You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


-----------@-----------

PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG

BÀI GIẢNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG – 2019
Chương 3
CÁC QUAN HỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ

3.4. CÁC QUAN HỆ CỦA NGÔN NGỮ


3.4.1. Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng
3.4.1.1. Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ kết hợp/ quan hệ ngang)
- Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuổi khi ngôn ngữ đi vào hoạt
động.
- Cơ sở của quan hệ ngữ đoạn chính là tính hình tuyến của ngôn ngữ. Tính chất
này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau, lần lượt xuất hiện trong ngữ
liệu (dùng lời nói) để tạo ra những ngữ đoạn khác nhau.
Ví dụ: Nhà ông Nam có cái bàn gỗ lim rất cổ
CN VN BN ĐN1 ĐN2
Các bộ phận tạo thành một ngữ đoạn: Ngữ đoạn chủ ngữ; ngữ đoạn vị ngữ
gồm các đoạn nhỏ kết hợp lại.
Chia ngữ đoạn gắn với vai trò của các từ, cụm từ. quan hệ kết hợp hàng ngang
gắn với vai trò ngữ pháp của các ngữ đoạn.
- Đặc điểm:
+ Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ có tính tương cận. Nó liên kết các đơn vị ngôn
ngữ cùng loại, cùng bậc, đứng cạnh nhau, để tạo thành các đơn vị lớn hơn. Ví dụ: từ
+ từ = cụm từ; cụm từ + cụm từ = câu (cùng loại, cùng bậc tương cận).
+ Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các đơn vị đồng hạng tức là các đơn vị
thuộc cùng góc độ, có cùng một chức phận như nhau, được sử dụng kế tiếp trên trục
nằm ngang.
3.4.1.2. Quan hệ liên tưởng (quan hệ hình/quan hệ hàng dọc)
- Là quan hệ xâu chuổi một đơn vị (yếu tố) xuất hiện trên trục ngữ đoạn, cùng
với những đơn vị (yếu tố) khác vắng mặt trên trục ngữ đoạn đó. Nhưng lại đứng sau
lưng đơn vị hay yếu tố có mặt và về quy tắc chúng có thể thay thế cho đơn vị, yếu tố
có mặt.
Ví dụ: Tôi uống trà. Các yếu tố có thể thay thế trà như cà phê, nước chanh,
bia… đứng sau yếu tố có mặt sẵn sàng thay thế yếu tố có mặt.
Câu thơ của Tản Đà: Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày. Chữ khô được
thay cho chữ tuôn gợi nhiều sắc thái biểu cảm; Hay câu thơ của Huy Cận: Nắng xuống
trời lên sâu chót vót. Chữ sâu thay cho chữ cao gợi nhiều liên tưởng sâu xa.
So sánh giữa quan hệ phi ngôn ngữ và quan hệ ngôn ngữ, chúng ta thấy:
- Đối với quan hệ phi ngôn ngữ: không có quan hệ kết hợp để có kết cấu lớn
hơn. Và không có sự liên tưởng giữa ký hiệu này với ký hiệu khác. (ký hiệu nào chỉ
biết ký hiệu đó).
- Đối với quan hệ ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa đoạn nhỏ, lớn; có sự kết hợp
hàng dọc, liên tưởng từ tín hiệu này đến tín hiệu khác.
Hai quan hệ ngữ đoạn và liên tưởng (đặc biệt là quan hệ liên tưởng) tạo điều
kiện cho người đọc có quyền lựa chọn từ phù hợp nhất, với nội dung cần diễn đạt qua
ngữ đoạn cụ thể. Tạo ra từ đồng nghĩa phong phú cho phép người sử dụng lựa chọn
để đạt ý nghĩa diễn đạt cao.
3.4.2. Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập
a. Từ đồng nghĩa: là những từ giống nhau ít nhất một nét nghĩa nào đó hoặc
giống nhau ít nhất ở một thành phần nghĩa nào đó.
Thành phần nghĩa: biểu vật, biểu niệm, biểu thái. Có những từ giống nhau ở
biểu vật, biểu niệm, nhưng khác nhau ở nghĩa biểu thái.
Ví dụ: Tôi cho (thí tặng, biếu) nó tiền. Các động từ cho, thí, tặng, biếu. Giống:
biểu vật: hoạt động của con người; biểu niệm: đưa một vật sang cho người khác.
Khác: sắc thái biểu cảm của từ: cho: trung tính; thí: khinh; tặng, biếu: trọng.
b. Từ đồng âm: những từ có âm thanh giống nhau, nhưng gợi ý nghĩa khác
nhau. Ví dụ: ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò.
c. Từ trái nghĩa: các từ đối lập nhau về nghĩa nhưng có quan hệ tương liên với
nhau.
- Hai từ một cặp. Ví dụ: cao – thấp: đối lập: trị số cao (lớn) đối lập với trị số
thấp (nhỏ); đồng nhất: tương đồng về số đo, theo phương thức thẳng đứng, tính từ
gốc trở lên.
- Từ và cụm từ có quan hệ đồng nhất và đối lập. Giống: về chức phận: định
danh, gọi tên. Ví dụ: gà (từ), con gà này (cụm). Khác: về cấu tạo: từ: một hoặc một
tổ hợp âm tiết, như: bản; TBCN; cụm từ: có 3 phần: đầu / chính / cuối. Ví dụ: Những
/con mèo / ấy.
- Cụm từ và câu: giống: cấu tạo phức tạp, gồm các từ tạo thành; khác: về chức
phận: cụm từ: khu biệt nghĩa của từ; câu: tròn vẹn nội dung thông báo.

