You are on page 1of 11

1. Trình bày thuyết cảm thán về nguồn gốc ngôn ngữ?

Thuyết cảm than cho rằng ngôn ngữ của loài người bắt nguồn từ những âm thanh bộc lộ trạng thái cảm
xúc vui mừng, giận dữ, sung sướng, đau buồn…như “ối, á, chao ôi, ối dào…” trong Tiếng Việt. Nhưng số
lượng từ cảm than trong toàn bộ từ vựng của các ngôn ngữ là rất ít. Mặt khác, chức năng của ngôn ngữ ko
phải chỉ giới hạn trong phạm vi bộc lộ cảm xúc.

2. Năm 1970 người ta phát hiện 1 đứa tẻ bị giam cầm trong 1 căn nhà từ lúc 18 tháng tuổi đến năm
14 tuổi. Khi được đua về xã hội, đứa bé ko biết nói và cũng ko hiểu bất cứ ngôn ngữ nào. Ví dụ
trên cho thấy bản chất xã hội nào của ngôn ngữ? Năm 1920 người ta phát hiện 2 đứa bé được chó
sói nuôi dưỡng trong 1 khu rừng ở Ấn Độ. Cả 2 đều ko biết tiếng người và có những tập tính của
chó sói như gầm gừ, bò bằng 2 chân và 2 tay, cất tiếng sủa vào ban đêm. Ví dụ trên cho thấy bản
chất xã hội nào của ngôn ngữ?
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên mà là hiện tượng xã hội ngôn ngữ không tồn tại ngoài
con người, xã hội loài người, phục vụ cho nhu cầu của con người, ngôn ngữ không phải là hiện tượng
sinh vật, cụ thể là ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh, di truyền, khi sống tách biệt với xã hội loài
người thì con người vẫn có những khả năng bẩm sinh như ăn uống thở chạy nhảy có những đặc điểm
về chủng tộc dòng giống tổ tiên cha mẹ duy truyền lại cho thế hệ sau như đặc điểm về màu da, màu
mắt, mẫu tóc, vóc dáng, cơ thể nhưng ngôn ngữ thì trái lại ngôn ngữ phải trải qua một quá trình tiếp
xúc học hỏi từ những người sống xung quanh mới có được

3. Trình bày thuyết khuế ước xã hội về nguồn gốc ngôn ngữ
Thuyết khế ước xã hội cho rằng ngôn ngữ của loài người là do con người thảo luận bàn bạc với nhau mà
tạo ra. Tuy nhiên con người phải có ngôn ngữ mới có thể thảo luận bàn bạc với nhau

4. Ngôn ngữ và tư duy là 1 thể thống nhất nhưng ko đồng nhất. Sự ko đồng nhất ấy thể hiện ở những
điểm nào?
Ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất tư duy tồn tại ở dạng tinh thần các đơn vị của ngôn ngữ âm vị hành vị từ
câu đều có thể cảm nhận được bằng các giác quan thị giác, thính giác, có những thuộc tính vật chất độ
cao, độ dài nhất định, mang tính dân tộc, tư duy không thể cảm nhận được bằng các giác quan không có
các đặc tính vật chất ngôn ngữ, tư duy mang tính nhân loại, mọi người trên thế giới khi suy nghĩ đều tuân
theo những quy luật chung nhưng lại được biểu hiện ra bằng những cách khác nhau trong các ngôn ngữ
khác nhau mỗi môn ngữ biểu hiện tư duy theo cách riêng của dân tộc mình, các đơn vị của logic học khoa
học, nghiên cứu các quy luật của tư duy như: khái niệm phán đoán suy lý không trùng với các đơn vị của
ngôn ngữ.

