You are on page 1of 101

CHƯƠNG 1: Đặc điểm ngữ pháp Hàn Quốc

한국어의 문법적 특징
1. Đặc điểm từ pháp học 형태론적 특징

1) Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính: dựa trên sự kết hợp của gốc từ và
tiếp từ, gần như không có sự thay đổi trong gốc từ.

교착어 ( 첨가어) 유형에 속한다.

2) Tiểu từ và đuôi từ vô cùng đa dạng cho nên phần lớn mối quan hệ về mặt ngữ pháp
được biểu thị thông qua chúng.

조사와 어미가 풍부하여 대부분의 문법적 관계는 이들에 의해 표시된다.

3) Danh từ phụ thuộc và danh từ phụ thuộc đơn vị tương đối phát triển.

의존명사와 단위성 의존명사가 발달되어 있다.

4) Danh từ có thể được chia thành danh từ hữu cảm và danh từ vô cảm

유정명사와 무정명사가 형태론적으로 구분된다.

2. Đặc điểm cú pháp học 통사론적 특징

1) Tiếng Hàn có trật từ thành phần câu là: S + O + V

주어 + 목적어+ 서술어, 즉 S + O +V 언어에 속한다.

2) Trật tự trong tiếng Hàn là thành phần bổ sung đứng trước thành phần được bổ sung

한국어 어순상의 수식어가 항상 피수식어 앞에 온다.

3) Các thành phần trong câu có thể thay đổi vị trí cho nhau tương đối linh động

문장성분의 자리 이동이 비교적 자유롭다.

▣ Cấu tạo từ 단어의 구조


1. Hình thái tố. 형태소

1.1. Khái niệm: là đơn vị lời nói nhỏ nhất có ý nghĩa của ngôn ngữ. Ý nghĩa về mặt từ
vựng được gọi là ý nghĩa thực từ, có ý nghĩa về mặt ngữ pháp được gọi là ý nghĩa hư
từ.
의미: 일정한 뜻을 가진 가장 작은 말의 단위. 여기서의 의미는 어휘적 의미와
문법적 의미를 포괄한다. 어휘적 의미는 실사의 의미이고, 문법적 의미는 조사나
어미와 같은 허사의 의미이다.

(chia thành hình vị ngữ pháp – hư từ, hình vị từ vựng – thực tự)

1.2. Tiêu chí phân loại 분류 기준

- Theo tính độc lập: hình thái tố độc lập (có thể đứng một mình) và hình thái tố phụ
thuộc (phải kết hợp với những yếu tố khác)

VD: 날씨가 시원하다. Có hình thái tố độc lập là 날씨, hình thái tố phụ thuộc là
시원, 가, 하, 다

자립성의 유모에 따라

자립 형태소 ( 혼자 쓰일 수 있는 형태소 ) : 명사, 대명사, 수사, 관형사, 부사,


감탄사

의존 형태소 ( 반드시 다른 말에 기대어 쓰이는 형태소 ) : 조사, 용언의 아간과


어미, 접사.

- Theo nghĩa từ vựng: hình thái tố thực (có ý nghĩa về mặt từ vựng , thể hiện một đối
tượng hoặc trạng thái cụ thể nào đó) và hình thái tố hư (chỉ có ý nghĩa về mặt ngữ
pháp, chẳng hạn như tiếp từ hay tiểu từ, đuôi của vị từ)

의미의 거실에 따라

실질 형태소: 구체적인 대상이나 구체적인 상태를 나타내는 실질적. 어휘적


의미를 가지고 있는 형태소 ( 명사, 대명사, 수사, 관형사, 부사, 감탄사, 용언의
어간)

형식 형태소 : 형식적인 의미, 즉 문법적 의미만을 나타내는 형태소 ( 조사,


용언의 어미, 접사 )

VD: 강물이 매우 파랗다. Có hình thái tố thực là 강,물, 매우, 파랗, hình thái tố hình
thức là 이, 다

- Hình thái tố đặc biệt: chỉ kết hợp với một loại yếu tố ( nhóm từ ngoại lai)

특이 형태소: 다른 형태소와의 결합에 제약이 심해서 단 하나와만 결합하는


형태소.

VD: 오솔-길
1.3. Hình thái tố dị biệt: những hình vị có hình thức khác nhau nhưng cùng
nghĩa. 이형태 : 하나의 형태소, 즉 의미는 동일하나 다른 형태를 가진 형태소들

- Nhóm dị hình về mặt âm vị: một hình thái tố có các hình thái khác nhau dựa trên môi
trường âm vị khác nhau.

음운론적 이형태 : 하나의 형태소가 다른 음운 환경에서 다른 형태를 갖고 있는


이 형태로 음운론적으로 설명 가능

VD: 이/가, 을/를

- Dị hình thái tố về mặt hình thức: một hình thái tố có các hình thái khác nhau dựa trên
môi trường khác nhau mà không thể giải thích về mặt âm vị học (giải thích trên một
môi trường đặc trưng)

형태론적 이형태: 하나의 형태소가 다른 환경에서 다른 모습를 띠는 이 형태로


음운론적으로 설명될 수 없음.

VD: vĩ tố tiền kết thúc 였/었 có hình thái cơ bản là 었, nhưng đứng sau thân từ ‘하’ sẽ
có hình thái là 였. Chẳng hạn như 먹었다, 하였다.

- Dị hình thái tố về mặt ý nghĩa: một hình thái tố có các hình thái khác nhau dựa trên
thuộc tính về ý nghĩa của hình thái tố phía trước nó.

의미론적 이형태: 앞에 오는 형태소의 의미론적 속성에 따라 교체되는 형태소들.

VD: 에/에게

1.4. Hình thái cơ bản: Là hình thái tố điển hình được chọn, khi một hình thái tố kết
hợp với những dị hình thái tố khác (thân từ)

기본형: 한 형태소에 여러 이형태가 있을 때 그 중 대표로 삼은 이형태를


기본형이라 한다.

VD: 먹으니, 먹으면, 먻어서, 먹고, 먹지, 먹었다 có hình thái cơ bản là 먹

2. Từ 단어

1.1. Ý nghĩa: là đơn vị nhỏ nhất tồn tại độc lập có ý nghĩa của ngôn ngữ, hoặc là đơn
vị ngữ pháp được gắn vào cuối từ để biểu thị chức năng ngữ pháp (chính là tiểu từ), là
tiêu chuẩn để phân loại từ loại.

의미 : 품사 분류의 기준이 되는 자립할 수 있는 최소의 의미 단위와 자립할 수


있는말에 붙어 쉽게 분리되는 말(=조사)

1.2. Đặc trưng: Thông thường trong một câu văn, các từ không thể thay đổi vị trí linh
động. Đặc biệt là không thế tách ra thành các thành phần riêng
특성 : 보통 한 문장 내에서 자리 이동이 자유롭지 못하고, 내부에 휴지(休止)를
둘 수없으며, 분리 가능성이 없다.

VD: 작은 아버지 và 작은아버지

1.3. Điều kiện để trở thành từ 단어가 될 수 있는 것


- Là hình thái tố độc lập (danh từ, đại từ, số từ, định từ, phó từ, thán từ)

자립 형태소 : 명사, 대명사, 수사, 관형사, 부사, 감탄사

- Là sự kết hợp của hình thái tố phụ thuộc, song phải tồn tại độc lập

의존 형태소의 결합이되, 자립성을 가진 말

VD: vị từ (tạo thành từ thân từ + đuôi từ) như 먹다, 살았다, 와요 và vị từ (tạo thành
từ thân từ + tiếp từ) như 새파랗다,지혜롭다.

용언의 어간+어미 (ex) 먹다, 살았다, 보았다, 즐겼다, 와요

용언의 어간+접사 (ex) 먹이, 지혜롭다 12*, 새파랗다, 시커멓다

- Là tiểu từ, hình vị phụ thuộc được gắn vào hình vị độc lập có thể dễ dàng tách ra

자립 형태소에 붙되, 그것과 쉽게 분리되는 의존 형태소, 즉 조사

▣ Hình thành từ 단어의 형성

1. Gốc từ và tiếp từ 어근과 접사

1.1. Gốc từ: thành phần trung tâm mang ý nghĩa thực và không bị thay đổi trong quá
trình biến đổi hình thái cấu tạo của từ.

어근: 단어를 형성할 때 실질적인 의미를 나타내는 중심부

- Gốc từ độc lập: chức năng từ loại đã minh bạch, sử dụng dễ dàng với các yếu tố khác

자립적 어근 : 품사가 명확하고 다른 말과 자유롭게 어울려 쓰일 수 있는 어근

VD: 사람답다, 행복하다

- Gốc từ phụ thuộc: phân chia không rõ ràng từ loại, cần kết hợp với yếu tố khác

의존적 어근 : 품사가 명확하지 않고 다른 말과 함께 쓰일 때 제한이 따르는 어근


VD: 아름답다, 따뜻하다

1.2. Tiếp từ: là yếu tố gắn với gốc từ để hình thành từ, thành phần có chức năng giới
hạn ý nghĩa của từ

접사: 어근에 붙어 단어를 구성하는 요소로 해당 단어의 뜻을 제한하는 역할을


하는 주변부

- Tiếp từ phái sinh: để phái sinh tạo từ, bao gồm tiếp đầu từ và tiếp vĩ từ

파생 접사 : 단어 형성에 기여하는 접사, 접두사와 접미사가 있음.

- Tiếp từ xương sống: có chức năng ngữ pháp, không tạo nên 1 từ mới

굴절 접사 : 문법적 기능을 하는 접사(=어미)

2. Từ đơn và từ ghép 단일어와 복합어


Từ được phân chia thành hai loại là từ đơn và từ phức, dựa trên cấu tạo từ một hay
nhiều hình thái tố. Khi phân biệt từ đơn và từ phức, người ta không xét đến việc nó có
được kết hợp với vĩ tố hay không. Chính bởi vậy mà nhiều hình thái tố đơn lập chính
là từ đơn (như 꿈, 나무,...) hay căn tố (tạo nên tính từ hoặc động từ) kết hợp với vĩ tố
là từ đơn (가-다, 먹-고, 오-니,...)

단어는 하나의 형태소로 이루어졌는지 두 개 이상의 형태소로 이루어졌는지에


따라서 단일어와 복합어로 나뉜다. 또한 단일어와 복합어를 구분할 때 ‘어미’의
결합 여부는 고려하지 않는다. 그러한 까닭에 하나의 형태소가 그대로 단어가
되는 자립 형태소(=꿈, 나무, 라디오…)나, 어미가 뒤에 붙는 동사나 형용사의
단일 어간으로 이루어진 의존 형태소(=가-다, 먹-고, 오-니, 자-게…, 즉 2
형태소는 단일어에 속하게 된다.

2.1. Từ đơn: là từ được tạo thành từ một hình thái tố, hoặc một vị từ được tạo thành từ
căn tố và vĩ tố

단일어 : 하나의 어근으로 된 단어

VD: 산, 하늘, 일찍, 맑다, 먹고

2.2. Từ phức: là từ được tạo thành từ hai thân từ kết hợp với nhau, hoặc thân từ kết
hợp với tiếp từ với nhau

복합어 : 둘 이상의 어근(합성어)이나, 하나의 어근과 파생 접사로 이루어진 단어


(파생어).

- Từ phái sinh: được tạo thành từ hình thái tố thực (thân từ) và (hình thái tố hư) tiếp từ,
tiếp từ được phân chia thành tiếp đầu từ và tiếp vĩ từ

파생어 : 실질 형태소(어근)+형식 형태소(접사)로 이루어진 말


+ Tiếp đầu từ: là tiếp từ được gắn ở phía trước thân từ, đóng vai trò bổ sung ý nghĩa
cho thân từ và không thể thay đổi từ loại của thân từ. Tiếp đầu từ chỉ tồn tại ở danh từ,
động từ và tính từ

접두사 : 어근 앞에 붙어 그 어근에 뜻을 더해 주는 접사로, 어근의 품사를 바꿀


수 없으며(제한적 접사) 접미사에 의한 파생어보다 숫자가 적고, 명사, 동사,
형용사에 존재함.

Danh từ phái sinh: - 파생 명사

ⓐ 군- : 군말, 군불, 군살, 군소리, 군식구, 군침

ⓑ 날- : 날고기, 날김치, 날생선

ⓒ 숫- : 숫처녀, 숫총각 - 파생 동사

Động từ phái sinh: 파생 동사

ⓐ 짓- : 짓구기다, 짓누르다, 짓밟다, 짓씹다, 짓이기다

ⓑ 휘- : 휘감다, 휘날리다, 휘젓다

ⓒ 들- : 들볶다, 들쑤시다

Tính từ phái sinh: 파생 형용사

ⓐ 새-/시- : 새빨갛다/시뻘겋다, 새파랗다/시퍼렇다, 새까맣다/시꺼멓다

ⓑ 샛-/싯- : 샛노랗다/싯누렇다

+ Tiếp vĩ từ: là tiếp từ được gắn ở phía sau thân từ, đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho
thân từ hoặc thay đổi từ loại của thân từ

접미사 : 어근 뒤에 붙어 그 어근에 뜻을 더하기도 하고 때로는 품사를 바꾸기도


하는 접사 (지배적 접사)로 접두사보다 수도 많고 다양하게 분포함.

Danh từ phái sinh: - 파생 명사

ⓐ -가 : 소설가, 음악가, 해설가

ⓑ -뱅이 : 가난뱅이, 게으름뱅이, 술주정뱅이

ⓒ -질 : 바느질, 가위질, 부채질* *

ⓓ -개/-게 : 덮개, 싸개, 지우개, 집게, 지게

ⓔ -(으)ㅁ : 웃음, 울음, 믿음, 얼음

ⓕ -기 : 더하기, 크기, 보태기, 달리기, 울기

ⓖ -이 : 넓이, 길이, 먹이, 놀이


Động từ phái sinh: 파생 동사

ⓐ -보-이다, 쓰-이다, 섞-이다

ⓑ -보-이다, 먹-이다, 죽-이다

ⓒ -약속-하다, 위반-하다, 공부-하다, 일-하다…

ⓓ -출렁-거리다, 넘실-거리다, 까불-거리다, 반짝-거리다, 방실-거리다

Tính từ phái sinh: - 파생 형용사

ⓐ -하 : 가난하다, 출출하다, 무식하다, 서먹하다, 심심하다, 씩씩하다

ⓑ -스럽 : 사랑스럽다, 자랑스럽다, 애교스럽다

ⓒ 동글⇒동그랗다, 높다⇒높다랗다, 깊다⇒깊숙하다

Phó từ phái sinh: 파생 부사

많다⇒많이, 잦다⇒자주, 틈틈⇒틈틈이, 조용⇒조용히, 깨끗⇒깨끗이, 가만


⇒가만히, 같다⇒같이, 정성⇒정성껏

*** TỪ HỢP TÍNH : là từ được tạo thành từ hai thân từ kết hợp với nhau, từ ghép
được phân chia thành hai loại là từ ghép theo cú pháp và từ ghép không theo cú pháp,
dựa vào sự kết hợp của chúng có tuân theo trật tự từ tiếng Hàn hay không.

합성어 : 실질 형태소(어근)+실질 형태소(어근)로 이루어진 말로, 결합되는


과정이 국어의 어순과 일치하는지의 여부에 따라 다음의 두 가지로 나눌 수 있다.

+ Hợp nhất cú pháp: 작은형, 새해, 볼일, 책상

통사적 합성어 : 통사론적 시각에 볼 때 두 어근 또는 단어의 연결 방식이


문장에서의 구나어절의 구성 방식과 일치하는 합성어

+ Hợp nhất phi cú pháp: 늦더위, 늦잠, 덮밥 (không lý giải được theo cú pháp)

- 비통사적 합성어 : 두 어근 또는 단어의 연결 방식이 국어 배열 방식과


불일치하는 합성어

VD: 늦더위, 늦잠 thiếu thành phần, lẽ ra phải là 늦은 더위, 늦은 잠; hay 검붉다


tương đương giữa 검다 và 붉다 cái nào trước cái nào.

품사의 갈래 ( PHÂN LOẠI TỪ LOẠI )


▣ Phân loại từ loại 품사 분류
1. Ý nghĩa: là phương pháp tiêu biểu nhất để phân loại từ, là việc phân loại theo điểm
tương đồng về tính chất ngữ pháp

의미 : 단어를 나누는 가장 대표적인 방법으로, 단어를 문법적인 성질의


공통성에 따라 분류하는 것을 말한다

2. Tiêu chí phân loại 분류 기준

2.1. Chức năng của từ: là phương pháp phân loại xét đến quan hệ ngữ pháp của một
từ với các từ khác trong câu văn

기능 : 한 단어가 문장 안에서 다른 단어와 맺는 문법적 관계를 고려한 기준으로


품사분류의 중심이 되는 기준이라 할 수 있음

- Danh từ, đại từ, số từ đảm nhiệm chức năng chủ ngữ trong câu (được gọi là chủ từ)

명사, 대명사, 수사는 문장 내에서 주어로서의 기능을 하는 “체언”

- Động từ, tính từ đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu (được gọi là vị từ)

동사, 형용사는 문장 내에서 주어를 서술하는 기능을 하는 “용언”

- Tiểu từ gắn sau thể từ, đảm nhiệm chức năng thể hiện quan hệ ngữ pháp của thể từ
đó trong câu (là chủ ngữ, tân ngữ hay bổ ngữ)

조사는 체언 뒤에 붙어서 체언이 문장 소게서 주어나 목적어, 그리고 보어로서의


기능을 하고 있음을 나타내는 기능을 하는 “관계언”

- Định từ đứng ở vị trí trước thể từ, đảm nhiệm chức năng bổ sung thêm thông tin cho
thể từ đó. Phó từ đảm nhiệm chức năng bổ sung thêm thông tin cho định từ, một phó
từ khác hoặc vị ngữ trong câu

관형사는 체언의 앞에서 그 체언을 수식하는 기능을 하고, “부사’는 관형사, 또


다른 부사, 그리고 서술어를 수식하는 기능을 하는 “수식언”

- Thán từ có thể sử dụng độc lập trong câu

감탄사는 문장에서 독립적으로 쓰일 수 있는 까닭에 “독립언”

2.2. Hình thức của từ: là phương pháp phân loại dựa trên tiêu chí thay đổi hình thái
của từ

형태: 단어의 형태 변화 유무를 기준으로 분류.

- Từ bất biến: thể từ, tiểu từ, từ bổ nghĩa, từ độc lập

불변어 : 체언, 수식언, 관계언, 독립언, 관계언(격조사와 보조사)

- Từ khả biến: vị từ, trợ từ vị cách


가변어 : 용언, 관계언(서술격 조사)

2.3. Ý nghĩa của từ: là phương pháp phân loại theo ý nghĩa mang tính hình thức của
từ

의미 : 여기서의 의미란 단어의 개별적·어휘적 의미가 아닌 형식적 의미를 말함.

- Danh từ: từ để định danh tên của đối tượng nhất định

명사 : 특정한 대상의 이름을 가리키는 단어들

- Đại từ: từ để thay thế cho tên của người, sự vật, địa điểm

대명사 : 사람, 사물, 장소의 이름을 대신하여 가리키는 단어

- Số từ: từ chỉ số lượng hay thứ tự

수사 : 수량이나 순서를 나타내는 단어

- Động từ: từ diễn tả sự chuyển động của con người hoặc sự vật

동사 : 사람이나 사물의 움직임을 나타내는 단어

- Tính từ: từ để diễn tả trạng thái hoặc tính chất của con người hoặc sự vật

형용사 : 사람이나 사물의 상태나 성질을 나타내는 단어

- Thán từ: từ để diễn tả cảm xúc

감탄사 : 놀람, 느낌, 부름이나 대답을 나타내는 단어

- Định từ, phó từ, tiểu từ

- 관형사, 부사, 조사 : 의미적이기보다는 문법적 기능을 하는 까닭에 ‘의미’


기준을 적용하기 어려움.
CHƯƠNG 2 VỊ TỪ - TIỂU TỪ - VỊ TỪ 이다

용언/서술격조사‘~이다’
▣ Từ khả biến 1: Động từ 가변어 1: 동사
1. Vị từ - Động từ và tính từ 용언- 동사 VS 형용사

1.1. Khái niệm: Động từ và tính từ đóng vai trò là thành phần vị ngữ trong câu. Tuy
nhiên động từ thể hiện sự di chuyển của chủ ngữ, còn tính từ thể hiện tính chất hay
thuộc tính của chủ ngữ

개념 : 동사와 형용사는 문장성분으로서 서술어의 기능을 하나 동사가 주어의


움직임을 나타낸다면, 형용사는 주어의 성질이나 속성 등을 나타낸다.

1.2. Phân biệt động từ và tính từ: Trong tiếng Hàn, động từ và tính từ tương đối
giống nhau về hình thức bên ngoài, phương thức biến đổi vĩ tố hay vai trò trong thành
phần cấu tạo câu nên việc tìm được sự khác biệt là tương đối khó. Tuy nhiên, xét đến
bình diện về sự biến đổi vĩ tố, chúng ta có thể thấy được 5 điểm khác nhau như sau:

동사·형용사 구분 : 한국어 동사와 형용사는 겉모양, 어미변화 방식, 문장


안에서의 기능 등이 매우비슷하여 그 차이를 찾아내기가 쉽지 않다.
그러나 동사와 형용사는 어미 활용의 측면에서 다음과같은 차이를
보인다.

(1) Động từ sẽ có khả năng kết hợp thân từ của nó với vĩ tố tiền kết thúc chỉ thì hiện
tại ‘-는-/-ㄴ-’, còn tính từ thì không.

기본형에 현재 시제 선어말 어미 ‘-는-/-ㄴ-’이 결합할 수 있으면 동사이고,


결합할 수 없으면 형용사이다.

(2) Động từ có khả năng kết hợp thân từ của nó với vĩ tố dạng định ngữ ‘-는’, còn tính
từ thì không.

기본형에 관형사형 어미 ‘-는’이 결합할 수 있으면 동사이고, 결합할 수 없으면


형용사이다.

(3) Động từ có thể sử dụng cùng với vĩ tố ‘-려’ chỉ ý đồ, hoặc vĩ tố ‘-러’ chỉ mục đích,
còn tính từ thì không.

