You are on page 1of 4

Câu 1 : c-a-d-b-e-f-i-g-h

Câu 2: Câu “ Việc nhà chồng chị lo liệu chu toàn hết”
Có thể hiểu theo 2 cách
- Cách 1: Các công việc nhà, chồng của chị đều lo liệu chu toàn hết
- Cách 2: Việc của nhà chồng, chị vợ đều lo liệu chu toàn hết
Câu 3: Trình bày nội dung tính đa trị của tín hệu ngôn ngữ . Cho ví dụ minh họa.
Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái
được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với
một cái được biểu hiện. Ví dụ ở tín hiệu thông thường như tín hiệu đèn giao thông
với 2 màu xanh, đỏ, tương ứng với các phương tiện được đi và dừng lại.
Ở ngôn ngữ không hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu
hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từ đa nghĩa
và đồng âm, có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được
biểu hiện, chẳng hạn, các từ đồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là
phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình
cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu
hiện cả các sắc thái tình cảm của con người nữa.
Ví dụ :
+/ Cùng hành động “đưa thức ăn vào miệng” thì chúng ta có những từ sau để
biểu đạt : ăn, hốc, xơi, chén, dùng bữa, … với mỗi từ tuy cùng biểu đạt một nghĩa
nhưng sắc thái biểu đạt là khác nhau.
+/ Từ “đầu” trong câu “đầu anh ta rất to” thì nó mang nghĩa chính, ai cũng hiểu đó
là bộ phận cao nhất trên cơ thể con người. Nhưng trong câu “cậu ta có đầu ốc kinh
doanh” thì từ “đầu” lại mang nghĩa là “kinh doanh giỏi”
+/ Trong tiếng Anh , từ “miss” danh từ nghĩa là cô gái trẻ, nhưng động từ có nghĩa
là “nhỡ”
Câu 4 : Trình bày nội dung các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt.
Cho ít nhất 02 ví dụ minh họa với mỗi phương thức.
Trong tiếng Việt có 3 kiểu phương thức cấu tạo từ chính gồm : Từ hóa hình vị,
ghép hình vị, láy hình vị
1. Từ hóa hình vị : Tác động vào bản thân một hình vị , làm cho nó có những
đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm
bớt gì vào hình thức của nó.
Ví dụ : Nhà, bàn, ghế, tay , chân, …
2. Ghép hình vị : Tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị, kết hợp chúng với
nhau để tạo ra từ mới
- Ghép đẳng lập: các hình vị bình đẳng về ngữ pháp . Ví dụ : sách vở, nhà
cửa, bàn ghế, trai gái, …
- Ghép chính phụ: Các hình vị không bình đẳng về ngữ pháp. Ví dụ : xe máy,
xe đạp, bút bi, bút máy, nhà chung cư, nhà biệt thự, ….
3. Láy hình vị : Tác động vào một hình vị cơ sở, tạo ra hình vị giống nó toàn bộ
hay một phần về âm thanh
a. Láy đôi
- Láy hoàn toàn :
+/ Hai hình vị hoàn toàn giống nhau: xanh xanh, cay cay, hâm hâm, xương
xương, ầm ầm, là là, đen đen, …
+/ Hai hình vị chỉ khác nhau về thanh điệu : đo đỏ, tim tím, tôi tối, thoang
thoảng, hơn hớn, …
+/ Hai hình vị có phụ âm cuối khác nhau theo quy luật m-p, n-t, ng-c, nh-ch
và thanh điệu (ngang-hỏi-sắc/ huyền-ngã-nặng) : đèm đẹp, tôn tốt, mền mệt,
sền sệt, ang ác, anh ách, đành đạch, ….
- Láy bộ phận
+/ Láy vần : Hai hình vị có phần vần giống nhau: lật đật, lom khom, lác đác,
lắc cắc, đìu hiu, …
+/ Láy phụ âm đầu : Hai hình vị có âm đầu giống nhau : rung rinh, lấp lánh,
líu lo, long lanh, …
b. Láy ba : sạch sành sanh, sít sìn sịt, cỏn còn con,
c. Láy tư: hấp ha hấp háy, thút tha thút thít, ….
Câu 5 : Dựa vào những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể của tiếng Việt và ngoại ngữ mà
anh/chị biết, hãy chứng minh nhận định: “Ngôn ngữ không phản ánh thế giới
khách quan theo kiểu sao y chụp nguyên mà phản ánh theo cách tri giác của cộng
đồng người bản ngữ”
Ngôn ngữ là quà tặng quý hóa của Tạo hóa cho con người, qua tiếng nói,
chúng ta truyền tư duy-hình ảnh của trí tuệ và tình cảm con người, nâng con Người
lên thành chủ nhân của hành tinh chúng ta. Ngôn ngữ có Dạng và Mã của từng
cộng đồng trong từng không gian và thời gian. Các nhà ngôn ngữ học đã chứng
minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt trong đó ngôn ngữ không
phản ánh thế giới khách quan theo kiểu sao chụp y nguyên mà phản ánh theo cách
tri giác của cộng đồng người bản ngữ.
Khi chúng ta học bất kỳ một ngoại ngữ nào thì chúng ta thường không chú ý
ngay đến sự khác nhau giữa ngôn ngữ này và ngôn ngữ mẹ để của mình mà chúng
