắp. ô-dù,..
o Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Khác nhau ở 1 nét nghĩa nào đó
 Khác nhau ở nét nghĩa phong cách

VD: ăn,xơi,nốc,hớp,đớp,…

 Khác nhau ở nét nghĩa hạn chế sở chỉ

VD: ôi, thiu,ươn,ung,nẫu,…

 Một từ đa nghĩa có thể tham gia nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau:
VD: Từ “lành”
(1) Tính cách người: lành, hiền lành, hiền hậu,…
(2) Sức khỏe: lành, khỏe, khỏi, hồi phục

- Quan hệ từ đa nghĩa và đồng nghĩa: Một từ đa nghĩa có thể tham gia nhiều
nhóm nghĩa
VD: từ “Coi” với 2 nét nghĩa
(1) Thấy có vẻ, trông có vẻ  ngó, xem, nhìn
(2) Trông cho khỏi bị hư hại  giữ

Từ “Lấy” có 2 nét nghĩa

(1) Lấy vợ, chồng  kết hôn


(2) Hoạt động cầm, nhặt, lựa, chọn  chiếm, cầm
5. Từ trái nghĩa
- Là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên, khác nhau về
âm thanh và những khái niệm tương phản về logic.
 Những từ có vẻ đối lập về nghĩa nhưng k nằm trog thế qua hệ tương liên thì
cũng k phải từ trái nghĩa
VD: Cô ấy thông minh nhưng lười
- Những loại từ trái nghĩa
 Từ trái nghĩa loại trừ (trái nghĩa tuyệt đối)
VD: sống-chết, nam-nữ, thiên đường-địa ngục,..
 Từ trái nghĩa theo thang độ (trái nghĩa tương đối): biểu thị tính chất ở
các mức độ khác nhau
VD: lạnh-mát-trung bình-ấm-nóng
cao, nặng, dài, rộng >vừa< thấp,nhẹ,ngắn hẹp
Quan hệ từ đa nghĩa và trái nghĩa: 1 từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp
trái nghĩa khác nhau và có quan hệ trái nghĩa với nhiều từ đồng nghĩa
VD: từ “Chát”
(1) Vị trái cây còn xanh, chưa chín >< ngọt
(2) Giá của 1 món đồ đắt >< rẻ
Từ “Chín”
(1) Chỉ trái cây, thức ăn đã chín, có thể ăn được >< sống
(2) Suy nghĩ kĩ lưỡng, thông suốt >< non,vụng về,mơ hồ
(3) Ý chỉ sự xấu hổ, ngượng ngùng >< tự tin, tự hào

VD: mềm-rắn; mềm-cứng (mềm nắn rắn buông)


6. Từ đồng âm
- Những từ giống nhau ngẫu nhiên về âm thanh, ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
VD: “Đường”
(1) Đường để ăn, có vị ngọt
(2) Đường sá – đường để đi
(3) Đường lối (cách mạng)
- Nguồn gốc từ đồng âm
 Đa phần là ngẫu nhiên
 Số còn lại:
(1) Từ vay mượn đồng âm với từ bản ngữ
VD: sút (bóng) – sút (cân)
(2) Tách biệt nghĩa của từ đa nghĩa
VD: quà (Món ăn vặt ngoài bữa chính) – quà (tặng người khác)
(3) Kết quả của biến đổi lịch sử
VD: hòa => và (từ nối) # và (động từ)
(4) Cách phát âm địa phương
VD: tre (cây tre) – che (ô/nắng)
- Hiện tượng đồng âm xảy ra ở phạm vi các đơn vị NN thuộc các cấp độ khác
nhau:
 Hình vị - hình vị
VD: đại diện – đại dương ( thay thế -to lớn)
 Hình vị - từ
VD: yếu điểm (điểm quan trọng) – điểm yếu (hạn chế)
 Từ - từ
VD: Đá (hòn đá) – đá (đá bóng)
 Từ - cụm từ
VD: Đánh chén (Ăn uống) – đánh chén (lau rửa chén)
 Hiện tượng đồng âm chân chính chỉ bao gồm các từ đồng âm
- Đặc điểm từ đồng âm
 Tiếng Việt: là NN không biến hình => từ nào đồng âm với nhau thì
luôn đồng âm trong tất cả các bối cảnh NN
VD: lạc (Danh từ) – lạc (động từ)
 Các NN Ấn – Âu là NN biến hình => 1 từ có thể đồng âm ở hình
thức này nhưng l đồng âm ở hình thức khác
VD: T.Anh “meet” đồng âm với “Meat” nhưng quá khứ dạng thức
“met” không đồng âm với “Meat”
- MQH đa nghĩa và đồng âm => khi nghĩa của 1 từ đa nghĩa phát triển quá xa,
không còn nhận ra đc MQH với nghĩa gốc thì sinh ra từ đồng âm
7. Trường nghĩa
- Là những tổ chức từ vựng bao gồm những từ có quan hệ với nhau về nghĩa theo
1 cách có hệ thống
VD: bố,mẹ,ô,bà,bác,bá,… => trường nghĩa những từ chỉ QH thân tộc
- Trường tuyến tính
VD: đi làm, đang làm, sắp làm, sẽ làm,…
- Mỗi trường nghĩa là bộ phận của hệ thống từ vựng đc xác định bằng 1 khái
niệm chung nào đó

