You are on page 1of 68

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

(30 tiết)

GV: ThS. NGUYỄN THỊ ĐỨC


Email: Nguyenthiduc080178@gmail.com
GIỚI THIỆU NỘI DUNG MÔN HỌC

•Chương 1: Bản chất, chức năng và


nguồn gốc của ngôn ngữ.
•Chương 2: Phân loại các ngôn ngữ
•Chương 3: Ngữ âm học
•Chương 4: Từ vựng học
•Chương 5: Ngữ pháp học
•Chương 6: Phong cách học
CL Chuẩn đầu ra của học phần
Os
1 Giải thích được các vấn đề cơ bản về bản chất,
chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ.
2 Trình bày được bản chất tín hiệu và hệ thống
cấu trúc của ngôn ngữ; đặc điểm của các loại
hình ngôn ngữ trên thế giới.
3 Phân tích được những đặc trưng cơ bản về ngữ
âm, từ vựng của ngôn ngữ.
4 Phân tích được những đặc trưng cơ bản về ngữ
pháp, đặc điểm phong cách của ngôn ngữ.
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
CLOs Assessment Methods
1 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận)
Bài kiểm tra giữa kỳ (tự luận)
2 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận)
Bài kiểm tra giữa kỳ (tự luận)
3 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận)
Bài kiểm tra cuối kỳ (tự luận)
4 Bài kiểm tra cuối kỳ (Tự luận)
Bài kiểm tra cuối kỳ (tự luận)
Giáo trình, tài liệu tham khảo:
Giáo trình chính:
[1] Nguyễn Thiện Giáp, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013 [100286711]
• Reference books
[1] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 2014.[KNN000005]
[2] Bùi Minh Toán, Giáo trình Dẫn luận Ngôn ngữ học,
Nxb Đại học Sư phạm, 2014. [KNN000006]
GiớI thiệu một số phương pháp học
- Thảo luận, chia nhóm:
- Hướng dẫn phương pháp thuyết trình

STT MS HỌ THỜI GIAN 15 TUẦN


SV TÊN Ngày
28/2
CHƯƠNG I

BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ


NGUỒN GỐC CỦA NGÔN
NGỮ
1.1 Bản chất của ngôn ngữ
Vấn đề đặt ra:

1.NN có phải là hiện tượng tự nhiên?

2. NN có phải là hiện tượng sinh học?

3. NN có phải một hiện tượng di truyền?

4. NN có phải là hiện tượng cá nhân?


Bản chất của ngôn ngữ là gì?
1.1 Bản chất của ngôn ngữ
1.1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Một số quan niệm sai lầm:
*Ngôn ngữ có phải là hiện tượng tự nhiên?
Hiện tượng tự nhiên: nắng mưa, gió bão, thủy
triều…; hiện tượng tự nhiên có trước khi xuất
hiện loài người.
Còn NN phụ thuộc vào hoạt động của con
người, NN chỉ sinh ra và phát triển trong xã
hội loài người, do nhu cầu giao tiếp của con
người.
Về nhà đọc trước

• 1. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt


• 2. Chức năng của NN
• 3. NN là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
•Trong quá trình sử dụng NN con người luôn
kế thừa cái cũ, phát triển cái mới. Chính vì
thế mà nảy sinh nghĩa mới của từ.
•NN không phải là bản năng bẩm sinh của
con người.
•NN không phải là hiện tượng sinh học vì
nó không mang tính di truyền
•Con người có được NN là do quá trình học
tập, tiếp thu từ những người cùng sống ở
xung quanh.
•VD: các thế hệ Việt Kiều trẻ tuổi phải học
tiếng Việt như một ngoại ngữ.
• NN không giống tiếng kêu của những loài động vật
• VD: chó sói gọi bầy, gà mẹ gọi con, tiếng hót của các loài
chim là tín hiệu gọi bạn tình…
-> Tiếng kêu đó là bẩm sinh, là sự “trao đổi thông tin” một
cách vô thức.
* NN không phải là một hiện tượng cá nhân
• Mỗi cá nhân có thể vận dụng NN một cách khác nhau.
Nếu không có NN chung của xã hội -> con người có thể
hiểu nhau được không?
• NN chính là cái chung của xã hội, nó giúp con người hiểu
được nhau trong giao tiếp.
=> Kết luận:
-NN ngôn ngữ không phải là một hiện tượng
tự nhiên, hiện tượng sinh học, hiện tượng cá
nhân. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.
Bản chất xã hội của NN:
- NN là phương tiện giao tiếp quan trong nhất của xã hội.
- NN thể hiện ý thức xã hội.
- NN tồn tại và phát triển trong sự tồn tại và phát triển của
xã hôi.
1.1.2 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã
hội đặc biệt
• Câu hỏi thảo luận:
Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc
biệt?
1.1.2 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc
biệt

• Tại sao nói NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt?