ta thường bị ấn tượng và được trợ giúp nhiều bởi đặc trưng giữa hai ngôn ngữ. Con
người dù học có nói bất cứ ngôn ngữ nào và họ sống ở bất cứ đâu thì cũng có một
số điểm chung về mặt sinh học và văn hóa. Với bất kì một quốc gia nào , một dân
tộc nào, một nền văn hóa nào thì ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng. Trong
quá trình giao tiếp, nếu chúng ta có một vốn kiến thức về ngôn ngữ phong phú, có
kĩ năng giao tiếp và kiến thức văn hóa sâu rộng thì khả năng giao tiếp của chúng ta
sẽ được nâng cao. Phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ luôn được bổ sung và hoàn
thiện dần theo lịch sử tiến hóa của nhân loại, theo trào lưu và xu hướng tiếp xúc
văn hóa có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Lấy ví dụ như trong xã hội phong kiến Việt
Nam vợ chồng gọi nhau là chàng, thiếp nhưng ngày nay vợ chồng gọi nhau là ông
xã, bà xã hoặc đơn giản chỉ là vợ, chồng. Văn hóa thể hiện nhận thức và phản ánh
thế giới một cộng đồng, ngôn ngữ cũng như vậy. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
văn hóa vừa là tất yếu, vừa là tương hỗ. Tư duy là cái nền chung trong đó ngôn
ngữ là công cụ, văn hóa là giá trị , trở thành đặc trưng. Đặc trưng văn hóa hòa vào
tư duy và thể hiện trong ngôn ngữ. Văn hóa thể hiện cách nghĩ của người bản ngữ
trong giao tiếp cộng đồng. Văn hóa trừu tượng nhưng sản phẩm của nó lại cụ thể.
Câu ca dao :
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
là sản phẩm ngôn ngữ Việt, trong từ ngữ của nó thuộc từ vựng đời thường, nhưng
sau cái ngôn ngữ dung dị ấy có cả một nền văn hóa Việt. Quan hệ giữa ngôn ngữ,
tư duy và văn hóa ( bản ngữ) là một đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ.
Giao tiếp ngôn ngữ có mục tiêu cuối cùng là diễn đạt tư duy văn hóa chứ
không đơn thuần tư duy logic. Tư duy văn hóa là sản phẩm tinh thần của một dân
tộc, một cộng đồng và nó có dấu ấn riêng rất rõ. Ngôn ngữ không di truyền như
văn hóa nhưng văn hóa thì in đậm vào cách thức suy nghĩ của con người và nó thể
hiện ra ở ngôn ngữ. Văn hóa ngôn ngữ thể hiện trong mọi nghi thức giao tiếp. Nghi
thức giao tiếp thì dễ nhận xét, nhưng cái hậu trường của nó là văn hóa ngôn từ thì
khó phân tích hơn. Theo Giả thuyết Sapir-Whorf nối tiếng ( của hai nhà ngôn ngữ
học là E.Sapir và B.Lwhorf ), những người bản ngữ của các ngôn ngữ khác nhau
thì suy nghĩ khác nhau và tri nhận thế giới và mối liên hệ trong những phạm trù
phổ niệm như thời gian, không gian, … khác nhau, bị chi phối bởi bản ngữ mà mỗi
người sử dụng. Ví dụ như ở phương Đông , luôn lấy con người là trung tâm nên
thường nói “ con cá dưới nước , con chim trên trời” theo vị trí của người nói,
nhưng đối với phương Tây nhìn sự việc theo hướng khách quan nên họ dùng “ the
bird in sky, the fish in water” tức là chim trong bầu trời , cá trong nước.
Ngữ pháp tồn tại dưới dạng quy tắc, là thiết chế xã hội mà mọi người cùng
tự nguyện thỏa thuận và tham gia. Ngữ pháp là cái chung ít sự lựa chọn. Mỗi quy
tắc ngữ pháp như một giọt nước trong đó có hình ảnh của văn hóa cộng đồng bản
địa. Ví dụ như tiếng Việt có lối đánh dấu văn hóa trong cấu trúc Đề-Thuyết: “ Tôi
thì tôi không thích dậy sớm; cái thằng này thì nó hỗn lắm”. Ngôn ngữ vừa là thông
tin để giao tiếp nhưng cũng là rào cản của thông tin và giao tiếp vì chứa đựng văn
hóa. Văn hóa ngôn từ là cái rất khó truyền đạt sang ngôn ngữ khác. Ví dụ như rất
khó nói mạnh trong dịch thuật các câu thơ kiểu như:
“Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là”
Hay “Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua”
Nguyễn Khuyến.
Tóm lại, ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa, và là một bộ phận cấu thành
quan trọng của văn hóa, khả năng giao tiếp của con người phụ thuộc vào kiến thức
ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp và kiến thức văn hóa. Sự tồn tại và phát triển của ngôn
ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đặc trưng của ngôn ngữ được
coi là tài sản riêng của dân tộc bản ngữ. Ngữ âm chính là nguyên liệu, còn hình
thức nội tại của ngôn ngữ là cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp. Ngôn ngữ và
cách tri giác của cộng đồng bản ngữ có mối quan hệ mật thiết và gắn ngôn ngữ với
đặc trưng tinh thần dân tộc.

You might also like