You are on page 1of 15

Dẫn luận ngôn ngữ

1. Thanh điệu là gì. Vẽ sơ đồ và miêu tả hệ thống thanh điệu?


- Thanh điệu là một đơn vị siêu đoạn tính, nó được thể hiện trong âm tiết hay là
toàn bộ phần thanh tính của âm tiết bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và
âm cuối. Có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
- miêu tả hệ thống thanh điệu:
+Thanh k dấu: 0 thể hiện trên chữ viết,là thanh cao,đường nét
phẳng,không biến thiên về độ cao
+Thanh huyền:thấp hơn thanh ngang,đường nét phẳng hơn và đi
xuống ở cuối. Sự khác nhau giữa thanh không dấu và thanh huyền chủ
yếu ở độ cao
Ví dụ: cá,ca ,bồ,bô
+Thanh ngã: độ cao của thanh ngã gần bằng thanh huyền nhưng
không đi ngang qua mà vút lên ở cuối, kết thúc ở độ cao hơn thanh
đầu
Ở thanh ngã đường nét vận động bị gãy ở giữa do quá trình phát âm
có hiện tượng tắc thanh hầu
Ví dụ: ăn cỗ, đỗ xe,ngã xe
+thanh hỏi: đây là 1 thanh thấp ,có đường nét gãy ở giữa. Độ cao lúc
bắt đầu của thanh hỏi gần ngang, thanh này đi xuống. Độ cao lúc kết
thúc bằng độ cao lúc ban đầu.
+thanh sắc:lúc bắt đầu, độ cao của thanh sắc gần ngang với độ cao
của thanh không dấu, nhưng sau đó lên cao vầ kết thúc cao hơn lúc
đầu . Ở âm tiết cuối f,t,k thì thanh sác vút cao hơn lúc bắt đầu gãy
+ thanh nặng:;là 1 thanh bắt đầu thấp,có đường nét không phẳng,lúc
bắt đầu hơi ngang xấp xỉ độ cao thanh huyền sau đó xuống đột ngột
và kết thúc thấp hơn lúc đầu.
2. Thanh điệu là gì. Trình bày quy luật phân bố thanh điệu? cho ví
dụ
-quy luật phân bố thanh điệu
+ Thanh điệu phân bố trong các kiểu âm tiết
Thanh điệu được thể hiện đồng thời với các âm vị khác trong
âm tít. Sự thể hiện của chúng do đó ít nhiều chịu sự tác động của
các âm vị cấu thành âm tiết. Sự phân bố của các thanh điệu phải
được xét trong mối tương quan với các thành phần âm tiết
Âm đầu kết hợp với phần vần lỏng lẻo, nó không tham gia
vào việc bảo đảm trường độ cố định của âm tiết. Ở những âm
tiết bắt đầu bằng phụ âm hữu thanh, đường nét điển hình cho
mỗi thanh điệu nằm ở phần vần . Sự thể hiện và do đó sự phân
bố thanh điệu ít liên quan đến âm đầu . Âm đệm,ngoài âm vị
zêro ra ,tiếng việt chỉ có một bán nguyên âm u đảm nhiệm thành
phần này. Cũng như âm đầu nó ít ảnh hưởng đến sự phân bố của
các thanh điệu
Âm chính kết hợp với âm cuối tạo nên âm hưởng cơ bản
của âm tiết. Nếu âm cuối là phụ âm tắc- vô tanh thì sự thể hiện
âm điệu bị hạn chế, vì một phần trường độ cuẩ âm tiết về cuối là
một khoảng im lặng. Những thanh điệu nài mà đường nét âm
điệu đòi hỏi phải có một thời gian thích đáng mới thể hiện được
tính đặc thù của mình, thì không thể nào xuất hiện trong điều
kiện như thế được
Nếu âm cuối là âm mũi, bán nguyên âm hay âm vị zero thì
đường nét âm điệu đặc trưng cho từng thanh điệu có điều kiện
thể hiện được đầy đủ. Rõ ràng là sự phân bố của các thanh phụ
thuộc nhiêu vào thành phần âm cuối.
Thanh không dấu , thamh huyền có đường nét âm điệu bằng
phẳng . Đường nét này yêu cầu có một trường độ nhất định mới
bộc lộ được tính chất bằng phẳng của chúng. Do đó hai thanh
này không bao giờ được phân bố trong các âm tiết có âm cuối
vô thanh
+Thanh điệu phân bố trong các vần thơ
trong các thể thơ truyền thống, thanh điệu phân bố có quy
luậy
-âm tiết gieo vần của dòng thơ trên với âm tiết gieo vần của
dòng thơ dưới phải cùng 1 âm vực
- Nếu trong 1 dòng thơ có 2 aam tiết gieo vần, một âm tiết
gieo vần, 1 âm tiết gieo vần với dòng thơ trên và 1 âm tiết gieo
vần với dòng thơ dưới thì 2 âm tiết ấy không nhất thiết phải
cùng âm điệu . Nếu cùng một âm điệu thì phải trái nhau về âm
vực
Sự phân bố thanh điệu trong các vần thơ của nhữung thể thơ
truyền thống (lục bát,song thất lục bát)có thể tóm tắt là trong các
âm tiết hiệp vần giữa câu thơ trên và dướicos thể có những
thanh điệu cùng loại, xét về mặt âm điệu(cùng bằng hoặc cùng
trắc). Mặc dù vậy , nếu trong 1 câu thơ có 2 âm tiết dc gọi là
vần,một âm tiết hiệp vầnvoiws câu dưới thì thanh điệu được
phân bố trong hai vần đó không nhất thiết phải cùng âm điệu và
nếu chúng cùng 1 âm điêu thì trái nhau về âm vực
+ phân bố trong các từ láy
Thanh điệu trong từ láy đôi tv phân bố theo quy luật cùng âm
vực
Cao : ngang, hỏi, sắc . Thấp : huyền, ngã, nặng. Điều này có
nghĩa la; nếu âm tiết thứ nhất đã mang thanh k dấu thì âm tiết
thứ 2 chỉ có thể là thanh k dấu hay hỏi hay sắc hoăjc ngược
lại.Mà k thể là thanh nào khác. Nếu 1 trong 2 âm tiết tạo thành
từ láy đôi đã có thanh huyền chẳng hạn thì âm tiết còn lại chỉ có
thể mang thanh huyền hoặc nặng
Dựa vào phẩm chất ngữ âm của các thanh điệu như đã miêu tả
cũng như sự phân loại phù -trầm trong thi pháp truyền thống thì
những thanh thuộc cùng một âm vực là
- Âm vực cao : k dấu, ngã ,sắc
- Âm vực thấp :huyền, hỏi, nặng
3. Phân biệt từ đồng âm, đa nghĩa, trái nghĩa , đồng nghĩa \
- Từ đồng âm : từ đồng âm được biết đến là loại từ có cách
phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể
trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên
lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt.
 Ví dụ: Chim sáo có bộ lông rất đẹp.`
 + Thổi sáo là một môn nghệ thuật đặc biệt
___-_Từ đa nghĩa :
-Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
- Ví dụ: từ “ăn” có nghĩa gốc “ăn cơm” (cho vào cơ thể thức ăn nuôi
sống); ăn cưới (ăn uống nhân dịp cưới); ăn ảnh (trông đẹp hơn trong
ảnh so với ngoài đời)
- Từ đồng nghĩa:
+Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau
về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa
hoặc sắc thái phong cách... nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Những từ
đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng
nghĩa.
:ví dụ: Quả - Trái
bỏ mạng - hy sinh
- Từ trái nghĩa:
+Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý
nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác
nhau.
Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui;
thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…

