You are on page 1of 2

1/ Thuyết “ thần ngôn ”

- Thuyết thần ngôn thịnh hành vào TK XIX và đầu XX


- Những người chủ trương thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn
ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của
tay
+ Vuntơ ( TK XIX ) cho rằng bộ điệu về nguyên tắc cũng giống với âm thanh,
dù là bộ điệu tay hay âm thanh cũng đều là động tác biểu hiện.
+ Marr ( đầu TK XX ) khẳng định ngôn ngữ cử chỉ tồn tại cách đây một triệu
đến một triệu rưỡi năm còn ngôn ngữ âm thanh chỉ có cách đây năm vạn đến
năm mươi vạn năm. Theo ông, ngôn ngữ cử chỉ tồn tại chỉ có thể biểu thị tư
tưởng, khái niệm hình tượng hoá, có thể dùng làm công cụ giao tiếp với các vật
tổ của mình.
2/ Thuyết “ bắt chước ”
- Thuyết bắt chước thanh manh nha từ thời cổ đại, phát triển vào thế kỉ XVII -
đến TK XIX và đến nay vẫn có người ủng hộ. Theo lí thuyết này, toàn bộ ngôn
ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không tự
giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh
- Quan niệm phổ biến nhất về sự bắt chước âm thanh là con người dùng cơ quan
phát âm của mình mô phỏng những âm thanh do sự vật phát ra, như tiếng chim
kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy,v.v
- Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự bắt chước âm thanh còn được giải thích là
dùng đặc điểm của tư thế bộ máy phát âm mô phỏng đặc điểm của sự vật khách
quan.
3/ Thuyết “ bất ngờ ”
- Thuyết bất ngờ phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII - XX, người ta cho rằng ngôn
ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau
đớn,v.v…phát ra lúc tình cảm bị xúc động. Trong một số trường hợp, đó là
những thán từ - những tín hiệu của cảm xúc và ý chí của chúng ta.
- Cơ sở của thuyết này là sự tồn tại trong các ngôn ngữ những thán từ và những
từ phái sinh từ thái từ.
4/ Thuyết “ khế ước ”
- Thuyết khế ước cho rằng ngôn ngữ là do con người thoả thuận với nhau mà
quy định ra.
+ Adam Xmit nói khế ước xã hội là khả năng đầu tiên làm cho con người hình
thành
+ Rútsô lại cho rằng loài người trải qua hai giai đoạn :
++ Giai đoạn đầu là giai đoạn tự nhiên, con người là một bộ phận của sự tự
nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ là cảm xúc.
++ Giai đoạn sau là giai đoạn văn minh, ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã
hội
5/ Thuyết lao động
- Thuyết lao động xuất hiện vào TK XIX , thuyết này cho rằng ngôn ngữ đã xuất
hiện từ những tiếng kêu trong lao động tập thể. Một phần có thể là những tiếng
hổn hển do hoạt động cơ năng mà phát ra, nhịp theo lao động, một phần là
những tiếng kêu của người nguyên thuỷ muốn người khác đến giúp mình trong
quá trình lao động,v.v
- Lí thuyết này cũng có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người
hiện nay.

You might also like