You are on page 1of 57

7/10/22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


Bộ môn Phát triển kỹ năng

BÀI GIẢNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Điện thoại: 024.35643104. Email: bmphattrienkynang@tlu.edu.vn

Chương 4. Ngữ pháp

1
7/10/22

NỘI DUNG

4.1. Ý nghĩa ngữ pháp

4.2.
Phương thức ngữ pháp

4.3. Phạm trù ngữ pháp

4.4. Phạm trù từ vựng – ngữ pháp

4.5. Quan hệ ngữ pháp

4.6. Đơn vị ngữ pháp

4.1. Ý nghĩa ngữ pháp

4.1.1. 4.1.2.
Ý nghĩa Các loại
ngữ pháp là gì? ý nghĩa ngữ pháp

2
7/10/22

4.1.1. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?

• Các từ chó, mèo, bàn, ghế, đất, đá, cây, nhà,… đều có chung
ý nghĩa sự vật, đó có thể là nghĩa động vật, thực vật, các vật
thể, trong tự nhiên và xã hội.
• Các từ ăn, uống, đi, chạy, khóc, cười, học tập,… lại có ý nghĩa
chỉ hoạt động, trạng thái hay quá trình.
• Các từ thông mình, chăm chỉ, xanh, đỏ, tím, vàng,… lại có
chung ý nghĩa chỉ đặc điểm tính chất.

4.1.1. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?

Ý nghĩa từ vựng “con mèo”, “cô gái” trong tiếng Anh được thể hiện bằng
các từ tương ứng như “cat”, “girl”; trong khi đó ý nghĩa ngữ pháp số
nhiều của các từ này để thể hiện bằng phụ tố “s” và ý nghĩa ngữ pháp số
ít được thể hiện bằng phụ tố “zero”.

3
7/10/22

4.1.1. Ý nghĩa ngữ pháp là gì?

Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt


đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương
tiện ngữ pháp nhất định.

4.1.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp

4.1.2.1. Ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân


Ý nghĩa quan hệ (ý nghĩa chức năng) là loại ý nghĩa do mối quan hệ với
các từ khác trong câu mà có. Đó là ý nghĩa phản ánh chức năng mà từ
đảm nhiệm trong cụm từ hay câu.
Thí dụ trong câu “Em yêu anh ý” thì “em” là chủ thể của hành động
“yêu”, còn từ “anh” là đối tượng.

4
7/10/22

4.1.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp


4.1.2.1. Ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân
Các ý nghĩa “chủ ngữ = chủ thể” hay “bổ ngữ = đối thể” chỉ nảy sinh
do mối quan hệ với những từ khác trong câu cụ thể. Ý nghĩa quan hệ
cũng là ý nghĩa chung cho tất cả các từ ngữ có cùng một vị trí , một
chức năng trong kết cấu ngữ pháp, trong câu.

4.1.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp


4.1.2.1. Ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân
Ý nghĩa tự thân là ý nghĩa ngữ pháp không phụ thuộc vào các mối
quan hệ ngữ pháp trong câu. Thí dụ: “tôi, cô ấy, nó” đều biểu thị
ngôi; “yêu, cưới” là động từ không phụ thuộc vào quan hệ ngữ pháp.
Những ý nghĩa ngữ pháp khác như “giống đực, giống cái, số ít, số
nhiều” của danh từ hay “thời hiện tại, quá khứ,…” của động từ cũng
thuộc vào ý nghĩa tự thân.

10

5
7/10/22

4.1.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp


4.1.2.2. Ý nghĩa thường trực và ý nghĩa không thường trực

Ý nghĩa thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn đi kèm với ý
nghĩa từ vựng, có mặt trong mọi dạng thức của từ.
Thí dụ ý nghĩa “sự vật” của danh từ trong các ngôn ngữ khác nhau,
ý nghĩa “giống đực”, “giống cái” của danh từ tiếng Nga, tiếng Pháp.

11

4.1.2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp


4.1.2.2. Ý nghĩa thường trực và ý nghĩa không thường trực

Ý nghĩa không thường trực là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số
dạng thức nhất định.
Thí dụ: các ý nghĩa “chủ thể’, “đối tượng”, “số ít”, “số nhiều” của
danh từ, “thời hiện tại”, “thời quá khứ”, “thời tương lai” hay “ngôi
thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba”… của động từ.

12

6
7/10/22

4.2. Phương thức ngữ pháp

4.2.1. 4.2.3.
4.2.2.
Phương thức Ngôn ngữ tổng
Các phương thức
hợp tính và ngôn
ngữ pháp là gì? ngữ pháp phổ biến
ngữ phân tích tính

13

4.2.1. Phương thức ngữ pháp là gì?

Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức


chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.

14

7
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức phụ tố

Phụ tố (affix) là những hình vị được thêm vào các căn tố (root)
nhằm làm thay đổi ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp
của căn tố (thân từ/gốc từ).

• Phụ tố có thể được sử dụng để bổ sung ý nghĩa từ vựng


cho chính tố, nhằm tạo nên một từ mới.
• Phụ tố cũng có thể được sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp của từ.

15

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức phụ tố

Phụ tố cấu tạo từ là phụ tố để cấu tạo nên từ mới.


Thí dụ: phụ tố “er” trong các từ “teacher”.
Khi phân tích từ trên, ta thu được hai loại hình vị: căn tố
“teach”; phụ tố “er”. Căn tố “teach” là hình vị mang ý nghĩa
từ vựng, phụ tố “er” có ý nghĩa cấu tạo từ.

16

8
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức phụ tố


 Phụ tố biến đổi từ là phụ tố để thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của từ.
• Thí dụ: từ “teachers” có 2 phụ tố “er” và “s”. Phụ tố “er” có ý
nghĩa cấu tạo từ; phụ tố “s” thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp
của từ, không có ý nghĩa tạo ra từ mới, chỉ làm thay đổi ý nghĩa
ngữ pháp (số ít - số nhiều)

17

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức biến dạng chính tố


Phương thức này còn được gọi là phương thức luân phiên âm vị hay
phương thức biến tố bên trong. Đặc điểm của nó là biến đổi một bộ
phận của chính tố để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Thí dụ:
• take (lấy) – took (đã lấy)
• foot (bàn chân) – feet (những bàn chân)

18

9
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức thay chính tố

Thay chính tố có nghĩa là thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của một từ
để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp. Thí dụ:
• good (tốt) – better (tốt hơn)
• bad (xấu) – worse (xấu hơn)

19

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức trọng âm


Là phương thức dùng sự thay đổi vị trí của trọng âm để thể
hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Thí dụ:
Conduct /ˈkɒn.dʌkt/ (n) tư cách, đạo đức
Conduct /kənˈdʌkt/ (v) điều khiển, hướng dẫn, chỉ huy
Subject /’sʌb.dʒekt/ (n) môn học
Subject /səbˈdʒɛkt/ (v) chinh phục, khuất phục

20

10
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức lặp


• Phương thức lặp (cũng còn gọi là phương thức láy) là phương thức
lặp lại một bộ phận hoặc toàn bộ từ căn (có thể 1 hoặc 2 lần) để
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
• Trên thực tế phương thức này chỉ được sử dụng hạn chế về ý nghĩa
số như chuyển số ít thành số nhiều. Thí dụ: người – người người;
nhà – nhà nhà
• Phương thức lặp được dùng khá phổ biến trong các ngôn ngữ
Đông Nam Á.