-phân biệt giống khác :

Giống nhau Đều có hình thức giống nhau, tức là có cách viết và
cách phát âm giống nhau

Từ đồng âm Từ đa nghĩa
Nghĩa khác xa nhau Các nghĩa có mối liên hệ nhất
định với nhau dựa trên biện pháp
ẩn dụ hoặc hoán dụ
Ví dụ 1 cánh đồng lúa đã chín Ví dụ mùa xuân là tết trồng cây
2 thời cơ chín mùi Làm cho đất nước càng ngày càng
chín 1:báo hiệu 1 mùa thu xuân
hoạch đã đến Xuân 1 có nghĩa là một mùa
Chín 2 : kết quả của việc chờ đợi trong năm , đó là mùa xuân
đã đến, chúng ta cần phải đưa ra 1 Xuân 2 :hình ảnh ẩn dụ chỉ sự trẻ
hành động nào đó trung, tươi đẹp

Từ đồng nghĩa
Từ đồng âm

 Có cách viết
và đọc khác
nhau.
 Có cách viết và
Đặc điểm  Về mặt ý
đọc giống nhau.
nghĩa thì có
 Khác nghĩa.
thể giống nhau
hoặc gần
giống nhau.

“Lợi thì có lợi nhưng răng Từ đồng nghĩa với từ


không còn” thông minh: sáng tạo,
=> “Lợi” đầu tiên là danh sáng dạ, khôn ngoan,…
từ, chỉ một bộ phận trên cơ Từ đồng nghĩa với từ
thể, có tác dụng bảo vệ, cố siêng năng: chăm chỉ,
Ví dụ định răng. chịu khó, cần cù,….
“Lợi” thứ hai là tính từ, có
nghĩa là lợi ích, một điều gì Từ đồng nghĩa với từ
đó mà con người có thể rộng rãi: mênh mông,
được hưởng. bát ngát,…

- Phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa


Giong nhau:deu bieu thi sac thai ý nghia rieng
*Khac nhau:
-Từ đồng nghĩa : Những từ gần nhau về nghĩa, có âm thanh khác
nhau, cùng thuộc về một từ loại, nhưng khác nhau về các sắc thái thể
hiện của cùng một khái niệm. Vd : bế với bồng, mang với vác ...
-Từ trái nghĩa : Những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về ý
nghĩa phản ánh những khái niệm tương phản về lôgic, nhưng có mối
liên hệ về nghĩa đối với nhau. Vd : nông và sâu, xấu và tốt ...
4. Ý nghĩa ngữ pháp là gì? Anh chị hãy trình bày các loại ý nghĩa
ngữ pháp
-Ý nghĩa ngữ pháp : Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho hàng
loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ
pháp nhất định.
Ý nghĩa ngữ pháp có tính khái quát cao hơn ý nghĩa từ vựng. Sự khái
quát ngữ pháp là sự khái quát từ chính những đơn vị ngôn ngữ và ý
nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa phi vật thể.
Ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện ra bằng những hình thức nhất
định. Phương tiện thích hợp để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp chính là
phương tiện ngữ pháp
- Các loại ý nghĩa ngữ pháp:
+ ý nghĩa quan hệ:loại ý nghĩa do quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với
các đơn vị khác trong lời nói đem lại
Ví dụ : trong câu mèo vồ chuột,từ mèo“chủ thể” của hoạt động vồ,
từ chuột -> “đối tượng". Nhưng trong câu Chuột lừa mèo, từ chuột
mang ý nghĩa “chủ thể” và từ mèo mang ý nghĩa “đối tượng" của hoạt
động. Các ý nghĩa “chủ thể", “đối tượng" chỉ nảy sinh do những mối
quan hệ giữa các từ trong các câu cụ thể
+Ý nghĩa tự thân thường trực: là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi
kèm ý nghĩa từ vựng, có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị
VD: ý nghĩa “sự vật” của danh từ trong các ngôn ngữ khác nhau, ý
nghĩa "giống đực”, “giống cái” của danh từ tiếng Nga, tiếng Pháp, hay
ý nghĩa “hoàn thành thể” của động từ hoàn thành thể tiếng Nga,
+ý nghĩa tự thân không thường trực: là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở
một số dạng thức nhất định của đơn vị, như: các ý nghĩa” chủ
thể” ,”đối tượng , số ít, số nhiều… của danh từ thời hiện tại , thời quá
khứ hay ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2 hay ngôi thứ 3
5. Phương thức ngữ pháp là gì. Kể tên các phương thức ngữ pháp
phổ biến và cho ví dụ
Phương thức ngữ pháp:là những biện pháp,hình thức chung nhất
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
TRong ngôn ngữ, ý nghĩa bao giờ cũng dc thể hiện bằng các
hình thức ngữ pháp
Ví dụ: trong tiếng anh dùng các phương thức ngữ pháp có hình
thức chữ viết là s/es để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sô nhiều,ed để
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp thì quá khứ
Các hình thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp rất phong phú.Tuy
nhiên có thể quy chúng thành 1 số kiểu loại nhất định. Chẳng
hạn
-sử dụng phụ tố ví dụ như s,es,ed,in
-lặp từ như người thành người người, đời thành đời đời
-thể hiện ý nghĩa số nhiều bằng cách thêm vào trước nó các hay
những đều là sử dụng hư từ
- các phương thức ngữ pháp phổ biến
+ Phương thức phụ tố:là phương thức dùng phụ tố để biểu tị ý nghĩa
ngữ pháp
Phương thức này chủ yếu dùng để cấu tạo từ mới hay dạng