‘의도’를 뜻하는 ‘-려’나 ‘목적’을 뜻하는 어미 ‘-러’와 함께 쓰일 수 있으면 동사,


그렇지 못하 면 형용사이다

(4) Động từ có thể kết hợp với vĩ tố ‘-어라’ chỉ mệnh lệnh, hoặc vĩ tố ‘-자’ chỉ yêu
cầu, còn tính từ thì không.
동사는 명령형 어미 ‘-어라’와 청유형 어미 ‘-자’와 결합할 수 있지만, 형용사는
이러한 어미와 결합할 수 없다.

(5) Sau căn tố của động từ có thể gắn với các biểu hiện như ‘-고 있다’, ‘-아/-어 있다’
와 ‘~중이다’, còn tính từ thì không.

동사 어간 뒤에는 ‘-고 있다’, ‘-아/-어 있다’와 ‘~중이다’ 등과 같은 표현이 붙을


수 있지만,형용사 어간 뒤에는 붙을 수 없다.

2. Sự biến đổi của động từ 동사의 활용


2.1. Khái niệm: là hiện tượng nhiều loại vĩ tố kết hợp luân phiên trong căn tố của
động từ, có thể chia thành hai loại biến đổi là biến đổi có quy tắc (hình thái căn tố hoặc
vĩ tố không thay đổi) và biến đổi bất quy tắc (hình thái căn tố hoặc vĩ tố có thay đổi)

개념 : 동사의 어간에 여러 가지 어미가 번갈아 결합하는 현상으로, 어간이나


어미의 형태가 바뀌지 않는 ‘규칙활용’과 어간이나 어미의 형태가 바뀌는 ‘
불규칙활용’이 있다

VD: Động từ ‘입다’ biến đổi có quy tắc, nên hình thái căn tố của động từ này không bị
thay đổi dù sau căn tố gắn với nhiều loại vĩ tố khác nhau. Ngược lại động từ ‘ 듣다’,
căn tố của động từ này có thể thay đổi bất quy tắc là ‘듣’ hoặc ‘들’.

다음 ‘입다’는 규칙활용을 하기 때문에 그 어간 뒤에 다양한 어미들이 붙어도


어간의 원래형태가 바뀌지 않는다. 반면 ‘듣다’는 어간의 형태가 경우에 따라
‘듣-’ 혹은 ‘들-’로 바뀌는불규칙 활용을 한다

2.2. Các loại biến đổi động từ 활용의 종류


(1) Biến đổi bất quy tắc chỉ diễn ra ở căn tố

어간만 바뀌는 불규칙활용

VD1: Bất quy tắc của ‘ㅅ’, trong các động từ có căn tố kết thúc bởi phụ âm ‘ ㅅ’, tuỳ
thuộc vào loại hình vĩ tố mà phụ âm ‘ㅅ’ bị giản lược hoặc không.

① 'ㅅ‘ 불규칙활용-어간이 ’ㅅ‘으로 끝나는 동사들 중 ’ㅅ‘이 어미의 종류에


따라 없어지기도 하고 남아 있기도 하는 경우

짓습니다, 짓는, 짓고, 짓지, 지었습니다, 지어도, 지으려고, 지으면

VD2: Bất quy tắc của ‘ㄷ’, trong các động từ có căn tố kết thúc bởi phụ âm ‘ ㄷ’, tuỳ
thuộc vào loại hình vĩ tố mà phụ âm ‘ㄷ’ được biến đổi thành ‘ㄹ’ hoặc không.

‘ㄷ’ 불규칙활용-어간이 ‘ㄷ’으로 끝나는 동사들 중 ‘ㄷ’이 어미의 종류에 따라


‘ㄹ’로 변하기도 하고 변하지 않기도 하는 경우.

묻습니다, 묻지, 묻는, 물었습니다, 물어서, 물으면, 물으려고


VD3: ③ ‘ㅂ’ 불규칙활용-어간이 ‘ㅂ’으로 끝나는 동사들 중 어미의 종류에 따라
‘ㅂ’이 ‘오/우’로 변하기도 하고 변하지 않기도 하는 경우.

VD4: ④ ‘르’ 불규칙활용-어간이 ‘르’로 끝나는 동사들 중 어미의 종류에 따라


‘르’가 ‘ㄹㄹ’로 변하기도 하고 그렇지 않기도 하는 경우.

(2) Biến đổi có quy tắc ở căn tố: tuy hình thái căn tố bị biến đổi, nhưng sự biến đổi này
tuân theo quy luật âm vị nên được gọi là sự biến đổi có quy tắc ở căn tố

어간이 바뀌는 규칙활용 : 어간의 형태가 바뀌지만 이러한 변화가 음운규칙에


따른 것이어서 규칙활용으로 처리하는 경우가 있다.

VD1: Giản lược nguyên âm ‘으’ – Nếu gắn vĩ tố bắt đầu bởi phụ âm vào sau căn tố
của động từ kết thúc bởi nguyên âm ‘으’ thì ‘으’ không bị giản lược, còn nếu gắn vĩ tố
bắt đầu bởi nguyên âm ‘아/어’ thì ‘으’ bị giản lược.

‘으’ 탈락-모음 ‘으’로 끝나는 동사의 어간 뒤에 자음으로 시작하는 어미가


붙으면 ‘으’는 탈락하지 않으나, ‘아/어’로 시작되는 어미가 붙으면 ‘으’가
탈락하는 경우.

쓰지만, 쓰고, 쓰지, 쓰면, 썼습니다, 써서, 써도

VD2: Giản lược phụ âm ‘ㄹ’ – Nếu gắn vĩ tố ‘-ㄴ’, ‘-네’, ‘-ㄹ’, ‘~ㅂ니다’, ‘-시’, ‘-
세요’ ‘-오’ vào sau căn tố cảu động từ kết thúc bởi phụ âm ‘ ㄹ’ thì phụ âm ‘ㄹ’ bị
giản lược.

‘ㄹ’ 탈락-‘ㄹ’로 끝나는 동사의 어간 뒤에 어미 ‘-ㄴ’, ‘-네’, ‘-ㄹ’, ‘~ㅂ니다’, ‘-시


-’, ‘-세요’, ‘-오-’ 등이 붙으면 ‘ㄹ’이 탈락하는 경우.

알려고, 알면, 안, 압니다, 아세요?

(3) Biến đổi bất quy tắc chỉ diễn ra ở vĩ tố

어간은 바뀌지 않고 어미만 바뀌는 불규칙활용

VD1: Bất quy tắc ‘여’ – sau ‘하다’ hoặc những sau căn tố của động từ có kết thúc là
‘하다’ nếu gắn với vĩ tố bắt đâu bởi ‘아/어’ như ‘아/어도’, ‘아/어서’, ‘았/었’ thì ‘하’
và ‘아/어’ sẽ đổi thành ‘하여=해’.

'여‘ 불규칙활용-’하다‘나 ’하다‘가 뒤에 붙어 만들어진 동사의 어간 뒤에 모음 ’


아/어‘로 시작되는 ’-아도/-어도‘, ’-아(서)/-어(서), ‘-았-/-었-’ 등의 어미가 붙으면
‘하’와 ‘아/어’가 ‘하여(=’해‘)’로 바뀌는 경우.

하여도/해도, 하여서/해서, 하였습니다/했습니다

VD2: Bất quy tắc ‘러’ – 이르다


‘러’ 불규칙활용-‘(어디에~)이르다’는 어간 ‘이르-’ 뒤에 ‘-어도’, ‘-어(서)’, ‘-었-’
처럼 ‘어’로 시작되는 어미가 붙으면 어미의 일부인 ‘어’가 ‘러’로 바뀌는 것을
이름.

3. Phân loại động từ 동사의 종류


3.1. Nội động từ: là loại động từ có sự di chuyển chỉ liên quan đến chủ ngữ

자동사 : 움직임이 그 주어에만 관련되는 동사-뛰다, 가다, 놀다, 살다, …

(ex) 꽃이 다 졌다./ 눈이 많이 온다.

3.2. Ngoại động từ: là loại động từ có sự di chuyển ảnh hưởng đến đối tượng khác

타동사 : 움직임이 다른 대상, 즉 목적어에 미치는 동사-잡다, 누르다, 건지다,


태우다, …

(ex) 준서는 책을 많이 읽는다./ 동생이 밥을 다 먹었다.

3.3. Động từ bổ trợ: là loại động từ gắn ở phía sau động từ khác, thường đóng vai trò
bổ sung ý nghĩa ngữ pháp và nếu giản lược chúng thì sự truyền tải về mặt ý nghĩa của
câu vẫn được bảo đảm

보조동사 : 다른 동사 뒤에 쓰여 흔히 문법적 의미를 더해 주는 동사로 생략해도


의미 전달에 무리가 없다.

(ex) 비가 많이 오고 있다. (고+있다=비가 오는 중임을 나타냄)

4. Công thức câu của động từ 동사 구문


4.1. Công thức câu của nội động từ 자동사 구문

① 무엇이 어찌한다. Cái gì làm gì

(ex) 아이들이 {자란다, 논다}

② 무엇이 {무엇에/어디에/누구에게} 어찌한다. Cái gì làm gì (hướng đến ai, đến


đâu, đến điều gì)

(ex) 철수는 {나에게/사기꾼에게} 완전히 속았다.

③ 무엇이 {무엇으로/어디로} 어찌한다. Cái gì làm gì thành cái gì, thành đâu

(ex) 증오가 사랑으로 변했다.

④ 무엇이 무엇과 어찌한다. Cái gì làm gì với cái gì

(ex) 지희는 초등학교 동창과 {결혼했다/싸웠다}.

⑤ 무엇이 무엇이 어찌한다. Cái gì làm gì cái gì


(ex) 준영이가 가수가 되었다.
4.2. Công thức câu của ngoại động từ 타동사 구문
① 무엇이 무엇을 어찌한다. Cái gì làm cái gì

(ex) 엄마가 아이를 사랑한다.

② 무엇이 {무엇에/어디에/누구에게} 무엇을 어찌한다. Cái gì làm gì hướng đến


ai, đến đâu, đến điều gì

(ex) 그는 주머니 속에 돈을 넣었다.

③ 무엇이 {어디에서/누구에게서} 무엇을 어찌한다. Cái gì làm gì ở đâu, từ ai

(ex) 아빠는 책상에서 책을 꺼냈다.

④ 무엇이 무엇과 무엇을 어찌한다. Cái gì làm gì với cái gì

(ex) 철수는 영희와 자리를 바꾸었다.

⑤ 무엇이 무엇을 {무엇으로/어디로} 어찌한다. Cái gì làm cái gì thành cái gì,
thành đâu

(ex) 철수는 영희를 바보로 여긴다.

▣ Từ khả biến 2: Tính từ 가변어 2 : 형용사


1. Sự biến đổi của tính từ 형용사의 활용

1.1. Khái niệm: cũng tương tự như sự biến đổi của động từ, là sự biến đổi hình thái đa
dạng dựa trên ý nghĩa và vai trò ngữ pháp trong câu.

개념 : 형용사도 동사와 마찬가지로 문장 속에서 그 문법적 의미와 역할에 따라


다양한 모습으로나타나는데 이를 형용사의 활용이라고 한다.

VD: Tính từ ‘싫다’ biến đổi có quy tắc, nên hình thái căn tố của tính từ này không bị
thay đổi dù sau căn tố gắn với nhiều loại vĩ tố khác nhau. Mặt khác tính từ ‘ 가깝다’
biến đổi bất quy tắc, tuỳ theo trường hợp mà căn tố của động từ này sẽ là ‘가깝’ hoặc
‘가까워’.

‘싫다’는 규칙활용을 하기 때문에 그 어간 뒤에 다양한 어미들이 붙어도 어간의


원래 형태가 바뀌지 않는다. 반면 ‘가깝다’는 경우에 따라 어간의 형태가 ‘가깝-’
혹은 ‘가까워-’로 바뀌는 불규칙활용을 한다

1.2. Các loại biến đổi tính từ 활용의 종류


(1) Biến đổi bất quy tắc chỉ diễn ra ở căn tố 어간만 바뀌는 불규칙활용
VD1: Bất quy tắc của ‘ㅅ’, trong các tính từ có căn tố kết thúc bởi phụ âm ‘ ㅅ’, tuỳ
thuộc vào loại hình phụ tố mà phụ âm ‘ㅅ’ bị giản lược hoặc không.

'ㅅ‘ 불규칙활용-어간이 ’ㅅ‘으로 끝나는 형용사 중 어미가 어간 뒤에 붙을 때 ’ㅅ


‘이 없어지기도 하고 남아 있기도 하는 경우.

낫습니다, 낫고, 나았습니다, 나으면

VD2: Bất quy tắc của ‘ㅂ’, trong các tính từ kết thúc bởi phụ âm ‘ㅂ’, khi vĩ tố gắn
sau căn tố có trường hợp ‘ㅂ’ đổi thành ‘오/우’ và có trường hợp không biến đổi.

‘ㅂ’ 불규칙활용-어간이 ‘ㅂ’으로 끝나는 형용사 중 어미가 어간 뒤에 붙을 때


‘ㅂ’이 ‘오/우’로 변하기도 하고, 변하지 않기도 하는 경우.

쉽습니다, 쉽고, 쉽지만, 쉬웠습니다, 쉬워도, 쉬워서, 쉬우며

VD3: ‘르’ 불규칙활용-어간이 ‘르’로 끝나는 형용사 중 어미가 어간 뒤에 붙을 때


‘르’가 ‘ㄹㄹ’로 변하기도 하고 그렇지 않기도 하는 경우.

(2) Biến đổi có quy tắc ở căn tố

어간이 바뀌는 규칙활용 : 동사와 마찬가지로 어간의 형태가 바뀌지만 이러한


변화가 음운규칙에 따른 것이어서 규칙활용으로 처리하는 경우가 있다.

VD1: Giản lược nguyên âm ‘으’ – Nếu gắn vĩ tố bắt đầu bởi phụ âm vào sau căn tố
của tính từ từ kết thúc bởi nguyên âm ‘으’ thì ‘으’ không bị giản lược, còn nếu gắn vĩ
tố bắt đầu bởi nguyên âm ‘아/어’ thì ‘으’ bị giản lược.

‘으’ 탈락-동사와 마찬가지로 모음 ‘으’로 끝나는 형용사의 어간 뒤에 ‘아/어’로


시작되는 어미 ‘-아(서)/-어(서)’, ‘-았-/-었-’ 등이 붙으면 ‘으’가 탈락하는 경우.

아프지만, 아프고, 아프면, 아팠습니다, 아파서, 아파도

VD2: Giản lược phụ âm ‘ㄹ’ – Nếu gắn vĩ tố ‘-ㄴ’, ‘-네’, ‘-ㄹ’, ‘~ㅂ니다’, ‘-시’, ‘-
세요’ ‘-오’ vào sau căn tố của tính từ kết thúc bởi phụ âm ‘ㄹ’ thì phụ âm ‘ㄹ’ bị giản
lược.

‘ㄹ’ 탈락-동사와 같이 ‘ㄹ’로 끝나는 형용사의 어간 뒤에 어미 ‘-ㄴ’, ‘-네’, ‘-ㄹ’,


‘~ㅂ니다’, ‘-시-’, ‘세요’, ‘-오-’ 등이 붙으면 ‘ㄹ’이 탈락하는 경우.

길면, 길지, 길고, 기세요?, 깁니다

(3) Biến đổi bất quy tắc chỉ diễn ra ở vĩ tố

어간은 바뀌지 않고 어미만 바뀌는 불규칙활용 : 동사와 마찬가지로 형용사


중에는 활용할 때 어간 자체는 변하지 않으나 어미가 변하는 것들이 있다.
이들은 어간이 변하지 않는다는 점에 서 불규칙활용과는 다르나 활용이
규칙적이지 않다는 점에서 불규칙활용 형용사에 속한다.
VD1: '여‘ 불규칙활용-’하‘로 끝나는 형용사의 어간 뒤에 모음 ’아/어‘로
시작되는 ’-아도/-어도‘, ’-아(서)/-어(서), ‘-았-/-었-’ 등의 어미가 붙으면 ‘하’와
‘아/어’가 ‘하여(=’해‘)’로 바뀌는 것을 이름. 즉 어미의 일부분인 ‘아/어’가 ‘여’로
바뀌는 것을 말함.

VD2: ‘러’ 불규칙활용-‘(빛깔이~)푸르다’의 어간 ‘푸르-’는 뒤에 ‘-어도’, ‘-어서’,


‘-었-’과 같이 ‘어’로 시작되는 어미가 붙으면 어미의 일부인 ‘어’가 ‘러’로 바뀌는
경우.

(4) 어간과 어미가 모두 바뀌는 불규칙활용

VD: 'ㅎ‘ 불규칙활용-어간이 ’ㅎ‘으로 끝나는 형용사 중 일부는 ’으‘로 시작하는


어미가 뒤에 붙으면 어간의 ’ㅎ‘과 어미의 ’으‘가 함께 탈락하는데 이를 이른다.
또한 이들 어간 뒤에 모음 ’아/어‘로 시작되는 어미가 오면 어간의 ’ㅎ‘은
탈락하고 어미의 ’아/어‘ 부분은 어간 끝 음절의 모음과 함께 ’애/에‘나 ’얘/예‘로
바뀐다.

2. Phân loại tính từ 형용사의 종류


2.1. Tính từ tính chất: là loại tính từ thể hiện tính chất, trạng thái hay thuộc tính của
đối tượng

성상형용사 : 대상의 성질이나 상태, 속성 등을 나타내는 형용사-

(ex) 고요하다, 예쁘다, 향기롭다,…

2.2. Tính từ tâm lý: vì chủ ngữ luôn là bản thân người nói, nên loại tính từ này thể
hiện trạng thái tâm lý của người nói

심리형용사 : 주어가 항상 말하는 사람 자신이어서 결국 자신의 심리적인 상태를


나타내는 형용사-

( ex) 좋다, 슬프다, 기쁘다, 싫다, 외롭다, 괴롭다,…

2.3. Tính từ chỉ định: là tính từ thể hiện sự chỉ định

지시형용사 : 지시성을 나타내는 형용사.

(ex) 이러하다(이렇다), 그러하다(그렇다), 저러하다(저렇다)

2.4. Tính từ bổ trợ: là loại tính từ gắn sau vị từ, đóng vai trò bổ sung ý nghĩa của vị từ
đó

보조형용사 : 용언 즉 동사나 형용사 뒤에 쓰여 그 의미를 보충하는 역할을 하는


형용사로 활용하는 모양에 따라 보조동사와 구별된다.

( ex) 오늘은 괜찮은가 싶은데

2.5. 있다/없다: hình thái biến đổi của chúng không giống động từ hay tính từ, ‘있다’
có lúc biến đổi như động từ và có lúc lại biến đổi như tính từ.
있다/없다 : 활용하는 모습이 동사나 형용사와 같지 않으며, ‘있다’는 어떤 때는
동사처럼 활용하기도 하고 또 어떤 때는 형용사처럼 활용하기도 한다.

TH1: 있다 biến đổi như động từ

- Khi chúng biểu thị ý nghĩa ‘con người nán lại ở một địa điểm nhất định’. Trường hợp
này, có thể kết hợp với vĩ tố kết thúc chỉ mệnh lệnh ‘-아라/-어라’ hoặc vĩ tố kết thúc
chỉ thỉnh dụ ‘-자’. Đồng thời vĩ tố kết thúc trần thuật kết hợp với nó là ‘- ㄴ다/-는다’
chứ không phải ‘-다’.

여기서의 ‘있다’는 ‘사람이 일정한 장소에 머무르다’의 뜻을 나타낸다. 이


경우에는 동사처럼 쓰여 명령형 종결어미 ‘-아라/-어라’나 청유형 종결어미 ‘-자’
가 쓰일 수 있고, 평서형 종결어미 ‘-다’와 결합하지 않고 ‘-ㄴ다/-는다’와 함께
쓰인다

VD: 떠뜰지 말고 가만히 있어라/있자.

그는 내일 집에 있는다고 말했다.

- Hoặc khi sử dụng kết hợp với vĩ tố chuyển loại quán hình từ, ‘ 있다’ sẽ kết hợp với
‘는’chứ không phải ‘은’.

관형사형 전성어미와 함께 쓰일 때는 ‘-은’이 아닌 ‘-는’이 붙어 동사처럼


활용한다.

VD: 집에 있는 철수, 책상 위에 있는 책

TH2: 있다 biến đổi như tính từ

- ‘ 있 다 ’ biểu thị ý nghĩa ‘cái gì đang tồn tại ở đâu hoặc có cái gì sở hữu’. Trong
trường hợp này, không thể dùng mệnh lệnh thức và vĩ tố kết thúc trần thuật sẽ là ‘다’.

여기서의 ‘있다’는 ‘무엇이 어디에 존재하거나 무엇을 소유하다’의 뜻을


나타내어 형용사처럼 쓰여 명령형이나 청유형 종결어미가 쓰일 수 없고 평서형
종결어미도 ‘-다’와 결합.

VD: 책이 책상 위에 있어라/있자.(×)

나는 돈이 많이 있다. (○)

- ‘ 없다 ’ khác với ‘ 있다 ’ ở chỗ bình thường nó được biến đổi giống tính từ, riêng
trường hợp kết hợp với vĩ tố chuyển loại quán hình từ thì sẽ kết hợp với ‘ 는 ’ chứ
không phải ‘은’.

한편, ‘없다’는 ‘있다’와 달리 일반적으로 형용사처럼 활용을 하나 역시 관형사형


전성 어미와 함께 함께 쓰일 때는 ‘-은’이 붙지 않고 ‘-는’이 붙는 형태로 쓰인다.

VD: 우리나라에는 없는 꽃(○)/ 우리나라에는 없은 꽃(×)


3.Công thức câu của tính từ và 있다/없다 형용사·있다/없다 구문
3.1. Công thức câu của tính từ 형용사 구문
① 무엇이 어떠하다. Cái gì thế nào

(ex) 영희의 언니는 예쁘다.

② 누가 무엇이 어떠하다. Ai thế nào cái gì

(ex) 나는 영희가 싫다.

③ 무엇이 무엇과 어떠하다. Cái gì thế nào với cái gì

(ex) 철수는 영희와 친하다.

④ 무엇이 {무엇에/어디에/누구에게} 어떠하다. Cái gì thế nào hướng đến cái gì,
đến đâu, đến ai

(ex) 나는 철수에게 미안하다.

3.2. Công thức câu của 있다/없다 ‘있다/없다’ 구문

① 무엇이 {무엇에/어디에/누구에게} {있다/없다} Cái gì có/không có cái gì, ở đâu,


đối với ai

(ex) 은행은 이 길 끝에 있다.