21

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức lặp


• Lặp toàn bộ một danh từ để biểu thị sự chuyển đổi từ số ít sang số
nhiều: người (số ít) – người người (số nhiều); ngày (số ít) – ngày ngày
(số nhiều)
• Lặp lại toàn bộ động từ để biểu thị sự liên tục hoạt động: gật (một
hoạt động) – gật gật (nhiều hoạt động liên tục); cười (một hoạt động)
– cười cười (nhiều hoạt động liên tục)
• Lặp toàn bộ một tính từ để biểu thị mức độ thấp của tính chất, trạng
thái: vui (mức độ bình thường) – vui vui (mức độ thấp), thích (mức độ
bình thường) – thinh thích (mức độ thấp).
22

11
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến

Phương thức hư từ
Hư từ là những từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chuyên dùng
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
• Thí dụ: Tôi đang học bài.

23

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến


Phương thức hư từ

Với các ngôn ngữ không biến hình, hư từ là phương tiện duy nhất để
thể hiện một loại ý nghĩa ngữ pháp. Thí dụ trong tiếng Việt:
• Để thể hiện ý nghĩa thời chúng ta sử dụng những hư từ như đã,
đang, sẽ;
• Để thể hiện thức mệnh lệnh, chúng ta sử dụng những hư từ
như hãy, đừng, chớ, nào, thôi;
• Để thể hiện ý nghĩa dạng chúng ta dùng các từ bị, được;
• Để thể hiện các mối quan hệ khác nhau giữa các từ, chúng ta sử
dụng các từ của, cho, bằng, đến,…
24

12
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến


Phương thức hư từ

• Chú ý: Hư từ là những nhóm từ loại có mặt ở tất cả các ngôn ngữ,


song việc sử dụng chúng để thể hiện một loại ý nghĩa ngữ pháp nào
đó có thể sẽ rất khác nhau trong ngôn ngữ này hay ngôn ngữ kia.
Chính vì vậy, có những hư từ tồn tại trong ngôn ngữ này nhưng lại
không có trong ngôn ngữ khác

25

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến


Phương thức trật tự từ

• Việc sắp xếp các từ theo những trật tự khác nhau có thể làm thay đổi ý
nghĩa ngữ pháp của chúng. Đó chính là cơ sở của phương thức trật tự từ.
• Trong các ngôn ngữ không biến hình, như tiếng Việt hay tiếng Hán, trật
tự của các từ thường rất ổn định và mang tính bắt buộc. Sự thay đổi vị
trí của các từ sẽ kéo theo sự thay đổi về nghĩa của câu nói hay của một
đơn vị ngôn ngữ, vì chức năng ngữ pháp của các từ thay đổi.
Ví dụ so sánh:
• Hai mẹ con
• Hai con mẹ
26

13
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến


Phương thức trật tự từ

 Phương thức trật tự từ có thể được dùng để thể hiện nhiều loại ý nghĩa ngữ
pháp khác nhau, như thức mệnh lệnh, dạng, thời, từ loại và nổi lên trên hết là
chức năng ngữ pháp khác nhau của các từ => Phương thức trật tự từ là
phương thức đặc trưng cho các ngôn ngữ không biến hình (các ngôn ngữ biến
hình, đa số các loại ý nghĩa ngữ pháp thường được thể hiện bằng các dạng
thức khác nhau của từ).

27

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến


Phương thức ngữ điệu
• Ngữ điệu cũng là một yếu tố có thể dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp (đặc
biệt là nghĩa thức)
• Ngữ điệu là yếu tố được dùng để thay đổi ý nghĩa, mục đích của câu nói.
• Sự thay đổi các đường ngữ điệu cơ bản thể hiện được thái độ khác nhau của
người nói đối với nội dung được nói ra; ngữ điệu kết hợp thăng-giáng thể hiện
thái độ khách quan (câu tường thuật), còn thái độ chủ quan được thể hiện
hoặc là bằng ngữ điệu thăng (câu nghi vấn) hoặc là bằng ngữ điệu giáng (câu
mệnh lệnh hay cảm thán).

28

14
7/10/22

4.2.2. Các phương thức ngữ pháp phổ biến


Phương thức ngữ điệu

Phương thức dung các ngữ điệu khác nhau để thể hiện ý nghĩa ngữ
pháp (cụ thể là các ý nghĩa tình thái của câu). Thí dụ:
• Tiếng Anh: Give it to me! (Hãy đưa nó cho tôi!)
• Tiếng Việt: Xung phong!

Chúng ta còn gặp hiện tượng kéo dài một từ để biểu thị ý nghĩa phủ
định: Vâng…âng…âng, anh giỏi…ỏi…ỏi.

29

4.2.3. Ngôn ngữ tổng hợp tính


và ngôn ngữ phân tích tính
Ngôn ngữ tổng hợp tính Ngôn ngữ phân tích tính
• Là ngôn ngữ dụng nhiều phương thức • Là ngôn ngữ dùng nhiều phương thức
tổng hợp: phụ tố, biến dạng chính tố, phân tích tính: hư từ, trật tự từ, ngữ
thay chính tố, trọng âm, lặp. điệu
• Các phương thức này, bộ phận mang ý • Theo phương thức này, bộ phận mang ý
nghĩa từ vựng và bộ phận mang ý nghĩa từ vựng và bộ phận mang ý nghĩa
nghĩa ngữ pháp tập hợp trong một từ. ngữ pháp không tập hợp vào cùng một
Thí dụ: unfair, books, boxes, saw, feet …. từ.
Điển hình cho ngôn ngữ này là tiếng Việt

30

15
7/10/22

4.3. Phạm trù ngữ pháp

4.3. 1. 4.3. 2.
Phạm trù ngữ pháp Các phạm trù ngữ pháp
là gì? thường gặp

31

4.3. 1. Phạm trù ngữ pháp là gì?

Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối
lập nhau, được thể hiện ra ở những dạng thức đối lập nhau.

 Có 8 phạm trù ngữ pháp phổ biến: số, giống, cách, ngôi, thời, thể,
thức, dạng.

