You are on page 1of 60

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

INTRODUCTION TO LINGUISTICS
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Giáo trình:
Dẫn luận Ngôn ngữ học
Tác giả: Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng; Nxb ĐHSP TP.HCM
*Tài liệu tham khảo:
1. Dẫn luận Ngôn ngữ học –
Tg: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết
2. Dẫn luận Ngôn ngữ học – Đỗ Hữu Châu
Những vấn đề chung về
ngôn ngữ và ngôn ngữ
học

Ngữ âm học

NỘI DUNG MÔN HỌC Ngữ pháp học

Ngữ nghĩa học

Loại hình học


CHƯƠNG 1:
Những vấn đề chung về ngôn ngữ và Ngôn ngữ học
I. Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.
1. Bản chất của ngôn ngữ Ngôn ngữ = sản phẩm của một cộng
đồng cụ thể.
Ngôn ngữ = NN chỉ hình thành và phát triển
trong xã hội.
- Hiện tượng xã hội:

NN chỉ hình thành do tính quy ước


 không có tính di truyền.

- Bộ phận quan trọng của văn hóa:


Mỗi hệ thống NN đều mang đậm
dấu ấn văn hóa của cộng đồng bản
ngữ.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt

* Khái niệm “ký hiệu”

- Ký hiệu là một sự liên tưởng giữa một ý niệm/khái niệm và một hình
thức.

- Ký hiệu là một cái gì đó tượng trưng cho một cái khác.

VD: Ký hiệu chủ ý: “giơ ngón cái” biểu thị “khen”; Ký hiệu không chủ ý:
“mây đen” biểu thị “mưa”
* Phân loại ký hiệu
Việc phân loại này dựa trên kiểu loại quan hệ giữa khái niệm và hình thức
của ký hiệu.
(1) Hình hiệu (icon/icone): Dựa trên sự giống nhau giữa khái niệm và hình
thức
(2) Biểu tượng (symbol/symbole): Giữa khái niệm và hình thức không
tồn tại bất kỳ mối quan hệ logic hay nhân quả nào.
(3) Chỉ hiệu (index/ indice): giữa khái niệm và hình thức có
tồn tại mối quan hệ nhân quả hay mối quan hệ cận tính.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
- Ngôn ngữ = hệ thống Một thể thống nhất bao gồm các
yếu tố có quan hệ với nhau.

- Mỗi yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có thể coi là một đơn vị. Các đơn vị
trong hệ thống ngôn ngữ được sắp xếp theo những quy tắc nhất định.
- Sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại của đơn vị ngôn
ngữ kia.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
- Mỗi đơn vị ngôn ngữ = một ký hiệu/dấu hiệu ngôn ngữ

Sự kết hợp giữa một hình ảnh âm học


và một khái niệm

- F. de Saussure gọi hình thức âm thanh là cái biểu đạt, khái niệm là cái
được biểu đạt.
Cái được biểu đạt
Ký hiệu NN (Signified)
Cái biểu đạt
(tính hai mặt) (Signifier)
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt

- Từ “nhà” trong tiếng Việt là một ký hiệu NN. Âm / ɲ a/ là cái biểu đạt = hình
ảnh âm thanh, còn khái niệm “nhà” là cái được biểu đạt = khái niệm.

- Cái biểu đạt từ “nhà” được tạo nên từ chất liệu âm thanh  Chữ viết chỉ ghi
lại cái biểu đạt của ký hiệu NN, chứ không phải cái biểu đạt của ký hiệu NN.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
Các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ (6)
(1) Tính võ đoán
(2) Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt
(3) Tính quy ước
(4) Tính đa trị
(5) Tính bất biến đồng đại
(6) Khả năng biến đổi lịch đại
(1) Tính võ đoán
- Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ không có
một mối quan hệ tự nhiên nào mà do người bản ngữ quy ước.
VD: Cùng biểu đạt khái niệm “tên gọi chung các thiên thể nhìn thấy như
những điểm sáng lấp lánh trên bầu trời ban đêm”: TV “sao”, tiếng Anh
“star”, tiếng Hàn “byeol” (별).
(1) Tính võ đoán (tt)
- Theo Émile Benveniste, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt có thể không có tính võ đoán, mà trái lại mối quan hệ này là tất yếu.