② 무엇이 무엇이 {있다/없다} Cái gì có/không có cái gì

(ex) 이 책은 재미가 {있다/없다}.

③ 무엇이 {무엇에/어디에/누구에게} 무엇이 {있다/없다} Cái gì có/không có cái


gì hướng đến ai, đến đâu, đến cái gì

(ex) 철수는 그 집에 관심이 없다.

④ 무엇이 무엇과 무엇이 {있다/없다} Cái gì có/không có cái gì với ai

(ex) 나는 철수와 아무 관계가 없다.

▣ Từ khả biến 3: Tiểu từ chỉ tư cách vị từ ‘이다’ (cái đi cùng với nó mới là một vị
từ)

가변어 3 : 서술격조사‘이다’
1. Khái niệm và đặc điểm của ‘이다’

1.1. Khái niệm: là yếu tố gắn đằng sau danh từ để đảm nhận vai trò vị ngữ trong câu.

개념 : 주로 명사 뒤에 붙어서 명사와 함께 문장에서 서술어 기능을 하는


요소이다.

VD: 천수는 천재이다.

1.2. Đặc điểm: bắt buộc phải gắn sau danh từ, chính bởi vậy mà nó mang đặc điểm
của tiếp từ. Khi biến đổi hình thái lại mang đặc điểm của động từ và tính từ. Khi gắn
sau danh từ hay đại từ lại mang đặc điểm của tiểu từ.

특징 : 명사와 떨어질 수 없기 때문에 접사와 같은 성격을 가지고 있고, 활용을


하기 때문에 동사및 형용사와 같은 성격도 가지고 있으며, 명사나 대명사 뒤에
붙으므로 조사와 같은 성격도 지니고 있다

2. Sự biến đổi của ‘이다’ ‘이다’의 활용

- Khi gắn với vĩ tố kết thúc trần thuật sẽ giống tính từ, gắn với ‘다’ chứ không phải ‘-
ㄴ다/-는다’.

평서형 종결어미가 붙을 때 형용사처럼 ‘-ㄴ다/-는다’가 아닌 ‘-다’가 붙는다.

VD: 민수가 학생이다.(○)/ 민수가 학생인다.(×)

- Cũng giống như tính từ, không thể kết hợp với vĩ tố kết thúc chỉ mệnh lệnh hay vĩ tố
kết thúc chỉ thỉnh dụ.

형용사처럼 청유형 종결어미나 명령형 종결어미가 붙어 쓰이지 못한다.

VD: 우리 학생이자.(×)/ 영미야, 학생이어라(×)

3. Công thức câu của ‘이다’ ‘이다’구문

① 무엇이 무엇이다.(사람, 사물, 장소, 시간+이다) Cái gì là cái gì (người, sự vật,


địa điểm, thời gian + 이다)

(ex) 이것은 꽃이다.

② 무엇이 무엇이다.(행위, 동작+이다) Cái gì là cái gì (hành vi, động tác)

(ex) 그는 늘 걱정이다.

③ 무엇이 {무엇에/어디에/누구에게} 무엇이다. Cái gì là cái gì hướng đến cái gì,


đến đâu, đến ai

(ex) 모두들 그 계획에 찬성이다.

④ 무엇이 무엇과 무엇이다. Cái gì là cái gì với cái gì


(ex) 그의 의견은 나와 반대이다.

⑤ 무엇이 무엇이 무엇이다. Cái gì là cái gì cái gì

(ex) 나는 철수의 시험이 걱정이다.

⑥ 관형절의 수식을 반드시 받아야 하는 경우 (bổ nghĩa cho mệnh đề định ngữ)

(ex) 나는 내일 떠날 작정이다.

CHƯƠNG 3: TỪ BẤT BIẾN – THỂ TỪ


DANH TỪ, ĐẠI TỪ, SỐ TỪ

▣ Từ bất biến 1: Danh từ 명사


1. Đặc điểm 명사의 특징
1) Là những từ chỉ tên gọi hay khái niệm của sự vật. Là từ gắn với tiểu từ để đảm
nhiệm những thành phần như chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.

명사는 사물의 이름이나 개념을 가리키는 말로 조사가 붙어 주어, 목적어, 보어


등 문장에서 여러성분으로 쓰이는 단어들을 말한다.

VD: 빵을 먹고 싶어. (목적어)

2) Danh từ phải có tiểu từ kết hợp những có những trường hợp không có cũng được.

보통 조사가 붙어 문장의 한 성분으로 쓰이나 조사 없이도 일정한 문장성분이


될 수 있다.

VD: 사과 맛있다. = 사과가 맛있다. Hay 오늘 스타일 좋다. = 오늘 스타일이 좋다.

3) Danh từ thường được bổ nghĩa bởi các quán hình từ như ‘새, 현, 이, 그, 저’ nhưng
không có thì câu văn vẫn hoàn chỉnh.

명사는 보통 ‘새, 헌, 이, 그, 저’ 등과 같은 관형사의 수식을 받으며 문장에


쓰이지만 관형사의 수식을 받지 않고도 문장에 쓰일 수 있다.

VD: 집이 예쁘다/ 가방을 가져오세요.

그 집이 예쁘다/ 저 가방을 가져오세요.

4) Trong tiếng Hàn, danh từ không phân giới.

한국어의 명사는 성의 구별이 없다.

5) Danh từ nhiều khi không phân biệt số ít số nhiều.

한국어의 명사는 단수와 복수를 구별하지 않을 때가 많다.

VD: 책상 위에 두 권의 책이 있다.

Tuy nhiên khi danh từ kết hợp với quán hình từ chỉ định như ‘ 이, 그, 저’, nếu không
gắn với tiểu từ chỉ số nhiều ‘들’ sẽ không thể biểu thị được ý nghĩa số nhiều.

단, 명사가 ‘이, 그, 저’와 같은 지시관형사와 같이 쓰일 때에는 복수 표지 ‘-들’을


붙이지 않으면 복수의 뜻을 나타낼 수 없다.

VD: 그 사람들이 많이 모여 있다.

6) Khi chủ ngữ là số nhiều, các thành phần trạng ngữ hay vị ngữ trong câu cũng có thể
gắn với ‘들’.

주어가 복수일 때에는 주어뿐만 아니라 그 문장의 부사어나 서술어에도 ‘-들’을


붙여 쓸 수 있다.

VD: 어서들 오세요. 어서 오세요들.


2. Phân loại 명사의 종류

2.1. Danh từ độc lập và danh từ phụ thuộc (Theo tính độc lập)

자립명사와 의존명사

- Danh từ độc lập: là danh từ có thể tồn tại độc lập trong câu mà không cần được bổ
nghĩa của các thành phần khác.

자립명사 : 다른 성분의 수식을 받지 않고도 문장에 쓰일 수 있는 명사.

- Danh từ phụ thuộc: là danh từ bắt buộc phải được bổ nghĩa bởi các thành phần khác
trong câu.

의존명사 : 반드시 다른 성분의 수식을 받아야 문장에 쓰일 수 있는 명사.

VD: 저기 보이는 곳이 우리 마을입니다. (○) ⇔ 곳이 우리 마을입니다. (×)

*Danh từ phụ thuộc chỉ đơn vị: là danh từ dùng để đếm số lượng của con người hay sự
vật.

단위성 의존명사 : 개, 마리, 명’과 같이 사람이나 사물을 세는 단위를 나타내는


말.

VD: 개, 마리, 명

~Tips:

1. Bảng phân loại danh từ chỉ đơn vị


2. Phương thức liên kết danh từ phụ thuộc chỉ đơn vị 단위성 의존명사의 연결
방식

TH1: Danh từ + Số từ + Danh từ chỉ đơn vị

명사+수사+단·명

VD: 사과 한 개에 얼마에요?

TH2: Số từ + Danh từ chỉ đơn vị + 의 + Danh từ

수사+단·명+‘의’+명사

VD: 몇 그릇의 밥을 먹고 싶어.

TH3: Số từ + Danh từ

수사+명사

VD: 이 소설은 한 남자가 두 여자를 사랑하는 이야기이다.

TH4: Danh từ + Số từ

명사+수사

VD: 사과 하나 배 하나 주세요.

2.2. Danh từ riêng và danh từ chung (Theo tính cố hữu) 고유명사와 보통명사

- Danh từ riêng: là loại danh từ được dùng để gắn tên cho người hoặc sự vật cụ thể xác
định nào đó, giúp phân biệt với những con người, sự vật khác.

고유명사 : 특정한 사람이나 사물에 이름을 붙여 다른 것을 구별하고자 할 때


사용하는 명사

VD: 수민, 영미, 서울, 한강, 한라산,...

- Danh từ chung: là loại danh từ được dùng để chỉ đồng đều các đối tượng mang đặc
trưng, tính chất tương tự nhau.

보통명사 : 비슷한 성질이나 특성을 가진 대상을 두루 가리키기 위해 사용하는


명사.

VD: 사람, 장소, 강, 산, 기관, 대학교,...

▣ Từ bất biến 2: Đại từ 대명사


1. Đặc điểm 대명사의 특징

1) Là thể từ sử dụng như tên gọi thay thế cho danh từ, nói cách khác là tên gọi của đối
tượng.

대상의 이름, 즉 명사를 대신하여 가리키는 말로 사용하는 체언이다.

VD: 저기에 모자 있지? 그것 좀 갖다 줄래?

김 교수님이 책을 한 권 쓰셨는데, 그것을 쓰는 데 약 10 년이라는 시간이 걸렸대.

2) Đối tượng được biểu thị bằng đại từ được nắm bắt thông qua bối cảnh hay tình
huống.

대명사가 가리키는 대상은 문맥과 상황을 통해 파악해야 한다.

VD: 청소는 내가 할 테니까, 너는 저것을 해 주겠니?

2. Phân loại đại từ 대명사의 종류

2.1. Đại từ nhân xưng: là đại từ thay thế cho người

인칭대명사 : 사람을 대신 가리키는 대명사를 말한다.

1) Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất 일인칭대명사 :

- Khái niệm: Chỉ người đang nói, là ‘ 나’ hoặc ‘저’ tuỳ theo quan hệ tôn trọng giữa
người nói và người nghe. ‘나’ được dùng trong các trường hợp khi người nói có địa vị
cao hơn hoặc nhiều tuổi hơn với người nghe, hoặc người nói và người nghe có mối
quan hệ thân thiết. Còn ‘저’ được dùng khi muốn đề cao tôn trọng người nghe. Bên
cạnh đó, ‘나’ và ‘저’ khi kết hợp với tiểu từ ‘가’ hoặc ‘의’ sẽ có thể chuyển thành ‘내’
và ‘제’.

말하는 사람과 듣는 사람의 존대 관계에 따라 ‘나’와 ‘저’를 구분하여 사용한다.


‘나’는 말하는 사람이 듣는 사람보다 지위가 높거나 나이가 많은 때 또는 친한
사이에 쓰며,‘저’는 듣는 사람을 높여야 할 경우에 사용한다. 또한 ‘나’와 ‘저’는
조사 ‘가’나 ‘의’와 함께 쓰 이면 ‘내’, ‘제’가 된다.

VD: 나는 오후에 연극을 보러 가기로 했어.

저는 오후에 연극을 보러 가기로 했습니다.

나의/내 연극을 꼭 보러 와 줄래?

저의/제 연극을 꼭 보러 와 줄래요?

- Mặt khác, khi chỉ ‘나’ (tôi) và những người khác thì sẽ dùng ‘우리/우리들’ và ‘저’
sẽ dùng ‘저희/저희들’.
한편, ‘나’와 다른 사람을 함께 가리킬 때는 ‘우리/우리들’을 쓰고, ‘저’와 다른
사람을 함께 가 리킬 때는 ‘저희/저희들’을 쓴다.

VD: 얘들아, 그 일은 우리가(우리들이) 하자.

선생님, 그 일은 저희가(저희들이) 하겠습니다.

2) Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai 이인칭대명사 :

- Khái niệm: Chỉ người đang giao tiếp cùng. Đối tượng cần đề cao tôn trọng không
biểu hiện sự tôn trọng thông qua đại từ nhân xưng ngôi thứ 2. Nói cách khác, đại từ
nhân xưng ngôi thứ hai như 당신, 자네, 너 sẽ thể hiện quan hệ bình đẳng về địa vị
hoặc là quan hệ thân thiết giữa người nói và người nghe, hoặc là quan hệ người trên
với người dưới.

상대방의 이름을 대신 부르는 대명사이나, 높여할 대상을 대명사로 표현하지는


않는다. 즉, ‘당신’, ‘자네’, ‘너’와 같은 이인칭대명사는 듣는 사람과 말하는
사람이 서로 비슷한 지위에 있으면서 친분이 있는 사이에서 사용하거나, 아니면
윗사람이 아랫사람에게 주로 쓰는 말이 된다.

- Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc khi muốn gọi đối phương thì thay vì dùng đại từ, người ta
thường dùng chức danh của đối phương hoặc tên + chức danh của đối phương. Tuỳ
theo thời điểm mà cũng có thể sử dụng (이름)씨, 선생님, 사장님, 사모님,...

또한, 한국에서는 상대방을 부를 때 대명사를 사용하기보다는 상대방의 직함을


사용하거나 성 이나 이름 뒤에 직함을 부르는 것이 일반적이며, 때에 따라 (이름)
씨, 선생님, 사장님, 사모님등의 호칭을 사용하기도 한다.

VD: 과장님, 손님 오셨습니다.

한영진 씨, 손님 오셨어요.

선생님, 이리 앉으시죠.

- Thêm vào đó, không hay dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong trường hợp người
nói biết trước người nghe là ai.

더불어, 듣는 사람이 누구인지 말하는 사람이 이미 알고 있는 상황에서는


이인칭대명사가 문장 에 나타나지 않는 일이 많다.

VD: (옆 자리에 앉아 있는 친구에게) 불펜 좀 빌려 줘!

(여자 친구에게) 사랑해.

- Mặt khác, 너 khi kết hợp với tiểu từ 가 hoặc 의 sẽ có thể trở thành 네. Đối với số
nhiều thì dùng 너희(너희들). Đối với số nhiều của 당신, 자네 thì bắt buộc phải dùng
당신들, 자네들. Trong một số trường hợp trang trọng thì dùng 여러분.
한편, ‘너’는 조사 ‘가’가 붙을 경우나 ‘의’와 함께 쓰일 때는 ‘네’로 줄여서 쓰며,
복수형은 ‘너 희(너희들)’을 쓰며, ‘당신’, ‘자네’와 같은 이인칭대명사의
복수형은 ‘당신들’, ‘자네들’ 뿐이다.더불어 격식을 갖추어 말을 해야 하는
상황에서는 ‘여러분’이라는 표현을 쓰기도 한다.

VD: 이건 너의/네 용돈이야.

3) Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba: chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng
được xuất hiện

삼인칭대명사 : 말하는 사람과 듣는 사람 이외에 이야기나 대화에 등장하는


사람을 가리키는 말

- Đại từ chỉ định ngôi thứ ba: là 그, 그녀 và là sự kết hợp của quán hình từ chỉ định 이,
그, 저 và danh từ phụ thuộc 분, 이. Từ đó hình thành các đại từ như 이분,저분,그분,
이이,저이,그이. Hay có thể gắn 이,그,저 vào trước các danh từ 사람,선생님,여자,
남자. Để chỉ số nhiều thì có các đại từ như 이들, 저들, 이 분들, 그 분들.

정칭대명사 : ‘그’, ‘그녀’와 지시관형사 ‘이’, ‘그’, ‘저’에 의존명사 ‘분’이나 ‘이’
가 붙어 만들 어진 삼인칭대명사. ‘이분, 저분, 그분, 이이, 저이, 그이’ 등이
있으며, 명사 ‘사람’, ‘선생님’, ‘여자’, ‘남자’ 앞에 ‘그’, ‘이’, ‘저’를 붙여
사용하기도 하며, 복수형으로는 ‘이들’, ‘저들’, ‘이 분들’, ‘그분들’, … 등이 있다.

VD: 타오, 그녀를 만난 지 얼마나 됐어요? 이분이 궁금해 하시네요.

- Đại từ phản thân: dùng để chỉ lại danh từ hoặc đại từ xuất hiện ở phía trước. Đối với
ngôi 1 sẽ sử dụng 나, ngôi 2 sử dụng 너, còn đối với ngôi 3 sẽ không dùng 그, 그녀
mà dùng 자기, 저, 저희, 당신.

재귀대명사 : 앞에 나온 명사나 대명사를 다시 가리키는 대명사이다. 일인칭,


이인칭대명사 는 다시 가리킬 때도 ‘나’, ‘너’로 표현하는 데 비해,
삼인칭대명사의 경우에는 ‘그’, ‘그녀’가 아닌 ‘자기’, ‘저’, ‘저희’, ‘당신’과 같은
다른 표현을 쓴다.

VD: 나는 어릴 때, 나를 일본 사람이고 생각했다. (mình)

너는 너 자신의 가치를 믿어야 한다.

그 여자는 자기에게 불리한 말을 했다.

막둥이는 저밖에 몰라요. (Đứa út chỉ biết bản thân mình)

할머니는 당신께서 직접 요리를 하셔야 먹을 수 있다고 믿으셨다. ( 당 신 ở đây


khác với đại từ nhân xưng ngôi 2, chỉ sử dụng đôi với những người bề trên)

Khi chỉ lại đại từ nhân xưng ngôi thứ ba cũng có lúc dùng 그,그녀 nhưng trong trường
hợp này nếu dùng 자기 thì ý nghĩa câu văn sẽ thay đổi.
삼인칭을 다시 가리킬 때 ‘그/그녀’를 쓸 때도 있으나 이때는 ‘자기’를 쓸 때와
문장의 의미 가 달라진다.

VD: 서지혜 씨는 회의가 끝난 후 자기 사무실로 갔다. (서지혜 씨 = 자기)

서지혜 씨는 회의가 끝난 후 그녀의 사무실로 갔다. (서지혜 씨 = 그녀 hoặc không


phải)

2.2. Đại từ chỉ định: nó thay thế cho cái đã xuất hiện trước đó, 3 cái xuất phát điểm
là 이 그 저(mối quan hệ giữa người nói người nghe và sự vật, gần ng nói – gần ng
nghe – xa cả 2), là sự kết hợp của 이 그 저 và cái đã xuất hiện trước đó là đại từ dùng
để chỉ sự vật (이, 이것, 그것, 저것 số nhiều là 이들, 이것들, 그것들, 저것들), nơi
chốn (여기,거기,저기) hay thời gian (언제).

지시대명사 : 사물(‘이’, ‘이것’, ‘그것’, ‘저것’, 복수형으로는 ‘이들’, ‘이것들’, ‘


그것들’, ‘저것들’), 장소(‘여기’, ‘거기’, ‘저기’), 시간(‘언제’) 등을 대신 가리키는
말이다.

VD: 이것 좀 먹어볼래?

2.3. Đại từ nghi vấn và đại từ phủ định 의문대명사와 부정대명사


- Đại từ nghi vấn: là đại từ chỉ đối tượng của câu hỏi như 누구, 무엇, 언제, 어디
(người, vật, thời gian, nơi chốn). Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn sẽ hạ giọng cuối câu.
Và đại từ 무엇 kết hợp với 이/가 sẽ thành 무어, kết hợp với 을/를 thành 뭘.

의문대명사 : ‘누구(사람)’, ‘무엇(물건)’, ‘언제(시간)’, ‘어디(장소)’ 등과 같이


물음의 대상을 나 타내는 대명사. 의문대명사가 있는 의문문은 문장의 끝을
내려서 말하며, 흔히 ‘무엇’이 조사‘이/가’, ‘을/를’과 같이 쓰이면 ‘무어’나 ‘뭐’로
줄여서 쓴다.

VD: 누구를 기다리세요?

넌 무엇을 먹을래?

- Đại từ phủ định: dùng trong tường hợp không cần biết hoặc không rõ về người hoặc
vật được biểu thị. Chẳng hạn như ‘누구, 무엇, 언제, 어디 sẽ không dùng trong câu
nghi vấn mà dùng trong câu trần thuật để đóng vai trò làm đại từ phủ định.

부정대명사 : 가리키는 사람이나 사물을 정확히 밝힐 필요가 없거나 잘 모를 때


쓰는 대명사.의문문에서 사용되는 의문대명사 ‘누구’, ‘무엇’, ‘언제’, ‘어디’ 등이
의문문이 아닌 평서문에 쓰 이게 되면 부정대명사가 된다.
VD: 누군가 안에 있는 것 같아요.

우리 시연이는 무엇이든지 잘 먹어요.

내가 보고 싶다 하면 언제든 오실거죠?

기훈 씨는 지금 어디를 가고 없어요.

Trong trường hợp sử dụng trong câu nghi vấn thì vẫn có thể là đại từ phủ định.

더불어 ‘누구’, ‘무엇’, ‘언제’, ‘어디’ 등은 비록 의문문에 쓰였을지라도


부정대명사로 기능한다.

VD: 누구 기다리세요?

무얼 좀 드시겠어요?

언제든 꼭 좀 와주시겠습니까?

Mặt khác, đại từ phủ định chỉ người có 아무. 아무 trong câu khẳng định kết hợp với
tiểu từ 나, trong câu phủ định kết hợp với tiểu từ 도.

한편, 사람을 가리키는 부정대명사에는 ‘아무’가 있다. ‘아무’는 긍정문에서는


조사 ‘나’, 부정문 에서는 조사 ‘도’와 함께 쓰인다.

VD: 이 일은 아무나 할 수 있어요.

글쎄 이 일은 아무도 할 수 없을 것 같은데.
▣ Từ bất biến 3: Số từ 수사

1. Đặc điểm và phân loại số từ 수사의 특징과 종류

- Đặc điểm: số từ là những từ chỉ số lượng hoặc trật tự

특징 : 수사는 수량이나 차례를 나타내는 말이다.

- Phân loại: trong tiếng Hàn phân loại thành số từ thuần Hàn và số từ Hán Hàn, hoặc
phân loại thành số từ chỉ số hoặc lượng và số từ chỉ thứ tự hoặc trình tự

종류 : 한국어의 수사에는 고유어 수사와 한자어 수사가 있으며, 또한 수나 양을


나타내는수사와 순서나 차례를 나타내는 수사로도 나눌 수 있다.