32

16
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Ngôi Thời
Cách
Thể

Giống Thức

Số Dạng

33

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù số

Có 3 phạm trù số tương ứng với 3 từ loại khác nhau:

Số Số Số
của danh từ của tính từ của động từ

34

17
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù số
• Phạm trù số của danh từ biểu thị số lượng của sự vật.
• Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,… phân biệt hai số là số ít và số
nhiều. Thí dụ: Book (sách; số ít) và Books (những quyển sách; số
nhiều)
• Trong tiếng Việt, phạm trù cố của danh từ bao gồm ba ý ngĩa bộ phận:
• Con chim (số ít).
• Những con chim (số nhiều)
• Chim (giống chung, biểu thị cả lớp sự vật, không phân biệt ít hay nhiều)

35

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù số
• Phạm trù số của tính từ biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở
tính từ với một hay nhiều sự vật.
• Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp có hai số là số ít và số nhiều. Để tính từ
ở số nào là phụ thuộc vào danh từ mà nó đi kèm.
• Tiếng Anh và tiếng Việt không có phạm trù số của tính từ.

36

18
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù số
• Phạm trù về số của động từ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động,
trạng thái diễn tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Phạm trù này
có ở những ngôn ngữ biến hình, động từ được chia theo ngôi như
tiếng Anh, Pháp, Nga.... Chủ ngữ số ít hoặc số nhiều thì động từ thể
hiện ngôi số tương ứng.
• Ví dụ: I’m, you are, he is, we are, you are, they are
• Tiếng Việt không có phạm trù số của động từ

37

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù giống


• Giống trước hết là phạm trù ngữ pháp của danh từ.
• Mỗi ngôn ngữ có những quy ước phạm trù giống khác nhau (Tiếng Nga
phân biệt 3 giống: giống đực, giống cái, giống trung. Tiếng Pháp có
giống cái và giống đực).
• Tiếng Anh và tiếng Việt không có phạm trù giống.

38

19
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Cách


• Là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp
giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.
• Tiếng Nga là thứ tiếng điển hình có phạm trù cách.
• Trong tiếng Anh, danh từ có 2 cách là cách chung (thí dụ: the king/vua) và cách
sở hữu (thí dụ: the king’s/của vua)

39

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Ngôi


Ngôi: Ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao
tiếp của chủ thể hoạt động.
• Phạm trù ngôi có trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga.
• Ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố, bằng trợ
động từ hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ.
• Thí dụ trong tiếng Anh:
• I shall speak
• He will speak

40

20
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Ngôi


Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi.

41

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Thời


• Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời
điểm phát ngôn hoặc thời điểm nói.
• Trong các ngôn ngữ biến hình thái, thời của động từ được thể hiện bằng phụ tố
hay bằng trợ động từ.
• Các ngôn ngữ thường lấy thời điểm nói làm căn cứ để phân chia thời. Có 3 thời
cơ bản:
- Thời hiện tại (dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra cùng với thời điểm nói)
- Thời quá khứ (dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra trước thời điểm nói)
- Thời tương lai (dùng để biểu thị những sự kiện diễn ra sau thời điểm nói)

42

21
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Thời


• Trong tiếng Anh, phụ tố ed biểu thị thời quá khứ, trợ động từ
shall và will là phương tiện biểu thị thời tương lai.

43

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Thể


Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian của hoạt động
với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc.
Những ngôn ngữ ngôn ngữ có phạm trù thể thương phân biệt thể hoàn thành với
thể không hoàn thành, thể thường xuyên với thể tiếp diễn. Thí dụ:
• He usually gives a very good lecture. (Ông ấy thường giảng bài rất hay): thể
thường xuyên.
• She is speaking. (Cô ấy đang nói): Thể tiếp diễn.

44

22
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Thể


• Trong tiếng Việt các ý nghĩa trên có thể được biểu thị cùng ý nghĩa về thời
bằng sự kết hợp các phó từ xung quanh động từ như vừa, mới, đã, từng,
rồi, xong, đang…
• Phó từ sắp, sẽ biểu thị thời tương lai chưa hoàn thành. Phó từ từng diễn
đạt ý nghĩa quá khứ đồng thời cho biết hoạt động kéo dài trong quá khứ.
Thí dụ: Tôi đã từng học ở trường này.

45

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp


Phạm trù Thức
• Thức là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động
với thực tế khách quan và với người nói.
• Những thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức tường thuật,
thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện.
• Thức tường thuật cho biết ý kiến của người nói khẳng định hay
phủ định sự tồn tại của hoạt động trong thực tế khách quan.
• Thức mệnh lệnh biểu thị mệnh lệnh, yêu cầu hoặc lời khuyên của
người nói. Thí dụ: Les’ go!

46

23
7/10/22

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp


Phạm trù Thức
• Động từ tiếng Việt không có phạm trù thức.
• Để thực hiện ý nghĩa của các phạm trù ngữ pháp này, tiếng Việt
sử dụng một số hư từ hay ngữ điệu kết hợp trong câu, lời nói.

47

4.3.2. Các phạm trù ngữ pháp thường gặp

Phạm trù Dạng


Dạng là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hoạt động
với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp của động từ ấy.
• Có hai dạng thức, đó là dạng chủ động và bị động.
• Trong tiếng Anh cũng có dạng chủ động và dạng bị động biểu thị bằng
những cấu trúc và ý nghĩa ngữ pháp tương tự với tiếng Pháp.
• Tiếng Việt không có dạng bị động nhưng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp
của dạng bị động, các yếu tố: bị, được được đưa vào trước ngoại động
từ để biểu thị ý nghĩa bị động.

48

24
7/10/22

4.4. Phạm trù từ vựng – ngữ pháp

4.4.1. 4.4.2.
Phạm trù từ vựng Các phạm trù từ vựng
– ngữ pháp là gì? – ngữ pháp

49

4.4.1. Phạm trù từ vựng – ngữ pháp là gì?

Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp, được
thể hiện ở những dạng thức đối lập nhau. Chẳng hạn phạm trù số có 2
mặt đối lập nhau, đó là số ít và số nhiều. Phạm trù thời có các mặt đối lập
ở hiện tại, quá khứ, tương lai. Mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận trong một
phạm trù ngữ pháp được thể hiện bằng những dạng thức nhất định, đối
lập với các dạng thức thể hiện những ý nghĩa bộ phận còn lại.

• Một dạng thức ngữ pháp có thể tham gia nhiều hệ thống đối lặp, biểu thị
các ý nghĩa của nhiều phạm trù khác nhau.

50

25
7/10/22

4.4.2. Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp

Thực từ Hư từ

51

4.4.2. Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến


4.4.2.1. Thực từ

 Về ý nghĩa: Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng độc lập, có chức


năng định danh sự vật, hành động, phẩm chất, tính chất, trạng thái,
quan hệ trong thực tế và có thể làm thành phần câu. Thí dụ: Hùng, Lan,
nói, cười,…

52

26
7/10/22

4.4.2. Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến


4.4.2.1. Thực từ
Về hoạt động ngữ pháp:
• Thực từ có khả năng tham gia xây dựng các loại kết cấu cú pháp khác
nhau với nhiều vai trò khác nhau.
• Trong các ngôn ngữ biến hình, thực từ còn có 2 đặc điểm hình thức
quan trọng nữa là:
- Có cấu tạo bao gồm ít nhất một căn tố và một phụ tố.
- Có khả năng biến đổi hình thái.

