You are on page 1of 4

Khái quát về Ngôn Ngữ

A. Ngôn ngữ
I. Khái niệm ngôn ngữ
- Ngôn ngữ: hệ thống những âm thanh, từ ngữ và những quy tắc kết hợp chúng để làm phương tiện
giao tiếp cho con người
- 3 bộ phận
o Ngữ âm
o Từ vựng (thay đổi nhiều nhất)
o Ngữ pháp (ổn định nhất)
- Các đơn vị cơ bản trong hệ thống ngôn ngữ
o Âm vị: đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt, âm thanh bằng ngữ nghĩa
o Hình vị: đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ có nghĩa, dùng để cấu tạo từ
o Từ: đơn vị của hệ thống ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức, dùng để cấu tạo nên câu
o Câu: đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ có chức năng thông báo
II. Khái niệm và nhiệm vụ của ngôn ngữ học
a. Khái niệm
- Ngành khoa học nghiện cứu các ngôn ngữ
b. Nhiệm vụ
- Miêu tả tất cả các ngôn ngữ trên thế giới và nguồn gốc của chúng
- Tìm ra các quy luật khái quát để giải thích được các hiện tượng của ngôn ngữ
c. Bộ phận cấu thành ngôn ngữ
- Ngữ âm học
- Từ vựng học
- Ngữ pháp học
III. Nguồn gốc của ngôn ngữ
- Đọc thêm
- Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ theo quan điểm của Ăng-ghen
o Sự hoàn thiện của các cơ quan và bộ m áy phát âm
o Sự phát triển của não kéo theo sự phát triển của vùng tiếng nói
o Quá trình lao động
- Quá trình phát triển của ngôn ngữ

Ngôn ngữ bộ lạc


Ngôn ngữ khu vực
Ngôn ngữ văn hóa
Ngôn ngữ cộng đồng tương lai

IV. Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc


a. Cơ sở phân loại các ngôn ngữ theo nguồn gốc: căn cứ vào ngữ tộc = họ - dòng - nhánh – chi
nhánh – ngôn ngữ cụ thể
- Các ngôn ngữ thế giới được phân ra khoảng 20 họ ngôn ngữ khác nhau
- Một số họ ngôn ngữ lớn như: họ Nam Á, họ Nam-Tạng, họ Ấn-Âu ...
- VD: họ Nam Á – dòng Môn Khmer – nhánh Môn – chi nhánh Việt Mường – Tiếng Việt
d. Phương pháp so sánh – lịch sử
- So sánh các từ/dạng thức của từ tương tự nhau về nghĩa, âm thanh trong các ngôn ngữ. Các từ
được đem so sánh thuộc lớp từ vựng căn bản (những từ chỉ bộ phận cơ thể con người, số từ, đại
từ,...).
 Các quy luật tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp
 Xác định quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ
V. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình
a. Cơ sở phân loại
- Căn cứ vào cấu trúc và chức năng
b. Phương pháp so sánh – loại hình
- So sánh 2 hoặc hơn 2 ngôn ngữ về loại hình để tìm ra những nét giống nhau và khác nhau về kết cấu
của 2 hay nhiều ngôn ngữ
c. Các loại hình ngôn ngữ
- Ngôn ngữ đơn lập:
o Từ ngữ không biến đổi hình thái
o Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ
 “đang”: hư từ thời gian
o Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất và hành động không phân biệt nhau về mặt cấu
trúc
o Tiếng việt, tiếng Hán, tiếng Thái,...
- 2 cái còn lại có
o Ngôn ngữ hòa kết (khuất chiết, chuyển dạng):
 biến đổi hình thái
 có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm ở trong hình vị, ý nghĩa từ vựng và
ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách biệt được
 Thì quá khứ: cook  cooked
 Foot  feet
 Các hình vị trong từ liên kết với nhau chật chẽ
 Worker
o Work: hình vị chính tố
o er: hình vị phụ tố
 Mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và cùng một ý nghĩa có thể diễn
đạt bằng nghiều phụ tố khác nhau
 Phụ tố “s” mang nhiều ý nghĩa: số nhiều, sở hữu, thì hiện tại đơn
 Anh, Pháp, Nga,...
o Ngôn ngữ niêm kết (chắp dính)
 Tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Hàn Quốc,...
- Ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp)
o Các nước ở Bắc Mĩ,...
B. Bản chất của ngôn ngữ
I. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
- Ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên ???
o Hoạt động và phát triển theo quy luật tự nhiên
o Mang tính bản năng sinh vật của con người
o Mang đặc trưng về chủng tộc
o Giống với tiếng kêu của động vật
 Phủ định
 Ngôn ngữ không phải hiện tượng tự nhiên
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội ???
o Phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp
o Thể hiện ý thức xã hội
o Sự tồn tại và phát triển cảu ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội
 Ngôn ngữ mang bản chất xã hội
- Ngôn ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào nguyện vọng của mỗi
cá nhân
- Ngôn ngữ luôn tiếp thu các yếu tố mới (từ mới, nghĩa mới,...) trong quá trình phát triển
II. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
- Thế nào là hiện tượng xã hội
o Chủ nghĩa Mac phân biệt cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Vị trí của ngôn ngữ giữa các hiện tượng xã hội
o Ngôn ngữ không thuộc CSHT, cũng không thuộc KTTT
o Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của tập thể xã hội, được hình thành và bảo vệ qua các
thời đại; biến đổi liên tục nhưng không tạo ra ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có
o Ngôn ngữ không có tính giai cấp
C. Chức năng của ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người
o Ngôn ngữ lời nói
o Ngôn ngữ cử chỉ
o Các loại dấu hiệu, ký hiệu
o Ngôn ngữ nghệ thuật
 Nhờ ngôn ngữ con người có thể diễn đạt để người khác hiểu mình
- Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
o Thể hiện tư duy
o Ngôn ngữ là vật chất, còn tư duy là tinh thần
o Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc
 Ngôn ngữ thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tư tưởng
- Ngôn ngữ là nhân tố cấu thành văn hóa và lưu giữ, truyền tải văn hóa.
D. Nguồn gốc của ngôn ngữ
- Xuất hiện nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán,
thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ,...
- Sự phát triển của ngôn ngữ
o Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể
o Ngôn ngữ khu vực và các biến thể
o Ngôn ngữ dân tộc và các biến thể
o Ngôn ngữ văn hóa và các biến thể
o Ngôn ngữ cộng đồng tương lai và các biến thể
E. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
- Loài người đã sáng tạo và sử dụng nhiều loại kí hiệu, tín hiệu khác nhau
o là một thực thể vật chất kích thích vào giác quan con người
o có giá trị biểu đạt cái gì đó ngoài thực thể ấy
o thực thể đó phải nằm trong một hệ

You might also like