• NN không nằm trong cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc
thượng tầng.
- Mỗi kiến trúc thượng tầng đều do một cơ sở hạ tầng
sinh ra. NN không do một cơ sở hạ tầng nào sinh ra, nó
là phương tiện giao tiếp của cả một cộng đồng xã hội, nó
được sinh ra và được bảo toàn qua mọi thời đại.
1.1.2 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc
biệt

- NN không mang tính giai cấp, còn kiến trúc thượng


tầng thì mang tính giai cấp. NN là tài sản chung của
tất cả mọi giai cấp, phục vụ cho mọi giai cấp.
Tóm lại: NN không thuộc cơ sở hạ tầng, không
thuộc kiến trúc thượng tầng cũng không phải là công
cụ sản xuất->NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt;
nó phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp của toàn
xã hội.
1.2 Chức năng của ngôn ngữ
2.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người

• THẢO LUẬN: Tại sao nói NN là phương tiện


giao tiếp quan trọng nhất của con người?
1.2 Chức năng của ngôn ngữ
1.2.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của con người
• Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người này với
người khác bằng phương tiện lời nói, cử chỉ, hình
vẽ...để đạt được mục đích nhất định.
Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp
giữa hai hoặc hơn hai người với nhau trong một bối
cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp
chung.
• Loài người đã sử dụng nhiều phương tiện, hình
thức giao tiếp khác nhau:
- Dùng âm thanh: sáo, chuông, kẻng, nhạc…
- Dùng đường nét: biển báo, hình vẽ….
- Dùng đồ vật:
- Dùng màu sắc: đỏ-xanh-đen-vàng
- Cử chỉ: vẫy tay, nhăn mặt.
• Chính nhờ NN mà con người hiểu biết lẫn nhau trong
lao động và cuộc sống hàng ngày.
• NN giúp con người thể hiện những tư tưởng, tình cảm,
trí tuệ, tâm trạng, nguyện vọng giúp họ gần lại với nhau
và tạo nên những cộng đồng xã hội.
• NN giúp cho việc truyền đạt những tư tưởng, tình cảm,
trí tuệ từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho xã hội loài
người ngày càng phát triển.
• Vậy “NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người” (V. Lê nin) không có phương tiện nào có thể
sánh được với nó.
• So với các phương tiện giao tiếp mà loài người
đã sử dụng, NN là phương tiện giao tiếp:
- Hoàn hảo nhất (khoa học, chặt chẽ)
- Phức tạp nhất (nhiều tầng cấp, nhiều dạng biểu thị)
- Hiệu quả nhất (diễn tả nhiều lĩnh vực trong đời
sống con người)
1.2.1 Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy

•Câu hỏi chuẩn bị:


1. Chức năng làm công cụ tư duy của ngôn ngữ thể
hiện thế nào?
2. Phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy?
1.2.1 Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy

* Chức năng thứ hai của ngôn ngữ là chức năng phản
ánh (thể hiện tư duy)
- Tư duy của con người là sự phản ánh thế giới khách
quan vào não bộ nhờ ngôn ngữ.
- Không từ nào, câu nào không biểu hiện một khái
niệm hay tư tưởng. Không một khái niệm, tư tưởng
nào không tồn tại dưới hình thức ngôn ngữ
 Chức năng thể hiện tư duy của NN
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của
tư tưởng
- Ngôn ngữ là công cụ hình thành tư
tưởng
- Không có ngôn ngữ thì không có tư
duy và nếu không có tư duy thì ngôn
ngữ chỉ là những tổ hợp âm vô nghĩa.
 NN của con người tồn tại dưới hai
dạng:
-Thành tiếng, dạng biểu tượng âm thanh
ở trong óc.
- Chữ viết
Vì thế, chức năng phản ánh của NN
không chỉ thể hiện khi NN phát ra thành
lời mà cả khi im lặng suy nghĩ hoặc viết
ra giấy.
 Quan hệ giữa NN và tư duy