53

4.4.2.1. Thực từ

Danh từ
• Là những từ biểu thị sự vật như con người, con vật, đồ vật, hiện tượng,
khái niệm, … Thí dụ: Hoa, mèo, bút, mưa, hạnh phúc,…

• Trong các ngôn ngữ biến hình, danh từ được nhận biết nhờ những phụ tố
đặc trưng cho chúng và nhờ khả năng biến dạng theo giống, số, cách.

• Xét về chức năng ngữ pháp, danh từ chủ yếu làm chủ ngữ, vị ngữ, định
ngữ, bổ ngữ hoặc trạng ngữ.

54

27
7/10/22

4.4.2.1. Thực từ

Danh từ
• Danh từ có thể được chia thành 2 tiểu loại là danh từ riêng và danh từ
chung.
• Danh từ riêng là tên gọi của một cá thể sự vật. Thí dụ: Hà Nội, Hoàng, Lan,...
• Danh từ chung là tên gọi của một lớp sự vật.

55

4.4.2.1. Thực từ

Động từ
• Động từ là những từ biểu thị hoạt động hay trạng thái của sự vật. Thí dụ: đi,
đứng, nói, cười, học,…
• Trong các ngôn ngữ biến hình, động từ được nhận biết nhờ những phụ tố
đặc trưng cho chúng và nhờ khả năng biến dạng theo ngôi, thời, thức,
dạng,…
• Trong các ngôn ngữ không biến hình, tiêu chí nhận dạng động từ là khả
năng làm trung tâm một loại cụm từ chính – phụ gọi là cụm động từ.

56

28
7/10/22

4.4.2.1. Thực từ
Động từ
• Mô hình cụm động từ trong tiếng Việt cũng gồm ba phần như cụm danh từ:

- Phần trung tâm là động tự

- Phần đầu gồm một số hư từ biểu thị sự tiếp diễn tương tự (cũng, vẫn, đều,
cứ,…), thời gian (từng, đã, vừa, mới, đang, sắp sẽ), sự phủ định (không, chẳng,
chưa), tần số xuất hiện (hay, ít, thường,…) và mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ).

- Phần cuối gồm các bổ ngữ, trạng ngữ là thực từ và một số hư từ chỉ sự kết
thúc hay tiếp diễn của hành động (xong, rồi, nữa)

• Động từ có chức năng ngữ pháp chủ yếu làm vị ngữ

57

4.4.2.1. Thực từ
Động từ
• Dựa vào ý nghĩa khái quát và vào đặc điểm của động từ trong việc kết hợp
với bổ ngữ, người ta có thể chia động từ thành nhiều tiểu loại.
• Trong tiếng Việt có những tiểu loại động từ sau:
• Động từ không đòi hỏi bổ ngữ: đứng, ngồi, nghỉ ngơi,…
• Động từ đòi hỏi bổ ngữ, bao gồm: các động từ biểu thị hành vi tác động
đến những đối tượng nhất định (ngoại động từ: đọc, đào, xây, cắt,…), các
động từ chỉ hành vi “trao, lấy” (tặng, cho, vay, mượn,…), các động từ khiên
động (ép, mời, nhường, sai,…), các động từ chỉ ý chí (dám, định, toan,…),
các động từ chỉ sự biến hóa (trở nên, trở thành, hóa ra,…), các động từ chỉ
sự tiếp thụ (bị, được, phải)

58

29
7/10/22

4.4.2.1. Thực từ

Động từ
• Động từ lưỡng tính (khi thì đòi hỏi bổ ngữ, khi thì không), bao gồm các
động từ chuyển động (ra, vào, lên, xuống,…), các động từ cảm nghĩ nói
năng (cười, nói, nghe, yêu,…), các động từ chỉ sự tồn tại (còn, mất, xuất
hiện,…), các động từ chỉ hành vi của bộ phận cơ thể (lắc, gật, nhảy,…)

59

4.4.2.1. Thực từ
Tính từ
• Tính từ là những từ biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật: đẹp, xấu, cao,
thấp, xa, gần, đông, vắng,…
• Trong các ngôn ngữ biến hình, tính từ có nhiều nét gần với danh từ và phân
biệt rất rõ với động từ.
• Tính từ có thể có các phạm trù giống, số, cách như danh từ. Tuy nhiên,
khác với danh từ, tính từ trong các ngôn ngữ nói trên có phạm trù mức độ
(cấp so sánh) và chuyên đóng vai trò định ngữ mà không cần kèm theo giới
từ hay biến cách để đánh dấu vai trò ấy.

60

30
7/10/22

4.4.2.1. Thực từ
Tính từ
• Trong tiếng Việt, Hán, Thái,… tính từ có nhiều nét gần gũi với động từ.
Chúng có khả năng một mình làm vị ngữ như động từ.

• Trong tiếng Việt có các tiểu loại tính từ sau:

• Tính từ không đòi hỏi bổ ngữ (tốt, đẹp,…)

• Tính từ đòi hỏi bổ ngữ (gần, xa,…)

• Tính từ lưỡng tính (khi thì đòi hỏi bổ ngữ, khi thì không): nhiều, ít, đông,
thưa, vắng, …

61

4.4.2.1. Thực từ
Số từ
• Số từ biểu thị số lượng hoặc thứ tự của sự vật.

• Trong các ngôn ngữ biến hình, số từ chỉ số lượng có cấu tạo khác với số từ
chỉ thứ tự. Thí dụ, trong tiếng Anh: one/the first

• Trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán, để biểu thị ý
nghĩa thứ tự, người ta thêm vào trước số từ chỉ số lượng một hư từ. Thí dụ,
trong tiếng Hán nhất (một)/đệ nhất (thứ nhất), nhị (hai)/ đệ nhị (thứ hai),...
Trong tiếng Việt: nhất/thứ nhất, hai/thứ hai,…

• Đặc điểm hoạt động ngữ pháp của số từ: chuyên đóng vai trò định ngữ cho
danh từ mà chúng đi kèm.

62

31
7/10/22

4.4.2.1. Thực từ
Đại từ
• Đại từ không gọi tên sự vật, hành động, tính chất,… mà hoạt động với tư
cách là từ để thay thế cho từ khác (danh từ, tính từ, số từ) bằng cách trỏ
vào chúng.
• Trong tiếng Việt, đại từ bao gồm các tiểu loại sau:
• Đại từ thay thế cho danh từ (có thể gọi là đại danh từ): đại từ xưng hô (tôi,
tao, mày, nó,…), đại từ phiếm định (ai, cái gì, tất cả, tất thảy,…), đại từ nghi
vấn (ai, cái gì).
• Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế, vậy; nào, sao
• Đại từ thay thế cho số từ: bấy nhiêu, bao nhiêu

63

4.4.2.1. Thực từ
Đại từ
• Đại từ thay thế cho nhiều từ loại khác nhau và thay thế cho cả một câu,
một chuỗi câu: đây, đấy, đó, ấy, này,….