- Theo ông, tính võ đoán nằm ở chỗ ký hiệu ngôn ngữ này, chứ không
phải ký hiệu ngôn ngữ khác biểu thị một đối tượng nào đó trong thực tại.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
(2) Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt

- Cái biểu đạt hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian. Vì vậy, các
yếu tố của cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện theo một trật tự tuyến
tính, tạo ra một chuỗi âm thanh.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
(3) Tính quy ước
- Thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có cùng các quy ước để có
thể hiểu nhau.
- Các ký hiệu ngôn ngữ cũng hình thành dựa trên quy ước của các
thành viên trong một cộng đồng NN.
- Muốn giao tiếp bằng cùng một NN, phải có cùng một số quy ước.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
(4) Tính đa trị
- Một vỏ ngữ âm có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa (từ đa nghĩa).
- Một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm khác nhau (từ
đồng nghĩa).
(5) Tính bất biến đồng đại

- Vỏ âm thanh/ hay từ liên tưởng đến một khái niệm hay một nghĩa cụ
thể mang tính cộng đồng, một cá nhân không quyết định thay đổi mối
quan hệ này.
2. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
(6) Khả năng biến đổi lịch đại (Tính khả biến)

- Các ký hiệu NN có thể biến đổi qua thời gian, qua sự phát triển của
NNH thể hiện qua sự biến đổi vỏ ngữ âm, biến đổi khái niệm hay biến
đổi trong quan hệ giữa vỏ ngữ âm và khái niệm.
3. Chức năng của ngôn ngữ
a. NN = phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin.
- Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- NN là phương tiện quan trọng nhất là vì:
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, cần thiết cho mọi
người, ở mọi nơi mọi lúc.
+ NN là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác tất cả
những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện.
3. Chức năng của ngôn ngữ
a. NN = phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
- Chức năng giao tiếp của NN bao gồm:
+ Chức năng truyền thông tin
+ Chức năng yêu cầu
+ Chức năng biểu cảm
+ Chức năng xác lập mối quan hệ
3. Chức năng của ngôn ngữ
b. NN = phương tiện tư duy (cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm,
phán đoán, suy lý)
- Ngôn ngữ và tư duy là một thống nhất, nhưng không đồng nhất.
- Qua NN, con người thực hiện các hoạt động tư duy, không có tư duy thì
không có NN.
- Chức năng làm phương tiện giao tiếp và chức năng phương tiện tư duy
của NN không tách rời nhau.
Wernicke's aphasia Broca's aphasia

Aphasia: The disorder that makes you lose your


words - Susan Wortman-Jutt (TED-Ed)
II. Ngôn ngữ học
1. Ngôn ngữ học là gì?
- Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.
- Nghiên cứu ngôn ngữ như thế nào?

Xử lý theo nguyên tắc, phương pháp trong


Các cứ liệu có thể quan sát
phạm vi một lý thuyết nhất định

Đưa ra các quy tắc cấu tạo, họat động và biến đổi
của các đơn vị NN…
II. Ngôn ngữ học
1. Ngôn ngữ học là gì?
- Ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm.
- Ngôn ngữ học là khoa học miêu tả chứ không phải là
một thứ điển chế.
Nhà Ngôn ngữ học là người miêu tả hệ thống đó chứ
không phải đề ra các quy tắc và buộc mọi người phải tuân
theo.
II. Ngôn ngữ học
1. Ngôn ngữ học là gì?
Nhà ngôn ngữ phải:
- Tôn trọng sự kiện ngôn ngữ khách quan;

- Tập hợp cứ liệu đủ nhiều và phong phú.


II. Ngôn ngữ học
2. Đối tượng của Ngôn ngữ học
- F. de Saussure xác lập một sự đối lập quan trọng giữa hai phạm trù: ngôn
ngữ (langue) và lời nói (parole).

- Hiện tượng Langage


xã hội, mã Mang tính cá
chung cho nhân, khả
toàn bộ một Langue biến, khó dự
Parole
cộng đồng NN báo
II. Ngôn ngữ học
2. Đối tượng của Ngôn ngữ học
- F. de Saussure cho rằng “đối tượng duy nhất và chân thực của
Ngôn ngữ học là ngôn ngữ, xét trong bản thân nó và vì bản thân
nó”.
- Quan điểm này đã giúp Ngôn ngữ học có được đối tượng
nghiên cứu riêng và trở thành một ngành khoa học thực sự.
II. Ngôn ngữ học
2. Đối tượng của ngôn ngữ học
- Việc không xem “lời nói” (parole) là đối tượng của NNH đã hạn
chế khả năng nghiên cứu sự hành chức của NN trong hoạt
động giao tiếp.
- Các nhà ngữ học sau Saussure đã mở rộng đối tượng nghiên
cứu của NNH.
- “Langue” và “Parole” = đối tượng nghiên cứu của NNH
hiện đại.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
- Khái niệm “hệ thống” và “cấu trúc”
+ Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ
mật thiết với nhau.
+ Cấu trúc là toàn bộ những quan hệ tồn tại trong một hệ
thống.
 Trong hệ thống có cấu trúc, cấu trúc luôn tồn tại trong
một hệ thống nhất định.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
- Giá trị của một yếu tố trong hệ thống do quan hệ giữa
yếu tố đó với các yếu tố khác quy định.
- Cấu trúc của một hệ thống quy định giá trị của từng yếu
tố trong hệ thống đó  Quy định giá trị của toàn hệ thống.
a. Đơn vị âm thanh nhỏ
II. Ngôn ngữ học nhất, không có nghĩa, có
chức năng khu biệt nghĩa.
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
3.1. Các yếu tố/ đơn vị của hệ thống ngôn ngữ
a. Âm vị (phoneme/phonème)
b. Hình vị (morpheme/morphème) b. Hình vị là đơn vị NN nhỏ
c. Từ (word/mot) nhất có nghĩa.

c. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả


năng hoạt động độc lập, tức có khả năng
đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong
câu.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
- Mỗi cấp độ trên đây là một yếu tố của hệ thống ngôn ngữ.
Đến lượt mình, mỗi cấp độ cũng có thể được coi là một hệ
thống gồm có các yếu tố là những đơn vị tương ứng của nó.
- Âm vị là hệ thống bao gồm các nguyên âm, phụ âm…
- Hình vị là hệ thống bao gồm hình vị tự do, hình vị ràng
buộc…
- Từ là hệ thống bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy…
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
3.2. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói:
- Nhiều tài liệu NNH xem ngữ đoạn và câu là những đơn vị ngôn ngữ.
- Tuy nhiên, đứng trên quan điểm phân biệt chặt chẽ hai bình diện ngôn
ngữ và lời nói thì chì có âm vị, hình vị và từ mới được xem là những đơn
vị thuộc hệ tôn ti của các đơn vị ngôn ngữ.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
3.2. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói
- Ngữ đoạn và câu thuộc bình diện lời nói, vì chúng không phải là
đơn vị có sẵn mà chỉ được hình thành khi nói và có số lượng vô hạn.
- Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú pháp
trong câu.
- Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
3.2. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói
- Đoạn văn và văn bản cũng là những đơn vị lời nói dùng để
giao tiếp, tuy nhiên đó không phải là những đơn vị lời nói nhỏ
nhất thực hiện chức năng này.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
3.3. Các quan hệ trong NN

3.3.1. Quan hệ kết hợp


Ba kiểu quan hệ cốt lõi có
khả năng chi phối toàn bộ cơ
3.3.2. Quan hệ đối vị
chế hoạt động của ngôn ngữ.
3.3.3. Quan hệ tôn ti
3.3.1. Quan hệ kết hợp
Là quan hệ giữa các đơn vị cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để tạo ra một
đơn vị lớn hơn. Chẳng hạn trong câu:
Chúng tôi rất thích môn học ấy
giữa “chúng tôi” và “rất thích môn học ấy”, giữa “rất” và “thích”, giữa “môn học”
và “ấy” có quan hệ kết hợp. Trong câu này, mặc dù “học” và “ấy” cùng xuất hiện
trong một câu và có vị trí cạnh nhau, nhưng “học” không có quan hệ kết hợp với
“ấy”, nói cách khác “học” không phải là một đơn vị.
- Quan hệ kết hợp bao giờ cũng là quan hệ giữa các đơn vị cùng loại (cùng
chức năng). Vì thế trong một kết hợp như XYZ, nếu X và Z là âm vị thì Y cũng
phải là âm vị, nếu X và Z là hình vị thì Y cũng phải là hình vị, v.v..
Đây là QH giữa các yếu tố, đơn vị NN nối tiếp nhau trên một trục
nằm ngang theo tuyến tính gọi là trục ngữ đoạn. QH ngữ đoạn chỉ
xảy ra giữa các đơn vị NN thuộc cùng cấp độ.
3.3.2. Quan hệ đối vị
Là quan hệ giữa các đơn vị có khả năng thay thế nhau ở một vị trí nhất
định. Các đơn vị có quan hệ đối vị với nhau lập thành một hệ đối vị. Chúng
không bao giờ xuất hiện kế tiếp nhau trong lời nói. Chẳng hạn trong tiếng
Anh, my “của tôi”, your “của anh/ chị”, this “này, số đơn”, these “kia, số
phức”, that “kia, số đơn”, those “kia, số phức”, the “quán từ xác định”, a/ an
“quán từ bất định” thuộc cùng một hệ đối vị, nên không bao giờ hai hoặc
nhiều hơn hai đơn vị trong nhóm này kết hợp với nhau trong lời nói. Như
vậy “a my friend” là một kết hợp sai ngữ pháp. Muốn biểu đạt ý “một người
bạn của tôi”, tiếng Anh dùng ngữ đoạn “a friend of mine”.
- Cũng như quan hệ kết hợp, quan hệ đối vị bao giờ cũng là quan hệ giữa
các đơn vị cùng loại (cùng chức năng).
- Quan hệ đối vị dựa trên sự liên tưởng nên mỗi dãy yếu tố (đơn vị) được lập
thành do quan hệ đối vị được gọi là một dãy liên tưởng hoặc hệ đối vị. Sự
liên tưởng có thể dựa trên tính tương đồng hoặc tương phản.

