You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


~~~~~~*~~~~~~

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Họ và tên sinh : NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA


viên
Lớp : 19CNA04
Mã sinh viên : 411190112
Đà Nẵng, tháng 10/2020

CÂU HỎI: BẰNG CÁC VÍ DỤ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT,


ANH/CHỊ HÃY CHỨNG MINH RẰNG NGÔN NGỮ LÀ MỘT HỆ THỐNG
TÍN HIỆU ĐẶC BIỆT.
BÀI LÀM
I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
- Khái niệm tín hiệu: Tín hiệu là một thuộc tính vật chất tác động tới giác
quan của con người, giúp con người có khả năng suy diễn được tới một nội
dung nào đó.
Ví dụ: 1. Đèn đỏ ở cột đèn giao thông là một tín hiệu, vì khi nó sáng lên,
người tham gia thấy nó và suy diễn đến sự cấm đoán, không được đi, phải
dừng xe lại.
2. Câu tục ngữ “ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” là một tín
hiệu, thông qua sự vật khác (chớp, gà) giúp nhân dân lao động chủ động dự
đoán thời tiết, nâng cao năng suất lao động ( Đại diện hoặc gợi ra một cái gì
đó nhưng không phải là chính nó)
- Khái niệm hệ thống: là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau,
tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một
chỉnh thể.
Ví dụ: Hệ thống đèn tín hiệu giao thông: xanh, đỏ, vàng. Hệ thống biển báo
giao thông...
Ngôn ngữ là một tín hiệu bởi nó thỏa mãn các yêu cầu:
+ Ngôn ngữ là một thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con
người, kích thích đến giác quan của con người và con người có thể cảm nhận
được.
+ Trong ngôn ngữ, cái biểu hiện (âm thanh, chữ viết) có quan hệ hài hòa với
cái được biểu hiện (nội dung của ngôn ngữ)
+Ngôn ngữ là một hệ thống
*Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ:

II. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt:


Mọi hệ thống tín hiệu chung đều có giá trị khu biệt và tính võ đoán. Tuy
nhiên, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ còn hàng loạt các đặc điểm khác biệt với
các hệ thống tín hiệu khác.
+ Tính phức tạp nhiều tầng bậc:
Hệ thống ngôn ngữ phức tạp ở chỗ vô số lượng từ và câu không thể thống kê
được bởi vì chúng thường xuyên biến đổi và được bổ sung thêm. Ngôn ngữ
là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không
đồng loại với số lượng không xác định.
Ví dụ: Tôi là sinh viên.
Không đồng loại vì từ “sinh” là hình vị của từ “sinh viên”. Yếu tố đồng loại
là 3 từ tôi, là, sinh viên.
+ Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại nên nó tạo ra nhiều hệ
thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những
yếu tố tương đối đồng loại.
+ Tính đa
trị:
Tính hai
Cái được mặt
biểu hiện
tương ứng
với nhiều
cái được
Tính vật Bản chất Giá trị k
chất tín hiệu biệt

Tính võ
đoán
biểu hiện hay nhiều cái được biểu hiện chỉ tương ứng với 1 cái được biểu
hiện .
Ví dụ: 1. Cùng là hành động “ đưa thức ăn vào miệng” thì chúng ta có
những từ sau để biểu đạt : ăn, hốc, xơi, chén, dùng bữa,…với mỗi từ tuy
cùng biểu đạt một nghĩa nhưng sắc thái biểu đạt là khác nhau.
2. Trong tiếng Việt:
* Miền Nam:  bác (trai) là anh của cha, bác gái là vợ của anh của cha, chú là
em trai của cha, thím là vợ của chú, cô là chị hoặc em gái của cha. Cậu là
anh hoặc em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu. Dì là chị hoặc em gái của mẹ.
Dượng là chồng của cô hoặc dì.
*Miền Bắc:  bác là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ, vợ/chồng của bác cũng
được gọi là bác, chú là em trai của cha ngoài ra chú còn dùng để gọi chồng
của cô hoặc chồng của dì, cô là em gái của cha, ngoài ra cô còn dùng để gọi
vợ của chú, cậu là anh hoặc em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu, dì là em gái
của mẹ.
Nhưng trong tiếng Anh:
Uncle : chú, cậu, bác, dượng (anh/em trai của bố/mẹ, anh/em rể của
bố/mẹ dùng cho cả bên nội và bên ngoại)
Aunt: dì, cô, thím, mợ,bác (chị/em gái của bố/mẹ, chị/em dâu của
bố/mẹ dùng cho cả bên nội hoặc bên ngoại)
Tiếng Việt những từ chỉ họ hàng phân biệt rất rõ rệt, nhưng trong tiếng Anh
thì một từ có thể mang nhiều nghĩa so với tiếng Việt.
3. - He is going tomorrow
- He is going!
- Is he going?
+ Tính độc lập tương đối:
Ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật để phát triển nội tại của mình,
không lệ thuộc vào ý kiến của cá nhân. Bất kể phương thức sản xuất nào, chế
độ xã hội ra sao.
Ví dụ: Khi gọi tên một sự vật như “căn nhà”, thì nó tồn tại như vậy mà
không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào, không ai biết vì sao lại gọi như vậy
và cũng không ai có thể thay đổi.
+ Tính năng sản:
Tính năng sản của tín hiệu ngôn ngữ - Tín hiệu ngôn ngữ khác tín hiệu khác
ở chỗ: tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu ngôn ngữ theo phương
thức ghép hoặc láy các tín hiệu ngôn ngữ với nhau. Đó là phương thức tạo từ
ghép và từ láy trong tiếng Việt làm cho hệ thống tín ngôn ngữ thêm phong
phú hơn.
Ví dụ:
- xanh, xanh lè, xanh ngắt, xanh lục, xanh lam...
- bàn, bàn bạc, bàn luận, bàn thảo, bàn tán, ..
+ Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ được sáng tạo ra trong một giai đoạn nào đó để phục vụ mục đích
của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ có cả hai đặc điểm
giá trị đồng đại và giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm do
quá khứ để lại.
Ví dụ: Người xưa gọi chồng là “lang quân”, ngày nay người chồng được gọi
là “ông xã”

Tính đa trị

Giá trị đồng đại


và giá trị lịch Tính độc lập
đại tương đối

Ngôn ngữ là hệ
thống tín hiệu
đặc biệt

Tính phức tạp


Tính năng sản
nhiều tầng bậc

You might also like