5. Trình bày thuyết tiếng kêu trong lao động về nguồn gốc ngôn ngữ?
Thuyết cho rằng, ngôn ngữ của loài người bắt nguồn từ những tiếng kêu của con người trong lao động tập
thể. Song, số lượng từ được hình thành từ những tiếng kêu trong lao động chiếm số lượng rất nhỏ trong
toàn bộ từ vựng các ngôn ngữ. Tiếng kêu trong lao động ko thể là nguồn gốc chấn chỉnh cho sự nảy sinh
1 hệ thống tín hiệu phức tạp trong ngôn ngữ loài người

6. Vì sao nói ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu động vật?
Tiếng kêu của động vật hoàn toàn mang tính bẩm sinh các nhà khoa học đã xác định rằng động vật dùng
tiếng kêu để giao tiếp với nhau như kêu gọi bạn tình bộc lộ cảm xúc báo tin có thức ăn báo nguy hiểm
một số động vật có thể hiểu được một số câu nói của con người như chó ngựa mèo thậm chí có thể nói
được một số từ mà con người dạy cho như vậy 6 xong đây chỉ là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ
có điều kiện chỉ có thể xuất hiện trong những bối cảnh cụ thể khi có những kích thích cụ thể tiếng nói của
con người thì khác đó là kết quả của quá trình tư duy khái quát trừu tượng

7. Trình bày về chức năng làm phương tiện diễn đạt tư duy của ngôn ngữ?
Tư duy là quá trình suy nghĩ khi nhận thức thế giới hiện thực, cũng là khả năng tiến hành so sánh, phân
tích, tổng hợp để nhận thức hiện thực. Khi tư duy cần sử dụng ngôn ngữ. Nói cách khác nhờ có ngôn ngữ
mà con người có thể tiến hành hoạt động tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện và lưu trữ các kết quả của hoạt
động tư duy. Các hiểu biết, trải nghiệm và tri nhận của con người về thế giới vật chất và tinh thần của
nhân loại đều được lưu trữ trong ngôn ngữ dưới dạng các khái niệm, các nội dung được chứa đựng trong
các từ ngữ. Ngôn ngữ cũng chính là phương tiện phản ánh tư duy. Khi thực hiện chức năng giao tiếp, sự
phản ánh tư duy (bao gồm tư tưởng, nhận thức, hiểu biết, tình cảm, thái độ,… của người nói) được thực
hiện.

8. Vì sao nói ngôn ngữ tồn tại và phát triển ko tuân theo quy luật của tự nhiên?
Con người cũng như các loài động vật thực vật với tư cách là một cơ thể sống đời tuân theo quy luật của
tự nhiên nghĩa là trải qua các giai đoạn nảy sinh trưởng thành Hưng Thịnh suy tàn và diệt vong nhưng
ngôn ngữ thì khác quy luật phát triển của ngôn ngữ không giống như quy luật của tự nhiên ngôn ngữ luôn
luôn kế thừa kế cũ và phát triển cái mới không bao giờ bị hủy diệt hoàn toàn xong nói như vậy không có
nghĩa là tất cả các ngôn ngữ đều tồn tại mãi mãi bởi trong thực tế đã có một số ngôn ngữ trở thành từ ngữ
hoặc do không còn con người nói ngôn ngữ ấy nữa như tiếng tiền ti tiếng mảng Châu ở Trung Quốc hoặc
là do ngôn ngữ ấy đã được thay thế bằng những ngôn ngữ khác như tiếng phạn tiếng Latinh

9. Thuyết nhân tạo về nguồn gốc của ngôn ngữ là gì? kể năm cách giải thích khác nhau về nguồn
gốc ngôn ngữ?
- Thuyết nhân tạo cho rằng ngôn ngữ do chính con người tạo ra với nhiều cách giải thích khác
nhau
- Liệt kê 5 cách giải thích khác nhau: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu
trong lao động, thuyết khuế ước xã hội, thuyết ngôn ngữ cử chỉ
10. Quy luật phát triển ngôn ngữ mang những tính chất đặc biệt nào?
Ngôn ngữ biến đổi từ từ liên tục không đột biến, không loại bỏ ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới
mà từ từ liên tục thay dần những yếu tố cũ bằng những yếu tố mới, phát triển không đồng đều giữa các
bình diện trong ba bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bình diện từ vựng là có sự biến đổi nhanh
chóng và rõ rệt tiếp đó là bệnh viện ngữ âm còn bệnh viện ngữ pháp là biến đổi chậm nhất