VD:

하나, 둘, 셋, 넷, 다섯, … (고유어 수사)

일(一), 이(二), 삼(三), 사(四), 오(五), … (한자어 수사)

하나, 둘, 셋, 일, 이, 삼, … (수나 양을 나타내는 수사)

첫째, 둘째, 셋째, 제일, 제이, 제삼, … (순서나 차례를 나타내는 수사)

2. Số từ chỉ số lượng 수량을 나타내는 수사


2.1. Số từ thuần Hàn 고유어 수사

- Là số từ 1 đến 99

- Trong số từ thuần Hàn ở nhóm này, có những từ chỉ số lượng không rõ ràng

1~9, 10 단위 수, 10 단위를 넘는 수에서는 사용하나 ‘100’, ‘1,000’, ‘10,000’


등을나타낼 때는 고유어 수사를 사용하지 않고 한자어 수사를 쓴다.

또한, 수량을 나타내는 고유어 수사에는 확실하지 않은 수량을 나타내는 것도


있다.

VD: 한둘, 두셋, 서넛, 너덧, 댓, 대여섯, 예닐곱, 여남은

- Khi đóng vai trò bổ sung thông tin cho danh từ đứng sau thì một số số từ có hình thái
thay đổi
한편, 수량을 나타내는 고유어 수사 중에는 뒤에 나오는 명사를 수식해 줄 때 그
모양이 달라지는것이 있다.

VD: 한/세/네/스무 명이 오고 있다.

2.2. Số từ Hán Hàn 한자어 수사

- Số lượng được biểu thị bằng chữ số Ả Rập phần lớn đọc bằng số từ Hán Hàn và số
lượng vượt 100 cũng đọc bằng số từ Hán Hàn

아라비아숫자로 표시된 수량은 대개 한자어 수사로 읽으며, 100 단위가 넘는


수를 부를 때에도 한자어 수사를 사용한다. 또한 10(일십), 100(일백), 1000(일천)
등은 주로 ‘십’, ‘백’,‘천’이라고 읽는다.

(ex)

20 일(=이십 일), 30 개월(=삼십 개월)

영/공, 일, 이, 삼, 사, 오, 육, 칠, 팔, 구

십, 십일, 십이, 이십, 삼십, 사십, 오십, 육십, 칠십, 팔십, 구십

2.3. Cách phân việt số từ thuần Hàn và Hán Hàn 고유어 수사와 한자어 수사
구별법

1) Khi đếm số lượng người, động vật, đồ vật sử dụng danh từ chỉ đơn vị như 개, 명,
마리, 대, 장 v.v thì dùng số từ thuần Hàn. Tuy nhiên nếu đơn vị vượt qua 20 thì ghi
chữ số Ả Rập và dùng số từ Hán Hàn

사람이나 동물, 물건의 수를 셀 때 사용하는 ‘개’, ‘명’, ‘마리’, ‘대’, ‘장’, ‘권’,
‘채’, ‘통’, ‘부’,‘자루’, ‘송이’, ‘그루’ 등은 고유어 수사와 함께 쓰인다. 단, 스물
(20)을 넘어가면 주로 아라비아 숫자로 쓰고 한자어 수사로 읽는다.

2) Khi biểu hiện thời gian, nói giờ thì dùng số thuần Hàn, nói phút và giây thì dùng số
Hán Hàn. Song nếu nói giờ dài thì cũng sử dụng số Hán Hàn

시간 표현에서 ‘시간’은 고유어 수사로, 분이나 초는 한자어 수사로 나타내는데,


긴 시간을 말할 때에는 한자로 수사를 쓰기도 한다.

3) Khi nói về tuổi trong giao tiếp đời sống, dùng số từ thuần Hàn với danh từ phụ
thuộc 살 còn dùng số từ Hán Hàn với danh từ 세 trong những trường hợp trang trọng

일상 대화에서 나이를 말할 때는 고유어 수사와 단위를 나타내는 의존명사 ‘살’


을 많이 쓰나 공식적인 자리에서는 한자어 수사와 ‘세’를 쓴다.

4) Khi nói về ngày tháng thường sử dụng nhiều số Hán Hàn

날짜를 말할 때는 대체로 한자로 수사를 많이 쓴다.


5) Khi nói về số ngày nhất định như thời hạn thì chủ yếu dùng số Hán Hàn với 일, 개,
월, 년 và số thuần Hàn với 날, 달, 해

기간이나 일정 등의 날수를 말할 때는 주로 한자어 수사와 ‘일’, ‘개’, ‘월’, ‘년’이


함께 쓰이는 데, 적은 날수나 달수를 말할 때는 고유어 수사와 ‘날’, ‘달’, ‘해’가
함께 쓰인다.

6) Với trường hợp như 번, 층, 동 nếu dùng cùng số thuần Hàn sẽ mang ý nghĩa chỉ số
lần hoặc lượng còn nếu dùng số từ Hán Hàn sẽ mang ý nghĩa số thứ tự

번’, ‘층’, ‘동’과 같은 경우 고유어 수사와 함께 쓰이면 횟수나 개수를 나타내고,


한자어 수사와 함께 쓰이면 정해진 순번을 나타낸다.

7) Khi tính toán số học, thông thường sử dụng số Hán Hàn, còn thường sử dụng số
thuần Hàn khi biểu thị con người hay sự vật mà không có danh từ phụ thuộc chỉ đơn vị

수학적 계산을 읽을 때는 한자어 수사가 쓰이는 것이 일반적이지만 단위를


나타내는 의존명사 없이 사람이나 사물을 나타낼 때는 고유어 수사가 많이
쓰인다.

8) Danh từ phụ thuộc chỉ đơn vị ngoại lai sẽ dùng với số Hán Hàn

외래어 단위를 나타내는 의존명사는 한자어 수사와 함께 쓰인다.

3. Số từ chỉ thứ tự, trình tự 차례를 나타내는 수사

3.1. Số từ thuần Hàn 고유어 수사

- Thông thường được gắn với 째 để chỉ thứ tự

일반적으로 수나 양을 나타내는 고유어 수사에 ‘-째’를 붙여 만든다.

- Tuy nhiên, thứ tự đầu tiên tiếng Hàn dùng 첫 째 chứ không phải 하나 째. Mặt khác,
cũng giống với số từ chỉ số lượng, số từ chỉ thứ tự trình tự có thể được dùng như một
danh từ hoặc quán hình từ. Song khác ở chỗ số từ chỉ thứ tự trình tự cũng có thể được
dùng như phó từ

단, 맨 앞에 시작하는 차례를 나타낼 때는 ‘하나’에 ‘째’를 붙여 ‘하나째’로


부르지 않고 ‘첫째’라 부른다. 한편, 차례를 나타내는 수사는 수량을 나타내는
수사와 마찬가지로 명사나 관형사처럼 쓰이기도 하고, 수량을 나타내는 수사와
달리 부사처럼 쓰이기도 한다.

VD: 첫 째는, 둘 째는, 셋 째는 (명사) --- 둘 째 딸이다 (관형사) --- 첫 째, ... (부사)

3.2. Số từ Hán Hàn 한자어 수사

Bình thường sẽ gắn đằng trước 제 để chỉ thứ tự. Bên cạnh đó, khi đứng trước 등, 호,
번 có thể giản lược
보통 수량을 나타내는 한자어 수사 앞에 ‘제’를 붙여서 만드나, ‘등’, ‘호’, ‘번’
앞에 쓰일 때는 이를 생략하기도 한다.

VD: 제일, 제이, 제삼, 제십...

(제)일 등, (제)일 호, (제)일 번...

CHƯƠNG 4

Tiểu từ 조사
1. Đặc trưng và phân loại 조사의 특징과 종류

1) Đặc trưng: Tiểu từ được gắn vào sau thể từ, có vai trò làm xuất hiện các quan hệ
ngữ pháp khác nhau hoặc để bổ sung thêm về nghĩa.

특징 : 조사는 일반으로 체언 뒤에 붙어 다양한 문법적 관계를 나타내거나


의미를 추가하는 역할을 한다.

2) Phân loại: Tiểu từ có thể được chia thành Tiểu từ chỉ vai trò, cách thức; Tiểu từ bổ
trợ; Tiểu từ kết nối

종류 : 조사는 그 기능에 크게 ‘격조사’, ‘보조사’, ‘접속조사’ 등으로 나눌 수 있다.

2. Tiểu từ chỉ vai trò, cách thức (Tiểu từ chỉ vai trò chức năng, ngữ pháp): đảm bảo
thể từ đứng trước nó mang một tư cách nhất định trong câu.

격조사 : 앞에 오는 체언이 문장 안에서 일정한 자격을 가지도록 하여 주는 조사

(1) Tiểu từ thể hiện vai trò chủ ngữ: có vai trò biểu thị tư cách chủ ngữ trong câu (이/
가, 께서, 에서)
주격조사 : 조사가 붙은 말이 문장 안에서 주어의 기능을 하고 있음을 나타내는
조사로, ‘이/가’, ‘께서’, ‘에서’ 등이 있다.

이/가:

- Các từ kết thúc bằng phụ âm thì dùng 이, kết thúc bằng nguyên âm thì
dùng 가.

자음으로 끝나는 말 다음에는 ‘이’, 모음으로 끝나는 말 다음에는 ‘가’를


쓴다.

- Khi đi cùng các tiểu từ khác thì nó luôn đứng sau.

다른 조사와 같이 쓸 때는 항상 다른 조사 뒤에 온다.

- Không thể đi cùng với các tiểu từ ‘은/는’, ‘을/를’, ‘도’.

‘은/는’, ‘을/를’, ‘도’ 등과 같은 조사와는 함께 쓸 수 없다.

- 나 và 저 khi kết hợp với tiểu từ 가 thì sẽ thành 내가, 제가; 누구 sẽ thành
누가.

‘나’와 ‘저’는 주격조사 ‘가’와 결합하면 각각 ‘내가’와 ‘제가’로 쓰이며,


‘누구’는 ‘누가’로 바뀐다.

- ‘이’ được sử dụng sau tên người kết thúc bằng phụ âm không phải là một
tiểu từ chủ ngữ.
자음으로 끝난 사람 이름 다음에 쓰는 ‘이’는 주격조사가 아니다.

께서:

- Sử dụng đối với người bề trên, để thể hiện sự tôn kính, tôn trọng.

선행 체언이 높임의 대상이 되거나 존경 또는 존중의 대상이 될 때


사용하는 주격조사이다.

- Khi sử dụng 께서 nhất định phải sử dụng '- (으) 시 -' trong vị ngữ.

‘께서’를 사용하면 서술어에 반드시 ‘-(으)시-’를 사용해야 한다.

- Khác với 이/가, sau 께서 có thể có các tiểu từ bổ trợ 만, 은/는, 도.


‘께서’ 뒤에는 ‘만, 은/는, 도’ 등과 같은 보조사들이 붙을 수 있다.

에서:

- Sử dụng khi thể từ đứng trước nó là các danh từ chỉ đoàn thể như 학교,
회사.
선행 체언이 ‘학교’, ‘회사’ 등과 같은 단체 명사일 때 사용하는
주격조사이다.

* Sự khác biệt giữa tiểu từ chủ ngữ '이/가' và tiểu từ bổ trợ '은/는 ':

【tip】주격조사 ‘이/가’와 보조사 ‘은/는’의 차이

- Khi được giới thiệu lần đầu tiên trong câu thì sử dụng ‘이/가’, từ sau đó sử dụng ‘은/
는’.

문장에서 처음 소개되는 경우 ‘이/가’를 쓰며, 그 다음부터는 ‘은/는’을 쓴다.

- '이/가' được dùng trong các câu trần thuật thông thường còn '은/는' được dùng trong
các câu tương phản, đối chiếu.

‘이/가’는 일반적 진술에 사용되고, ‘은/는’은 대조적 진술에 사용된다.

- ‘이/가’thì trọng tâm của thông tin là danh từ đứng trước nó, ngược lại ‘ 은/는’ thì
trọng tâm là nội dung đứng sau.

‘이/가’는 정보의 초점이 앞에 오는 명사에 있는 반면, ‘은/는’은 뒤에 오는


내용에 초점이 있다.

(2) Tiểu từ thể hiện vai trò tân ngữ: Tiểu từ ‘을/를’ là tiểu từ có vai trò làm cho thể
từ đứng trước nó có chức năng như một tân ngữ trong câu.

목적격조사 : 선행 체언이 문장 안에서 목적어의 기능을 하고 있음을 나타내는


조사로 ‘을/를’이 있다.

- Các từ kết thúc bằng phụ âm thì dùng 을, kết thúc bằng nguyên âm thì
dùng 를 hoặc có thể lược thành ‘ㄹ’.

자음으로 끝나는 말 다음에는 “을’, 모음으로 끝나는 말 다음에는 ‘를’


혹은 축약형인 ‘ᄅ’을 쓴다.

- Khi sử dụng cùng các tiểu từ khác thì luôn đứng sau.

다른 조사와 같이 쓰일 때는 항상 다른 조사 뒤에 온다.

- Không thể sử dụng cùng các tiểu từ ‘은/는’, ‘이/가’, ‘도’.

‘은/는’, ‘이/가’, ‘도’ 등과 같은 조사와는 함께 쓸 수 없다.

- Thường được lược bỏ trong hội thoại hằng ngày nhưng khi nhấn mạnh
cảm xúc hoặc câu hỏi châm biếm thì ko thể lược bỏ.
일상적인 대화에서 자주 생략되나 느낌을 강조하거나 반어적 의문을
나타낼 때는 생략하지 않는 것이 효과적이다.

(3) Tiểu từ thể hiện vai trò quán hình từ: Tiểu từ ‘의’ có vai trò làm cho thể từ
đứng trước nó có chức năng là một quán hình từ.
관형격조사 : 선행 체언이 관형어의 기능을 하게 하는 조사로 ‘의’가 있다.

- Bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau. 사랑의 도시

관형격조사는 명사 뒤에 오는 명사를 꾸민다.

- Các đại từ nhân xưng ‘나, 저, 너’ khi kết hợp cùng tiểu từ ‘의’ ’ thì sẽ thành ‘내,
네, 제’.

관형격조사 ‘의’는 인칭대명사 ‘나, 저, 너’와 결합하면 각각 ‘내, 네, 제’의


꼴로 쓰인다.

- Trong nhiều trường hợp, tiểu từ thể hiện vai trò quán hình từ có thể được lược bỏ,
nhưng một số trường hợp thì không.

관형격조사는 많은 경우 생략할 수 있으나 그렇지 않은 경우도 있다.

(4) Tiểu từ thể hiện vai trò phó từ: có vai trò làm cho thể từ đứng trước nó mang
chức năng là một phó từ, tức là bổ sung ý nghĩa cho vị từ. (9 loại)

부사격조사 : 선행 체언이 문장에서 부사어의 기능, 즉 뒤에 나오는 서술어를


꾸미는 역할을 하게 하는 조사로 다양한 종류가 있다.

* Tiểu từ phó từ chỉ nơi chốn: 장소를 나타내는 부사격조사

- Vị trí tồn tại của đối tượng: N+에 대상의 존재 위치, “명사+에”

- Nơi diễn ra hành động, động tác: N+에서 동작이나 행위가 일어나는 곳, “
명사+에서”

- Địa điểm hành động, động tác hướng tới: N+에 동작이나 행위가 미치는 곳,
“명사+에”

- Khi thể hiện sự di chuyển: điểm xuất phát N+에서/에서부터; điểm đến N+에/
(으)로

장소의 이동, 출발점에는 “명사+에서/에서부터”, 도달점에는 “명사+에/(으)


로”

* Tiểu từ phó từ chỉ thời gian: 시간이나 시대를 나타내는 부사격조사

- Khi biểu thị một thời điểm nhất định: N+에 일정 시각과 시대를 나타낼 때,
“명사+에”

- Khi biểu thị thời gian bắt đầu: N+부터/에 시작 시간을 나타낼 때, “명사+
부터/에”

* Tiểu từ phó từ chỉ mối quan hệ, hành vi người – vật:

사람이나 동물을 나타내는 데 사용되는 부사격조사


- Khi di chuyển ra xa: N+에게서/한테서, khi di chuyển lại gân:N+에게/한테

멀어질 때, “명사+에게서/한테서”, 다가갈 때, “명사+에게/한테”

- Khi cho và nhận: N+에게/한테/께 주고받을 때, “명사+에게/한테/께”

- Khi thể hiện trạng thái cùng nhau: N+와/과/하고/이랑

공동과 상태를 나타낼 때, “명사+와/과”, “명사+하고/이랑”

- Khi thể hiện tư cách: N+(으)로/(으)로서 자격을 나타낼 때, “명사+(으)


로서/(으)로”

* Tiểu từ phó từ chỉ thời công cụ, phương tiện,cách thức, nguyên liệu: N+(으)로/
(으)로써

도구나 수단, 재료를 나타내는 데 사용되는 부사격조사, “명사+(으)로/(으)


로써”

* Tiểu từ phó từ chỉ phạm vi: điểm bắt đầu N+부터, điểm kết thúc N+까지

범위를 나타내는 데 사용되는 부사격조사, 시작점은 “명사+부터”, 끝은 “


명사+까지”

* Tiểu từ phó từ chỉ nguyên nhân, lí do: N+(으)로/에

이유를 나타내는 데 사용되는 부사격조사, “명사+(으)로/에”

* Tiểu từ phó từ chỉ đơn vị: N+에 단위를 나타내는 데 사용되는


부사격조사, “명사+에”

* Tiểu từ phó từ chỉ sự thay đổi, biến đổi: N+(으)로

변화를 나타내는 데 사용되는 부사격조사, “명사+(으)로”

* Tiểu từ phó từ chỉ sự so sánh: N+보다, N+만큼/처럼, N+와/과

비교를 나타내는 데 사용되는 부사격조사, “명사+보다”, “명사+만큼/처럼”,


“명사+와/과”

(5) Tiểu từ thể hiện vai trò hô gọi: là tiểu từ thể hiện sự độc lập N+아/야

호격조사 : 독립어임을 나타내는 조사, “명사+아/야”

3. Tiểu từ bổ trợ 보조사

(1) Đặc trưng 특성

- Không giống với tiểu từ chỉ vai trò chức năng được sử dụng để thể hiện chức
năng ngữ pháp của thể từ đứng trước nó, tiểu từ bổ trợ được sử dụng để biểu thị
thái độ cảm xúc của người nói hoặc để bổ sung ý nghĩa cho thành phần đứng trước.
선행 체언이 문장에서 하는 기능을 나타내는 데 사용되는 격조사와는 달리,
말하는 사람의 태도를 표시하거나 앞말에 의미를 덧붙일 때 사용된다.

- Tiểu từ bổ trợ có thể được thêm vào sau gốc cũng như các hình thức biến động
của danh từ, động từ, phó từ.

보조사는 명사, 부사, 동사의 활용형뿐만 아니라 어근 뒤에도 붙을 수 있다.

(2) Loại hình 유형


- Tiểu từ bổ trợ dùng để thể hiện ý nghĩa tưởng phản, đối lập: 은/는

대조의 의미를 나타내는 데 사용되는 보조사, “은/는”

- Tiểu từ bổ trợ dùng để biểu thị ý nghĩa của chủ đề (để chỉ chủ ngữ): 은/는

주제의 의미를 나타내는 데 사용되는 보조사, “은/는”

- Tiểu từ bổ trợ dùng để thể hiện ý nghĩa độc quyền, giới hạn: 만/밖에/뿐

배타나 한정의 의미를 나타내는 데 사용되는 보조사, “만/밖에/뿐”

- Tiểu từ bổ trợ dùng để thể hiện ý nghĩa bao gồm, bổ sung: 도, 조차, 마저, 까지

포함이나 더함의 의미를 나타내는 데 사용되는 보조사, “도, 조차, 마저, 까지”

- Tiểu từ bổ trợ dùng để thể hiện ý nghĩa lựa chọn: (이)나, (이)든지, (이)나마, (이)
라도

선택의 의미를 나타내는 데 사용되는 보조사, “(이)나, (이)든지, (이)나마, (이)라도”

‘(이)든지’ được sử dụng để chọn một trong một số, ‘(이)나’ là lựa chọn tuy không
hài lòng nhưng tốt nhất trong hoàn cảnh hiện tại, còn ‘(이)나마’ và ‘(이)도’ được
dùng trong trường hợp không có lựa chọn nào khác.

‘(이)든지’는 여럿 가운데 하나를 선택할 때 사용하고, ‘(이)나’는


만족스럽지는 않지만 현재의 상황에서는 최선일 때, 그리고 ‘(이)나마’와
‘(이)라도’는 선택의 여지가 없어 선택할 수밖에 없는 상황에서 사용한다.
이때 ‘이’는 앞말이 자음으로 끝날 때 나타난다.

* Phân biệt tiểu từ chỉ chức năng phó từ 까지 và tiểu từ bổ trợ 까지:

【tip】부사격조사 ‘까지’와 보조사 ‘까지’의 차이점

- Tiểu từ chỉ chức năng phó từ 까지 không bao gồm ý nghĩa nào khác ngoài ý nghĩa
được thể hiện trong câu. (교수님, 어디까지 가세요?)

‘까지’는 문장에 나타난 의미 외에 다른 의미를 포함하지 않는


부사격조사이다.

- Tiểu từ bổ trợ 까지 bao gồm ý nghĩa “thêm cả những thứ khác”. (너까지 나를
떠났다.)
‘까지’의 경우 ‘다른 것에 더하여’의 의미를 가지고 있는 보조사이다.

* Phân biệt các tiểu từ bổ trợ 조차, 마저, 까지:

【tip】부사격조사“까지, 조차, 마저’의 차이점

- ‘까지’ được dùng vs nghĩa là “đến tận”, ”điểm giới hạn”: 엄마까지 나를 못
믿는구나. Gắn 도 vào sau 까지 sẽ làm ý nghĩa câu văn rõ ràng hơn.

‘까지’는 ‘한계점’으로서의 의미가 확장되어 일상적이지 않다고 판단되는


경우에도 사용한다.더불어 위와 같이 ‘까지’ 뒤에 ‘도’를 붙이면 문장의
의미가 더욱 명확해진다.

- ' 마저 ' chủ yếu được sử dụng trong các tình huống rất tồi tệ hoặc khi vượt quá
điểm giới hạn cuối cùng, và kết quả thường là những điều bất lợi đối với người nói.

‘마저’는 위와 같이 아주 극단적인 상황이나 마지막 한계점을 벗어난 경우에


주로 사용되어 그 결과가 말하는 사람에게 불리한 일에 많이 쓰인다.