•NN và tư duy ra đời cùng một lúc và chỉ


có ở con người
•NN và tư duy cùng tồn tại và phụ thuộc
lẫn nhau
•NN và tư duy thống nhất nhưng không
đồng nhất
 NN và tư duy ra đời cùng một lúc và
chỉ có ở con người
 NN và tư duy cùng tồn tại và phụ
thuộc lẫn nhau

-NN: hình thức vật chất (cái biểu đạt)


-Tư duy: Nội dung (Cái được biểu đạt)
 NN và tư duy thống nhất với nhau
nhưng không đồng nhất
- Đơn vị của NN thuộc chuyên ngành NN học, nghiên
cứu các hiện tượng NN, quy tắc, sự hình thành, phát
triển và tử vong.
- Đơn vị của tư duy thuộc chuyên ngành Logic học,
nghiên cứu các khái niệm, phán đoán, suy lí,…
- NN là vật chất (các đơn vị của NN là từ, hình
vị,… đầu là âm thanh- vật chất) còn tư duy là
tinh thần (tư duy do não sinh ra, nó không có
thuộc tính vật chất như khối lượng, trọng
lượng, mùi vị…)
- Đơn vị của NN (âm vị, hình vị, từ, câu…) và
đơn vị của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy
lí,…) khác nhau vì chúng thuộc các ngành
khoa học khác nhau.
•Về nhà đọc trước:
•Hệ thống tín hiệu NN
1.2.3 Phân biệt ngôn ngữ, lời nói, hoạt
động nói năng

• THẢO LUẬN NHÓM


1. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói
2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
nn
1.2.3 Phân biệt ngôn ngữ, lời nói, hoạt
động nói năng
- NN là một hệ thống những đơn vị vật chất và
những quy tắc hoạt động của chúng, dùng làm
công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh
trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng hóa
khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ
thể nào.
- Lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ
được xây dựng nên theo quy luật và “chất liệu”
của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những
nội dung (tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý chí...) cụ
thể.
-> Lời nói mang tính cá nhân còn NN
mang tính xã hội.
- Hoạt động nói năng là hệ thống các
hành vi lời nói (hành vi nói ra của người
nói chính là hành vi sản sinh văn bản;
hành vi hiểu văn bản là hành vi tiếp nhận
từ phía người nghe-> hành vi lời nói)
1.3 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

3.1 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu


• Tín hiệu là gì?
- Tín hiệu là một sự vật (một thuộc tính vật chất) tác
động vào giác quan của con người, làm cho người ta
hiểu được, suy diễn đến một nội dung nào đó nằm
ngoài sự vật đó.
Ví dụ: cái gật đầu, đèn giao thông
Tín hiệu được biểu thị:

- Bằng ánh sáng (hải đăng)


- Bằng âm thanh (tiếng còi, tiếng chiêng,
tiếng trống)
- Bằng màu sắc (tín hiệu giao thông đường
bộ)
- Bằng hình vẽ, hình khối (biển báo giao
thông, các phao trên sông)
• Một sự vật là một tín hiệu, nếu nó thỏa mãn
các yêu cầu sau đây:
- Phải là một sự vật hoặc một thuộc tính vật
chất được cảm nhận qua giác quan của con
người.
- Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó
không phải là chính nó. Tức là cái mà nó đại diện
cho, không trùng với chính nó.
- Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu
nhất định để xác định tư cách tín hiệu của mình
cùng với các tín hiệu khác.
Câu hỏi thảo luận

- Ngôn ngữ có phải là hệ thống tín hiệu?