11. Hãy giải thích vì sao trong ba bệnh viện ngữ âm từ vựng ngữ pháp từ vựng biến đổi nhanh chóng
và rõ rệt tiếp đến là ngữ âm còn ngữ pháp biến đổi chậm nhất
Bình diện ngữ âm biến đổi chậm vì nếu biến đổi nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp bằng ngôn
ngữ, âm thanh là hình thức giao tiếp chủ yếu của con người trong xã hội, bình diện từ vựng biến đổi
nhanh hơn vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội, bình diện ngữ pháp biến đổi chậm hơn vì nó có tính
khái quát cao và tính ổn định khá chặt chẽ
12. Trình bày các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ từ phía xã hội đã tác động đến sự biến đổi và phát triển
của ngôn ngữ?
Sự tiến bộ của xã hội sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ, xã hội loài người là một quá trình phát triển
không ngừng, từ cấp thấp đến cấp cao hơn, các sự vật mới, các khái niệm mới không ngừng xuất hiện,
thúc đẩy tính chính xác, tính đa dạng trong phương thức biểu đạt ngôn ngữ nhằm thích ứng với nhu cầu
của phát triển xã hội, khi một xã hội sử dụng ngôn ngữ thống nhất bước vào giai đoạn phân hóa khu vực,
sự giao tiếp giữa các khu vực bị phân hóa sẽ tự tử giảm đi, việc ra đời của một hiện tượng ngôn ngữ mới
hay việc biến mất của một hiện tượng ngôn ngữ cũ trong nội bộ một khu vực sẽ không được nhanh chóng
truyền đến khu vực khác thông qua con đường giao tiếp dần dần sẽ xuất hiện sự khác biệt trong những
ngôn ngữ vốn thống nhất với nhau từ đó phân hóa thành những ngôn ngữ khác nhau

13. Vì sao nói ngôn ngữ không mang tính di truyền hay bẩm sinh hãy cho hai ví dụ?
Con người ngay từ khi được sinh ra ai cũng có những khả năng bẩm sinh như ăn uống thở chạy nhảy ai
cũng có những đặc điểm về chủng tộc giống tổ tiên cha mẹ duy truyền lại cho thế hệ sau như đặc điểm về
màu da màu mắt màu tóc vóc dáng cơ thể khi sống tách biệt với xã hội loài người thì con người vẫn có
những khả năng và đặc điểm chủng tộc đó nhưng ngôn ngữ thì trái lại ngôn ngữ phải trải qua những quá
trình tiếp xúc học hỏi từ những người sống xung quanh mới có được: một đứa trẻ Việt Nam vừa lọt lòng
nếu sống trong một gia đình người anh thì đứa bé ấy sẽ nói tiếng Anh mà không biết nó một chút gì về
tiếng Việt và ngược lại một đứa bé bị điếc bẩm sinh cho dù sống với bố mẹ sống trong xã hội loài người
thì đứa bé ấy vẫn không nói được tiếng người do không được tiếp thu ngôn ngữ từ những thứ xung quanh

14. Vì sao nói ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân?
Ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội cho nên anh nói tôi mới hiểu, tôi nói anh mới hiểu và chúng ta
hiểu nhau, mỗi lời nói của cá nhân trong giao tiếp đều phải được tạo ra trên cơ sở những quy ước chung
của cộng đồng, tiếng Việt quy ước gọi cái nhà, cái xe, cây cầu, con suối bằng các từ nhà, xe, cầu, suối
không cá nhân nào có thể thay bằng cách nói khác theo sở thích của mình và bắt mọi người phải tuân
theo, mỗi cá nhân có thể mang phong cách ngôn ngữ riêng có thể có sáng tạo và đóng góp vào ngôn ngữ
chung của xã hội nhưng vẫn phải trên cơ sở quy ước chung của xã hội không thể có một ngôn ngữ riêng
của cá nhân
15. Trình bày thuyết thần thụ về nguồn gốc ngôn ngữ? Nêu ít nhất hai ví dụ về thiết thần thụ
Thuyết thần thụ ra đời sớm nhất và có thời gian tồn tại lâu nhất, thuở trước con người bị thiếu những hiểu
biết về văn hóa khoa học nên cho rằng sự tồn tại và phát triển của vạn vật trên thế giới trong đó có ngôn
ngữ đều là sự sắp xếp của thượng đế hoặc thần thánh. Ví dụ thần thoại ai cập cho rằng ngôn ngữ do thần
Thor tạo ra, người Babylon xưa cho rằng thần nabun đã tạo ra ngôn ngữ ,Theo ấn Độ cổ đại nữ thần
saravati đã sáng tạo ra ngôn ngữ những câu chuyện thần thoại tương tự như thế về nguồn gốc của ngôn
ngữ không bao giờ trở thành luận điểm khoa học nhưng phần nào đã cho thấy tầm quan trọng của ngôn
ngữ đối với con người