EX 김씨는 사업 실패로 집마저 팔았다. Ông Kim làm ăn thất bại nên còn cái
nhà cũng đã bán nốt. (Ở đây hiểu “nhà” là cái cuối cùng mà ông Kim còn sở hữu
vậy mà cũng đã bán nốt)

- ‘ 조 차 ’ chủ yếu được sử dụng khi có điều gì đó không mong muốn xảy ra với
người nói hoặc khi vượt quá giới hạn cơ bản nhất, và chủ yếu được sử dụng trong
các tình huống tiêu cực.

‘조차’는 말하는 사람이 기대하지 못한일이 일어났거나 가장 기본적인


한계점을 벗어날 경우에 주로 사용되는데, 주로 부정적인 상황에 사용된다는
특징이 있다.

엄마조차 나를 못 믿는구나. Ngay cả mẹ cũng không tin con nữa sao. *Câu này
có nghĩa: là người mình nghĩ đến đầu tiên và kể chuyện là mẹ, vậy mà mẹ không
tin (vậy thì những người khác làm gì có ai tin).

* Các ý nghĩa khác của tiểu từ chỉ chức năng phó từ 도: 【tip】부사격조사
“도’의 기타 의미

- 너는 젊은 애가 SNS 도 안 하니?

Trong ngữ cảnh phủ định như trên, ' 도' cũng có nghĩa là ‘không cần nói đến những
trường hợp khác'.

‘도’는 위와 같이 부정적인 맥락에서는 ‘극단적인 경우까지 양보하여 다른


경우는 말할 필요도 없이 그러하다’는 의미를 나타내기도 한다.

- 눈이 많이도 온다. (정도부사+도) – chỉ mức độ


아마도 가겠지. (추측부사+도) – phỏng đoán
참 사랑스럽기도 하네. (명사형 ‘사랑스럽기’+도) – nhấn mạnh, cảm thán
‘도’ ở trên là phó từ chỉ mức độ như ‘‘ 많이, 몹시, 유난히’, là phó từ chỉ sự
phỏng đoán như ‘아마’, và mang ý nghĩa nhấn mạnh hoặc cảm thán khi gắn sau vĩ
tố dạng danh từ.

‘도’는 ‘많이, 몹시, 유난히’ 등과 같이 정도를 나타내는 부사나 ‘아마’와 같이


추측을 나 타내는 부사, 그리고 명사형 어미 뒤에 붙어 강조 또는 감탄의 뜻을
나타낸다.

4. Tiểu từ kết nối 4. 접속조사

Đặc trưng: có vai trò kéo dài sự liên kết đồng đẳng giữa danh từ với danh từ. (와/
과, 랑, 하고)

보조사의 특성 : 명사와 명사들을 대등하게 이어 주는 역할을 한다.

- Có thể được sử dụng lặp lại khi liên kết nhiều danh từ.

접속조사들은 이어 주는 항목이 많을 때 반복해서 사용할 수 있다.

- Sau danh từ cuối cùng có thể dùng 하고 nhưng không được dùng 와/과 .

‘하고’는 나열되는 마지막 항 다음에도 올 수도 있으나, ‘와/과’는 나열되는


마지막 항 다음에는 올 수 없다.

5. Sự kết hợp tiểu từ 조사 간의 결합

Đặc trưng: Trong tiếng Hàn, một danh từ có thể đi cùng nhiều hơn một tiểu từ và
thường có thứ tự nhất định khi kết hợp các tiểu từ đó.

조사 간 결합의 특징 : 한국어에서는 명사나 명사 구실을 하는 말에 조사가 둘


이상 붙을 수 있으 며, 이러한 조사의 결합에는 대체로 일정한 순서가 있다.

조사의 구분 예

격조사 I(주격, 목적격, 이/가, 을/를, 의


관형격)

격조사 II(부사격) 에, 에게, 에서, (으)로, 와/과, 처럼, 보다

보조사 I 은/는, 야, 도, (이)나, (이)라도

보조사 II 만, 까지, 다가, 밖에, 부터, 조차


(1) 격조사Ⅰ và 보조사Ⅰ không thể sử dụng cùng nhau và luôn đứng sau các
tiểu từ khác.

격조사 I 과 보조사 I 은 서로 같이 쓰일 수 없으며, 항상 다른 조사들 뒤에


온다.

(2) 격조사Ⅰ luôn đứng sau 격조사Ⅱ.

격조사 I 과 격조사 II 가 결합할 때에는 격조사 I 이 항상 격조사 II 뒤에 온다.

에-의, 에게-의, (으로)의, 에서-의, 와/과-의

에게-가, 에서-가

에-를, 에게-를

(3) 격조사Ⅰ luôn đứng sau 보조사Ⅱ.

격조사 I 과 보조사 II 가 결합할 때에는 격조사 I 이 항상 보조사 II 뒤에 온다.

만-이, 만-을, 만-의


까지-가, 까지-를, 까지-의
부터-가, 부터-를, 부터-의

(4) 보조사Ⅰ luôn đứng sau 격조사Ⅱ.

보조사 I 과 격조사 II 가 결합할 때에는 보조사 I 이 항상 격조사 II 뒤에 온다.

에-는/야/도/나/라도

(으)로-는/야/도/나/라도

에서-는/야/도/나/라도

와/과-는/야(×)/도/나(×)/라도

(5) 보조사Ⅰ luôn đứng sau 보조사Ⅱ.

보조사 I 과 보조사 II 가 결합할 때에는 보조사 I 이 항상 보조사 II 뒤에 온다.

까 지-는/야/나(×)/라도

다가-는/야(×)/도/나(×)/라도(×)

밖에-는/야/도/나(×)/라도

부터-는/야/도/나(×)/라도

조차-는/야/도/나(×)/라도

만-은/야(×)/도/나(×)/이라도
(6) 보조사Ⅱ luôn đứng sau 격조사Ⅱ.

보조사 II 와 격조사 II 가 결합한 때에는 보조사 II 가 항상 격조사 II 뒤에 온다.

에-만/까지/다가/밖에(×)/부터(×)/조차

(으)로-만/까지/다가/밖에/부터/조차(×)

에서-만/까지/다가(×)/밖에/부터/조차

* Tóm lại:

격조사Ⅱ+보조사Ⅱ+격조사Ⅰ
격조사Ⅱ+보조사Ⅱ+보조사Ⅰ

* Các 격조사Ⅱ có thể kết hợp với nhau.

격조사 II, 즉 부사격조사는 서로 결합할 수 있는데, 그 결합 관계는 아래와 같다.

에-로, 에게-로
에게-처럼, 에게-보다, 에서-처럼, 에서-보다
에서-와

Phó từ 부사
1. Khái niệm và đặc trưng

(1) Khái niệm: chủ yếu được đặt trước động từ, tính từ, phó từ hoặc đầu câu để bổ
sung ý nghĩa cho chúng một cách chính xác và rõ ràng hơn.

개념 : 주로 동사나 형용사, 부사, 문장 앞에 위치하여 이들을 수식해 주는


말이다. 즉 부사는 동사나 형용사, 부사, 문장 앞에서 이들의 뜻을 더 세밀하고
분명하게 수식해주는 품사이다.

세대가 매우 빨리 바뀐다.

혹시 우체국이 어딘가요?

(2) Đặc trưng:

- Giới hạn kết hợp: Các tiểu từ chỉ vai trò cách thức như ‘이/가’, ‘을/를’, ‘에’, ‘와/과’,
‘(으)로’ và các vĩ tố ‘-아/-어’, ‘-고’, ‘-지’, ‘-게’, ‘-(으)니’ không thể gắn sau phó từ.
Tuy nhiên, các tiểu từ bổ trợ như ‘도, 는, 만’ thì có thể gắn sau phó từ. (나비가 훨훨
높이도 난다. /그렇게 빨리는 불가능해요.)
부사는 ‘이/가’, ‘을/를’, ‘에’, ‘와/과’, ‘(으)로’와 같은 격조사나 ‘-아/-어’, ‘-고’, ‘-
지’, ‘-게’, ‘-(으)니’ 같은 어미가 뒤에 붙을 수 없다. ‘도, 는, 만’과 같은 보조사가
붙을 수 있다.

Không kết hợp dc với các tiểu tư chỉ vai trò tư cách, với các đuôi. Tuy nhiên có thể kết
hợp với các tiểu từ bổ trợ.

- Giới hạn chức năng: Đối với phó từ, chỉ có thể được sử dụng và làm vai trò phó từ
trong câu. (Danh từ, đại từ có thể làm chủ ngữ, tân ngữ; động từ, tính từ có thể làm vị
ngữ hoặc quán hình từ để bổ sung ý nghĩa cho thứ khác). Phó từ chỉ có chức năng bổ
sung ý nghĩa cho động từ, tính từ, phó từ hoặc câu.

명사와 대명사, 동사와 형용사는 각각 격조사, 어미와 함께 쓰여 문장에서


다양한성분으로 쓰일 수 있지만 부사는 오직 부사어로만 쓰인다. 즉 부사는 오직
동사나 형용사, 부사, 문장을 수식하는 역할만을 할 수 있다.

Danh từ, đại từ, động từ, tính từ có thể kết hợp với các tiểu từ để thể hiện đa dạng chức
năng trong câu nhưng Phó từ chỉ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ,
phó từ hoặc câu.

* Phân biệt phó từ (부사) và từ làm phó từ (부사어):

-từ làm Phó từ: là một loại từ loại (nằm trong nhóm có phân loại từ loại), điển hình là
너무, 아주, 참, 늘 – bản chất là một phó từ, ko có chức năng nào khác, chỉ có chức
năng làm phó từ.

부사가 품사의 한 종류라면 부사어는 문장성분의 하나이다. 즉 부사어는 주로


서술어를 수식하는 문장성분을 말하며, 문장 내에 없어도 문장이 성립되므로
필수적인 성분 은 아니다.

- Từ có chức năg làm phó từ trong câu(ngữ pháp): từ được dùng làm phó từ, vốn dĩ là
từ loại khác nhưng được dùng như phó từ. 예쁘게 – vốn dĩ là tính từ nhưng được dùng
như phó từ.

2. Phân loại phó từ : chia làm 2 loại lớn: phó từ thành phần và phó từ cho cả câu.

(1) Phó từ thành phần: là phó từ bổ sung ý nghĩa cho một thành phần trong câu, tùy
theo ý nghĩa có thể chia thành nhiều loại khác nhau. -> phó từ đứng trước động từ, tính
từ hoặc phó từ khác.

성분부사 : 어떤 성분을 꾸미는 부사를 성분부사라고 하는데, 성분부사는 그


의미에 따라 몇 가지 로 더 나눌 수 있다.

- Phó từ chỉ tính chất: là những phó từ thể hiện mức độ, trạng thái hoặc hình dáng của
một tình huống được biểu thị bởi động từ, tính từ. 빨리, 천천히, 간단히, 멀리, 매우,
제일, 가장, 아주, 너무

성상부사 : 동사나 형용사가 나타내는 상황의 정도나 상태, 모습 등을 나타내는


성분부사
- Phó từ chỉ thị: là những phó từ chỉ thời gian hoặc không gian xảy ra sự việc. Phó từ
chỉ không gian: 가가호호, 집집이, 이리, 저리, 그리. Phó từ chỉ thời gian: 막, 방금,
벌써, 아까, 아직, 이미, 요즘, 지금, 이따, 내일, 갑자기, 밤낮, 드디어, 먼저,
어느새, 언제, 언제나, 일찍.

어떤 일이 벌어지는 공간이나 시간을 나타내는 성분부사로 공간을 지시하는


것과시간을 지시하는 부사가 있다.

- Phó từ phủ định: là những phó từ có vai trò phủ định ý nghĩa của động từ. 안, 못

부정부사 : 동사를 수식하되 그 동사가 뜻하는 의미를 부정하는 역할을 하는


성분부사.

(2) Phó từ cho cả câu: đứng ở đầu câu, bổ sung ý nghĩa cho cả câu. Phó từ cho cả câu
có vai trò thể hiện tâm lí hoặc thái độ của người nói.

문장부사 : 문장의 제일 앞이나 또는 문장의 앞부분에 위치하여 문장 전체를


꾸미는 부사를 말하 는데, 말하는 사람의 심리적인 태도를 나타내는 역할을
하기도 한다.

- Phó từ tình thái: phó từ thể hiện thái độ của người nói: 설마, 아마, 가령, 글쎄요,...
(가령 phải có ‘~면 và ‘아마’ phải có ‘~라면’)

서법부사 : 말하는 사람의 태도를 나타내는 문장부사

- Phó từ liên kết: là phó từ liên kết câu này với câu khác và mang một ý nghĩa nhất
định: 그리고, 그러나, 그런데, 또, 그러므로. (khác với tiểu từ liên kết 와, 과, 랑,
하고 - chỉ gắn với danh từ) (nó bổ sung ý nghĩa cho toàn câu đấy nên được xếp vào
nhóm này)

접속부사 : 문장과 문장을 연결해 주는 문장부사를 말하는 것으로 일반적으로 각


접속부사는고유한 의미를 갖는다.

Quán hình từ (định từ ) 관형사


1. Khái niệm

(1) KN: là từ đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ (giới hạn ý nghĩa
danh từ đằng sau).

보통명사 앞에 놓여서 이들을 꾸며 주는 말들을 통틀어 가리키는 말이다. 다시


말해, 관형사란 뒤 에 오는 명사가 나타내는 의미를 한정해 주는 어휘들을
아우르는 말이다.
Ex: 이 사람을 정말 사랑했어요.

(2) Các trường hợp không phải quán hình từ (3 trường hợp) -> 관형어
관형사가 아닌 경우

- Danh từ bổ nghĩa cho danh từ đứng sau: 고향 친구 -> 고향 ở đây là 관형어, bản
chất là danh từ nhưng được dùng như một quán hình từ.

명사가 뒤의 명사를 수식

- Danh từ và đại từ cộng với 의(tiểu từ sở hữu) để bổ nghĩa cho danh từ đứng sau:
친구의 여자 친구, 우리의 희망, 내 동생,...

명사와 대명사가 조사 ‘의’와 함께 쓰여 뒤에 오는 명사를 수식

- Động từ, tính từ hoặc 이다(tiểu từ chỉ vai trò tư cách) có gắn với vĩ tố chuyển loại ‘-
(으)ㄴ’, ‘-는’, ‘-(으)ㄹ’, ‘-던’ để bổ nghĩa cho danh từ đứng sau: 귀여운 인형, 노란
손수건, 흐르는 강물, 막내인 학생,...

형용사와 동사, ‘이다’에 관형사형 전성어미 ‘-(으)ᄂ’, ‘-는’, ‘-(으)ᄅ’, ‘-던’ 등이


붙어뒤에 오는 명사를 수식

2. Đặc trưng

- Không thể kết hợp với tiểu từ và vĩ tố. 조사와 어미가 붙을 수 없다.

- Các quán hình từ như 첫, 이 phải đứng trước danh từ, đại từ hoặc số từ trong câu và
có chức năng bổ sung nghĩa cho chúng.

‘첫’, ‘이’ 등과 같은 관형사는 문장 안에서 반드시 명사나 대명사, 수사 등의 앞에


와서 이들을 수 식하는 역할만을 담당한다.

3. Phân loại và thứ tự 관형사의 종류와 어순

(1) Phân loại

- Quán hình từ chỉ tính chất: là QHT giới hạn cụ thể tính chất hoặc trạng thái của một
đối tượng nào đó, giống như từ ‘새’ trong ‘새 것’.

성상관형사 : ‘새 것’의 ‘새’와 같이 어떤 대상의 성질이나 상태를 구체적으로


한정해 주는 관형사를 말한다.

- Quán hình từ chỉ thị: là QHT được dùng để chỉ một đối tượng nào đó, giống như từ
‘이’ trong ‘이 사람’.

지시관형사 : ‘이 사람’의 ‘이’와 같이 주로 말하고 있는 현장에서 어떤 대상을


가리킬 때 사용하는 관형사를 말한다.

이 노래, 그 화분, 저 하늘, 이런 녀석, 그런 사정, 저런 짓


어느 분, 어떤 곳, 무슨 공부

- Quán hình từ chỉ số: là QHT chỉ số lượng của danh từ đứng sau, ví dụ như từ ‘ 세’
trong ‘세 사람’.

수관형사 : ‘세 사람’의 ‘세’와 같이 뒤에 오는 명사의 수량을 나타내는 관형사로


대부분 명사앞 또는 단위를 나타내는 명사 앞에 온다.

한 사람, 강아지 네 마리, 그림 한두 작품

일 년, 오 학년, 육 남매

모든 사람, 공책 여러 권, 몇 분

(2) Thứ tự

- 지시관형사+성상관형사·수관형사: QHT chỉ thị + QHT chỉ tính chất/QHT chỉ số

이 새 신발; 그 여섯 남매

- 수관형사+성상관형사: QHT chỉ số + QHT chỉ tính chất

두 옛 서적

- 지시관형사+수관형사+성상관형사: QHT chỉ thị + QHT chỉ số + QHT chỉ tính


chất

저 두 옛 서적

Từ cảm thán 감탄사


1. Đặc trưng

Từ cảm thán là những từ dùng để thể hiện cảm xúc hoặc ý chí của người nói và nó
không liên quan đến mối quan hệ ngữ pháp của các thành phần trong câu. Vì thế nó
còn được gọi là từ độc lập.

특징 : 감탄사란 말하는 사람의 느낌이나 의지를 나타내는 말로 문장 속의 어떤


말과도 문법적 관련성이 없다. 이런 점에서 이들을 독립어라고 한다.

- Đi cùng một giọng điệu hoặc nét mặt nhất định để thể hiện cảm xúc của bản thân .
일정한 말투나 얼굴 표정과 함께 자신의 감정을 나타낼 수 있다.

어, 벌써 어두워지고 있네. (놀람)

- Có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

문장의 처음뿐만 아니라 가운데나 끝에도 놓일 수 있다.

Ex: 아마도 그건 지난 가을에, 네, 맞아요. 지난 가을이었어요.

아직도 소식이 없는데요. 뭘.

2. Phân loại

Từ cảm thán được chia thành từ cảm thán chỉ cảm xúc, từ cảm thán chỉ ý chí và từ
cảm thán được dùng do quen miệng hoặc nói lắp bắp, ấp úng.

종류 : 감탄사에는 감정을 나타내는 것, 의지를 나타내는 것, 입버릇이나


더듬거리는 말들이 있다.

(ex) 하하, 아이고, 휴, 에구머니, 에잇, 아차

- Từ cảm thán chỉ cảm xúc: 하하, 아이고, 휴, 에구머니, 에잇, 아차

- Từ cảm thán chỉ ý chí: 아서라, 자, 여보세요, 아무렴, 네, 아니오, 천만에

- Từ cảm thán được sử dụng do thói quen, quen miệng hoặc nói lắp: 뭐,
말이야, 어, 에, 에헴, 원

말하는 습관이나 입버릇 때문에 불필요하게 자꾸 사용하거나 말을 하기에


앞서 더 듬거릴 때 쓰는 감탄사이다.
CHƯƠNG 5

Cấu trúc câu trong tiếng Hàn


한국어의 문장구조
[TIP] – Cú pháp học là gì? 【tip】통사론이란?

Là phạm trù học thuật dưới ngữ pháp truyền thống, đối tượng nghiên cứu là cấu trúc
có tính độc lập cao hơn giữa từ và các đơn vị trên từ, là lĩnh vực ngữ pháp nghiên cứu
về cấu trúc và chức năng của cụm từ, ngữ, câu.

1. Trật tự của tiếng Hàn 한국어의 어순

1. 주어 + 서술어: Chủ ngữ + Vị ngữ

Câu trong tiếng Hàn cấu tạo bởi ít nhất 1 chủ ngữ và 1 vị ngữ. Chủ ngữ đứng trước vị
ngữ.

한국어 문장은 최소한 하나의 주어와 하나의 서술어로 구성되며, 주어는 서술어
앞에 온다.

2. 주어 + 목적어 + 서술어: Chủ ngữ + Tân ngữ + Vị ngữ

Trong câu tiếng Hàn, tân ngữ sẽ đứng sau chủ ngữ và đứng trước vị ngữ.

한국어에서 목적어는 주어 뒤에 서술어 앞에 놓이는 것이 일반적이다.

3. 수식하는 말 + 수식받는 말: Thành phần bổ sung + thành phần được bổ sung

Trong câu tiếng Hàn, Thành phần bổ sung sẽ đứng sau thành phần được bổ sung.

한국어에서는 보통 수식을 받는 말이 수식하는 말 뒤에 온다.

4. 명사 + 조사: Danh từ + Tiểu từ

Tiểu từ gắn vào sau danh từ đóng vai trò là 1 thành phần ở trong câu.

한국어에서 명사에 해당하는 단어들이 문장 안에 쓰이기 위해서는 일반적으로


이들의 뒤에 조사가 붙어야 한다.

5. 본동사 + 보조동사: Thân Động từ + Động từ bổ trợ

Trong cấu trúc SOV, động từ bổ trợ đứng sau thân động từ.

한국어를 포함한 SOV 언어에서 일반적으로 보조동사는 본동사 뒤에 온다.


VD: 그는 지갑을 열어(본동사) 보았다(보조동사).

* Trật tự trong câu tiếng Hàn là cố định hay tự do? (chỉ có tự do trong câu đơn, câu
ghép rất chặt chẽ)

【tip】한국어 문장의 어순은 고정되어 있을까?


- Tự do:

+ Trong tiếng Hàn, tiểu từ chức năng ngữ pháp rất phát triển. Tiểu từ chức năng
ngữ pháp gắn vào sau danh từ để đóng vai trò là thành phần trong câu.

한국어는 격조사가 발달되어 있다. 격조사는 명사 구실을 하는 요소 뒤에 붙어


그 요소가 문장 내에서 하는 기능을 나타낸다.

Ex: 서희가 민호를 사랑한다.

+ Tiểu từ chủ ngữ 가 gắn sau danh từ để chỉ vai trò chủ ngữ. Tiểu từ 를 gắn sau
danh từ để chỉ vai trò tân ngữ. -> Trong tiếng Hàn, tiểu từ thể hiện, cho biết chức năng
của danh từ trong câu. Ngay cả khi vị trí các thành phần câu như chủ ngữ, tân ngữ bị
thay đổi thì vẫn có thể nhận biết được thông qua tiểu từ.

주격조사 ‘가’는 ‘서희’가 주어임을, 목적격조사 ‘를’은 ‘현주’가 목적어임을


나타낸다.