3.4.3. Quan hệ tôn ti và trật tự


a. Quan hệ tôn ti: Là quan hệ giữa các ngôn ngữ không cùng loại mà tầng bậc
với nhau: quan hệ giữa các cấp độ ngôn ngữ. Đó là quan hệ giữa âm vị - hình vị - từ
- cụm từ (trên bao hàm dưới)
b. Quan hệ trật tự: sắp xếp theo một trật tự nhất định, nếu trật tự đó đảo lộn
thì sẽ không có nghĩa hoặc tạo nên nghĩa mới.
Ba quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ chi phối hoạt động của ngôn ngữ. Quan hệ
tôn ti: quan hệ giữa các đơn vị khác chức phận, khác bậc; quan hệ ngữ đoạn: quan hệ
cùng chức phận; quan hệ liên tưởng: hàng dọc, lựa chọn từ thay thế.
3.5. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ có hai nhóm chức năng:
- Nhóm chức năng cơ bản, gồm có: chức năng giao tiếp; chức năng làm công
cụ của tư duy.
- Nhóm chức năng hệ quả, gồm có: chức năng sáng tác văn học; chức năng
lưu trữ; chức năng tổ chức xã hội; chức năng thẩm mĩ; chức năng giải trí.
3.5.1. Chức năng cơ bản
3.5.1.1. Chức năng giao tiếp
“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất giữa con người với nhau”
(Lênin).
a. Giao tiếp ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều người
bằng hệ thống ngôn ngữ chung kèm theo thái độ, hình dáng, hoạt động, tác động, cảm
xúc…
Đặc điểm: nhân vật giao tiếp >= 2; nội dung thông tin (có hoặc không có thái
độ, tình cảm, tác động…); các nhân vật giao tiếp sử dụng chung một ngôn ngữ.
b. Loài người đã sử dụng nhiều phương tiện, hình thức giao tiếp khác nhau
như: Dùng âm thanh: sáo, chuông, kẻng, nhạc…; Dùng đường nét: biển báo, hình
vẽ…; Dùng đồ vật: ghi nhớ về số lượng, dùng đồ vật để biểu hiện thái độ (như vỏ ốc,
cành lá, mũ,…)…; Dùng màu sắc: đỏ - xanh – đen – vàng…; Cử chỉ: vẫy tay, nhăn
mặt.
c. So với các phương tiện giao tiếp mà loài người đã sử dụng, ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp: Hoàn hảo nhất (khoa học, chặt chẽ); Phức tạp nhất (nhiều
tầng cấp, nhiều dạng biểu thị); Hiệu quả nhất (diễn tả nhiều lĩnh vực đời sống của
con người).
Con người có thể sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau: hiện đại,
nhanh, chính xác… nhưng tất cả đều phải được sử dụng trên phương tiện ngôn ngữ.
Đó là cách thay thế ngôn ngữ bằng các phương tiện kỹ thuật. Ngôn ngữ là một phương
tiện hình thức giao tiếp không thể thay thế cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ngôn ngữ là phương tiện bất ly thân của con người, tồn tại cùng với loài người, là
dấu hiệu phân biệt người và động vật.
3.5.1.2. Chức năng làm công cụ của tư duy (phương tiện để biểu đạt tư duy)
- “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý
thức vậy, ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn. Tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh
ra chỉ do nhu cầu cần thiết phải giao tiếp với người khác” (C. Mác).
- Ngôn ngữ được các nhà duy vật biện chứng xác định chức năng là: công cụ
để hiện thực hóa tư duy của con người.
a. Khái niệm hoạt động nhận thức của con người.
- Nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Cảm giác là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan vào ý thức con
người, qua những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Ví dụ: vấp đá biết đá
cứng; ăn bún biết bún mềm; sờ vào lửa biết lửa nóng…
+ Tri giác là sự tổng hợp tất cả những cảm giác về những thuộc tính khác nhau