16. Trình bày thuyết trượng thanh về nguồn gốc ngôn ngữ?
Thuyết tượng thanh cho rằng ngôn ngữ của loài người là sự bắt chước những âm thanh của thế giới xung
quanh con người nghĩa là con người dùng cơ quan phát âm của mình để thể hiện âm thanh của thế giới
xung quanh Tuy nhiên số lượng từ tượng thanh trong toàn bộ từ vựng của các ngôn ngữ là rất ít chúng
không đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện nội dung, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người
trong việc tạo lập lời nói mặt khác con người muốn bắt chước âm thanh có sẵn trong tự nhiên thì cần phải
có cơ quan phát âm và tư duy hoàn thiện thuyết tượng thanh đã không lý giải được cái gì làm nên sự hoàn
thiện đó

17. Trình bày thuyết ngôn ngữ cử chỉ về nguồn gốc ngôn ngữ?
Thuyết ngôn ngữ của chị cho rằng con người ban đầu chưa có ngôn ngữ thành tiếng để giao tiếp với nhau
người ta dùng các tư thế của thân thể và tay nhưng thời gian tồn tại của ngôn ngữ cử chỉ rất ngắn, rất hạn
chế hơn nữa chẳng có cơ sở nào để khẳng định rằng ngôn ngữ của chỉ là nguồn gốc của ngôn ngữ âm
thanh

18. Thế nào là hệ thống? Ngôn ngữ có phải là hệ thống không? Tại sao?
Hệ thống là một hệ thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau, muốn là hệ thống phải
đáp ứng đầy đủ hai điều kiện: là tập hợp các yếu tố nếu chỉ có một yếu tố thì không thành hệ thống, các
yếu tố khi tập hợp phải có quan hệ qua lại với nhau và quy định lẫn nhau. Ngôn ngữ được xem là một hệ
thống bởi vì nó thỏa mãn các yêu cầu của một hệ thống nó là tập hợp các yếu tố có quan hệ qua lại với
nhau, các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ, giữa các yếu tố trong hệ
thống ngôn ngữ có những mối quan hệ qua lại với nhau.

19. Bản chất xã hội của ngôn ngữ là gì?


Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên mà là hiện tượng xã hội ngôn ngữ không tồn tại ngoài con
người ngoài xã hội loài người ngôn ngữ chỉ nảy sinh tồn tại và phát triển trong xã hội loài người phục vụ
cho nhu cầu của con người ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật cụ thể là ngôn ngữ không mang
tính bẩm sinh di truyền khi sống tách biệt với xã hội loài người thì con người vẫn có những khả năng bẩm
sinh như ăn uống thở chạy nhảy có những đặc điểm về chủng tộc dòng giống tổ tiên cha mẹ duy truyền lại
cho thế hệ sau nêu đặc điểm về màu da màu mắt mẫu tóc vóc dáng cơ thể nhưng ngôn ngữ thì trái lại
ngôn ngữ phải trải qua một quá trình tiếp xúc học hỏi từ những người sống xung quanh mới có được

20. Ngôn ngữ có những chức năng nào?


Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con
người và toàn xã hội, ngôn ngữ có ưu thế vượt trội hơn so với các phương tiện giao tiếp khác trên tất cả
các bình diện: lịch sử, không gian, phạm vị hoạt động, khả năng, và trong mối quan hệ với các phương
tiện giao tiếp khác, ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt của tư duy, tư duy là quá trình suy nghĩ khi nhận
thức thế giới hiện thực, cũng là khả năng tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp để nhận thức hiện thực,
khi tư duy cần sử dụng ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hoạt động tư duy, ngôn ngữ là
phương tiện và lưu trữ các kết quả của hoạt động tư duy.

21. Bản chất xã hội của ngôn ngữ có gì đặc biệt so với những hiện tượng xã hội khác?
Là ngôn ngữ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương tiện trao đổi
ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức
công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, cả trên lĩnh vực sản xuất lẫn quan hệ
sản xuất, văn hóa, sinh hoạt thường ngày. Những đặc thù ấy chỉ riêng ngôn ngữ mới có, chính vì
vậy ngôn ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu với tên khoa học riêng biệt: ngôn ngữ học.