즉, 한국어에서는 격조사를 통해 명사가 문장 내에서 하는 기능이 드러난다.


따라서 주어나 목적어와 같은 문장 성분은 그 위치가 바뀌어도 격조사를 통해 그
기능을 알 수 있다. 이러한 이유로 한국어는 어순이 자유로운 언어라고 할 수
있다.

- Cố định:

+ Trong tiếng Hàn, thành phần bổ ngữ đứng trước thành phần được bổ ngữ, tiểu
từ luôn gắn sau danh từ, động từ bổ trợ luôn đứng sau thân động từ ; khác với chủ ngữ
và tân ngữ, vị ngữ luôn là thành phần đặt cuối câu.

한국어에서 수식하는 말은 항상 수식을 받는 말 앞에 놓이며, 조사는 항상 명사


뒤에 붙는다. 또한 보조동사는 항상 본동사 뒤에 놓이며, 더불어 서술어는
주어나 목적어와 다르게 보통의 경우 문장의 마지막에 놓인다는 점에서 한국어
어순은 고정되어 있다고도 볼 수 있다.

2. Các mẫu câu cơ bản 기본 문형

Câu trong tiếng Hàn được tạo nên bằng cách kết hợp các thành phần CN, VN, Tân
ngữ, Bổ ngữ, Phó từ.

한국어의 기본 문형은 주어, 서술어, 목적어, 보어, 부사어가 서로 어울려


만들어진다. 한국어의 기본문형은 다섯 가지로 나눌 수 있다.

5 mẫu câu cơ bản:


1. 주어+서술어: Chủ ngữ + Vị ngữ

눈이 내린다.

2. 주어+부사어+서술어: Chủ ngữ + Phó từ + Vị ngữ

영수가 계단에 서있다.

3. 주어+목적어+서술어: Chủ ngữ + Tân ngữ + Vị ngữ

사유가 오빠를 좋아한다.

4. 주어+보어+서술어: Chủ ngữ + Bổ ngữ + vị ngữ

서영이가 성인이 되었다.

5. 주어+목적어+부사어+서술어: Chủ ngữ + Tân ngữ + thành phần phó từ bổ sung


cho vị từ + Vị ngữ

수지는 지수를 라이벌로 여긴다.

CHƯƠNG 6
Thành phần câu 문장 성분
- Câu là hình thức ngôn ngữ nhỏ nhất thể hiện suy nghĩ, cảm xúc trong 1 ND hoàn
chỉnh.

우리의 생각이나 감정을 완결된 내용으로 표현하는 최소의 언어 형식이다.

- Về nguyên tắc, câu có cả CN và VN.

주어와 서술어 등을 갖추는 것이 원칙이다.

- Ngay cả khi không có CN, VN nhưng vẫn thể hiện trọn vẹn ý nghĩa, có dấu hiệu kết
thúc câu thì vẫn được coi là 1 câu.

주어와 서술어를 갖추지 않았어도 의미상 완결되며, 문장이 끝났음을 나타내는


표지가 있으면 문장에 해당한다.

(ex) “불이야!” / “정말?”

* Phân biệt 어절, 구, 절

+ 어절: Từ có chứa chức năng ngữ pháp

한국어에서 문장을 구성하는 기본적인 문법 단위로 띄어쓰기 단위와 일치하며,


조사나 어미와 같이 문법적 기능을 하는 요소들이 앞의 말에 붙어 한 어절을
이룬다.

Vd: 책이, 책을

- Viết cách.

- Từ đứng một mình có chức năng ngữ pháp.

- Đi cùng với tiểu từ hoặc đuôi vĩ tố.

+구: Cụm từ 둘 또는 그 이상의 어절이 어울려서 단어와 같이 하나의 의미


단위를 이루면서 주어와 서술어를 가지지 못하는 문법 단위를 말한다.

- Hình thành bởi ít nhất 2 từ

- Không hình thành mối quan hệ chủ - vị.

VD: 고향 친구

그 [예쁜 아이가] 지수이다.

+절: Ngữ 둘 또는 그 이상의 어절이 모여 하나의 의미 단위를 이루면서


주어와 서술어를 갖고 있기는 하지만, 문장의 일부분으로 쓰이는 문법 단위를
말한다.
- Được hình thành từ 2 từ trở lên.

- Có quan hệ chủ vị trong đó.

- Thiếu dấu câu để trở thành câu hoàn chỉnh.

- Chỉ có chức năng làm 1 thành phần trong câu lớn hơn.

VD. 나는 (그 분을) 이미 알았다. (Từ làm tân ngữ )

나는 (그 복잡한 사실을) 이미 알았다. (Cụm từ làm tân ngữ)

나는 (그 사람이 어제 한국에 입국한 것을) 이미 알았다. (Ngữ làm


tân ngữ)

1. Phân loại thành phần câu: 3 thành phần

- Thành phần chính: là thành phần thiết yếu để cấu tạo nên câu gồm CN, VN, Tân ngữ,
bổ ngữ.

주성분 : 문장을 구성하는 데 골격이 되는 필수적인 성분으로 주어, 서술어,


목적어, 보어 등이 해당한다.

- Thành phần phụ: đóng vai trò phụ giúp cho các thành phần khác trong câu gồm quán
hình từ và phó từ.

문장 안에서 주성분의 내용을 수식하는 성분으로 관형어, 부사어 등을 말한다.

- Thành phần độc lập: Là thành phần không liên quan trực tiếp đến các thành phần
khác trong câu. (Từ độc lập - Cảm thán)

독립 성분 : 문장 안에서 다른 문장 성분과는 직접 관련이 없는 성분으로


독립어를 말한다.

2. Thành phần chính (S,V,O, bổ ngữ) 주성분

1. Chủ ngữ: 주어

- Khái niệm: Là thành phần trong câu thể hiện chủ thể của hành động, trạng
thái, tính chất.

개념 : 동작 또는 상태나 성질의 주체가 되는 문장 성분이다.

- Phương pháp hình thành: 형성 방법

1. Gắn tiểu từ 이/가, 께서 vào sau thể từ

주어는 대개 체언에 주격 조사 ‘이/가’, ‘께서’가 붙어서 이루어진다.

2. Gắn tiểu từ bổ trợ vào thể từ 체언에 보조사가 붙어 이루어지기도 한다.

3. Trường hợp thể từ là danh từ vô định chỉ đoàn thể thì gắn tiểu từ 에서
체언이 단체 무정 명사일 경우는 ‘에서’가 붙어서 주어가 이루어진다.

4. Chủ ngữ được tạo thành bởi cụm từ(구) hoặc ngữ(절). 주어는 구나 절로
이루어지기도 한다.

- Vị trí trong câu: Chủ ngữ thường đứng đầu câu. Tuy nhiên vị trí của chủ ngữ
có thể thay đổi để thay đổi ý nghĩa văn phong.

문장 내 위치 : 주어는 문장 첫머리에 오는 것이 보통이다. 그러나 문체적인 의미


변화를 위해주어의 위치는 바뀔 수 있다.

- Lược bỏ: Chủ ngữ là thành phần thiết yếu nhất định phải có trong câu tuy
nhiên trong trường hợp chủ ngữ không xuất hiện nhưng vẫn có thể biết được chủ ngữ
của câu đó dựa vào mạch văn thì ta có thể lược bỏ chủ ngữ.

생략 : 주어는 문장 구성에 꼭 필요한 성분이지만, 문맥상 주어가 나타나지


않아도 그 문장의 주어를 알 수 있는 경우에는 생략이 가능하다.

2. Vị ngữ 서술어

- Khái niệm: Là thành phần trong câu đóng vai trò giải thích vể trạng thái, tính
chất, hành động của chủ thể.

개념 : 주어의 동작이나 성질, 상태 따위를 풀이하는 기능을 하는 문장 성분이다.


‘무엇이 어찌한다’, ‘무엇이 어떠하다’, ‘무엇이 무엇이다’에서 ‘어찌한다’, ‘
어떠하다’, ‘무엇이다’에 해당하는부분이 서술어이다.

- Phương pháp hình thành:

1. Động từ

2. Tính từ

3. Danh từ + Tiểu từ vị từ 이다 [명사+서술격조사]

4. 명사구실어 + tiểu từ vị từ 이다

5. Tiểu từ + Tiểu từ vị từ 이다

6. Mệnh đề đóng vai trò vị ngữ ( chủ ngữ + vị ngữ ) 서술절

7. 명사종결문 ( là các danh từ + 하다 , 이다 nhưng có thee lược bỏ 하다,
이다)

[명사 종결문; ‘명사+-하다’, ‘명사+-이다’에서 ‘-하다, -이다’ 생략가능]

- Tầm quan trọng của VN: VN có thể được coi là thành phần quan trọng nhất
trong câu không chỉ bởi nó diễn tả chủ thể mà nó còn quyết định sự xuất hiện của tân
ngữ hoặc bổ ngữ.
문장 내 위상 : 서술어는 서술 대상으로서의 주어를 서술하는 것은 물론이고
목적어나 보어 등의 출현 여부를 결정한다는 점에서 가장 중요한 문장 성분이라
할 수 있다.

- Giản lược VN: Về nguyên tắc, vị ngữ là thành phần chính trong câu nên
không thể giản lược tuy nhiên giống như trường hợp chủ ngữ, nếu có thể đoán biết
được vị ngữ dựa vào mạch văn thì ta có thể giản lược vị ngữ.

생략 : 서술어는 문장의 필수적 성분으로 원칙적으로 생략할 수 없으나, 주어의


경우와 마찬가지로 문맥에 의해 생략된 서술어가 무엇인지 알 수 있을 때에는
생략 가능하다.

3. Tân ngữ 목적어

- Khái niệm: Tân ngữ chỉ đối tượng của hành vi mà vị ngữ biểu thị.

개념 : 서술어가 표현하는 행위의 대상이 되는 말로 한국어 문장에서는 ‘무엇이


(누가) 무엇을 (누구를) 어찌한다’의 ‘무엇을(누구를)’에 해당하는 말이다.

- Phương pháp hình thành: gắn tiểu từ tân ngữ 을/를 vào sau danh từ hoặc
명사구실.

형성 방법 : 목적어는 명사나 명사구실을 하는 말의 뒤에 목적격조사 ‘을/를’을


붙여서 표시한다.

1. Danh từ + tiểu từ tân ngữ [명사+목적격조사]

2. Đại từ + tiểu từ tân ngữ

3. Danh từ phụ thuộc + tiểu từ tân ngữ

4. 명사절 ngữ danh từ/cụm danh từ + tiểừ từ tân ngữ

- Vị trí trong câu: Tân ngữ thường được đặt trước vị ngữ là ngoại động từ
nhưng vì có tiểu từ tân ngữ để biểu thị tân ngữ nên dù tân ngữ có bị thay đổi vị trí thì
cũng không làm ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của câu.

문장 내 위치 : 목적어는 타동사인 서술어 앞에 오는 것이 보통이며, 목적어임을


표시하는 목적격조사가 있기 때문에 원래의 위치를 벗어나도 전달하고자 하는
기본 의미는 변하지 않는다.

- Giản lược TN: Tân ngữ là thành phần chính trong câu nên không thể giản
lược. Vị ngữ cần phải có tân ngữ, nếu không có tân ngữ thì sẽ trở thành một câu sai.

생략 : 목적어는 문장을 이루기 위한 필수적 성분으로 보통 생략하지 않는다.


더불어 목적어를 필요로 하는 서술어가 목적어를 가지지 못하면 다음
예문에서와 같이 틀린 문장이 된다
Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, dù không có tân ngữ nhưng vẫn có thể đoán
được dựa vào mạch văn hoặc tân ngữ trong câu trả lời có đã xuất hiện câu hỏi phía
trên thì có thể lược bỏ tân ngữ.

한편, 목적어가 나타나지 않아도 문맥으로 보아 그 문장의 목적어가 무엇인지 알


수 있거나 물음에 대해서 대답하는 문장에서는 목적어를 생략할 수 있다.

(ex) 민지 : 너 그 노래 들었니?

영욱 : 응, 들었어.

4. Bổ ngữ: Để tạo thành câu thì ít nhất phải có 1 chủ ngữ và 1 vị ngữ. Có những vị
ngữ bắt buộc phải có thêm thành phần để bổ sung ý nghĩa hoặc giải thích cho chủ ngữ.
Thành phần đó gọi là bổ ngữ. Vị ngữ yêu cầu phải có bổ ngữ là 되다 và 아니다 (chỉ
trong 2 trường hợp này)

문장을 이루기 위해서는 최소한 하나의 주어와 하나의 서술어가 있어야 한다.
또한 주어나 목적어 이외에 주어를 보충해서 설명해 주는 성분을 반드시 필요로
하는 서술어도 있다. 이 경우에 주어를 보충해서 설명해 주는 성분을 보어라고
한다. 보어를 반드시 필요로 하는 서술어는 ‘되다’와 ‘아니다’ 뿐이다.

Thành phần phụ 부속 성분


1. Quán hình từ ( định ngữ ) 관형어
- Khái niệm: Quán hình từ đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho N, nó ko phải là
thành phần bắt buộc trong câu vì dù không có quán hình từ thì vẫn có thể tạo thành
câu.

개념 : 명사가 나타내는 성분 앞에 놓여 이를 수식해 주는 말로, 관형사가 없어도


문장은 성립하므로 필수 성분은 아니다.

* Trong trường hợp quán hình từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ phụ thuộc, thì bắt buộc
phải có quán hình từ.

관형어가 의존명사를 수식하는 경우에는 반드시 있어야 한다.

VD: 맛있는 것이 먹고 싶다.

- Các từ có thể trở thành quán hình từ: quán hình từ; danh từ; đại từ; số từ; danh từ phụ
thuộc + 의; danh từ, động từ, tính từ ,이다 dùng vĩ tố dạng định ngữ ; ngữ QHT.
관형어가 될 수 있는 말 : 관형사, 명사, 대명사, 명사, 수사, 의존명사 +의, 동사·
형용사·명사~이다’의 관형사형, 관형사절 등은 관형어가 될 수 있다.

시유는 새 집으로 이사를 했다. (QHT) => 관형사=관형어

어제 고향 선배를 학교에서 만났다. (DT) => 명사=관형어

저 곳이 그녀의 집이다. (DT+의) => ‘명사+의’=관형어

아기의 웃는 얼굴은 천사와 같다. (vĩ tố dạng định ngữ) => 용언의 관형사형=
관형어

선생님이 가장 좋아하는 음악은 클래식이다. (ngữ QHT) => 관형사절=관형어

2. trạng ngữ 부사어


- Khái niệm: Giống như quán hình từ, phó từ không phải là thành phần bắt buộc trong
câu, được đặt trước vị ngữ, trạng ngữ, quán hình từ để bổ sung nghĩa cho chúng.

개념 : 관형어와 마찬가지로 필수 성분은 아니며, 서술어 및 부사어, 관형어 앞에


놓여 이들을 수식해 주는 문장성분을 말한다.

- Các từ có thể trở thành phó từ: phó từ; gốc V, A +vĩ tố dạng phó từ; N + tiểu từ làm
chức năng phó từ.

부사어가 될 수 있는 말 : 문장에서 부사어의 기능은 부사가 하는 것이


일반적이나 동사나 형용사의 어간에 부사형어미가 붙거나 명사 뒤에
부사격조사가 붙어 부사어가 되기도 한다.

날씨가 무척 덥네요. (phó từ)

란 씨는 빠르게 술을 마신다. (vĩ tố chuyển loại phó từ)

바깥이 잘 보이도록 문을 활짝 열어주세요. (vĩ tố chuyển loại phó từ)

어머니는 자식의 성공을 진심으로 바라신다. (tiểu từ làm chức năng phó từ)

- Vị trí: Về nguyên tắc, phó từ được đặt trước các thành phần mà nó bổ sung nghĩa.
Tuy nhiên, khác với quán hình từ là không thể thay đổi vị trí, trong 1 số trường hợp, từ
làm phó từ có thể thay đổi vị trí để thể hiện hiệu quả của câu.

위치 : 부사어도 관형어와 같이 수식하는 말 바로 앞에 오는 것이 원칙이나,


어떠한 경우에도 위치를 바꿀 수 없는 관형어와는 달리 부사어는 문장의
효과적인 표현을 위해 위치를 달리 할 수 있다.

VD: 후예는 케이팝을 무척 좋아한다 – 후예는 무척 케이팝을 좋아한다.


- Phó từ bắt buộc: Phó từ là thành phần phụ trong câu có thể lược bỏ. Tuy nhiên trong
1 số trường hợp nếu bỏ phó từ thì ý nghĩa câu văn ko rõ ràng hoặc bị sai nghĩa, những
phó từ này gọi là phó từ bắt buộc. -> thường xuất hiện trong những câu có giá trị biến
động, giá trị so sánh hoặc giá trị hướng đến.

필수적 부사어 : 문장성분 가운데 부사어는 일반적으로 생략해도 좋은 부속


성분이지만 간혹 부사어가 빠지면 그 문장의 의미가 전혀 통하지 않아 틀린
문장이 되는 경우가 있는데, 이런 부사어를 필수적 부사어라고 한다.

Hình thức của phó từ bắt buộc: N+와/과; N+에게; N+으로; N+에서; N+에. Ngoài ra
các phó từ 불쌍히, 함부로 cũng là phó từ bắt buộc.

형태는 대체로 ‘명사+와/과’, ‘명사+에게’, ‘명사+(으)로’,‘명사+에서’, ‘명사+에’


등으로 나타난다. 더불어 ‘불쌍히, 함부로’와 같은 부사는 그 자체가필수적
부사어가 된다

VD: 이것은 저것과 비슷하다.

둘 째는 엄마와 닮았다.

나는 꽃을 그녀에게 주었다.

나는 엄마를 친구로 삼았다.

진수는 지갑을 주머니에 넣었다.

그 학생들은 하노이에서 산다.

3. thành phần độc lập 독립어


- Khái niệm: Từ độc lập là thành phần câu không có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho
thành phần khác hoặc nhận sự bổ sung của các thành phần khác; thường được tách ra
khỏi câu và đặt đầu hoặc cuối câu.

개념 : 독립어는 문장의 다른 성분을 수식하거나 다른 성분의 수식을 받는


관계에 있지 않는, 흔히 문장과 분리되어 그 앞이나 뒤에 놓이는 문장성분을
말한다.

- Từ có thể trở thành từ độc lập: thường là từ cảm thán, ngoài ra cũng có thể là
N+tiểu từ hô cách.

독립어가 될 수 있는 말 : 독립어의 기능은 감탄사가 하는 것이 일반적이나 그


밖에도 명사에 호격조사가 붙어 독립어가 되기도 한다.

- Vị trí: thường đứng đầu hoặc cuối câu, cũng có trường hợp đứng ở giữa câu.

위치 : 독립어는 문장과 분리되어 문장 앞이나 뒤에 오는 것이 보통이나 간혹


문장 가운데에 오는 경우도 있다.
CHƯƠNG 7

Phân loại câu theo chức năng mục đích


nói 문장의 종류
1. Câu trần thuật 평서문
1) KN: là câu mà người nói truyền tải thông tin về 1 sự việc, hiện tượng nào đó tới
người nghe hoặc thể hiện suy nghĩ của ng nói.

말하는 사람이 듣는 사람에게 어떤 사실이나 현상에 대한 정보, 혹은 자신의


생각을 전달하는 문장이다.

Những đuôi kết thúc câu trần thuật tiêu biểu là: -ㅂ니다/습니다; 아/어요; 아/어; 네;
지; 오; 소; ㄴ다/는다/다. Những vĩ tố này gắn vào thân V ,A, N+이다 để đảm nhận
chức năng của vị ngữ trong câu trần thuật.

-ㅂ니다/-습니다, -아요/-어요, -아/-어, -네, -지, -오, -소, -ㄴ다/-는다/-다’ 등은


대표적인 평서형 종결어미들이다. 즉, 평서문은 문장에서 서술어의 기능을
담당하는 형용사, 동사, ‘명사~이다’의 어간 뒤에 이러한 어미들을 붙여 만들 수
있다.

2) Đuôi kết thúc câu trần thuật: Tuỳ vào hoàn cảnh mà các vĩ tố được sử dụng
khác nhau.

평서형 종결어미들의 사용 : 평서형 종결어미들은 상황에 따라 달리 사용된다

* Đuôi ㄴ다/는다/다 thường sd nhiều trong sách, báo chí còn đuôi ㅂ니다/습니다
thường đc sd trong hội thoại, phát biểu, tường trình.

글에서는 ‘-ㄴ다/-는다/-다’를 많이 사용하고, 연설이나 대화와 같은 말에서는 ‘-


ㅂ니다/-습니다’를 많이 사용한다.

* Đuôi ㅂ니다/습니다; 오; 아/어 đc sd phân theo mức độ thân thiết, độ tuổi hoặc
chức vị giữa ng nói và ng nghe.

ㅂ니다/습니다; 오; 아/어 평서형 종결어미는 말하는 사람과 듣는 사람 사이의


지위의 높고 낮음이나 나이의 많고 적음, 그리고 친한 정도에 따라 구분되어
사용된다.

* Đuôi kết thúc câu trần thuật còn đc sd phân theo tình huống cần sự trang trọng (như
hội nghị, phát biểu) hoặc ko. (아/어요; (으)ㅂ습니다)

평서형 종결어미는 회의나 연설 등과 같이 격식을 차려야 할 상황에서와 그렇지


않은 상황에서도 구별되어 사용된다.

2. Câu nghi vấn 의문문


1) KN: Là câu mà người nói hỏi ng nghe và yêu cầu có câu trả lời.
정의 : 말하는 사람이 듣는 사람에게 질문하여 대답을 요구하는 문장이다.

Các đuôi kết thúc câu nghi vấn: ㅂ니까/습니까; 아/어요; 지요; 소; 는가; 나;니. Gắn
các vĩ tố này vào sau thân V, A, N+이다(tiểu từ chỉ tư cách vị từ) để làm vị ngữ trong
câu thì câu đó sẽ trở thành câu hỏi.

밑줄 친 부분에 사용된 ‘-ㅂ니까/-습니까, -아(요)/-어(요), -지(요), -소, -는가, -나,


-니’ 등은 대표적인 의문형 종결어미로, 문장에서 서술어로 쓰이는 동사나
형용사, ‘-명사~이다’의 어간 뒤에 이들을 붙이면 그 문장은 의문문이 된다.

2) Phân loại: 5 loại 의문문의 종류: 5

- Câu NV yêu cầu câu trả lời là "Có/Không".