V. Phương thức ngữ pháp


1. Định nghĩa
- Phương thức ngữ pháp là sự biểu thị YNNP có hệ thống, thể hiện qua những
phương tiện, cách thức nhất định. Phương thức ngữ pháp là cách sử dụng những
phương tiện ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
2. Phân loại
a) Phương thức phụ tố
- Là phương thức nối kết phụ tố với căn tố, dùng để thể biểu thị YNNP của yếu
tố chính. (đặc trưng cho NN biến hình)
VD: book => books – thêm phụ tố “s” để biểu thị YNNP số nhiều cho DT trên
work => worked; unhappy, impossible,…
b) Phương thức luân chuyển ngữ âm
- Là phương thức biến đổi một bộ phận yếu tố chính bằng quy luật biến đổi ngữ
âm, dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của yếu tố chính
VD: man => men;
goose => geese – căn tố “oo” trong chính tố “goose” đã thông qua quy tắc biến
đổi nguyên âm thành căn tố “ee” trong chính tố “geese” để biểu thị YNNP số
nhiều cho danh từ “Goose”
sing => sang
c) Phương thức thay thế căn tố
- Là phương thức thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ ( thay thế từ căn
của đơn vị vốn có bằng 1 căn tố khác), dùng để biểu thị YNNP của yếu tố
chính.
VD: go => went => thời quá khứ
gern => lieber=> am liebsten, viel=> mehr=>am meisten

d) Phương thức trọng âm


- Là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm dùng để biểu thị và phân biệt
YNNP của yếu tố chính
VD: ‘ryku ( những cái tay) – ry’ku (cái tay của) <Tiếng Nga>
e) Phương thức lặp
- Là phương thức lặp 1 phần/ toàn phần vỏ ngữ âm của yếu tố chính, dùng để
biểu thị YNNP của yếu tố chính
VD: người- người người; nhà- nhà nhà,…=> bthi YNNP số nhiều cho từ
“người”
Phân biệt phương thức lặp với tư cách trong PTNP # tư cách PT cấu tạo từ
o Lặp ngữ pháp : tạo ra dạng thức mới của từ,biểu thị YNNP của từ trong câu
VD:đêm đêm, ngày ngày, người- người người- bthi YNNP số nhiều cho từ
“người”
o Lặp từ vựng: tạo ra từ mới trên cơ sở từ gốc < từ mới có tính biểu cảm, tính
tượng thanh, tượng hình> => từ láy
VD: xinh xinh, lành lạnh,nhỏ nhắn… => mức độ thg nhẹ hơn
f) Phương thức hư từ
- Là phương thức dùng hư từ kết hợp với từ thực (Không nối kết vào bên trong)
=> phương tiện ngoài từ, dùng để biểu thị YNNP của từ thực) <phổ biến, hoạt
động mạnh trong các NN biến hình>
VD: bài tập – những bài tập; học – đã học
g) Phương thức trật tự từ
- Dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị YNNP
VD: trong nhà- nhà trong, uống nước-nước uống; tôi ghét anh ta- anh ta ghét tôi

VD: Trong tiếng Việt có hai câu sau:


+ Anh không có tiền. (1)
+ Anh có tiền không? (2)
Trong câu (1) (chưa có sự thay đổi trật tự từ) thì câu này mang ý nghĩa ngữ
pháp của câu trần thuật (cụ thể là câu phủ định). Tuy nhiên, khi thay đổi trật tự
từ (từ “không” được đưa xuống cuối) thì câu (2) mang ý nghĩa ngữ pháp của
một câu nghi vấn.
 Nhận xét: Trong ngôn ngữ không biến hình (tiếng Việt,..) phương thức này
cùng với phương thức hư từ là hai phương thức ngữ pháp quan trọng hàng
đầu.

h) Phương thức ngữ điệu


- Phương thức ngữ điệu là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp (cụ thể là ý nghĩa tình thái của câu).
- Ví dụ: Trong giao tiếp:
A nói với B: Con gái lớp C xinh thật.
A đáp lại B: Vâng… còn chúng tôi thì kém thôi…
Ở đây, ngữ điệu kéo dài ở từ “vâng” và từ “thôi”. Vì thế không được hiểu theo
nghĩa bề mặt (nghĩa hiện hữu của con chữ) mà cần được hiểu khác đi. Một
trong số những tường hợp là: “Vâng. chúng tôi xấu, anh sang lớp C mà học,
đừng học ở lớp B nữa”.
 Nhận xét:
+ Trong ngôn ngữ biến hình thì phương thức này thể hiện rất rõ và hoạt động
khá mạnh.
+ Các ngôn ngữ đơn lập khác có dùng phương thức này nhưng ít và năng lực
hoạt động của nó không mạnh.