22. Hãy chứng minh “Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”.

Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể
diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng tình cảm trạng thái và nguyện vọng của mình. Có hiểu
biết lẫn nhau, con người mới có thể đồng tâm hiệp lực chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội, làm cho
xã hội ngày càng tiến lên. Đồng thời, ngôn ngữ là 1 công cụ đấu tranh, sản xuất, không có tính giai cấp.
nhưng là công cụ đấu tranh giai cấp.

23. Nội dung chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước VN có những chủ trương nào?

24. Vì sao thuyết tượng thanh và thuyết cảm thán không phải là nguồn gốc chân chính của ngôn ngữ?
Bắt chước âm thanh không thể coi là điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ, bởi vì bản thân sự bắt chước âm
thanh không nói lên sự bắt chước như vậy để làm gì. Nhu cầu biểu hiện tình cảm cũng không phair là điều
kiện nảy sinh ra ngôn ngữ. Động vật và trẻ sơ sinh cũng biết biểu hiện tình cảm nhưng chúng đều không
có ngôn ngữ. Nếu loài người chỉ vì biểu hiện tình cảm mà tạo ra ngôn ngữ thì về căn bản loài người
không thể tạo ra ngôn ngữ được bởi vì họ sớm đã có công cụ để biểu hiện tình cảm rồi.

25. Vì sao thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết khế ước xã hội và thuyết ngôn ngữ cử chỉ không
phải là nguồn gốc chân chính của ngôn ngữ?
Thuyết tiếng kêu trong lao động dường như cũng nói đến nhu cầu phối hợp lẫn nhau trong lao động tập
thể nhưng vẫn không nói rõ được điều kiện nảy sinh của ngôn ngữ bởi vì nếu như vậy thì những động vật
có thể phát ra tiếng thở và có đời sống tập thể cũng có thể tạo ra ngôn ngữ. thuyết khế ước xã hội lại còn
phi lí hơn bởi vì muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ đã. Người nguyên thủy
chưa có ngôn ngữ không thể nào bàn bạc với nhau về phương án tạo ra ngôn ngữ được.

26. Toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ trải qua mấy bước? Kể ra.
5 bước: ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hóa dân tộc, ngôn ngữ cộng
đồng tương lai.

27. Chính sách ngôn ngữ là gì? Nó tập trung giải quyết những lĩnh vực nào?

Chính sách ngôn ngữ là những gì chính phủ thực hiện chính thức thông qua luật pháp,
quyết định của tòa án hoặc chính sách để xác định cách sử dụng ngôn ngữ, trau dồi các
kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để đáp ứng các ưu tiên quốc gia hoặc thiết lập quyền của
các cá nhân hoặc nhóm sử dụng và duy trì ngôn ngữ. Phạm vi của chính sách ngôn ngữ
khác nhau trong thực tế từ Bang này sang Bang khác. Điều này có thể được giải thích bởi
thực tế là chính sách ngôn ngữ thường dựa trên các lý do lịch sử dự phòng. Tương tự
như vậy, các quốc gia cũng khác nhau về mức độ của nhân chứng mà họ thực hiện một
chính sách ngôn ngữ nhất định. Luật Toubon của Pháp là một ví dụ điển hình về chính
sách ngôn ngữ rõ ràng. Điều tương tự có thể được nói cho Hiến chương của ngôn ngữ
Pháp tại Quebec.

28. Hệ thống ngôn ngữ có các đơn vị nào? Các đơn vị của ngôn ngữ phân biệt nhau nhờ vào cái gì?
Ngôn ngữ có bốn loại đơn vị chủ yếu là âm vị, hình vị, từ và câu
các đơn vị của ngôn ngữ phân biệt với nhau về vị trí, chức năng, cấu tạo của chúng trong hệ thống: âm vị
là đơn vị một mặt tức là đơn vị thuộc Bình diện biểu hiện, hình vị, từ và câu là đơn vị hai mặt tức là đơn
vị vừa có mặt âm thanh vừa có mặt ý nghĩa

