You are on page 1of 3

Nghĩa của từ và ngữ

I. Khái niệm nghĩa của từ


- Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khác quan được phản ánh vào
trong ngôn ngữ, được ngôn ngữ hóa (hay là những nội dung tinh thần mà từ đó có thể gợi ra
được)
o “đi”: sự di chuyển, dời chỗ của đôi chân với vận tốc vừa phải trên mặt đất

Nghĩa biểu niệm Khái niệm


Phản ánh mặt bản chất của sự vật, hiện tượng.
Dựa vào kinh nghiệm, thói quen và sự quan sát Khái niệm có được nhờ quá trình lao động kiên
bằng mắt trì thông qua kiểm tra, thực nghiệm của các nhà
khoa học
Vì thế, ý nghĩa biểu niệm không phản ánh được
các thuộc tính bên trong mà chỉ dừng lại ở các Phản ánh được cả những thuộc tính bản chất
đặc điểm bên ngoài, đủ để phân biệt các đối bên trong của sự vật hiện tượng
tượng cùng loại
Chủ yếu thực hiện chức năng tổ chức ngôn ngữ Thực hiện chức năng nhận thức
Mang tính dân tộc Mang tính nhân loại

II. Các loại nghĩa của từ


a. Nghĩa ngữ pháp
- Là ý nghĩa cho nhiều từ, nhiều đơn vị ngữ pháp nghĩa ngữ pháp bao gồm
o Ý nghĩa từ loại (danh từ, động từ,...)
o Ý nghĩa phái sinh (nghĩa đen, nghĩa bóng)
o Ý nghĩa hình thái (sắc thái của từ: trang trọng, thô tục, trung hòa,...)
o Ý nghĩa quan hệ
b. Nghĩa từ vựng
- Là ý nghĩa riêng của từng từ, mỗi ý nghĩa từ vựng thuộc về một từ, không có tính chất chung
đồng loạt cho nhiều từ
- Trong nghĩa từ vựng của từ có những thành phần sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa
biểu thái
o Nghĩa biểu vật: là phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật trong
thế giới mà từ gợi ra. Ý nghĩa biểu vật của từ không phải sự vật hiện tượng trong thực
tế khách quan mà chỉ là mối liên hệ giữa hình thức âm thanh của từ với sự vật trong
thực tế
o Nghĩa biểu niệm là phần nghĩa liên quan đến hiểu biết của con người về ý nghĩa biểu
vật của từ. Ý nghĩa biểu niệm là tập hợp các nét nghĩa (nét nghĩa phản ánh đặc điểm
của sự vật) được sắp xếp theo một trật tự nhất định từ khái quát đến cụ thể, từ chung
đến riêng
o Nghĩa biểu thái: là phần ý nghĩa của từ chỉ ra thái độ, cảm xúc, cách đánh giá mà từ
gợi ra cho người nói và người nghe
III. Sự biến đổi nghĩa của từ
a. Nguyên nhân ngôn ngữ học
- Từ trong ngôn ngữ nằm trong một hệ thống rất chặt chẽ. Vì vậy, một yếu tố nhất định của hệ
thống biến đổi thì cũng ảnh hưởng đến nghĩa của từ và ngược lại
- Có thể có các nguyên nhân sau
o Nghĩa gốc của từ mất đi và từ được sử dụng theo nghĩa mới
o Sự xuất hiện của một số từ Hán Việt gần nghĩa với từ thuần việt đang sử dụng làm
hai từ đó chế ước nhau
o Hoàn cảnh ngôn ngữ mới có thể làm từ xuất hiện thêm nghĩa mới
b. Nguyên nhân ngoài ngôn ngữ
- Hiện tượng cấm kị ở một số tộc người nguyên thủy
- Do mục đích diễn đạt
o Muốn diễn đạt bóng bẩy, muốn diễn đạt trang nhã, lịch sự,...
- Ngoài ra hiện tượng thay đổi môi trường sử dụng cũng làm nghĩa của từ thay đổi
- Yếu tố tâm lý xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sử dụng của từ
IV. Những hiện tượng biến đổi nghĩa của từ
a. Hiện tượng thu hẹp và mở rộng nghĩa
- Mở rộng nghĩa: nghĩa của từ biến đổi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu
tượng
- Thu hẹp nghĩa: phạm vi nghĩa của từ biến đổi tuè cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng
đến cái cụ thể
b. Hiện tượng chuyển nghĩa
i. Ẩn dụ
ii. Hoán dụ
V. Một số hiện tượng liên quan đến nghĩa của từ
a. Quan niệm về từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa
- Từ đơn nghĩa là từ chỉ có một nội dung, ý nghĩa nghĩa thường dùng làm thuật ngữ khoa học.
Từ đơn nghĩa không phụ thuộc vào văn cảnh
- Từ đa nghĩa là những từ có nhiều nghĩa khác nhau. Các nghĩa của từ không tồn tại rời rạc, lẻ
tẻ mà quy định lẫn nhau, làm thành một kết cấu và có liên quan ít nhiều đến nghĩa chính
o Ăn  đưa thức ăn vào miệng nhai và nuốt; ăn  tàu vào bến ăn than, ăn đậm (làm
ăn),...
o Đi  hoạt động của đôi chân...; đi  Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
- Chú ý: từ đơn thường nhiều nghĩa hơn từ phức
b. Các loại từ đa nghĩa
- Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ với sự vật
o Nghĩa trực tiếp
o Nghĩa chuyển tiếp
- Căn cứ vào sự khác nhau trong mối quan hệ với nhận thức
o Nghĩa thông thường (nghĩa biểu niệm) và nghĩa thuật ngữ (khái niệm)
o Nghĩa đen và nghĩa bóng
 Nghĩa đen: là nghĩa vốn có của từ, nghĩa được hiểu một cách trực tiếp
 Mùa xuân  chỉ tháng đầu tiên bắt đầu mỗi năm
 Nghĩa bóng: là nghĩa được suy ra từ nghĩa đen, bắt nguồn từ nghĩa đen, được
hiểu một cách gián tiếp
 Chị ấy có tấm lòng vàng (phẩm chất tốt)
- Căn cứ vào sự hình thành và phát triển các nghĩa
o Nghĩa gốc
o Nghĩa phái sinh
c. Hiện tượng đồng âm
- Là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa
- Là hiện tượng mang tính chất ngẫu nhiên, không bị chi phối bởi các quy luật ngữ nghĩa trong
hệ thống ngôn ngữ
- Chú ý: đồng âm thực sự là đồng âm giữa các đơn vị cùng cấp độ. Không nên xem các trường
hợp phát âm lệch chuẩn (do lối phát âm của địa phương) là từ đồng âm

You might also like