You are on page 1of 4

Dẫn Luận Ngôn Ngữ Học D02 - Kiểm Tra Giữa Kì

Phan Thiên Nghi


030437210140
1. Hãy chứng minh nhận định “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người”.
2. Thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết khế ước xã hội và thuyết ngôn
ngữ cử chỉ giải thích được đầy đủ và thuyết phục về nguồn gốc của ngôn
ngữ không? Tại sao?

Bài Làm

1. Trả lời
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin. Phương tiện giao tiếp có rất
nhiều loại như phương tiện giao tiếp của con người và phương tiện giao tiếp của
loài vật,...Riêng con người dùng nhiều loại phương tiện giao tiếp khác nhau như
đèn giao thông, cử chỉ,ngôn ngữ ,

Nhưng ngôn ngữ lại là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người bởi
vì:

+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất: ngôn ngữ cần thiết đối
với tất cả mọi người, có thể sử dụng bất kì lúc nào và bất kì ở đâu và
chúng không hạn chế người dùng.

+ Ngôn ngữ là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác tất cả
những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện. Giao
tiếp bằng cử chỉ nội dung rất nghèo nàn, đôi khi có thể gây hiểu lầm và
hạn chế về khoảng cách địa lí.

+ Những phương tiện khác như hội họa, âm nhạc... có tính biểu đạt rất độc
đáo, sâu sắc và tinh tế những cảm xúc của con người nhưng phương tiện
này cũng hạn chế phạm vi sử dụng vì không phải ai cũng có khả năng vẽ
đẹp, hát hay, hay cảm nhận được ý đồ của người muốn truyền đạt, biểu
đạt rõ ràng tất cả những gì mà con người muốn biểu đạt như ngôn ngữ và
cũng bị hạn chế bởi khoảng cách không gian địa lí.
+ Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ bao hàm nhiều chức năng bộ phận:
chức năng truyền thông tin đến người khác, chức năng yêu cầu một người
khác hành động, chức năng bộc lộ cảm xúc người nói, chức năng xác
lập,v.v..

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong cùng
một thế hệ, cùng sống một thời kì mà còn là phương tiện giao tiếp giữa các thế
hệ, là phương tiện để con người truyền đi những thông điệp cho các thế hệ
tương lai. Chính vì vậy. ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của con người.

2. Trả lời
Thuyết tiếng kêu trong lao động: Thuyết này xuất hiện vào thế kỉ XIX trong
các công trình của các nhà duy vật như L.Naure, K.Biukher. Theo thuyết này,
ngôn ngữ đã xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động tập thể. Một phần có
thể là những tiếng hổn hển do hoạt động cơ năng mà phát ra, nhịp theo lao
động, những âm thanh đó sau này trở thành tên gọi của động tác lao động, một
phần là những tiếng kêu của người nguyên thuỷ muốn người khác đến với mình
trong quá trình lao động… Lí thuyết này cũng có cơ sở thực tế trong sinh hoạt
lao động của con người hiện nay.
Thuyết khế ước xã hội: Thuyết này bắt nguồn từ một số ý kiến của nhà triết
học cổ đại Democrit, thịnh hành vào thế kỉ XVIII với Adam Smith và Russo.
Theo thuyết này thì ngôn ngữ là do con người thoả thuận với nhau mà ra. Adam
Smith nó khế ước xã hội là khả năng đầu tiên làm cho ngôn ngữ hình thành.
Russo lại cho rằng, loài người trải qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu là giai đoạn
tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ là
cảm xúc (xem phần trên). Giai đoạn sau là giai đoạn văn minh, ngôn ngữ là sản
phẩm của khế ước xã hội.
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ: Thuyết này thịnh hành vào thế kỉ XIX và đầu thế kỉ
XX. Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có
ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và
của tay. Vunter (thế kỉ XIX) cho rằng bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm
thanh, dù là bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu về
nguyên tắc cũng giống với âm thanh, dù là bộ điệu tay hay âm thanh cũng đều là
động tác biểu hiện. Marr (đầu thế kỉ XX) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại
cách đây 1 triệu đến 1 triệu rưỡi năm còn ngôn ngữ âm thanh chỉ có cách đây 5
vạn đến 50 vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử chỉ có thể biểu thị tư tưởng, khái
niệm hình tượng hoá, có thể dùng làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên
trong cùng một bộ lạc và với cả các bộ lạc khác, có thể là công cụ phát triển
khái niệm của mình. Ngôn ngữ thành tiếng lúc đầu chỉ là ngôn ngữ của các đạo
sĩ dùng để giao tiếp với các vật tổ của mình. Ông nói: Ban đầu cái ngôn ngữ
thành tiếng được dùng tới không thể không có tính chất thần bí, từ cá biệt của
nó được xem như một thứ gì huyền diệu khiến người ta phải trọng vọng. Người
ta quý trọng nó như giữ gìn cái bí mật không thể cho người khác biết, giống như
bây giờ người ta vẫn không để cho ai biết thứ ngôn ngữ của người đi săn riêng
biệt, huyền diệu vậy.