• Đại từ thay thế cho danh từ, tính từ, số từ nên đại từ có thể đóng vai trò
chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ trong câu.

64

32
7/10/22

4.4.2. Các phạm trù từ vựng – ngữ pháp phổ biến

4.4.2.2. Hư từ

• Hư từ là những từ có đặc điểm sau:


• Không có ý nghĩa từ vựng, không có chức năng định danh, không thể độc lập làm
thành phần câu mà chỉ dung để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp khác
nhau giữa các thực từ.
• Về hoạt động ngữ pháp: hư từ không có khả năng một mình làm thành một phát
ngôn độc lập.
• Trong các ngôn ngữ biến hình, hư từ còn có hai đặc điểm quan trọng là: không có
cấu tạo gồm căn tố và phụ tố; không có khả năng biến đổi hình thái.
• Trong tiếng Việt, hư từ gồm các từ loại và tiểu loại sau: phó từ, kết từ, thán, trợ từ.
65

4.4.2.2. Hư từ
Phó từ
Phó từ là những từ chuyên làm thành tố phụ trong các cụm từ do thực từ
làm trung tâm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của thực từ.
Trong tiếng Việt, phó từ được chia thành 3 tiểu loại:
 Phó danh từ (chuyên làm thành tố phụ trong cụm danh từ) bao gồm:
• phó danh từ chỉ số lượng (những, các, mỗi, mọi,…)
• phó danh từ chỉ đơn vị (cái, chiếc, con, mớ,…)
• phó từ nhấn mạnh (cái, con)

66

33
7/10/22

4.4.2.2. Hư từ
Phó từ
 Phó thuật từ (chuyên làm thành tố phụ trong các cụm động từ, tính từ) bao gồm:
• phó thuật từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (cũng, vẫn, đều, cứ,…)
• phó thuật từ chỉ thời – thể (đã, đang, sẽ,…)
• phó thuật từ chỉ sự phủ định (không, chẳng, chưa,…)
• phó thuật từ chỉ tần số xuất hiện (hay, năng, ít,…)
• phó thuật từ chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ)
• phó thuật từ chỉ sự kết thúc của hành động (rồi, xong,….)
• phó thuật từ chỉ mực độ (rất, hơi, lắm,…)
 Phó số từ (chuyên làm thành tố phụ trong cụm số từ: độ, chừng, khoảng,…

67

4.4.2.2. Hư từ
Kết từ

Kết từ là những từ chuyên nối các từ, các cụm từ, các vế trong một câu ghép và các
câu, nhằm biểu thị quan hệ giữa chúng. Kết từ gồm 3 tiểu loại sau:
 Liên từ (chuyên nối các thành tố có quan hệ đẳng lập): và, với, hay, hoặc, nhưng,…
 Giới từ (chuyên nối các thành tố có quan hệ chính - phụ): của, bằng, về, do, để,…
 Hệ từ là (chuyên nối chủ ngữ với vị ngữ là danh từ, số từ, đại từ)

68

34
7/10/22

4.4.2.2. Hư từ
Trợ từ

Trợ từ là những từ không làm thành tố phụ trong cụm từ chính – phụ, không nối các
thành tố cú pháp với nhau mà được ghép thêm vào trước hoặc sau một từ, một kết
cấu cú pháp để biểu thị ý nghĩa tình thái của chúng.

Trợ từ gồm hai tiểu loại:

 Trợ từ đứng trước, chuyên biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh: ngay, cả, ngay cả, chính,…

 Trợ từ đứng sau, biểu thị nhiều loại ý nghĩa tình thái khác nhau: à, ừ, nhỉ, nhé,…

69

4.4.2.2. Hư từ
Thán từ

Thán từ là những từ chuyên biểu thị cảm xúc của người nói/người viết.
Thán từ là những từ đơn chức năng. Chúng chỉ xuất hiện trong một bối cảnh
duy nhất là đứng một mình, không có quan hệ cú pháp với bất cứ thành tố nào
xung quanh. Thí dụ: Ôi! Bông hoa này đẹp quá!
Trong các ngôn ngữ biến hình, than từ là những từ không có cấu tạo gồm căn
tố và phụ tố, đồng thời không có khả năng biến đổi hình thái. Thí dụ:
• Ah, now I understand. (À, giờ tôi hiểu rồi.)
• Hey! What a good idea! (Hey! Ý kiến hay đấy!)

70

35
7/10/22

4.5. Quan hệ ngữ pháp

4.5.3.
4.5.1. 4.5.2. Tính tầng bậc
Quan hệ ngữ Các loại quan của các quan
pháp là gì? hệ ngữ pháp hệ ngữ pháp
trong câu

71

4.5.1. Quan hệ ngữ pháp là gì?

Trong ngôn ngữ, mỗi đơn vị đều là tổng hoà các mối quan hệ của nó với những đơn
vị khác. Bên cạnh mối quan hệ trên trục liên tưởng để xác định giá trị nghĩa của
từng đơn vị, các đơn vị ngôn ngữ còn quan hệ với nhau theo trục hình tuyến (trục
ngang) chính là cấu trúc ngữ pháp (quan hệ ngữ pháp).
Các từ trong câu được coi là có quan hệ ngữ pháp với nhau nếu tổ hợp mà chúng
tạo nên có những đặc điểm sau:
• Có thể vận dụng độc lập vào các tình huống giao tiếp khác nhau.
• Có ít nhất một thành tố có thể được thay bằng từ nghi vấn.
• Có khả năng tạo kết cấu những tổ hợp khác nhau.
Thí dụ: Nhà này rất rộng
Tôi mua nhà này / Nhà này, mẹ này tôi mua /Nhà này / Nhà nào? ,...

72

36
7/10/22

4.5.1. Quan hệ ngữ pháp là gì?

Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những
tổ hợp từ có khả năng được vận dụng độc lập, được xem như là
dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một thành
tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn.

73

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tuy đa dạng,


nhưng có thể được quy thành 3 kiểu chính:

Quan hệ quan hệ Quan hệ


đẳng lập chính - phụ chủ - vị.

74

37
7/10/22

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ đẳng lập


Là quan hệ giữa các thành tố trong một cấu trúc không phụ thuộc vào nhau, trong
đó chức vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do
chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn.