VI. QUAN HỆ NGỮ PHÁP


1. Khái quát
- Quan hệ cú pháp là quan hệ giữa các thành tố đồng thời có mặt trong
dòng lời nói, tạo nên ngữ đoạn và câu, cấp cho những đơn vị này 1 chức
năng nào đó, với tư cách giá trị lâm thời.
- Hai từ (ngữ đoạn) được coi là có quan hệ cú pháp khi chúng đáp ứng đủ
2 đk sau
+ Có thể được xem là 1 dạng dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn.
+ Có ít nhất một thành tố có thể thay thế được bằng từ nghi vấn.
2. Phân loại < 3 loại: Đẳng lập; chính phụ; chủ-vị>
a) Quan hệ đẳng lập
- Là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau. Sự bình
đẳng này được thể hiện qua:
+ Chúng có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp
của cả tổ hợp (ngữ đoạn).
+ Chúng có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp (ngữ
đoạn) trong quan hệ với các yếu tố bên ngoài tổ hợp.

- Số lượng các yếu tố trong quan hệ đẳng lập: gồm 2 yếu tố. Về nguyên
tắc, trật tự sắp xếp là tự do, nhưng trong thực tế, một số nhân tố ngữ
dụng (nhân tố bên ngoài ngôn ngữ) cũng vấn có thể chi phối trật tự tổ
hợp:
+ Nhân tố thời gian: sắp xếp theo trình tự thời gian: Nó đến và xin lỗi.
+ Nhân tố lịch sự: người có vị thế cao thường nêu đằng trước: Ông hiệu
trưởng và ông trưởng khoa đến).

- Quan hệ này gồm bốn kiểu:


+ Quan hệ liệt kê: liên từ như và, với, cùng, lẫn,…
VD: (Tôi) ăn bán và trái cây
+ Quan hệ lựa chọn: liên từ hay, hoặc,…
VD: Năm nay hay năm sau

+ Quan hệ giải thích: là,… hoặc không có từ gì.


Ví dụ: Lớp trưởng, người giữ sổ, hôm nay bị ốm.
Hà Nội,thủ đô của Việt Nam, là 1 thành phố đẹp
+ Quan hệ qua lại: liên từ: tuy…nhưng, vì…nên…, đã…lại…,
VD: Đã thông minh còn chăm chỉ
Không chỉ học giỏi mà còn hát hay

b) Quan hệ chính – phụ


- Là quan hệ không bình đẳng về ngữ pháp giữa các yếu tố, gồm thành tố
trung tâm và thành tố phụ. Thành tố chung tâm quy định đặc điểm ngữ
pháp của ngữ đoạn và đại diện được cho ngữ đoạn quan hệ với yếu tố
bên ngoài.
- Các yếu tố cấu thành: Danh ngữ, động ngữ và tính ngữ.
- Đặc điểm: slg các yếu tố từ 2 trở lên, gồm 1 yếu tố chính và 1 yếu tố phụ
trở lên. Trật tự các yếu tố là không tự do, thành tố phụ bổ sung cho thành
tố chính
VD: Tôi uống trà sữa matcha.
- Cách nhận biết
 Trong NN biến hình: dựa vào hình thái từ để phân biệt, thành tố
chính là thành tố chỉ chi phối hình thái của thành tố phụ
VD: Student – my studen: “my” là thành tố phụ, bị biến đổi từ “I”
thành “My”
 NN không biến hình:
(1) Hư từ + Thực từ: Thực từ luôn là thành tố chính dù
đứng trước hay sau
(2) Thực từ + Thực từ: Thành tố phụ có thể đc thay thế
bằng từ nghi vấn
VD: ăn cơm- cơm gì?
Học giỏi- học giỏi ntn?
c) Quan hệ chủ vị
- Là quan hệ phụ thuộc, qua lại lẫn nhau về ngữ pháp giữa các yếu tố. đây
là quan hệ phổ biến giữ 2 thành tố làm nên nòng cốt của 1 câu đơn theo
ngữ pháp truyền thống.
- Đặc điểm: slg các yếu tố từ 2 trở lên, gồm 1 hoặc nhiều thành tố Chủ và
1 hoặc nhiều thành tố Vị. Trật tự cấc yếu tố thường không tự do
Thông thường, trong các NN không biến hình, quan hệ C-V biểu thị qua
sự phù hợp về ngôi, số, giống,… (He runs. He is running), nhưng thông
thường vẫn là chủ trước vị sau
VD: Tôi ngủ, em ăn, anh đi, mặt trời lặn.

You might also like