- Quan hệ đối vị là quan hệ khiếm diện. Nó là sợi dây liên hệ giữa một yếu tố
xuất hiện với các yếu tố vắng mặt tiềm tàng trong trí óc của người sử dụng
ngôn ngữ. Quan hệ đối vị cho phép người nói lựa chọn yếu tố thích
hợp nhất trong dãy liên tưởng để đưa vào lời nói.

VD:
3.3.3. Quan hệ quan hệ tôn ti (cấp độ)
Là quan hệ giữa một đơn vị (ở cấp độ thấp) với một đơn vị (ở cấp
độ cao) mà nó là một yếu tố cấu thành.
VD:
Chẳng hạn như quan hệ giữa “quốc” và “gia” với “quốc gia” trong
tiếng Việt; “teach” và “er” với “teacher” (giáo viên) trong tiếng Anh.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
3.3. Các quan hệ trong NN

Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại cùng


Quan hệ kết hợp xuất hiện và tổ hợp với nhau để tạo ra một
đơn vị lớn hơn.

Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại có khả


năng thay thế nhau ở một vị trí nhất định.
Quan hệ đối vị
Các đơn vị có quan hệ đối vị với nhau lập
thành một hệ đối vị.
II. Ngôn ngữ học
3. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
3.3. Các quan hệ trong NN

Là mối quan hệ giữa các đơn vị ở các cấp


Quan hệ tôn ti độ thuộc các bậc chức năng khác nhau.

Tức là đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm
cấp độ thấp hơn và ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp bao
giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn và là thành tố
cấu tạo đơn vị ở cấp độ cao hơn.
Mối quan hệ giữa Quan hệ kết hợp và Quan hệ đối vị:

Khác nhau: QH kết hợp là QH giữa các yếu tố hiện hữu trong
chuỗi lời nói, còn QH liên tưởng thì không, các yếu tố không hiện
hữu mà tồn tại nhờ sự liên tưởng của con người.

Có mối liên hệ: Mỗi vị trí nằm trong mối quan hệ bị quy định bởi
chức năng kết hợp và ngữ nghĩa của nó với các yếu tố khác.
Quan hệ hệ hình (paradigmatic);
Các quan hệ trong NN ngữ/ cú đoạn (syntagmatic)
II. Ngôn ngữ học
4. Các phân ngành của ngôn ngữ học

Ngữ âm học Nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm

Nghiên cứu mặt xã hội hay chức


năng của ngữ âm trong từng ngôn ngữ.
Âm vị học
Xác lập hệ thống các đơn vị âm
thanh trong ngôn ngữ hữu quan.
II. Ngôn ngữ học
4. Các phân ngành của ngôn ngữ học (tt)

Ngữ pháp học

Hình thái học/Từ pháp học Cú pháp học

Nghiên cứu ngữ pháp của từ Nghiên cứu ngữ pháp của câu
II. Ngôn ngữ học
4. Các phân ngành của ngôn ngữ học (tt)

Từ vựng học Nghiên cứu từ và ngữ cố định

- Nghiên cứu ngữ nghĩa từ vựng;


Ngữ nghĩa học - Nghiên cứu ngữ nghĩa cú pháp;
- Ngữ nghĩa học dụng pháp.
II. Ngôn ngữ học
4. Các phân ngành của ngôn ngữ học (tt)

Nghiên cứu các mối liên kết


Ngữ pháp văn bản giữa các câu trong một đoạn văn và giữa
các đoạn văn trong một văn bản

Nghiên cứu từ, ngữ và câu trong mối


Ngữ dụng học
quan hệ với chu cảnh giao tiếp
II. Ngôn ngữ học
4. Các phân ngành của ngôn ngữ học (tt)

Nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ trong


Phong cách học
các phong cách chức năng khác nhau

Nghiên cứu các biến thể của một ngôn


Phương ngữ học
ngữ ở những địa phương khác nhau.
II. Ngôn ngữ học
4. Các phân ngành của ngôn ngữ học
- Các phân ngành của NNH có tính liên ngành:
• Xã hội học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học xã hội
• Nhân học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học nhân học
• Tâm lý học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học tâm lý
• Thần kinh học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học thần kinh
• Tin học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học điện toán
• …
II. Ngôn ngữ học
Các hướng tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ của ngôn ngữ
học:

NNH lịch đại


Nghiên cứu diễn tiến của ngôn ngữ
(Diachronic
linguistics) qua các thời điểm lịch sử.

Nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng thái


NNH đồng đại
tĩnh, tức ở một thời điểm nhất định mà
(Synchronic
không tính đến sự biến đổi của ngôn ngữ
linguistics)
trong thời gian.

You might also like