75

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ đẳng lập

Quan hệ đẳng lập gồm 4 kiểu nhỏ

Quan hệ Quan hệ Quan hệ Quan hệ


liên hợp lựa chọn giải thích qua lại

76

38
7/10/22

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ đẳng lập

Quan hệ liên hợp:


Trong tiếng Việt, các thành tố có quan hệ liên hợp với nhau có thể nối kết trực
tiếp với nhau hoặc nối kết bằng các liên từ “và, cùng, với, cũng như, lẫn...”
Thí dụ: Anh và em, thông minh và chăm chỉ,… là những tổ hợp từ mang tính
liệt kê

77

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ đẳng lập


Quan hệ lựa chọn:
• Các thành tố có quan hệ lựa chọn được nối kết với nhau bằng liên từ “hay”, “hoặc”.
• Mỗi thành tố trong tổ hợp này nêu ra một khả năng có thể có trong hiện thực.
• Thí dụ: Anh hoặc em, thông minh hay chăm chỉ;
Bạn đi hay ở…

78

39
7/10/22

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ đẳng lập

Quan hệ giải thích:


• Trong tiếng Việt, các thành tố có quan hệ giải thích có thể kết hợp trực tiếp
với nhau hoặc kết hợp với yếu tố “là”.
• Mỗi thành tố trong tổ hợp này là tên gọi khác nhau của cùng đối tượng mà
thành tố sau giải thích thành tố trước.
• Thí dụ:
Bạn Hương, lớp trưởng lớp tôi;
Thầy Triển là giảng viên tiếng Anh trường Đại học Thủy lợi.

79

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ đẳng lập

Quan hệ qua lại:


Tổ hợp kiểu này chỉ có hai thành tố. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và
được nối kết bằng cặp liên từ “tuy …. nhưng”, “vì…. nên”, ”nếu….thì ”. Thí dụ:
• Vì mưa nên tôi ở nhà.
• Tuy thông minh nhưng lười.
• Vì lười nên học kém.

80

40
7/10/22

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ chính – phụ


Quan hệ chính – phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính và
một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định
khi đặt toàn bộ tổ hợp chính – phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của
thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện ấy.

81

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ chính – phụ

• Thí dụ: “Bàn gập rất tiện lợi” thì “bàn gập” là bộ phận chính.
Trong các cụm từ sách lịch sử, hoạt động văn hóa, các thành tố “lịch sử”,
“văn hoá” là định ngữ cho các danh từ đứng trước chúng. Muốn xác định chức vụ
cú pháp của 2 tổ hợp trên, cần phải đặt chúng vào 1 kết cấu cú pháp lớn hơn.

82

41
7/10/22

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ chính – phụ


Có thể chia quan hệ chính – phụ thành hai kiểu nhỏ:
Quan hệ giữa thực từ với hư từ
• Theo truyền thống, hư từ dù đứng trước hay đứng sau thực từ cũng đều được
xem là thành tố phụ. Thí dụ: rất đẹp, đẹp lắm, các sinh viên, sách này ….
• Các hư từ làm thành tố phụ cho danh từ, số từ được gọi là định ngữ.
• Còn các hư từ làm thành tố phụ cho động từ, tính từ được gọi là trạng ngữ.

83

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ chính – phụ


 Quan hệ giữa thực từ với thực từ: VD: ghế mây, đọc sách…
• Giữa 2 thực từ có quan hệ chính phụ, thành tố phụ sẽ là thực từ
• Dễ được thay thế bằng từ nghi vấn: VD: ghế mây – ghế gì?
• Dễ được thay thế bằng hư từ: VD: trong tổ hợp “mười sinh viên, sẽ được thay
thế mười sinh viên => các sinh viên
• Dễ được đảo lên đầu câu: VD: tôi đọc sách – sách, tôi đọc rồi

84

42
7/10/22

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp


Quan hệ chính – phụ
Trong tiếng Việt, trật tự thông thường của tổ hợp chính – phụ giữa thực từ với thực
từ là thành tố chính đứng trước, thành tố phụ đứng sau.
 Quan hệ chính - phụ giữa thực từ với thực từ bao gồm:
• Quan hệ giữa danh từ với định ngữ của nó. VD: ghế mây, sách của tôi, đường
lối về kinh tế
• Quan hệ giữa động từ hay tính từ với bổ ngữ của nó. VD: đọc sách, thích vẽ, xa
nhà, giống mẹ,…. Mỗi nhóm động từ hoặc tính từ có một loại bổ ngữ riêng.
• Quan hệ giữa động từ hay tính từ với trạng ngữ của nó. VD: ăn đũa, ngồi nhà,
bay đêm, khỏe vì thuốc,… khác với bổ ngữ, trạng ngữ là loại thành tố phụ không
bắt buộc và không gắn với riêng nhóm động từ hay nhóm tính từ nào.

85

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ chủ - vị
Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa 2 thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ cú
pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo
nên vào một kết cấu nào lớn hơn. Thí dụ: Tôi là sinh viên

Mỗi từ trong câu có thể có quan hệ với một hoặc nhiều từ khác nhau. Câu càng
nhiều từ thì càng chứa nhiều mối quan hệ. Ví dụ:
• Sách rất hay. (Câu có 2 quan hệ ngữ pháp)
• Sách này rất hay. (Câu có 3 quan hệ ngữ pháp)

86

43
7/10/22

4.5.2. Các loại quan hệ ngữ pháp

Quan hệ chủ - vị
Có nhiều hướng phân loại quan hệ chủ - vị và tổ hợp chủ - vị. Thí dụ:
• Căn cứ vào bản chất từ loại của vị ngữ, có thể phân biệt trường hợp vị ngữ là
động từ với vị ngữ là danh từ.
• Căn cứ vào vị trí các thành tố có thể phân biệt trường hợp chủ ngữ đứng trước
với trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ.
• Căn cứ vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố có thể phân biệt trường hợp có ý
nghĩa chủ động với trường hợp có ý nghĩa bị động.

87

4.5.3. Tính tầng bậc


của các quan hệ ngữ pháp trong câu
• Có nhiều cách để mô tả các quan hệ ngữ pháp, nhưng cách đơn giản nhất
là mô tả bằng sơ đồ chúc đài (giá nến).
• Để vẽ được sơ đồ chúc đài phản ánh quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong
câu, trước hết ta chia câu thành 2 bộ phận sao cho những từ đứng liền
nhau mà có quan hệ ngữ pháp với nhau đều nằm trong cùng một bộ phận.
Mỗi bộ phận được chia ra đó gọi là một thành tố trực tiếp tạo nên câu.
Tiếp theo ta lại chia mỗi bộ phận thành 2 phần nhỏ hơn. Mỗi phần nhỏ ấy
là một thành tố trực tiếp tạo nên từng bộ phận được chia. Chúng ta lại tiếp
tục chia mỗi phần thành 2 phần nhỏ hơn nữa… cho đến khi không thể chia
nhỏ thêm được (tức là đến lúc nhận được phần chia nhỏ nhất là từ).
• Sau khi đã chia tách câu thành nhiều bộ phận lớn nhỏ như vậy, ta dùng kí
hiệu móc vuông lần lượt nối các bộ phận đã chia lại với nhau theo nguyên
tắc: nối các bộ phận nhỏ với nhau trước, nối các bộ phận lớn sau.