của sự vật hiện tượng nhằm đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật hiện tượng.
Ví dụ: đá: cứng, hình ảnh bất kỳ, nặng.
+ Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ, qua tiếp xúc
nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, hình ảnh về sự vật đó,
dù sự vật đó không còn trước mặt ta. Ví dụ: tuy không có quả cam trong tay nhưng
ta vẫn hình dung ra đặc điểm của quả cam về hình dáng, màu sắc, hương vị… Bởi vì,
ta đã tiếp xúc với quả cam.
Nhận thức cảm tính còn có ở một số loài thú. Chẳng hạn: cháy rừng thú biết
chạy, khi trời lạnh chúng biết tìm chổ ấm…
- Nhận thức lý tính: khái niệm, phán đoán, suy lý.
Hoạt động tư duy là sự tổng hợp, phân tích so sánh những nhận thức cảm tính,
rồi trừu tượng hóa, khái quát hóa để rút ra được một liên hệ có tính quy luật giữa các
sự vật hiện tượng. Cũng như tìm ra được những đặc điểm bản chất bên trong của sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan dưới dạng khái niệm.
+ Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh những mối liên
hệ về thuộc tính bản chất phổ biến của một tập hợp các sự vật hiện tượng nào đó.
Khái niệm là sự tổng hợp toàn bộ về hiểu biết của con người về sự vật hiện
tượng. Ví dụ: nước: chất lỏng, không màu,không mùi, không vị, sôi ở 100 độ c, đóng
băng ở 0 độ c, tỉ trọng 1.
Khái niệm là sản phẩm đầu tiên của tư duy, so sánh các thuộc tính của sự vật
này với thuộc tính của sự vật khác.
+ Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để
khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách
quan. Ví dụ : trời sắp mưa (qua hình ảnh mây đen, sấm chớp).
+ Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc
nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Ví dụ: Mọi kim
loại đều dẫn điện (phán đoán 1); Sắt là một kim loại (phán đoán 2); Sắt dẫn điện (phán
đoán kết luận).
Hoạt động tư duy tạo ra các sản phẩm khái niệm, phán đoán. Các sản phẩm
này cần được truyền đạt tới những người khác trong cộng đồng. Loài người ngay từ
đầu đã chọn ngôn ngữ âm thanh làm phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy.
Các khái niệm trong tư duy được biểu đạt bằng các từ hoặc các cụm từ hay các
câu trong ngôn ngữ. Các phán đoán của tư duy được biểu đạt bằng các câu trong ngôn
ngữ.
b. Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
- Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc và chỉ có ở con người (dấu hiệu quan
trọng nhất để phân biệt người với động vật).
- Ngôn ngữ và tư duy cùng tồn tại và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Ngôn ngữ: hình thức vật chất (cái biểu đạt).
+ Tư duy: nội dung (cái được biểu đạt). Ví dụ: cuốn sách (cái biểu đạt); đóng
thành tập, có chữ, có kiến thức (cái được biểu đạt).
+ Các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán) bao giờ cũng được khoác
áo vật chất âm thanh của ngôn ngữ để có thể truyền đạt tới người khác.
+ Chính trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà tư duy, ý thức, tư tưởng của
con người vừa được hiện thực hóa vừa trở nên chặt chẽ và sâu sắc hơn. Ngược lại,
nhờ tư duy phát triển mà ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, khoa học hơn.
- Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất.
+ Thống nhất: phù hợp, gắn bó, nội dung biểu đạt thể nào thì ngôn ngữ biểu
đạt thế ấy.
+ Không đồng nhất: tư duy có hệ thống sản phẩm khái niệm, phán đoán thông
qua ngôn ngữ.