29. Thế nào là quan hệ kết hợp và quan hệ đối vị? Giữa chúng có gì giống và khác nhau?
Quan hệ kết hợp là quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ nối tiếp nhau theo trục ngang. Quan hệ đối vị là
quan hệ theo trục dọc giữa 1 đơn vị ngôn ngữ xuất hiện trong chuỗi lời nói với những đơn vị ngôn ngữ
đồng hạng khác có thể thay thế cho nhau tại vị trí đó.
Giống nhau là: đều diễn ra giữa các đơn vị cùng loại (âm vị với âm vị, hình vị với hình vị, từ với từ…)
Khác nhau là quan hệ kết hợp là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu ttrong chuỗi lời nói, quan hệ đối vị là
quan hệ giữ các yếu tố hiện hữu với các yếu tố không hiện hữu mà chỉ tồn tại trong óc người nói, người
viết nhờ sự liên tưởng
30. Hãy xác định quan hệ ngôn ngữ trong các trường hợp sau:

 Quan hệ giữa âm vị /c/ và hình vị /chợ/

 Quan hệ giữa các từ “mẹ”, “nấu” và “cơm” trong câu “Mẹ nấu cơm”.

 Quan hệ giữa từ “slowly” trong câu “She always walks slowly” và từ “quickly” không xuất hiện
trong câu đó.

 Quan hệ giữa các âm vị /k/, /ʌ/ và /m/ trong từ “come”

31. Hãy xác định quan hệ ngôn ngữ trong các trường hợp sau:

 Quan hệ giữa hình vị “trường” và từ “trường học”.

 Quan hệ giữa các hình vị “hợp”, “tác” và “xã” trong từ “Hợp tác xã”.

 Quan hệ giữa từ “xe đạp” trong câu “Nó đi học bằng xe đạp” và các từ “xe máy” “xe buýt” không
xuất hiện trong câu đó.

 Quan hệ giữa từ “come” và câu “Come quicky”

32. Vận dụng bản chất võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ để lí giải trường hợp đồng sở chỉ của các từ
khác nhau sau đây: đen, mực, thâm, ô, huyền, mun, than.
Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ: giữa âm thanh và những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất…
mà âm thanh đó gọi tên và phản ánh hoàn toàn không có mối liên quan bên trong, chỉ là do thỏa thuận,
quy ước
Ứng với mắt được biểu đạt là màu đen, trong tiếng Việt sử dụng những mặt biểu đạt khác nhau, tùy theo
đối tượng và phạm vi biểu hiện

33. Xác lập quan hệ đối vị của các từ “mẹ”, “đang”, “làm”, “cơm” trong câu “Mẹ đang làm cơm”.
Yêu cầu: mỗi từ nêu ra ít nhất 4 từ có quan hệ đối vị. Nêu 4 trường hợp. Xác lập quan hệ đối vị
của các từ “tôi”, “đã”, “tặng”, “xe đạp” trong câu “Tôi đã tặng anh ấy chiếc xe đạp”. Yêu cầu:
mỗi từ nêu ra ít nhất 4 từ có quan hệ đối vị. Nêu 4 trường hợp.
Quan hệ đối vị là quan hệ theo trục dọc giữa 1 đơn vị ngôn ngữ xuất hiện trong chuỗi lời nói với những
đơn vị ngôn ngữ đồng hạng khác có thể thay thế cho nhau tại vị trí đó.
Xong mới làm theo đề

34. Trình bày các bản chất của tín hiệu ngôn ngữ.
Tính hiệu ngôn ngữ có 2 mặt: mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt
Quan hệ giữa mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ mang tính võ đoán
Mỗi tín hiệu ngôn ngữ có những đặc điểm hình thức riêng, gắn liền với nội dung mà nó biểu đạt

35. Vì sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt.
Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu phức tạp, bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng
không xác định. Tín hiệu ngôn ngữ mang tính đa trị. 1 tín hiệu ngôn ngữ có thể biểu thị nhiều nội dung
khác nhau, nhiều tín hiệu ngôn ngữ có thể biểu thị 1 nội dung. Tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khi
biểu diễn bằng chữ viết, sự kế tiếp thời gian của các yếu tố âm thanh được thay bằng tuyến không gian
của chữ viết. Tín hiệu ngôn ngữ có tính năng sản, có thể tạo ra các tín hiệu mới cho hệ thống của mình từ
các tín hiệu đã có. Ngôn ngữ có tính độc lập tương đối, có quy luật phát triển nội tại của mình, không phụ
thuộc vào ý muốn cá nhân.