88

44
7/10/22

4.5.3. Tính tầng bậc


của các quan hệ ngữ pháp trong câu
• Có nhiều cách để mô tả các quan hệ ngữ pháp, nhưng cách đơn giản
nhất là mô tả bằng sơ đồ chúc đài (giá nến).
• Sơ đồ này dùng các móc vuông ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp:
• Móc vuông không mũi tên: biểu thị quan hệ đẳng lập

• Móc vuông mũi tên: biểu thị quan hệ chủ - vị

89

4.5.3. Tính tầng bậc


của các quan hệ ngữ pháp trong câu

• Móc vuông có mũi tên ở một đầu: biểu thị quan hệ chính phụ, mũi
tên hướng về thành tố chính.

90

45
7/10/22

4.5.3. Tính tầng bậc


của các quan hệ ngữ pháp trong câu
• Thí dụ:
Bé ngủ

Bé ngủ ngon

Bé ngủ ngon trên võng.

91

4.6. Đơn vị ngữ pháp

4.6.1. 4.6.2.
Đơn vị ngữ pháp là gì? Các đơn vị ngữ pháp

92

46
7/10/22

4.6.1. Đơn vị ngữ pháp là gì?

• Ngôn ngữ là tập hợp các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu
tố ấy được gọi là đơn vị ngôn ngữ, tạo nên mạng lưới quan hệ ngữ
pháp giữa chúng.
• Các đơn vị ngữ pháp được lần lượt nghiên cứu từ nhỏ đến lớn như
sau: Hình vị, Từ, Cụm từ, Câu

93

4.6.1. Đơn vị ngữ pháp là gì?


Hình vị

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo
nên từ. Một từ có thể gồm một hoặc nhiều hình vị. Thí dụ:
• Từ gồm một hình vị: nhà, vườn (house, garden)
• Từ gồm 2 hình vị: nhà máy, nhà tranh, nhà vườn. Maisons,
houses, house - boat (nhà thuyền).

94

47
7/10/22

4.6.1. Đơn vị ngữ pháp là gì?


Hình vị
Cách phân xuất hình vị
• Việc phân tích từ thành các hình vị được gọi là phân xuất hình vị.
• Trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, từ có thể được kết hợp bằng nhiều
hình vị: hình vị đánh dấu nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp, như danh từ
thể hiện nghĩa từ vựng và kết hợp một hình vị ngữ pháp chỉ số nhiều.
• Thí dụ: “Books” cho phép phân chia thành 2 hình vị: Hình vị ngữ pháp
“s” chỉ số nhiều được kết hợp với hình vị từ vựng (danh từ) của nó.

95

4.6.1. Đơn vị ngữ pháp là gì?

Hình vị
Biến thể của hình vị
Khi phân xuất 1 từ cụ thể thành các bộ phận nhỏ hơn, từ ấy chỉ cho các hình tố
(các yếu tố thể hiện hình vị).
Trong tiếng Việt, một hình vị tương ứng với một hình tố. Trong tiếng Anh, tiếng
Pháp, khi các yếu tố thể hiện hình vị ngữ pháp nếu đứng riêng lẻ không cho 1 hình
vị (“s” không cho 1 hình vị khi đứng một mình). Các hình tố “es”, “s” biểu thị số
nhiều, “a” và “an” cùng biểu thị mạo từ bất định, sự sai biệt về ngữ âm của chúng
có thể giải thích được và có tính qui luật.
=> Các yếu tố khác nhau biểu thị một hình vị như trên được gọi là biến thể của
hình vị.

96

48
7/10/22

4.6.1. Đơn vị ngữ pháp là gì?

Hình vị

Biến thể của hình vị


• Trong tiếng Pháp cũng thường xuất hiện những biến thể của hình vị: Các hình tố
“s”, x” (chỉ hình vị số nhiều), le, la khi đứng trước từ bắt đầu bằng nguyên âm
biến thành l’ (chỉ mạo từ),....

97

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Từ
 Từ vừa là đối tượng nghiên cứu của từ vựng, vừa là đối tượng nghiên cứu của
ngữ pháp học.
 Ngữ pháp học nghiên cứu từ trên bình diện lời nói. Xét về hoạt động của từ
trong lời nói, khác với hình vị, từ có khả năng hoạt động độc lập, trực tiếp tạo
nên cụm từ và câu; hình vị, tuy có nghĩa, nhưng không trực tiếp tạo nên cụm từ
và câu.
 Thí dụ: “Nhà máy” là từ gồm 2 hình vị, không thể tách từ “nhà máy” thành 2
hình vị riêng biệt để kết hợp vào câu: Tôi đến nhà máy.

98

49
7/10/22

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Cụm từ
Trong lời nói, từ có thể đứng một mình hoặc kết hợp với một số thành tố khác
để làm các thành tố cú pháp. Thí dụ:
• Nó đọc tiểu thuyết.
• Nó đang bàn về cuốn tiểu thuyết ấy.
Trong câu “Nó đọc tiểu thuyết trinh thám”, tổ hợp gồm 2 thực từ trở lên có
quan hệ ngữ pháp với nhau được gọi là cụm từ, có chức năng cú pháp như một
từ trong câu.

99

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Cụm từ
Người ta chia cụm từ thành 2 loại: Cụm từ cố định và cụm từ tự do.
• Cụm từ cố định là đơn vị có sẵn như từ. Thí dụ: mặt trái xoan, lạnh như tiền,
nói cách khác, đương nhiên là…
• Cụm từ tự do là loại từ được tạo ra nhất thời trong lời nói mà thành phần từ
vựng không cố định. Dựa vào quan hệ ngữ pháp chính giữa các thành tố của
nó, người ta phân biệt các loại cụm từ: cụm từ đẳng lập, cụm từ chính - phụ,
cụm từ chủ- vị.

100

50
7/10/22

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Câu
Các thành phần câu
 Lối phân tích câu theo thành phần là lối phân tích phổ biến trong nghiên cứu.
 Thành phần câu có 2 loại: Thành phần chính và thành phần phụ
• Thành phần chính gồm chủ ngữ và vị ngữ được gọi là nòng cốt câu.
• Các thành phần phụ gồm bổ ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, định ngữ…

101

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Câu
 Khái niệm câu: Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất trong giao tiếp, có chức năng
thông báo một sự việc, một ý kiến, hoặc biểu hiện một tình cảm, cảm xúc.
 Về chức năng, câu là một đơn vị thông báo.
 Về mặt cấu tạo, trong số đơn vị có chức năng thông báo, câu là đơn vị nhỏ
nhất. Có những câu chỉ có 1 từ và có những câu đầy đủ cấu trúc cú pháp.
 Thí dụ - Anh đi thật ư? (Câu gồm chủ ngữ, vị ngữ và tình thái từ nghi vấn)
- Vâng (Câu chỉ có 1 từ là trạng ngữ đáp lời khẳng định)

102

51
7/10/22

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Câu
 Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp
 Hiện nay, trong Tiếng Việt, việc phân loại câu theo cấu trúc cú pháp có 2
hướng phân chia.
 Hướng chia thành 2 loại: câu đơn, câu ghép.
 Hướng chia thành 3 loại: câu đơn, câu phức, câu ghép.
 Cả 2 hướng đều được dựa trên kết cấu chủ - vị làm cơ sở để phân loại câu.