+) Khái niệm: (từ, cụm từ, câu); +) Phán đoán: (câu). Đơn vị vật chất ngôn
ngữ: từ, cụm từ, câu hình thành để diễn đạt nội dung.
+) Nghĩ (tư duy) không trùng với nói (ngôn ngữ). Ví dụ: Sách (khái niệm giống
nhau) được diễn đạt bằng ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn: tiếng Việt: một cuốn sách;
tiếng Anh: a book.
+) Cùng một kiểu nội dung phán đoán như nhau, mỗi ngôn ngữ có cách thể
hiện khác nhau.
3.5.2. Chức năng hệ quả
3.5.2.1. Chức năng sáng tạo văn học (thi pháp, thi ca). Theo R.tacobsơn Ngôn
ngữ học và thi ca, 1960.
a. Thông điệp – ngữ cảnh: chức năng chiếu vật (chỉ vào sự vật cụ thể).
b. Thông điệp – người nói: chức năng biểu hiện (người nói tự bộc lộ trình độ
nhận thức, khi nói).
c. Thông điệp – người nhận: chức năng tác động của lời nói đối với người
nhận
d. Thông điệp – hệ thống ngôn ngữ: chức năng siêu ngôn ngữ (dùng ngôn ngữ
để giải thích ngôn ngữ).
e. Thông điệp – người nói và người nhận: chức năng duy trì giao tiếp, điều
chỉnh phát ngôn cho hợp.
g. Thông điệp – thông điệp: chức năng sáng tạo thi ca.
3.5.2.2. Chức năng lưu trữ: Nhờ có ngôn ngữ, bằng ngôn ngữ mà những tri
thức văn hoá của một cộng đồng người nói riêng và cả xã hội loài người nói chung
được lưu giữ và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
3.5.2.3. Chức năng tổ chức xã hội: Ngôn ngữ kết nối các thành viên trong xã
hội với nhau.
Ngoài ra ngôn ngữ còn có các chức năng thẩm mĩ (cái đẹp của cuộc sống được
thể hiện qua ngôn ngữ); chức năng giải trí (cách thức sử dụng ngôn ngữ đã tạo nên
những tình huống vui tươi, hài hước đáp ứng nhu cầu giải trí của con người).
TÀI LIỆU ĐỌC BỔ SUNG CHƯƠNG 1
1. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán, Nhập môn Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1998), Dẫn
luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Kasevich, V.B (1998), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Ju.V. Rozdextvenxki (1998). Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Dẫn luận Ngôn ngữ
học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
7. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng
Việt của Cao Xuân Hạo). Nxb Khoa học xã hội. H.
8. Stankêvich, N.V. (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và THCN,
Hà Nội.
9. Stepanov, Iu. (1984), Những cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại
học và THCN, Hà Nội
10. Fromkin, V., Rodman, R., Collins, P., Blair, D. (1990), An Introduction to
Language. Sydney – London – Tokyo -Toronto: Harcourt Brace Jovanovich.
11. Lyon. J (1972), Introduction to Theoritical Linguistics. London.
12. Yule,G. (1985), The Study of Language - An Introduction. Cambridge:
Cambridge University Press.

NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 3


Nội dung ôn tập: Quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng; Quan hệ đồng
nhất và quan hệ đối lập; Quan hệ tôn ti và trật tự.
Nội dung ôn tập: - Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
- Chức năng làm công cụ của tư duy.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên ngay trên lớp học.
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập được lấy từ 2 nguồn tài liệu tham khảo số [6]
của nhóm tác giả Hoàng Dũng & Bùi Mạnh Hùng và số [18] của nhóm tác giả Vũ
Đức Nghiệu & Nguyễn Văn Hiệp theo thứ tự Danh mục tài liệu tham khảo của Bài
giảng.

You might also like