36. Hãy trình bày về quan hệ tôn ti của ngôn ngữ.


Quan hệ tôn ti là quan hệ giữa các đơn vị ở các cấp độ khác nhau của hệ thống ngôn ngữ.
Quan hệ tôn ti thể hiện ở 2 loại quan hệ: quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố.
Quan hệ bao hàm là quan hệ giữa đơn vị cấp độ cao với đơn vị cấp độ thấp, tức là đơn vị cấp độ cao hơn
bao giờ cũng hàm chứa các đơn vị cấp độ thấp hơn. Cụ thể là câu bao hàm từ, hình vị và âm vị, từ bao
hàm hình vị và âm vị, hình vị bao hàm âm vị.
Quan hệ thành tố là quan hệ giữa đơn vị cấp độ thấp với đơn vị cấp độ cao, tức là các đơn vị cấp độ thấp
bao giờ cũng là thành tố tạo nên đơn vị cấp độ cao hơn. Cụ thẻ là âm vị là thành tố tạo nên hình vị, hình
vị là thành tố tạo nên từ, từ là thành tố tạo nên câu.

37. Mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là gì? Trường hợp nào hai tín hiệu ngôn
ngữ khác nhau trùng nhau cả về mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt? Vì sao?
- Mặt biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh mà chúng ta nghe được. Mặt được biểu đạt là
ý nghĩa, khái niệm về sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất … mà âm thanh đó gọi tên,
phản ánh.
- Không có trường hợp 2 tín hiệu ngôn ngữ khác nhau trùng nhau về mặt biểu đạt và mặt được
biểu đạt. Trùng nhau về mặt biểu đạt nghĩa là âm thanh trùng nhau, tùng nhau về mặt được
biểu đạt nghĩa là ý nghĩa trùng nhau
38. Các từ đa nghĩa, các từ đồng âm, các từ đồng nghĩa đã thể hiện bản chất gì của tín hiệu ngôn ngữ?
- Tính đa trị
- Từ đa nghĩa, các từ đồng âm -> 1 tín hiểu ngôn ngữ có thể biểu thị nhiều nội dung khác nhau
- Từ đồng nghĩa -> nhiều tín hiệu ngôn ngữ có thể biểu thị 1 nội dung

39. Vì sao khi xác định quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ phải dựa vào lớp từ vựng cơ bản? Hãy kể 4
lớp từ thuộc lớp từ vựng cơ bản của ngôn ngữ và cho ví dụ.
- Vì đó là những từ thường dùng trong đời sống hằng ngày, có tần suất sử dụng tương đối cao,
có ý nghĩa tương đối ổn định, có thể tạo thành từ mới.
- Từ chỉ người (người, chị, con, đứa, gái…)
- Từ chỉ bộ phận cơ thể người (tóc, bụng, chân, cằm, cổ, má, tai, tay…)
- Từ chỉ chất dịch của thân thể con người và động vật (máu, mồ hôi…)
- Từ chỉ động vật quen thuộc gần gũi (chó, chim, cóc, gà, cá, kiến…)

40. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với tiếng Khmer, tiếng Trung Quốc không? Vì sao?
Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với tiếng Khmer, vì giữa tiếng Việt và tiếng Khmer có quy luật ngữ âm
tương ứng giữa các từ vựng cơ bản có nghĩa giống nhau. Tiếng Việt không có quan hệ họ hàng với tiếng
TQ, tuy giữa tiếng Việt và tiếng TQ có quy luật ngữ âm tương ứng nhưng đó là giống nhau do vay mượn.