thức mới của từ. Yếu tố chính mang ý nghĩa cơ bản của từ gọi là căn
tố. Những phụ tố được thêm vào trước căn tố được gọi là tiền tố và
phương thức tương ứng được gọi là thêm tiền tố. Các yếu tố thêm vào
sau gốc từ được gọi là hậu tố, và phương thức tương ứng gọi là thêm
hậu tố . Các hậu tố thường làm thay đổi từ loại của từ
- Phân tích từ “worker” trong tiếng anh ta thu được hai loại
hình vị : căn tố work và phụ tố er . Căn tố work là hình vị
mang ý nghĩa từ vựng , còn phụ tố er có ý nghĩa ngữ pháp -
thể hiện nghĩa chỉ người và được sử dụng để cấu tạo từ
mới: work( làm việc), work( công nhân)
+Phương thức biến dạng chính tố : là phương thức biến đổi một phần
hình thức ngữ âm của chính tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp
- Trong tiếng anh, phương thức này tuy đuọc sử dụng hạn
chế nhưng ta vẫn có những ví dụ điển hình sau
Ví dụ: goose /u:/
Geese/i:/
Trong ví dụ trên âm /u:/ của căn tố goose đã biến thành âm /i:/
của căn tố geese để thể hiện nghĩa số nhiều
- Phương thức thay chính tố: là thay đổi hoàntoafn vỏ ngữ
âm của 1 từ để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
Từ “be” trong tiếng anh có nghĩa ngữ pháp thì hiện tại đã
biến đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của mình và trở thành will để
thể hiện thì tương lai. Đây không phải 2 từ riêng biệt mà chỉ
là 2 dạng thức khác nhau về nghĩa ngữ pháp
- Phương thức trọng âm: là 1 ngôn ngữ sử dụngtrojng âm để
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
Ví dụ :ta có từ survey trong tiếng anh, nếu được phát âm với
trọng âm ở âm tiết thứ nhất thì đó là danh từ cuộc điều tra, khi
được phát am với trọng âm rơi vào âm thứ 2 thì nó là 1 động
từ điều tra
- Phương thức lặp:là lặp lại toàn bộ hay 1 bộ phận vỏ ngữ
âm của chính tố để tạo nên 1 từ mới hoặc 1 dạng thức mới
của từ
Ví dụ: rung -1 hành động
Rung rung – 1 hành động liên tục
- Phương pháp hư từ: - là những từ không biểu thị ý nghĩa
từ vựng mà chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
Ví dụ : trong cụm từ những người đàn ông nghĩa ngữ pháp số
nhiều thể hiện bằng hư từ những
- Phương pháp trật tự từ: việc sắp xếp các từ theo những trật
tự khác nhau có thể làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của
chúng . đó chính là cơ sở của phương thức trật tự từ. cũng
giống như đối với phương thức hư từ, trật tự từ cũng là
phương thức được suẻ dụng phổ biến trong các ngôn ngũ
nhưng không phải trong ngôn ngữ nào cũng mang tính bắt
buộc
- Phương thức trật tự từ là cách thức dùng thứ tự sắp xếp các
từ trong câu để biểu thị nghĩa ngữ pháp
Trong tiếng Việt, hai phát ngôn sau đây có nội dung thông báo
khác nhau là do phương thức trật tự từ: tôi thấy nó. hoàn toàn
khác với nó thấy tôi.. Tôi đi chợ mua sách. có nghĩa; còn
Sách mua chợ đi tôi. là vô nghĩa.
- Phương thức ngữ điệu: dùng để biểu thị các ý nghĩa hình
thái của câu như “ tườnng thuật”, “nghi vấn”
6. Phạm trù ngữ pháp là gì? Các phạm trù phổ biến . cho ví dụ
- Phạm trù ngữ pháp là gì: là thể thống nhất của những ý
nghĩa ngữ pháp đối lập nhau , được thể hiện ra ở những
dạng đối lập
- Ví dụ: Đối lập giữa số ít và số nhiều của danh từ trong
tiếng Anh (Girl – girls)
- - Giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp thì vai trò
quyết định là ý nghĩa ngữ pháp