=> Trên đây chỉ là sơ lược một số giả thuyết đã có về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Và đó chỉ là những giả thuyết mang tính chất tham khảo, không thể giải thích
được đầy đủ và thuyết phục về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Tại sao:
Ngay từ thời cổ đại người ta đã quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ.
Nhưng suốt trong một thời gian dài từ thời cổ đại đến thời trung thế kỉ người ta
vẫn lẫn lộn vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ với vấn đề lí luận nhận thức.

Những thiếu sót chung của các thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ:
- Tách rời ngôn ngữ khỏi tư duy, cho tư duy có trước ngôn ngữ.
- Tách rời nguồn gốc ngôn ngữ khỏi nguồn gốc của con người cho rằng
con người ra đời trước ngôn ngữ Không tính đến chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ.
- Không tính đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
- Không tính đến vai trò của lao động trong quá trình hình thành con người
và ngôn ngữ

Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ:


Bắt chước âm thanh, nhu cầu biểu hiện tình cảm, động vật và trẻ sơ sinh, thuyết
tiếng kêu trong lao động rồi khế ước xã hội đều không nói rõ được điều kiện
nảy sinh ra ngôn ngữ
Ngôn ngữ ra đời hoàn toàn không phải do ý muốn bắt chước âm ý thanh của tự
nhiên hay nhu cầu biểu hiện cảm xúc của người nguyên thủy cũng không phải
do sự cần thiết phát ra tiếng kêu trong lao động tập thể, do khế ước xã hội hay
nhu cầu giao tiếp của các đạo sĩ với các vật tổ. Bắt chước âm thanh cũng vậy vì
bản thân sự bắt chước âm thanh không nói lên sự bắt chước như vậy để làm gì.
Động vật và trẻ sơ sinh biết biểu hiện tình cảm nhưng chúng đều không có
ngôn ngữ. Nếu loài người chỉ biết biểu hiện tình cảm mà mà tạo nên ngôn ngữ
thì về căn bản họ không thể tạo ra ngôn ngữ được vì họ sớm có ngôn ngữ để
biểu hiện tình cảm rồi. Thuyết tiếng kêu trong lao động dường như cũng nói đến
nhu cầu phối hợp lẫn nhau trong lao động tập thể nhưng vẫn không nói rõ được
điều kiện nảy sinh của ngôn ngữ vì như vậy những động vật có thể phát ra tiếng
thở và có đời sống tập thể cũng có thể tạo ra ngôn ngữ. Thuyết khế ước xã hội
lại còn phi lí hơn bởi vì phải tạo ra ngôn ngữ đã. Người nguyên thủy chưa có
ngôn ngữ không thể bàn bạc để tạo ra ngôn ngữ.
=> Tóm lại tất cả thuyết trên đều không thể giải thích được ngôn ngữ đã nảy
sinh trong điều kiện nào.

You might also like