103

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Câu
Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp
 Hướng chia cấu tạo cú pháp câu thành 2 loại có quan niệm câu phức thực
chất là câu đơn phức hoá thành phần. Thí dụ: Cái áo anh mua cho em rất
đẹp là câu đơn phức hoá.
 Xem xét vị trí, vai trò của kết cấu chủ vị “anh mua cho em” đựơc xem là
thành tố phụ giải thích của vị ngữ, làm định ngữ cho chủ ngữ “cái áo”. Quan
niệm như vậy, câu trên chỉ có 1 kết cấu chủ - vị làm nòng cốt câu. Do vậy, nó
là câu đơn được phức hoá, có thành phần (cụm chủ - vị) làm định ngữ.
 Nếu phân tích câu theo hướng phân chia câu thành 3 loại thì câu trên có sơ
đồ cú pháp của câu phức. Thí dụ: Cái áo anh mua cho em rất đẹp
104

52
7/10/22

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp


Câu
 Câu đơn giản (hay câu đơn): là loại câu chỉ có một kết cấu chủ - vị (câu đơn 2 thành
phần). Tuy nhiên, kết cấu này có thể có đầy đủ cả hai thành phần là chủ ngữ và vị ngữ,
nhưng nhiều khi cũng có thể thiếu một thành phần. Nếu câu có đủ cả hai thành phần
chính thì đó là câu đơn bình thường.
 Thí dụ: Nó hỏi/Tôi buồn/He works/She is clever.
 Hai thành phần chính này của câu đơn biểu thị thông báo (phán đoán): một thành
phần biểu thị đối tượng được thông báo, còn phần kia thể hiện nội dung thông báo về
đối tượng đó.

105

4.6.2. Các đơn vị ngữ pháp

Câu
 Trường hợp câu thiếu một thành phần chính hoặc chỉ có các thành phần phụ
thì người ta gọi là câu đơn đặc biệt. Thí dụ:
• Đêm. (câu đơn đặc biệt danh từ)
• Não nùng! (câu đơn đặc biệt vị từ)
 Nếu câu có thêm thành phần phụ bên cạnh các thành phần chính thì được
gọi đó là câu đơn mở rộng. Thí dụ: Tiếng Việt: Nó hỏi tôi dồn dập.

106

53
7/10/22

Câu ghép
Câu ghép: là loại câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên và có ít nhất 2 nòng cốt
câu, chúng kết hợp với nhau theo một loại quan hệ nhất định. Nếu các kết
cấu chủ - vị được kết hợp theo quan hệ bình đẳng hay song song thì đó là
loại câu ghép liên hợp (hay câu ghép đẳng lập). Thí dụ:
Tiếng Việt:
• Họ đi du lịch, còn tôi ở nhà.
• Em còn nhớ hay em đã quên?
Tiếng Anh:
• I’m very sorry but we don’t have any rooms tonight.
• In the morning, I’m going to learn and in the evening I am going
to visit my friend.

107

Câu phức
Câu phức: Nếu các kết cấu chủ - vị được kết hợp với nhau theo quan hệ phụ
thuộc, nghĩa là có một kết cấu chủ - vị đóng vai trò chính (gọi là mệnh đề
chính), và một hay một số kết cấu chủ - vị khác phụ thuộc vào nó (gọi là
mệnh đề phụ), thì ta có câu phức phụ thuộc. Mệnh đề chính biểu thị ý chính
của cả câu, mệnh đề phụ giải thích rõ hay bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt hoặc
một thành phần nào đó trong nòng cốt câu. Thí dụ:
• Nó ốm làm tôi buồn.
• Tiếng Anh: The breakfast I had this morning was rather heavy.
Các mệnh đề phụ, hay câu phụ, được gọi tên theo thành phần của mệnh đề
chính nó giải thích. Do đó, người ta thường phân biệt các lọai câu phụ như
câu phụ chủ ngữ, câu phụ vị ngữ, câu phụ bổ ngữ, câu phụ định ngữ và câu
phụ trạng ngữ.

108

54
7/10/22

Phân loại câu theo mục đích giao tiếp

• Ứng với mục đích giao tiếp, câu có thể được gọi là câu hỏi (câu nghi
vấn), câu cảm thán, câu tường thuật, câu mệnh lệnh.
• Ví dụ: Anh đọc sách đi! ---> Câu cầu khiến (mệnh lệnh)

109

Phân loại câu và phát ngôn theo cấu trúc ngữ pháp

• Đơn vị câu được xem xét nghiên cứu ở bình diện mô hình cấu trúc –
cú pháp. Vậy câu là những bất biến thể, thuộc bình diện ngôn ngữ.
• Phát ngôn là câu cụ thể được đưa vào sử dụng trên bình diện lời nói
trong hoạt động giao tiếp.

110

55
7/10/22

Phân loại phát ngôn theo mục đích giao tiếp

Phân loại phát ngôn theo mục đích giao tiếp


• Phát ngôn đầy đủ: Anh về bao giờ? Tôi về từ hôm qua.
• Phát ngôn rút gọn: Hôm qua: (PN bỏ lược một số thành tố bắt buộc
của câu)
• Phát ngôn phát triển: PN, bên cạnh các thành phần chính còn có các
thành phần phụ.
• Thí dụ: Sau những ngày làm việc nhọc nhằn, nó ngủ say như chết.

111

Phân loại phát ngôn theo đặc điểm quan hệ


giữa nội dung hiện thực

• Căn cứ vào đặc điểm của mối quan hệ nội dung phát ngôn với hiện
thực, có thể phân loại phát ngôn thành các kiểu: Phát ngôn khẳng
định, phủ định, mệnh lệnh, cảm thán, tường thuật, nghi vấn. Trong lời
nói, nhiều khi hình thức phủ định lại diễn đạt ý nghĩa khẳng định và
ngược lại, hình thức khẳng định cũng có thể diễn tả ý phủ định.
• Thí dụ: Hình thức phủ định của phủ định: Tôi không nói là nó không
phải là người bất nghĩa.

112

56
7/10/22

Tài liệu tham khảo


• [1] Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn
luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020
• [2] Vũ Đức Nghiệu, Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2009
• [3] Đỗ Hữu Châu: Đại cương ngôn ngữ học. Tập II, Ngữ dụng học. NXB Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2001.
• [4] Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng, Giáo trình dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB Đại học
Sư phạm, Tp HCM, 2007
• [5] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2005.
• [6] http://www.linguistics.ucla.edu/people/Kracht/courses/ling20-fall07/ling-
intro.pdf

113

57

You might also like