- Các phạm trù phổ biến :


+Phạm trù số:
- Có ba phạm trù số tương ứng với ba từ loại khác nhau: Số của danh
từ, số của
động từ, và số của tính từ.
- Phạm trù số của danh từ: biểu thị số lượng của sự vật. Thường thì
phân biệt hai số là số ít (khi biểu thị một sự vật) và số nhiều (khi biểu
thị nhiều sự vật).
- Ví dụ: Trong tiếng Anh: book/books, cat/cats
Phạm trù số của tính từ: biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở
tính từ
với một hay nhiều sự vật.
Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp... có hai số là số ít và số nhiều. Phạm
trù số của
tính từ không có trong tiếng Anh, tiếng Việt
-Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng
thái diễn
tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngôn
ngữ mà
động từ được chia theo ngôi như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh …
Trong
tiếng Việt không có phạm trù số của động từ.
Ví dụ: Trong tiếng Anh: have/has, go/goes
-Phạm trù giống:
- Giống là một phạm trù ngữ pháp của danh từ. Mỗi danh từ có phạm
trù giống
phải thuộc về một giống nhất định: Giống đực, giống cái hoặc giống
trung (như
trong tiếng Nga).
Ví dụ: Trong tiếng Pháp: La Lune (Mặt trăng, giống cái), Le Soleil
(Mặt trời,
giống đực)...
- Danh từ thuộc những giống khác nhau có dạng thức khác nhau và ở
mọi dạng
thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình.
- Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ thì khác nhau
-Phạm trù giống không có ở tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù có thể
ghép các yếu tố như ông, bà, anh, chị, trống, mái... vào phía trước
hoặc phía sau danh từ để biểu thị giới tính
-. Phạm trù cách: là phạm trù ngữ pháp của danh từ, thể hiện quan hệ
ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.
Ví dụ: Trong câu Tôi nuôi mèo, thì Tôi giữ vai trò chủ thể của hoạt
động (Tôi
là chủ ngữ) còn Mèo là đối tượng của hoạt động (Mèo là bổ ngữ).
- Cách được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những
phương
tiện khác như hư từ (Ví dụ như the engineer’s car), trật tự từ (như
trong ví dụ
trên), trọng âm...
- Phạm trù cách trong các ngôn ngữ không giống nhau .
d. Phạm trù ngôi:
- Trước hết ngôi là phạm trù ngữ pháp của các đại từ nhân xưng
nhưng liên
quan mật thiết đến nó là các động từ biểu hiện hoạt động. Vì thế trong
các ngôn
ngữ biến hình thì phạm trù ngôi là phạm trù ngữ pháp quan trọng của
động từ.
Nhờ có phạm trù ngôi mà động từ được thể hiện rõ ràng.
Ví dụ: She goes to school: Động từ goes tương ứng với đại từ she -
ngôi thứ ba
số ít.
- Phạm trù ngôi biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động.
Ví dụ: Người nói/viết được quy định là ngôi thứ nhất thì người nghe
là ngôi thứ
hai và đối tượng được nói tới là ngôi thứ ba.
- Ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố (Ví dụ: she eats, we