Vì sao?
- Tại sao nói NN là một hệ thống tín hiệu
đặc biệt?
- Ngôn ng?; 2 m?t
+ Cái bi?u đ?t: (âm thanh)-V?t ch?t-hình th? c
+ Cái đu? c bi?u đ?t: (ý nghia-/ n?i dung)
Cái BĐ <CĐBĐ
NN: CBĐ 1 , CĐBĐ nhi?u hon 1-> hi?n tu? ng t? đa nghia
TH khác: CBĐ 1, CĐBĐ 1
* Tính hình tuy?n: theo tr?t t? th? i gian (khi nói/nghe), theo tr?t t? không gian khi đ?c/vi?t
Hôm nay, chúng ta h?c DLNN
• Ngôn ngữ là hệ thồng tín hiệu đặc biệt:
- Tính võ đoán
- NN có tính đa trị
- Tính hình tuyến
- NN là hệ thống tín hiệu phức tạp và đa dạng: hệ
thống đơn vị và kiểu quan hệ
- Tính đồng đại và lịch đại
•Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu, vì:
- Nó có mặt được biểu hiện là âm thanh và
mặt được biểu hiện là ý nghĩa. Hai mặt này
không tách rời nhau.
Ví dụ: từ CÂY /kai/ (âm); “loài thực vật có
thân, lá rõ rệt hoặc có hình thù giống những
thực vật có thân, lá” (ý nghĩa)
- Hai mặt của tín hiệu có quan hệ võ đoán
với nhau, không thể lí giải vì sao âm “cây”
(riêng từ tượng thanh-hiện tượng mô phỏng
âm thanh)
- Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý (nội
dung) này hay ý khác...tất cả đều do quy
ước, do thói quen (hoặc suy đến cùng là do
thói quen) của tập thể cộng đồng.
-Ngôn ngữ có tính hệ thống (từ ‘cây” chỉ
có giá trị trong tiếng Việt, nó phải nằm
trong hệ thống từ vựng tiếng Việt)
- Khác với các loại tín hiệu khác, tín hiệu
ngôn ngữ là vạn năng và vô tận.
1.3.2 Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ

•Hệ thống là gì?


Hệ thống (sytem) là một thể thống nhất bao gồm
các yếu tố đồng loại có quan hệ và liên hệ lẫn
nhau. Mỗi đối tượng trọn vẹn là một hệ thống. Nói
đến hệ thống là nói đến sự thống nhất gồm hai điều
kiện:
- Các yếu tố đồng loại.
- Những mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố đó.
Ví dụ: bàn cờ tướng, ba cái đèn đỏ, vàng, xanh.
•Cấu trúc là gì?

Cấu trúc là tổng thể các mối quan hệ và


liên hệ giữa các yếu tố của hệ thống, là
phương thức tổ chức hệ thống, cấu trúc chỉ
là thuộc tính của hệ thống.
Cấu trúc không nằm ngoài hệ thống. Đã
là hệ thống thì phải có cấu trúc.
Ngôn ngữ cũng có cấu trúc: nó có tổ chức
bên trong, có mạng lưới quan hệ phức tạp,
đa dạng.
1.3.3 Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống
- kết cấu ngôn ngữ

Thảo luận
- Trình bày các đơn vị (yếu tố) trong hệ
thống của ngôn ngữ.
- Trình bày các quan hệ của các yếu tố
trong hệ thống ngôn ngữ.
- Đon v?:
-+ Âm v? : Ch? c năng khu bi?t nghia Ta- va khác nhau /t/ và /v/
+ Hình v? (t? t?): ch? c năng c?u t?o t?: đát nu?c, teacher, heo hút, ăn,..
+ T?: ch? c năng caauss t?o nên câu
+Câu: ch? c năng thông báo
- Quan h?:
+ C?p b?c (tôn ti/ bao hàm)
+ ng? đo?n: tuy?n tính/k?t h? p,.. tr?c ngang
+ Liên tu? ng: l? a ch?n/ thay th?/ hình,...
1.3.4 Các đơn vị chủ yếu trong hệ thống
- kết cấu ngôn ngữ
a. Âm vị: âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ
nhất trong chuỗi lời nói có chức năng khu
biệt nghĩa.
Ví dụ: âm /b/, /f/, /v/,…
Ví dụ: “bàn” có âm khác với “màn”
nhờ có sự đối lập giữa âm vị /b/ và âm vị
/m/, do vậy chúng khu biệt nghĩa giữa hai
từ.
b. Hình vị:

Chuỗi kết hợp các âm vị tạo thành. Hình vị


có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý nghĩa
từ vựng, nghĩa ngữ pháp của từ.
Ví dụ: Quốc kỳ được cấu tạo từ 2 hình vị
“quốc” và “kỳ”, kết cấu với nhau theo kiểu
quan hệ chính phụ, kiểu Hán Việt.
Trong tiếng Anh, từ “unfair” có 2 hình vị: 1
hình vị từ vựng và 1 hình vị ngữ pháp.
c.Từ: Là đơn vị cơ bản của ngôn
ngữ, là choỗi kết hợp một hoặc vài
hình vị mang chức năng gọi tên và
chức năng ngữ nghĩa. Chức năng
chính của từ là định danh, biểu thị
khái niệm, cấu tạo cụm từ và câu.
d. Câu: câu là chuỗi kết hợp của
một hoặc nhiều từ nhất định để
thông báo.
1.3.5 Các quan hệ của các đơn vị trong hệ thống-kết
cấu ngôn ngữ:
Các đơn vị của ngôn ngữ có quan hệ với nhau rất phức
tạp. Có ba loại quan hệ chủ yếu:
- Quan hệ cấp bậc
- Quan hệ ngữ đoạn
- Quan hệ liên tưởng
- Quan hệ cấp bậc (quan hệ tôn ti, quan hệ bao
hàm) (hierarchical relation)
Là mối quan hệ giữa các loại đơn vị thuộc cấp độ
cao hơn bao giờ cũng bao hàm (chứa đựng) đơn vị
thuộc cấp độ thấp hơn.
Vd: câu bao hàm từ, từ bao gồm hình vị...
- Quan hệ ngữ đoạn (syntagmatical relation) còn gọi là
quan hệ kết hợp, quan hệ ngang.
Là mối quan hệ giữa các yếu tố cùng loại xuất hiện trên
chuỗi lời nói. Khi ngôn ngữ được hiện thực hóa thì các
yếu tố của nó xuất hiện lần lượt kế tiếp nhau, yếu tố này
tiếp theo yếu tố kia theo một trật từ trong thời gian và
trong không gian. Đặc điểm này của ngôn ngữ được gọi
là tính hình tuyến của cái biểu hiện.
VD: Quyển sách này
Quyển sách này mới mua
Quyển sách này mới mua hôm qua...
- Quan hệ liên tưởng (asociative
relation) còn gọi là quan hệ hình, quan hệ
hàng dọc.
Là mối quan hệ giữa các yếu tố tương
đồng tồn tại trong ký ức, có thể thay thế
được cho nhau trong cùng một vị trí
trong chuỗi lời nói.Quan hệ liên tưởng
được xác lập dựa trên cơ sở quan hệ
đồng nghĩa giữa các đơn vị ngôn ngữ.
• Quan hệ này dựa trên năng lực liên tưởng vốn có của
con người và dựa trên sự giống nhau nhất định giữa
các yếu tố NN. Đây là quan hệ kết hợp và thay thế
một yếu tố bằng 1 yếu tố khác có thể thay thế cho nó
được.
Vd: “Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”
Thể hiện vào buồng: Đi vào buồng
Bước vào buồng
Chạy vào buồng
Xộc vào buồng
Lẻn vào buồng
Với từ “lẻn” Nguyễn Du đã vạch trần sự dối trá, gian
giảo của Sở Khanh (nhà phê bình Hoài Thanh)
1.4 Nguồn gốc của ngôn ngữ và sự phát triển của
ngôn ngữ
1.4.1 Nguồn gốc của ngôn ngữ
a. Một số giả thuyết giải thích nguồn gốc của ngôn
ngữ
* Thuyết tượng thanh
-Nguồn gốc: từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thế
kỉ XVII-XIX
-Đại diện:Platon (427-347 TCN), Augustin (354-
430)
-Nội dung: NN nói chung và các từ nói riêng ra đời
do ý muốn tự giác hay không tự giác của con
người khi mô phỏng âm thanh tự nhiên.
-VD: âm [r] trong tiếng Hy Lạp
* Thuyết cảm thán
•Nguồn gốc: phát triển mạnh vào Tk XVIII-
XX
• Đại diện: J.J.Rousseau (1712-
1778), W.Humbolt (1767-1835)
• Nội dung: NN loài người bắt nguồn từ
những âm thanh do vui, buồn, mừng, giận,
đau đớn, hưng phấn…phát ra lúc tình cảm bị
xúc động (tiêu biểu: thán từ và những từ phái
sinh từ nó)
* Thuyết tiếng kêu trong lao động
•Nguồn gốc: xuất hiện vào Tk XIX trong
các công trình của các nhà duy vật.
•Đại diện: L. Naure, K. Biukher.
•Nội dung: NN xuất hiện từ những tiếng
kêu trong lao động tập thể (săn mồi, đánh
bắt cá…) hoặc do nhịp điệu, tiếng kêu
phát ra phù hợp với động tác lao động.
* Thuyết khế ước xã hội