41. Hãy chứng minh tiếng Anh là ngôn ngữ thuộc loại hình hòa kết.
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ hoặc kết có hiện tượng biến đổi âm vị ở trong hình vị sự biến đổi này
mang ý nghĩa ngữ pháp và thường được gọi là hiện tượng biến tố bên trong. Có phụ tố nhưng mỗi phụ tố
có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại cùng một ý nghĩa ngữ pháp có thể diễn đạt
bằng nhiều phụ tố khác nhau

42. Hãy chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập.
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập:
- Từ ko biến đổi hình thái. 1 từ luôn có hình thức ko đổi ở bất kì vị trí nào trong câu.
- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ.
- Có tính phân tiết hay đơn tiết
Tiếng Việt có các đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập:
- Từ ko biến đổi hình thái: Trong 2 câu “Anh ấy yêu tôi” vad “Tôi yêu anh ấy”, các từ
tôi”,”anh ấy” khi đứng trước động từ hay đứng sau động từ đều có hình thức như nhau.
- Sử dụng trật tự từ và hư từ. Quan hệ giữa các thành tố trong 2 tổ hợp “Xe cho nhân viên”
(mục đích) và “Xe của nhân viên” (sở hữu) khác nhau là do sự đối lập giữa hư từ “cho” và
“của”. Ý nghĩa của 2 tổ hợp “cửa trước” và “trước cửa” khác nhau là do trật tự từ khác nhau.
- Tính phân tiết: Câu “Sinh viên đang đọc sách” có 5 âm tiết được viết bằng 5 chữ rời là
“sinh”,”viên”,”đang”,”đọc” và “sách”.

43. Loại hình ngôn ngữ là gì? Kể tên các loại hình ngôn ngữ phân loại theo hình thái.
Loại hình ngôn ngữ là 1 kiểu cấu tạo ngôn ngữ, là tập hợp những ngôn ngữ có những đặc tính về cấu trúc
và chức năng giống nhau ở chiều đồng đại.

44. Thế nào là ngữ hệ (họ ngôn ngữ), ngữ tộc (dòng ngôn ngữ), ngữ chi (nhánh ngôn ngữ)? Lấy ví dụ
về ngữ hệ, ngữ tộc và ngữ chi của một ngôn ngữ.
- Tập hợp các ngôn ngữ có chung 1 cội nguồn được gọi là ngữ hệ, còn gọi là họ ngôn ngữ
- Trong 1 ngữ hệ những ngôn ngữ có chung 1 gốc trực tiếp hơn được gọi là ngữ tộc, còn gọi là
dòng ngôn ngữ.
- Trong 1 ngữ tộc những ngôn ngữ có chung 1 gốc trực tiếp hơn được gọi là ngữ chi, còn gọi là
nhánh ngôn ngữ.
VD: Tiếng Việt thuộc ngữ chi Việt – Mường, ngữ tộc Mon – Khmer, ngữ hệ Nam Á, tiếng
Anh thuộc ngữ chi German Tây, ngữ tộc German, ngữ hệ Ấn - Âu

45. Phương pháp so sánh - lịch sử là gì? Những lưu ý khi sử dụng phương pháp này.
- Phương pháp được sử dụng để phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn là phương pháp so sánh –
lịch sử.
- Phương pháp này căn cứ vào diễn biến lcihj sử của các ngôn ngữ, so sánh các từ, các dạng
thức của từ tương tự nhau về ý nghĩa và ngữ âm trong các ngôn ngữ được giả định là có quan
hệ cội nguồn với nhau, tìm ra những quy luật ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp để quy các ngôn
ngữ về cùng 1 ngữ hệ.

46. Phương pháp so sánh - loại hình là gì? Bằng phương pháp này chúng ta có thể phân biệt được
những thuộc tính nào của mỗi ngôn ngữ?
Phương pháp được sử dụng để phân loại ngôn ngữ theo loại hình là phương pháp so sánh – loại hình.
Phương pháp này căn cứ vào sự giống nhau và khác nhau về mặt kết cấu bên trong của 2 hoặc nhiều ngôn
ngữ được giả định có chung 1 loại hình để quy cá ngôn ngữ này về cùng 1 loại hình.
Bằng phương pháp so sánh – loại hình, có thể phân biệt được 3 thuộc tính của mỗi ngôn ngữ:
- Thuộc tính phổ quát là thuộc tính chung cho mọi ngôn ngữ trên thế giới.
- Thuộc tính loiaj hình là thuộc tính chung những ngôn ngữ cùng loại hình.
- Thuộc tính riêng biệt là thuộc tính đặc thù chỉ có ở 1 ngôn ngữ.

47. Sử dụng lược đồ ma trận phân biệt âm vị /p/ và /ph/, phân biệt âm vị /t/ và /d/.

You might also like