eat...) bằng
trợ động từ (Ví dụ: She will speak, I shall speak..) hoặc bằng phụ tố
kết hợp
với trợ động từ (Ví dụ: She has gone, I have gone...)
- Động từ tiếng Việt không có phạm trù ngôi
Phạm trù thời:
- Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ. Biểu thị quan hệ giữa hành
động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra
trong lời nói.
- Người ta thường phân biệt 3 thời cơ bản:
+ Thời quá khứ: biểu thị những sự kiện diễn ra cùng với thời điểm
nói.
+ Thời hiện tại: biểu thị những sự kiện diễn ra trước thời điểm nói.
+ Thời tương lai: biểu thị những sự kiện diễn ra sau thời điểm nói.
Ví dụ: Trong tiếng Việt người ta sẽ dùng những từ như đã, đang, sẽ.
- Trong một số ngôn ngữ thì thời được thể hiện bằng cách biến đổi
dạng thức
của động từ (Ví dụ: did, doing, will do...)
=> Ba thời trên được gọi chung là thời tuyệt đối (mối quan hệ giữa
thời gian xảy ra hành động và thời điểm nói). Trong thực tế còn có
thời tương đối (mối quan hệ giữa hai hành động trong phát ngôn
- Khi đó, thời hiện tại biểu thị hành động diễn ra đồng thời với một
hành động khác, thời quá khứ biểu thị hành động diễn ra trước một
hành động khác, còn thời tương lai thì biểu thị hành động diễn ra sau
một hành động khác
Ví dụ: He said he would come thì would come là thời tương lai tương
đối vì nó
biểu thị hành động xảy ra sau hành động said.
=> Như vậy có thể thấy thời của động từ được thể hiện bằng phụ tố
hay trợ động từ.
7. Thực từ là gì . trình bày đặc điểm thực từ . phân biệt thực từ và
hư từ về ý nghĩa và hoạt động ngữ pháp
-Thực từ : là từ có mang nội dung ngữ nghĩa và góp phần làm nên
ý nghĩa của câu chứa nó
Là lớp tuè có số lượng lớn nhất, có ý nghĩa phạm trù chung khá
rõ,dùng biểu thị thực thể,quá trình hay đặc trưng , là những đối
tượng phản ánh hiện thực được nhận thức và phản ánh trong tư
duy. Là lớp từ có khả năng làm thành tố chính trong tổ chức đoàn
ngữ và làm thành tố chính trong tổ chức đoản ngữ và làm thành
phần câu; có thể có thành tố phụ và hư từ đi kèm
- Phân biệt thực từ và hư từ về hoạt động ….

Thực từ Hư từ
Ý nghĩa Có ý nghĩa từ vựng , biểu thị các Không có ý nghĩa từ
sự vật , hành động, trạng thái, tính vựng mà chuyên biểu
chất , số lượng có trong thực tế thị ý nghĩa ngữ pháp
khách quan
Ví dụ: tiên , quỷ ,rồng là thực từ
vì sự vật mà chúng biểu thị được
óc tưởng tượng của người xem là
có tồn tại trong thực tế .Ngược
lại ,những từ :và,với, của , ôi , nhé
không phải là thực từ vì không thể
hình dung được biểu vật tương
ứng với chúng là gì
Hoạt Thực từ có thể tham gia xây dựng -là nhữg từ đơn chức
động ngữ các loại kết cấu cú pháp khác năng
pháp nhau với nhiều vai trò khác nhau . -không có khả năng 1
Ví dụ: từ cau là 1 thực từ .Nó có mình làm thành 1
thể làm trung tâm trong một cụm phát ngôn độc lập
từ chính -phụ (cau vườn,cau bổ) -không có cấu tạo
hay làm tổ phụ cho một danh gồm căn tố và phụ tố
từ,độn g từ( vườn cau, bổ cau). và k có khả năng biến
Ngược lại ,từ và sẽ không phải đổi hình thái
thực từ vì nó chỉ luôn nối hai
thành tố có quan hệ đẳng lập với
nhau. Nói cách khác ,thực từ là
những từ đa chức năng.
-thực từ có hai đặc điểm hình thức
quan trọng nữa là
+có cấu tạo bom gồm ít nhất một
căn tố và 1 phụ tố
+có khả năng biến đổi hình thái