•Nguồn gốc: có từ thời cổ đại, thịnh


hành vào TK VIII.
•Đại diện: Adam smith và JJ.Rousseau.
•Nội dung: NN phát sinh do con người
thỏa thuận với nhau mà quy định ra.
NN của con người trải qua hai giai
đoạn;
-Giai đoạn tự nhiên (do cảm xúc)
-Giai đoạn văn minh (bắt đầu quy định)
* Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
-Nguồn gốc: Thuyết này thịnh hành vào thế
kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
- Đại diện:W. Wundt (1832-1920), Marr (đầu
thế kỷ XX)
- Nội dung: Ban đầu con người chưa có ngôn
ngữ thành tiếng. Để giao tiếp, con người
phải dùng cử chỉ, điệu bộ. Ngôn ngữ cử chỉ
có thể biểu thị tư tưởng, khái niệm, có thể
dùng để giao tiếp giữa các thành viên trong
các bộ lạc hoặc với các bộ lạc khác.
* Thuyết của Engels
•Thảo luận: Trình bày quá trình nảy sinh
NN theo thuyết của Engels (chủ nghĩa
duy vật biện chứng)
* Thuyết của Engels

Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động


trong sự chuyển biến từ vượn thành
người”, Engels cho rằng lao động không
những là điều kiện biến vượn thành
người mà còn là điều kiện làm nảy sinh
ngôn ngữ.
• Câu hỏi

1. Trình bày khái quát về các giả thuyết khác


nhau đối với vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ
loài người.
2. Thế nào là tiền đề sinh vật cho sự nảy sinh của
ngôn ngữ loài người.
3. Thế nào là tiền đề xã hội cho sự nảy sinh của
ngôn ngữ loài người? Vấn đề này có quan hệ
với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ như thế
nào?
1.4.2 Sự phát triển của ngôn ngữ

a. Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột


biến, nhảy vọt.
- NN không phát triển bằng cách phá hủy NN cũ và
tạo ra NN mới mà theo con đường cải tiến những
yếu tố căn bản của NN hiện có.
- Sự chuyển biến từ tính chất này sang tính chất khác
của NN có tính tuần tự, lâu dài, tích cóp những yếu
tố của tính chất mới, của cơ cấu mới và tiêu ma dần
những yếu tố của tính chất cũ.
b. Ngôn ngữ phát triển không đồng đều giữa các
mặt
- Trong các bộ phận của NN, từ vựng là bộ phận biến
đổi nhiều và nhanh nhất vì nó trực tiếp phản ánh
đời sống xã hội. Từ vựng của một NN trong tình
trạng biến đổi liên miên. Tuy nhiên, trong từ vựng
có một vốn từ rất bền vững là từ vựng cơ bản.
- Ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều
do đó dẫn đến sự khác biệt về ngữ âm giữa các địa
phương.
- Ví dụ: tiếng toàn dân: “gạo”, “nước”, “gái” nhưng
trong tiếng đại phương vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị
Thiên vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm cũ: “cấu”,
“nác”, “cấy”.
•Hệ thống ngữ pháp biến đổi chậm nhất. Tuy
nhiên, với thời gian, hệ thống ngữ pháp cũng
biến đổi, cải tiến, tu bổ thêm làm cho những
quy luật của nó chính xác hơn, thậm chí có
thể bổ sung thêm những quy luật mới. Tuy
nhiên, cơ sở của hệ thống ngữ pháp bảo tồn
dài lâu, thậm chí còn bền vững hơn cả từ
vựng cơ bản.

You might also like