You are on page 1of 4

Dẫn luận ngôn ngữ học

Tài liệu
Chương 1: BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
1.1 Khái niệm
-Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người
-Bản chất: hệ thống dấu hiệu đặc biệt.
-Chức năng: phương tiện giao tiếp quan trọng
Phương tiện tư duy
1.2 Bản chất của ngôn ngữ
-Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội:
+Gắn với một xã hội nhất định, cộng đồng xã hội thay đổi ngôn ngữ
thay đồi theo
+ Chỉ hình thành duy trì phát triển trong môi trường xã hội
+ Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên không có tính bản năng
không di truyền
+ Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành của văn hóa:
- Dấu ấn văn hóa trong ngôn
ngữ
-Học và sử dụng ngoại ngữ
- Giữ gìn phát triển nền văn hóa.

Ngôn ngữ
Văn hóa Tư duy

-Đan xen nối tiếp lẫn nhau của 3 yếu tố

1.3 Ngôn ngữ là một dấu hiệu đặc biệt


a) Hệ thống là gì?
Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có
quan hệ hoặc liên quan với nhau chặt chẽ làm thành một hệ thống.
b) Cấu trúc là gì?
c) Ngôn ngữ là một hệ thống
 Quy tắc ngôn ngữ:
- Quy tắc ngữ âm: tiếng Việt có hạt, thạ, không có hat,
- Quy tắc kết hợp từ vựng: nước tràn đầy, tình cảm tràn đầy, *ngọn
núi tràn đầy.
- Quy tắc ngữ pháp: SVO, không chấp nhận các trật tự kết hợp khác,
trừ một số ngữ cảnh có tính tu từ, kết hợp hạn chế.
 Tính quy định lẫn nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ
- Yếu tố quy định chỉ sử dụng được thanh dấu nhất định là do phụ âm
cuối.
- Từ chỉ thuộc tính(không đếm được) không kết hợp được với từ chỉ số
lượng
- Các từ kết hợp với nhau không có nghĩa nên không được chấp nhận
- Tất cả yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có giá trị tự thân luôn quy
định lẫn nhau được tổ chức theo quy tắc khác nhau
d) Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
 Phân biệt “dấu hiệu” và “tín hiệu”:
- Tín hiệu là một yếu tố vật chất kích thích vào giác quan con người,
làm cho ta tri giác và thông qua đó biết về một điều gì khác ở ngoài
vật đó
+ Điều kiện tồn tại tín hiệu:
Là một dạng vật chất: cái biểu đạt
Gợi ra cái gì khác: cái được biểu đạt
Mối quan hệ cái biểu đạt-cái được biểu đạt phải được con người
nhận thức
+ Chữ viết là cái biểu đạt để biểu đạt âm thanh, ghi lại ngôn ngữ âm
thanh của một cộng đồng nào đó.
- Ngôn ngữ là một tín hiệu hệ thống đặc biệt:
+ Chỉ có ở con người không ó ở loài khác trong tự nhiên
+ Khác với các hệ thông dấu hiệu khác.
- Tính võ đoán
+ Giữa cái biểu đạt và được biểu đạt không có mối quan hệ tự nhiên,
mối quan hệ này chỉ do người bản ngữ quy ước.
VD thượng danh-hạ danh: bàn-bàn gỗ-bàn con(do cách đặt tên)
? Có hay không dấu hiệu ngôn ngữ không có tính võ đoán
Không hoàn toàn võ đoán: từ tượng thanh có cơ sở là không võ đoán
(tính võ đoán thấp hay không hoàn toàn võ đoán tùy thuộc vào hệ
thống ngôn từ của từng loại ngôn ngữ)
+ Tính võ đoán được xem xét ở đơn vị dấu hiệu cơ bản(từ đơn).
- Tính đa trị: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt cảu dấu hiệu ngôn
ngữ không có quan hệ 1:1.
VD: ăn cơm-ăn than-ăn hối lộ
Con ngựa đá-con ngựa đá
Chết- qua đời-từ trần-quy tiên
+ Có 1 cái biểu đạt nhưng có nhiều cái được biểu đạt(từ đa nghĩa, từ
đồng âm, từ đồng nghĩa)

You might also like