8. Phân biệt từ bản ngữ, từ ngoại lai. Cho ví dụ


Từ bản ngữ:
– Từ bản ngữ đồng đại là những từ xét về cấu trúc ngữ âm cùng
thái độ hình thái học hoàn toàn nằm trong cấu trúc đương thời của
ngôn ngữ.
VD: những từ mượn tiếng Hán cổ, những từ Hán Việt đã Việt hóa
về ngữ âm và những từ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn - Âu nhưng
có dạng ngữ âm trùng với âm tiết: xăng, lốp, ngọc, bia, phin,
phớt…
- những từ ngữ Hán Việt đã có khả năng hoạt động tự do như tất cả
các từ thuần Việt: tài, đức, …
* Từ ngoại lai đồng đại là những từ có những nét không nhập hệ
vào cấu trúc đương thời của ngôn ngữ, chúng có thể là những từ
ngoại lai còn giữ những đặc trưng của ngoại ngữ.
VD: + những từ Hán Việt không hoạt động tự do: sơn, thủy, gia,
quốc, hải,...
+ những từ phiên âm nhưng viết liền. vd: cacbon, amin,...
+ đơn vị có cách kết hợp âm vị bất thường. vd: pa-tê, xoong, loong
toong, …
+ tổ hợp các từ Hán Viêt không hoạt động tự do: ba đào, giai nhân,
phạm trù,...
9. Thuật ngữ khoa học và từ nghề nghiệp là gì . phân biệt giống và
khác . cho ví dụ
– Thuật ngữ khoa học là bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ.
Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của
những khái niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên
môn của con người. Thuật ngữ khoa học được sử dụng hạn chế về
mặt xã hội: những người cùng ngành chuyên môn nhất định.
VD: thuật ngữ ngôn ngữ học như: âm vị, hình vị, từ vị, …
– Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị các công cụ, sản phẩm
và quá trình sản xuất của một nghề nghiệp nào đó trong xã hội.
Những từ này thường được những người cùng trong ngành nghề đó
biết và sử dụng chứ không phải là từ toàn dân, nó cũng là một lớp
từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội.
VD: Từ ngữ thuộc nghề nông: cày vỡ, cày ải, bán lót, lúa chia vè,...
Nghề dệt: thoi, cửi, đánh suốt, sợi mộc,...
Nghề làm nón: lá, móc, vanh, guột, riệp, chằng nón, là lá, …
Khác nhau:
Thuật ngữ khoa học: +, Thuật ngữ có tính xác định về nghĩa. Trong
mọi văn bản khác nhau, cũng như khi đứng một mình, thuật ngữ
không thay đổi về nội dung.
+, Tính hệ thống: Mỗi thuật ngữ nằm trong một hệ thống nhất định,
hệ thống ấy phải chặt chẽ từ nội dung đến hình thức
+, Tính quốc tế
+ Thuật ngữ không mang sắc thái tu từ biểu cảm
+ Thuât ngữ mang xu hướng 1 nghĩa. Trong cùng 1 hệ thống mỗi
thuật ngữ chỉ có 1 nghĩa
Từ nghề nghiệp: +, Lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những
nghề mà xã hội ít quen
Là từ biểu thị công cụ, sản phẩm và quá trình sản xuất của 1 nghề
nào đó trong xã hội. Thường được dùng trong khẩu ngữ của những
người cùng nghề nghiệp, là biện pháp tu từ để miêu tả nghề nghiệp
lao động, phương thức sản xuất.
+, Sự hoạt động của các từ nghề nghiệp là không đồng đều, có từ
thì vô cùng hạn chế, nhưng cũng có không ít từ ngữ đã đi vào vốn
từ vựng chung.

You might also like