예/아니요’의 대답을 요구하는 의문문

Ex: 저 사람 알아요?

- Câu NV có từ để hỏi như ai, cái gì, khi nào, tại sao, như thế nào,...

누구, 무엇, 언제, 왜, 어떻게, 어느, 무슨, 어떤’과 같은 물음말을 포함하여 그


물음에 대한 답을 요구하는 의문문

Ex: 하노이에는 어떻게 가세요?

- Câu hỏi tu từ: có hình thức là câu hỏi nhưng thực chất k dùng để hỏi, có vai trò thể
hiện ý nghĩa phủ định hay khẳng định.

의문문의 형태를 취하고 있으나 의미상 긍정이나 부정의 의미를 표현하는


역할을 하는 ‘수사의문문

Ex: 너 이거 먹을 수 있어? – 내가 못 먹을 것 같아? (nghĩa là ăn được)

- Câu hỏi xác nhận: yêu cầu sự đồng ý của ng nghe về 1 sự thật đã biết trước.

이미 알고 있는 사실에 대해서 듣는 사람의 동의를 요구하는 ‘확인의문문’

Ex: 오늘 날씨 덥지?

- Câu hỏi lựa chọn: yêu cầu chọn một trong hai hoặc nhiều lựa chọn.

둘 이상의 선택 항 중에서 하나를 골라 대답하기를 요구하는 ‘선택의문문’

Ex: 자장면 먹을래, 짬뽕 먹을래?

3) Đuôi kết thúc câu nghi vấn: đc sử dụng phân theo độ tuổi, địa vị, mức độ thân thiết
giữa ng nói và ng nghe.

의문형 종결어미들의 사용 : 의문형 종결어미는 말하는 사람과 듣는 사람의


나이와 지위, 친한 정도에 따라 구분하여 사용된다.
* Đuôi "ㅂ니까/습니까; 아/어요; 지요" đc dùng khi ng nghe nhiều tuổi hơn, có địa vị
cao hơn hoặc có mqh ko thân thiết với ng nói.

듣는 사람이 말하는 사람보다 나이가 많거나 지위가 높을 경우, 또는 아직


가까운 사이가 아닌 경우 위와 같이 ‘-ㅂ니까/-습니까, -아요/-어요, -지요’를
사용한다

* Đuôi '아/어' đc dùng khi ng nói và ng nghe có mqh thân thiết ngay cả khi ng nghe
lớn hơn ng nói.

-아/-어’는 듣는 사람과 말하는 사람이 친숙한 경우에 주로 사용하며 듣는 사람이


말하는 사람보다 윗사람인 경우에도 사용할 수 있다

* Đuôi '니' đc dùng để hạ thấp ng nghe và tuyệt đối ko sử dụng vs ng bề trên.

‘-니’는 주로 듣는 사람을 낮추는 표현으로 윗사람에게는 절대 사용할 수 없다.

4) Ngữ điệu/ giọng điệu trong câu nghi vấn 의문문의 억양

- Câu NV yêu cầu câu trả lời là "Có/Không" thì khi nói cần lên giọng ở cuối câu.

‘예/아니요’의 답을 요구하는 의문문의 경우 문장의 끝부분을 올려 말한다.

- Câu NV có từ để hỏi thì lên xuống hoặc lên giọng 1 chút ở cuối câu.

의문문이 들어간 의문문의 경우, 문장의 끝이 약간 내려가거나 올라가는 억양


구조를 갖는다.

- Câu NV yêu cầu lựa chọn thì lên giọng ở phần trước và xuống giọng ở phần sau.

선택의문문의 경우 앞의 문장은 끝 부분의 억양을 올리고, 뒤의 문장의 끝


부분은 내려준다.

3. Câu mệnh lệnh 명령문


1) KN: là câu mà ng nói yêu cầu ng nghe làm một việc gì đó.

정의 : 말하는 사람이 듣는 사람에게 어떤 행동을 하도록 요구하는 문장이다.

2) Giới hạn sử dụng 사용 제약

- Chủ ngữ của câu mệnh lệnh phải là ngôi thứ 2. 평서문이나 의문문과는 달리,
반드시 문장의 주어는 이인칭이어야 한다.

- Trong vị ngữ chỉ sử dụng động từ. 서술어에는 동사만 사용된다.


- Ko thể dùng với thì quá khứ '았/었/였; 던' và tương lai '겠'. 동사 가운데서도 과거
시간을 나타내는 ‘-았-/-었-/-였-’, 과거 회상을 나타내는 ‘-더-’, 미래시간을
나타내는 ‘-겠-’에는 쓰일 수 없다.

3) Đuôi kết thúc câu mệnh lệnh: đc sd phân theo độ tuổi và mức độ thân thiết giữa ng
nói và ng nghe.

명령형 종결어미들의 사용 : 명령형 종결어미 역시 말하는 사람과 듣는 사람의


나이의 많고 적음이나 친한 정도에 따라 구분하여 사용한다.

* Đuôi '(으)십시오; (으)세요' dc dùng khi ng nghe nhiều tuổi hơn hoặc có địa vị cao
hơn ng nói, hoặc mqh giữa ng nghe và ng nói chưa thân thiết.

듣는 사람이 말하는 사람보다 나이가 많거나 지위가 높은 경우, 혹은 아직


가까운 사이가 아니라서 말을 편하게 할 수 없는 경우에는 ‘-(으)십시오, -(으)
세요’를 사용한다.

* Đuôi '아/어; 아라/어라' đc dùng khi ng nghe bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn ng nói.

듣는 사람이 말하는 사람과 나이가 같거나 말하는 사람보다 나이가 적을 때는 ‘-


아/-어’, ‘-아라/-어라’를 사용한다.

* Đuôi '오; 게' đc dùng để thể hiện ý nghĩa ng nói đề cao ng nghe.

‘-오’와 ‘-게’는 말하는 사람이 듣는 사람을 약간 높이는 의미를 나타낸다.

Mặc khác, trong tiếng Hàn, ý nghĩa mệnh lệnh còn được thể hiện dưới hình thức câu
trần thuật hoặc câu nghi vấn.

한편, 한국어에서는 다음과 같이 의문문이나 평서문의 방식으로 명령의 의미를


나타내기도 한다.

4. Câu thỉnh dụ 청유문


1) KN: Là câu mà ng nói rủ rê, yêu cầu ng nghe làm việc gì đó cùng mình.

정의 : 말하는 사람이 듣는 사람에게 어떤 행동을 자기와 함께 하도록 요청하는


문장이다.

2) Giới hạn sử dụng 사용 제약

- Chủ ngữ của câu thỉnh dụ phải là '우리' bao gồm cả ng nói và ng nghe.

청유문의 주어는 반드시 말하는 사람과 듣는 사람이 포함된 ‘우리’가 되어야


한다.

- Vị ngữ chỉ giới hạn ở động từ. 서술어는 동사로 한정된다.


- Không thể dùng với thì QK và TL. 과거 시간, 과거 회상, 미래 시제에는 청유문이
나타날 수 없다.

3) Đuôi kết thúc câu thỉnh dụ 청유형 종결어미들의 사용

* Đuôi 'ㅂ시다/읍시다' dùng trong trường hợp đưa ra yêu cầu đối vs nhiều người ở vị
trí chính thức; ko dùng trong hội thoại cá nhân.

‘-ᄇ시다/-읍시다’는 공식적인 자리에서 많은 사람들에게 요청을 하는 경우


사용하는 청유형 종결어미로 개인적인 대화에서는 사용하지 않으며,

* Đuôi '아요/어요' dc dùng vs mqh thân thiết. ‘-아요/-어요’는 친밀하여 서로


거리낌 없는 사이에 사용되는 표현이다.

* Đuôi '아/어; 자' đc dùng khi ng nghe bằng tuổi, ít tuổi hơn hoặc địa vị thấp hơn ng
nói.

‘-아/-어, -자’는 듣는 사람이 말하는 사람과 나이가 같거나 말하는 사람보다


나이가 적을 때, 혹은 지위가 더 낮은 경우에 사용한다.

* Đuôi '(으)세' đc dùng để biểu thị ý nghĩa ng nói hơi hạ thấp ng nghe, thể hiện sự tôn
trọng giữa những ng trung niên với nhau hơn là hội thoại thông thường.

‘-(으)세’는 말하는 사람이 듣는 사람을 약간 낮추는 의미를 나타내는 것으로


일상적인 대화 보다는 중년 이상의 사람들이 서로를 존중하는 경우에 사용한다.

5. Câu cảm thán 감탄문


1) KN: Là câu dùng để thể hiện sự cảm thán/ bộc lộ cảm xúc của người nói và thường
có dấu chấm thân ở cuối câu. Nó thường được sử dụng với từ cảm thán như ' 와' hoặc
phó từ chỉ mức độ như '아주, 무척, 꽤, 굉장히'.

정의 : 말하는 사람이 새로 알거나 느낀 것을 감탄하여 표현하는 문장으로


일반적으로 뒤에 느낌표가 붙는다. 또한 ‘와’와 같은 감탄사가 함께 쓰이거나 ‘
아주, 무척, 꽤, 굉장히’ 등과 같이 정도를 나타내는 부사와 함께 쓰이기도 한다.

2) Đuôi kết thúc câu cảm thán 감탄형 종결어미들의 사용

* Đuôi '네요' đc dùng khi ng nghe có địa vị cao hơn hoặc nhiều tuổi hơn ng nói.

듣는 사람이 나이가 많거나 지위가 높은 사람인 경우,

* Đuôi '구나' đc dùng khi ng nghe là người bề dưới. 듣는 사람이 아랫사람일


경우에 쓰인다.
CHƯƠNG 8

Mở rộng câu 문장의 확대


Câu chia theo cấu trúc có 2 loại: câu đơn và câu phức 단문( 홑문장)과 복문(
겹문장)

Câu đơn chỉ có 1 quan hệ chủ vị 비가 온다.


주어-서술어가 한 번씩만 나타나고 있는데, 이러한 문장을 단문, 혹은
홑문장이라고 한다.

Câu phức hai quan hệ chủ vị trở lên 비가 오면 내가 슬퍼진다.

단문이 둘 이상 모여 더 큰 문장으로 확대된 것을 복문, 혹은 겹문장이라고 한다.

Phương thức hình thành câu phức:

+ Nối câu với câu để tạo thành câu phức (luôn gắn chặt với đuôi liên kết 연결어미).

문장의 연결 : 한 문장이 다른 문장과 나란히 연결되는 방식

+ Câu chứa câu (1 câu trở thành 1 thành phần trong câu khác, có thể là S, O, V, quán
hình từ, phó từ).

문장의 안김 : 한 문장이 다른 문장 속에 들어가는 방식

Mở rộng câu theo phương thức câu nối câu


문장의 연결
1. Khái niệm: Là một trong những phương thức tạo thành câu phức trong tiếng Hàn,
dùng đuôi liên kết (vĩ tố liên kết) 연결어미 để nối câu với câu.

개념 : 한국어 복문 형성 방식의 하나로 연결어미를 이용하여 문장과 문장을


연결하는 방식을 “문장의 연결”이라 부른다.

2. Giới hạn liên kết câu (5) 문장 연결 제약

- Giới hạn về đuôi liên kết làm xuất hiện thời, thì: có những đuôi liên kết ở cả 2 câu
đều cùng là thì quá khứ hoặc tương lai nhưng có những đuôi thì không. (những trường
hợp biểu hiện thời ở vế 1 và vế 2 trùng nhau thì có thể bỏ đuôi liên kết 연결어미 ở vế
trước)

시제를 나타내는 어미 제약 : 동일하게 과거 혹은 미래(의지, 추측)시제를 가지고


있는 두 문장이 연결될 때, 경우에 따라 두 문장 모두에 과거 혹은 미래 시제가
그대로 표현되기도 하지만 그렇지 않기도 하다.

+ Vĩ tố tiền kết thúc thì quá khứ: 았/었 (đuôi 지만 thì cả 2 câu đều dùng đc còn đuôi
아/어서 thì ko) 과거시제 선어말어미 ‘-았-/-었-’

+ Vĩ tố tiền kết thúc thì tương lai, ý chí, dự đoán : 겠 (đuôi 지만 thì cả 2 câu đều dùng
đc còn đuôi 자마자 thì không) 미래시제나 의지, 추측 선어말어미 ‘-겠-’
- Giới hạn về chủ ngữ: có một số đuôi liên kết yêu cầu chủ ngữ câu trước và câu sau
phải giống nhau nhưng có những đuôi liên kết không yêu cầu câu trc và câu sau phải
đồng chủ ngữ.

주어 일치 제약 : 연결어미 중에는 앞 문장과 뒤 문장의 주어가 일치해야 하는


어미들이 있는가 하면 주어가 같지 않아도 되는 어미들이 있다.

+ 지만: chủ ngữ của câu trước và câu sau có thể giống hoặc khác đều được.

‘-지만’과 같은 어미의 경우 앞 문장과 뒤 문장의 주어가 같을 수도 있고 다를


수도 있다.

+ (으)면서: Chủ ngữ câu trước và câu sau phải giống nhau.

‘-면서’와 같은 어미는 앞 문장과 뒤 문장의 주어가 항상 같아야 한다.

+ 자: Chủ ngữ câu trước và câu sau phải khác nhau.

‘-자’가 사용될 경우 앞 문장과 뒤 문장의 주어는 반드시 달라야 한다.

- Giới hạn về kết hợp vị từ: có những đuôi liên kết có thể dùng được với cả động từ,
tính từ, danh từ +이다 nhưng có 1 số đuôi liên kết chỉ dùng được với 1 hoặc 2 loại đó.

결합 서술어 제약 : 연결어미 중에는 동사와 형용사, ‘명사+이다’ 모두와 쓰일 수


있는 어미들이 있는 반면, 이들 중 한두 부류하고만 쓰이는 어미들도 있다.

+(으)면: có thể kết hợp với cả V, A, N+이다

+(으)려고: chỉ kết hợp được với V

- Giới hạn về đuôi kết thúc câu: có những đuôi liên kết có thể dùng với mọi loại câu
nhưng có những đuôi liên kết không thể dùng được với câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ.

문장 종류의 제약 : 연결어미 중에는 모든 종류의 문장과 잘 어울리는 어미들이


있는 한편, 명령문이나 청유문과는 어울리지 못하는 어미들도 있다.

+(으)니까: dùng được trong câu mệnh lệnh và thỉnh dụ

‘-(으)니까’는 청유문이나 명령문 모두에 잘 어울리지만,

+아/어서: không dùng được trong câu mệnh lệnh và thỉnh dụ.

‘-아서/-어서’와 같은 어미는 청유문이나 명령명에는 어울리지 않는다.

- Giới hạn về câu phủ định: có 1 số đuôi liên kết không thể dùng với hình thức phủ
định như 아니/안, 못, 지 않다, 못하다.

부정문 제약 : 연결어미 중에는 ‘아니/안’이나 ‘못’, ‘-지 않다/못하다’ 등과 같은


부정의 표현들과 잘 어울리지 못하는 것들이 있다.

+느라고: chỉ dùng trong câu khẳng định, không thể dùng trong câu phủ định.
‘-느라고’와 같은 어미는 긍정문과는 어울리지만 부정문과는 어울리지 못한다.

3. Phân loại đuôi liên kết theo phạm trù ý nghĩa 문장 연결의 종류

1) Liệt kê: 고, (으)며 – liên kết các câu đồng đẳng, dù thay đổi vị trí 2 câu thì ý nghĩa
cũng không thay đổi.

‘나열’의 의미로 연결 : 앞뒤 비슷한 성격의 문장들을 같은 무게로 대등하게


연결하는 것으로 ‘-고,-(으)며’등의 연결어미를 사용하며, 연결 순서가 바뀌어도
문장의 의미는 동일하다.

2) Đồng thời: (으)며, (으)면서, 자, 자마자 – liên kết 2 câu mang nghĩa đồng thời.

‘동시’의 의미로 연결 : 두 문장을 ‘동시’의 의미로 이어주는 것으로 ‘-(으)면서, -


(으)며, -자, -자마자’ 등의 연결어미를 사용한다.

3) Thứ tự: 고, 아/어서 – hành động ở câu 1 xảy ra rồi mới đến hành động ở câu 2

‘순서’의 의미로 연결 : 두 문장을 ‘순서’의 의미로 이어주는 연결어미에는 ‘-고, -


아서/-어서’ 등이 있으며, 이 어미들은 시간적으로 앞 문장의 행위가 먼저 일어난
후 뒤 문장의 행위가 일어나는 문장을 만들 때 사용한다.

4) Chuyển đổi: 다가 – hành động trước đang diễn ra thì có hành động khác xen vào
hoặc được thay thế bằng hành động khác.

‘전환’의 의미로 연결 : 앞 문장의 행위가 진행되어 가는 도중이나 그 행위가


끝난 후 다른 행동으로 바뀔 때, 즉 두 문장을 ‘전환’의 의미로 이어줄 때
연결어미 ‘-다가’를 사용하여 만든다.

5) Tương phản, đối lập: (으)나, 지만, 는데/(으)ㄴ데, 아/어도 – liên kết những câu
có nội dung trái ngược nhau.

‘대립 · 대조’의 의미로 연결 : 앞 뒤 내용이 상반되는 문장을 하나로 연결하는


것으로 ‘-(으)나, -지만, -는데/-(으)ᄂ데, -아도/-어도’ 등의 연결어미를 사용한다.

6) Nguyên nhân: 아/어서, (으)니, (으)니까 , 느라고 – câu trước là lý do, nguyên
nhân để dẫn đến kết quả ở câu sau.

‘이유 · 원인’의 의미로 연결 : 앞 문장이 뒤 문장의 이유나 원인이 되고 뒤 문장은


그로 인한 결과나 결과와 관련된 내용이 되는 문장을 만드는 것으로, ‘-아서/-
어서, -(으)니, -(으)니까, -(으)므로, -느라고’ 등의 연결어미를 사용한다.

7) Điều kiện: (으)면, (으)려면, 아/어야 – một câu là điều kiện để hoàn thành câu còn
lại.

‘조건’의 의미로 연결 : 한 문장이 다른 문장의 내용이 이루어지기 위한 조건이


될 때 이어주는 것으로 ‘-(으)면, -(으)려면, -아야/-어야’ 등의 연결어미를
사용한다.
8) Mục đích: (으)러, (으)려고, 도록, 게 – câu trước là mục tiêu, mục đích còn câu
sau là hành động để đạt được mục tiêu đó.

‘목적’의 의미로 연결 : 앞 문장이 주어의 목적이나 목표가 되고 뒤 문장은


그것을 이루기 위한 내용이 되는 문장을 만들 경우에는 ‘-(으)러, -(으)려고, -
도록, -게’ 등의 연결어미를 사용한다.

9) Thừa nhận: 아/어도, (으)ㄹ지라도, 더라도 – đồng ý với tình huống, nội dung ở
câu trước nhưng câu sau đưa ra nội dung trái ngược, gồm 2 loại là thừa nhận với thực
tế và thừa nhận với giả định.

‘인정’의 의미로 연결 : 앞 문장에서는 지금 또는 미래의 상황이나 조건을


인정하고, 뒤 문장에서는 의미상 그에 상반되는 내용을 연결하는 것으로 ‘-아도/-
어도, -(으)ㄹ지라도, -더라도’ 등의 연결어미를 사용한다. 인정에는 현재의
사실을 바탕으로 한 ‘현실적 인정’과 미래에 일어날 일에 대한 가정을 바탕으로
한 ‘가정적 인정’이 있다.

10) Lựa chọn: 거나, 든지 – liên kết 2 câu mang ý nghĩa lựa chọn.

‘선택’의 의미로 연결 : 두 문장을 ‘선택’의 의미로 이어주는 것으로 ‘-거나, -


든지’ 등의 연결어미를 사용하여 나타낸다.

11) Phương pháp, cách thức: 아/어서, 고

‘방법 · 수단’의 의미로 연결 : 두 문장을 ‘방법과 수단’의 의미로 이어 주는


연결어미에는 ‘-아서/-어서, -고’ 등이 있다.

12) Bối cảnh: 는데/(으)ㄴ데, (으)니 – câu trước đưa ra tình huống, bối cảnh để câu
sau giải thích, hỏi hoặc đưa ra yêu cầu, gợi ý.

‘배경’의 의미로 연결 : 뒤 문장에서 어떤 일에 대해 설명하거나 묻거나 시키거나


제안하기 위해 그 대상과 연관되는 상황이나 배경을 앞 문장에서 미리 말할
경우에는, ‘-는데/(으)ᄂ데, -(으)니’등의 연결어미를 사용한다.

13) Khác: Tăng tiến: (으)ㄹ수록

So sánh: 듯(이)

‘점진’의 의미로 쓰이는 ‘-(으)ᄅ수록’, ‘비유’의 의미로 쓰이는 ‘-듯(이)’ 등도


있다.

* Phương thức liên kết câu: 문장의 연결 방식

1. Liên kết đồng đẳng, ngang bằng: 고, 나 (liệt kê, tương phản, lựa chọn)

대등적 연결 : ‘-고, -나’ 등과 같은 대등적 연결어미에 의하여 연결된 문장으로


앞 문장이 뒤 문장에 대한 나열, 대조, 선택의 의미를 갖는 등, 두 문장의 비중이
대등하 게 연결되는 것을 말한다.
2. Liên kết phụ thuộc: liên kết 2 câu không tương đương, câu trước thường là nguyên
nhân, điều kiện, bối cảnh, mục đích của câu sau.

종속적 연결 : 앞 문장이 뒤 문장에 대한 이유, 조건, 배경, 목적, 전환 등의 의미를


갖는 복문으로 연결된 두 문장의 비중은 같지 않다.

Mở rộng theo phương thức câu chứa câu


문장의 안김
1. Câu chứa câu

- Khái niệm: là một trong những phương thức cấu tạo câu phức trong tiếng Hàn, trong
đó một câu nằm trong một câu lớn và đóng vai trò là một thành phần nhất định trong
câu lớn đó.

개념 : 한국어 복문 형성 방식의 하나로 한 문장이 일정한 문장성분의 구실을


하면서 큰 문장 속에 들어가 있는 방식을 “문장의 안김”이라 부른다.

VD: 나는 (진서가 시합에서 승리를 한) 사실을 알았다.

- Câu chứa(câu lớn): là câu có từ 2 cụm chủ - vị trở lên vì nó có chứa thành phần
‘ngữ(절)’ trong câu.

안은문장 : 성분 절을 가지고 있어 심층 구조상 주어와 서술어의 관계가 두 번


이상 나타나는 문장을 말한다.

- Câu được chứa (câu lõi): là câu được cấu tạo bởi chủ ngữ và vị ngữ, đóng vai trò là
một thành phần nào đó trong câu khác, thường được gọi là ngữ( 절 ), tùy theo chức
năng có thể chia thành ngữ danh từ, ngữ quán hình từ và ngữ trích dẫn.

안긴문장 : 주어와 서술어의 구조를 가지고 있으나 다른 문장 속에 들어가


하나의 성분처럼 쓰이는 문장으로, 흔히 ‘절’ 이라 부르며, 기능에 따라 명사절,
관형사절, 인용절 등 으로 나뉜다.

🡪 Chốt: Là một loại trong câu phức; đặc điểm là có một cặp chủ vị sẽ trở thành một
ngữ và chỉ là một thành phần cho câu lớn hơn, chỉ được tính là một “ngữ”

2. Ngữ danh từ

1) Khái niệm: là câu được chứa và có chức năng như một danh từ trong câu, có thể
làm S hoặc O trong câu. Danh từ có thể đứng ở vị trí nào trong câu thì ngữ danh từ có
thể đứng ở vị trí đó. Nói cách khác, ngữ danh từ là một câu đã được danh từ hóa.
개념 : 문장 속에서 안긴문장이 명사와 같은 구실을 한다. 즉, 안긴문장이 문장
속에서 주어나 목적어 등의 역할을 하는 것을 말한다.

VD: 나는 [그가 이혼했음(tân ngữ)]을 몰랐다.

[40 대가 이 노래를 부르기(chủ ngữ)]는 어렵다.

2) Phương thức hình thành (biến một câu trở thành một ngữ danh từ)

- Sử dụng vĩ tố chuyển loại dạng danh từ: là phương thức thêm vĩ tố 기, (으)ㅁ vào vị
từ để biến một câu thành một ngữ danh từ - danh từ hóa một câu.

‘명사형 전성어미’를 사용하는 방법 : 하나의 문장을 명사절로 만들 때에는


서술어에 ‘-(으)ᄆ,-기’와 같은 어미를 붙여 만든다. 그리고 이와 같은 어미들을
서술어를 명사로 바꾸어 준다고 하여 “명사형 전성 어미”라고 한다.

VD: 언니는 [내가 나약했음]을 지적했다.

[노약자가 이 놀이기구(bập bênh)를 타기]는 힘들 것이다.

- Sử dụng vĩ tố chuyển loại dạng quán hình từ + 것 : ngoài phương thức sử dụng vĩ tố
chuyển loại dạng danh từ thì trong văn nói có thể thêm 것 vào sau vĩ tố chuyển loại
dạng quán hình từ để tạo thành một ngữ danh từ. (것 chỉ có tính chất đại diện thôi chứ
không phải là công cụ duy nhất, còn có danh từ phụ thuộc khác tương tự như 바, 데,
지, 수)

‘관형사형 전성어미+것’을 사용하는 방법 : 명사형 전성어미를 사용하는 한편,


구어체에서는 ‘관형사형 전성어미’에 ‘것’을 붙여 명사절을 대신하여
사용하기도 한다.

VD: [김 선생님께서 한국을 떠난 것]이 확실해.

언니는 [내가 나약했던 것]을 지적했다.

기러기 아빠들은 [자식들이 성공해서 돌아올 것]을 기다렸다.

[노약자가 이 놀이기구를 타는 것]은 힘들 것이다.

*Chú ý: Những vị từ chỉ đi với 기 hoặc (으)ㅁ –


- những vị từ thường kết hợp với –(으)ㅁ là những động từ hay tính từ liên quan đến
nhận thức về một tình huống cụ thể nào đó, chẳng hạn như 보다, 듣다, 알다, 옳다,
중요하다, v.v.

‘-(으)ᄆ’과 잘 어울리는 서술어는 ‘보다, 듣다, 알다, 옳다, 중요하다’ 등과 같이


특정 상황에 대한 인식과 관련된 동사나 형용사이다

- những vị từ thường kết hợp với –기 là những động từ hay tính từ không có nhiều liên
quan đến nhận thức, chẳng hạn như 쉽다, 좋다, 희망하다, 기다리다, v.v.

‘-기’와 잘 어울리는 서술어는 인식과는 다소 거리가 먼 동사 또는 형용사이다.


3. Ngữ quán hình từ 관형사절
1) Khái niệm: là một ngữ/câu đóng vai trò như một quán hình từ trong câu, có chức
năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó. Quán hình từ có thể đứng ở vị trí nào
trong câu thì ngữ QHT có thể đứng ở vị trí đó. (Đứng trước danh từ thể từ)

문장 속에서 관형사와 같이 뒤에 오는 명사를 수식하는 역할을 하는 절을 말한다.

VD: 언니는 [색깔이 파란] 구두를 샀다.

2) Phương thức hình thành: Ngữ QHT được hình thành bằng cách thêm vĩ tố chuyển
loại dạng quán hình từ vào vị từ. Các vĩ tố QHT gồm: -(으)ㄴ, -는, -(으)ㄹ, -던

형성 방법 : 절의 서술어에 관형사형 전성어미를 붙여 만든다. ‘관형사형


전성어미’에는 ‘-(으)ᄂ, -는, -(으)ᄅ, -던’ 등이 있다.

VD: 어제 누나가 읽은/본 신문 어디 있어? (동사, 과거)

네가 지금 읽는/보는 신문은 어떤 신문이야? (동사, 현재)

어느 것에 네가 읽을/볼 신문이니? (동사, 미래)

‘한겨레’가 네가 읽던/보던 신문이니? (동사, 과거)

이렇게 작은 손으로 무슨 일은 하겠다는 거야? (형용사, 현재)

그렇게 곱던 새색시가 어느덧 할머니가 됐네. (형용사, 과거)

3) Cách sử dụng vĩ tố chuyển loại dạng quán hình từ

관형사형 전성어미의 사용 : 관형사형 전성어미는 서술어의 품사 및 시제에 따라

형태가 달라진다.

1. Vĩ tố QHT thể hiện thì hiện tại: Động từ+‘-는’; tính từ và 이다+ ‘-(으)ᄂ’. (cho
biết thời điểm diễn ra tình huống hoặc hành động nào đó là ở thời điểm hiện tại)

현재를 나타내는 관형사형 전성어미의 경우, 동사에는 ‘-는’이 붙고, 형용사와


‘이다’에는 ‘-(으)ᄂ’이 붙는다. 여기서의 현재란 말을 하고 있는 시점을 기준으로
현재 일어나고 있는 사건이나 상황을 나타내는 시간 표현이다.

VD: 저기 편지를 쓰는 사람이 누구니? (동사)

예쁜 여자 친구 좀 소개해줘. (형용사)

나는 대학동창인 혜란이와 커피를 마시고 있다. (이다)

2. Vĩ tố QHT thể hiện thì quá khứ: Động từ + ‘-(으)ᄂ, -던, -았/-었던’; tính từ và ‘
이다’+ ‘-던’, ‘-았던/-었던’. (cho biết thời điểm diễn ra sự việc là sớm hơn so với thời
điểm nói trong quá khứ)
과거를 나타내는 관형사형 전성어미의 경우 : 동사에는 ‘-(으)ᄂ, -던, -았던/-
었던’이 붙고, 형용사와 ‘이다’에는 ‘-던’이나 ‘-았던/-었던’이 붙는다. 또한
과거란 말을 하고 있는 시점을 기준으로 그보다 시간적으로 앞서 일어난
사건이나 상황을 나타내는 시간 표현이다.

VD: 나는 어제 밥을 먹은 후에 차를 마셨다. (동사)

어제까지 더웠던 날씨가 갑자기 추워졌어. (형용사)

엊그제만 해도 학생이던 아들이 갑자기 스타가 되었다. (이다)

3. Vĩ tố QHT thể hiện thì tương lai: Động từ+ ‘-(으)ᄅ’ (thể hiện ý chí hoặc sự dự
đoán)

미래를 나타내는 관형사형 전성어미의 경우 : 동사에 ‘-(으)ᄅ’을 사용하며,


의지나 추측의 의미를 나타내기도 한다.

VD: 내일 동생이 먹을 도시락 좀 싸줄래? (미래)

연말에는 꼭 유럽엘 갈 거야. (의지)

그 역시 나를 사랑할 거야. (추측)

Mặt khác, khi thêm vĩ tố ‘-(으)ᄅ’ vào sau tính từ hoặc 이다 thì nó sẽ thể hiện ý nghĩa
phỏng đoán, suy luận hơn là thể hiện ý nghĩa tương lai. (VD: 시유는 크면 진짜 예쁠
거야.)

한편, 형용사나 ‘이다’에 ‘-(으)ᄅ’이 붙으면 미래의 뜻보다는 추측이나 추정의


뜻을 나타내게 된다.

Ngoài ra, khi thể hiện ý nghĩa phỏng đoán, vĩ tố này cũng được sử dụng cùng với ‘‘-았
/ 었 ’ , trong trường hợp này, ý nghĩa của việc phỏng đoán rằng tình huống đã hoàn
thành được thể hiện mạnh mẽ.

더불어 추정의 의미를 나타날 때는 ‘-았-/-었-’과 함께 쓰이기도 하는데, 이 경우


상황이 완료되었을 것이라고 추측하는 의미가 강하게 표현되어 있다.

VD: 그 상황이라는 나는 울었을 거예요. (동사)

넌 어렸을 때 정말 귀여웠을 것 같아. (형용사)

그때 나는 아마 아이었을 거예요. (이다)

4) Các loại ngữ quán hình từ: Đặc điểm và các loại ngữ QHT được phân loại dựa
theo mối quan hệ giữa ngữ quán hình từ đó với danh từ mà nó bổ sung nghĩa.

관형사절의 종류 : 관형사절의 종류나 성격은 관형사절과 그 관형사절의 꾸밈을


받는 명사와의 관계에 따라 구분된다.
- 관계 관형사절(Ngữ QHT quan hệ): là ngữ QHT trong đó thể từ được nó bổ sung
nghĩa được sử dụng như chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ. Trong trường hợp này, thể từ và
thành phần trong quán hình ngữ đồng nhất với nhau và thành phần này có thể được
lược bỏ.

관계 관형사절 : 수식받는 체언이 주어, 목적어, 보어 등으로 쓰이는 관형사절을


말한다. 이 경우 관계 관형절은 뒤에 오는 체언과 관형절 내의 성분이 동일하여
그 성분이 탈락된다.

VD: 나는 어제 산 가방을 언니에게 빌려 주었다.

= 나는 어제 가방을 샀다. + 나는 (그) 가방을 언니에게 빌려 주었다.

- 동격 관형사절(Ngữ QHT đồng cách): là ngữ QHT trong đó bản thân câu được chứa
mang ý nghĩa đồng nhất với thể từ đứng sau, không có thành phần nào chung giữa câu
chứa và câu được chứa.

동격 관형사절 : 안긴문장 그 자체가 뒤에 오는 체언과 동일한 의미를 가지는


관형사절로 안긴 문장과 안은문장에 공통 요소가 없다.

VD: 동료들은 내가 어제 가방을 산 사실을 안다.

= 나는 어제 가방을 샀다. + 동료들은 (그) 사실을 안다.

● Các danh từ đi với ngữ QHT đồng cách thường gặp là:

동격 관형사절을 취하는 명사는 다음과 같다.

Danh từ độc lập : 사건, 기억, 경험, 용기, 예정, 경우, 가능성, 까닭, 소문, 소식,
말, 주장, 약속, 명령, 고백, 생각, 느낌, 질문, ...

Danh từ phụ thuộc: 줄, 바, 수, 리, 듯, 양, 체, 만, 법, 성,...

4. Ngữ trích dẫn 인용절


1) Khái niệm: Là việc chuyển lời nói, bài viết, suy nghĩ, nhận định của bản thân hoặc
người khác thành một ngữ/câu ở trong một câu khác, ngữ trích dẫn đóng vai trò bổ
sung nghĩa cho vị ngữ của câu lớn.

개념 : 자신이나 다른 사람의 말, 글 또는 생각이나 판단 따위를 다른 문장 속에


절의 형태로 옮겨 놓은 것으로, 인용절은 다른 문장 속에 들어가 그 문장의
서술어를 보충하는 구실을 한다.

VD: 유리가 나에게 “민수 어제 유학 갔어”라고 말했다.

나는 후옌에게 문법 수업이 어렵지 않느냐고 물었다.

2) Các loại ngữ trích dẫn


1. Ngữ trích dẫn trực tiếp: Sử dụng dấu ngoặc kép cho phần được trích dẫn và thêm
‘(이)라고’ vào phía sau để nối với vị ngữ của câu trích dẫn trực tiếp đó.

직접인용절 : 남의 말이나 글, 또는 생각을 그대로 따오는 것을 말하는 것으로


인용하는 부분에 큰따옴표를 사용하고 그 다음에 ‘(이)라고’라는 조사를 붙여
직접인용절 위에 오는 서술어에 연결한다.

VD: 타오는 흐엉이 “아! 개강이구나.”라고 말했다.

2. Ngữ trích dẫn gián tiếp: Trích dẫn lời nói, bài viết, suy nghĩ hoặc nhận định của
người khác nhưng theo quan điểm của người nói. Do đó, ngữ trích dẫn gián tiếp làm
thay đổi hình thức câu gốc, và không giống như mệnh đề trích dẫn trực tiếp, dấu ngoặc
kép không được sử dụng.

간접인용절 : 남의 말이나 글, 생각이나 판단 등을 옮기되, 말하는 사람의


관점에서 옮기는 것을 말한다. 따라서 간접인용절은 원래의 문장 형식에 변화를
가하게 되며, 직접인용절과 달리 큰따옴표나 작은따옴표를 사용하지 않는다.

VD: 타오는 흐엉이 개강이라고 말했다.

* Đặc trưng của ngữ trích dẫn gián tiếp: 간접인용절의 특징

- Trong ngữ trích dẫn gián tiếp không được sử dụng kính ngữ. (chủ dùng ở mức trung
gian)

간접인용절에서는 상대높임법이 실현되지 않는다.

VD: 진서는 선생님께 자기가 하겠다고 말씀드렸다.

- Thì của ngữ trích dẫn gián tiếp không giống với thì của câu chứa(안은문장), thì của
ngữ trích dẫn được dùng với thì tại thời điểm nói. (thời điểm phát ngôn và thời điểm
trích dẫn khác nhau)

간접인용절의 시제는 안은문장의 시제와 일치시키지 않고, 말할 때의 시제를


그대로 사용한다.

VD: hiện tại: 수정이는 바쁘다고 말했다.

quá khứ: 수정이는 바빴다고 말했다.

tương lai: 수정이는 바쁠 거라고 말했다.

- Biến động đuôi trích dẫn:

간접인용절에 사용되는 종결어미는 직접인용절의 어미와 달리 특정한 어미로만


나타난다.

1. Câu trần thuật: V+‘-ㄴ다/-는다’; A+‘-다’ ; N+이다’ -> N‘-(이)라’


VD: 민지는 자기가 성희를 좋아한다고 말했다.

아이는 이모에게 목이 아프다고 말했다.

영철이는 나에게 나쁜 놈이라고 말했다.

2. Câu nghi vấn: đuôi trích dẫn của câu nghi vấn là ‘-느냐/-(으)냐’.

의문문이 간접인용절이 될 때에는 종결어미가 ‘-느냐/-(으)냐’로 나타난다.

VD: 나는 그에게 한국어 공부를 열심히 하느냐고 물었다.

3. Câu mệnh lệnh: đuôi trích dẫn của câu mệnh lệnh là ‘-(으)라’.

VD: 대장은 그에게 부대에서 대기하라고 명령했다.

4. Câu thỉnh dụ: đuôi trích dẫn của câu thỉnh dụ là ‘-자’.

VD: 최 선생님은 나에게 같이 식사하자고 말했다.

5. Câu cảm thán: đuôi trích dẫn của câu cảm thán giống với đuôi trích dẫn của câu trần
thuật là ‘-ᄂ다/-는다’ hoặc ‘-다’.

VD: 민수가 “와, 밖에 눈이 오는구나!”라고 말했다.

🡺 민수가 밖에 눈이 온다고 말했다.

CHƯƠNG 9

Biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn


한국어의 시간표현
Thời gian có 2 khái niệm: Thời tuyệt đối (lấy thời điểm phát ngôn làm chuẩn) và Thời
tương đối. Ngữ pháp trường học dạy thời tuyệt đối.

1. Thì trong tiếng Hàn 한국어의 시제

1) Khái niệm: Thì thể hiện một hình thức ngữ pháp chỉ thời điểm khi 1 sự việc hoặc
hành động nào đó xảy ra hoặc khi có nhiều sự việc, hành động cùng xuất hiện trong
một câu thì nó biểu thị mối quan hệ trước sau về mặt thời gian giữa các sự việc ấy.

개념 : 시제란 어떤 사건이나 행위가 어떤 시점에 있었는지, 같은 문장 속에 하나


이상의 사건이나 행위가 나타나 있을 때 그들 사이의 시간상의 앞뒤 관계가
어떠한지를 문법 형태로 나타낸 것을 말한다.

2) Hệ thống thời gian trong tiếng Hàn: Quá khứ, hiện tại, tương lai.

한국어 시제의 체계 : 한국어의 시제 체계는 ‘과거시제’, ‘현재시제’, ‘미래시제’


의 3 분 체계를 이룬다.

2. Thì hiện tại 현재시제

1) Khái niệm: Thì hiện tại lấy tiêu chuẩn là thời điểm nói, biểu thị sự việc, hành động
nào đó đang diễn ra.

개념 : 현재시제란 말을 하고 있는 시점을 기준으로 현재 일어나고 있는


사건이나 상황을 나타내는 시간 표현을 말한다.

2) Phương thức biểu hiện thì hiện tại: thể hiện ở đuôi kết thúc câu hoặc định ngữ.

표시 방법 : 일반적으로 현재시제는 종결형과 관형사형으로 표시한다.

- Biểu thị bằng đuôi kết thúc câu: sử dụng đuôi kết thúc câu trần thuật, câu nghi vấn và
câu cảm thán – dạng thức phi hình thái, được lồng vào biểu hiện của đuôi kết thúc câu.
(ㅂ니다/습니다; 아/어요 không phải biểu hiện của thì hiện tại)

종결형의 현재시제 표시 : 종결형에서 현재시제를 나타내기 위해는 평서형,


의문형, 감탄형 종결어미를 그대로 쓰면 된다.

한편, 종결형에 현재시제를 표시하는 방법은 격식을 차려야 하는 상황과 격식을


차리지 않아도 되는 상황이 구분되는데, 먼저 격식을 차려야 하는 경우 평서문의
현재시제를 표시 방법은 다음과 같다.

- Biểu thị bằng định ngữ: V+는; A +(으)ㄴ; 이다+ㄴ

관형사형의 현재시제 표시: 관형사형에서의 현재시제는 종결형에서와는 달리


특정한 형태에 이해 실현된다. V+는; A +(으)ㄴ; 명사 ~ 이다+ㄴ
3. Thì quá khứ 과거시제

1) Khái niệm: Thì QK lấy tiêu chuẩn là thời điểm nói, biểu thị sự việc, hành động nào
đó đã xảy ra.

개념 : 과거시제란 말을 하는 시점을 기준으로 할 때 이미 일어난 동작이나


상태를 나타내는 시간표현을 말한다.

2) Phương thức biểu hiện thì quá khứ: Thể hiện ở đuôi kết thúc, hình thức liên kết
hoặc định ngữ.

표시 방법 : 과거시제는 문장의 종결형과 연결형, 관형사형에서 고루 나타난다.

- Đuôi kết thúc: 았/었 (갔다) ; 았/었었(갔었다) (thời gian rất lâu so với thời điểm
nói, tình trạng khác với hiện tại)

종결형의 과거시제 표시 : 종결형에서 과거시제는 ‘-었-’에 의해 실현된다. ‘았/


었었’는 과거의 사건이나 사실이 현재와 다르거나 말할 때보다 훨씬오래 전에
일어나

- Hình thức liên kết (trong câu ghép): nối câu trước và câu sau đều là thì quá khứ.

연결형의 과거시제 표시 : 문장과 문장의 연결에서 앞 문장의 과거시제는 다음과


같이 실현된다.

+‘-지만, -(으)나, -기 때문에’: nối 2 câu cùng thì QK.

‘-지만, -(으)나, -기 때문에’와 같은 연결 형태는 과거시제를 나타내는 말과 함께


쓰일 수 있다.

+‘-고’: 2 câu cùng là thì Qk hoặc không.

연결어미 ‘-고’ 과거시제를 나타내는 말과 함께 쓰일 수도 있고, 쓰이지 않을


수도 있다.

+‘-아/-어서’, ‘-다가, -(으)려고, -(으)면서, -(으)ㄹ때’: 2 câu không thể cùng là thì
QK, câu trước không thể chia ở thì QK. Tuy nhiên, khi biểu thị hành động ở câu trước
hoàn thành rồi hành động ở câu sau mới xảy ra thì có thể sử dụng ‘-었을 때, -었다가’.

그러나 앞 문장의 동작이 완료된 이후에 뒤 문장의 사건이나 상황이 발생했을


경우에는 ‘었을 때, 었다가’의 형태로 상용할 수 있다.

- Định ngữ: V+(으)ㄴ

관형사형의 과거시제 표시 : V+(으)ㄴ

- Yếu tố hồi tưởng ‘-더-’: ‘-었-’ ở thì quá khứ đơn giản chỉ biểu thị thời điểm một sự
việc nào đó xảy ra là ở trong quá khứ. Mặt khác, ‘-더-’ thể hiện việc người nói nhớ lại,
hồi tưởng lại ở hiện tại những gì mình đã thấy, đã nghe và trải qua tại một thời điểm
nào đó trong quá khứ.
‘더’는 말하는 사람이 과거의 어느 시점에서 직접 보고 듣고 니끼고
경험할 것을 현재의 시점에서 그 당시의 상황대로 회상하여 말하는
것임을 나타낸다.
(-> 더 là giá trị hồi tưởng, không phải giá trị thời, thể nhưng vì lúc nào 더 cũng đi vs
ㄴ nên được chấp nhận như một chỉ tố để thể hiện thì quá khứ trong tiếng Hàn.)

+ Hình thức định ngữ của ‘-더-’ là ‘-던’.

더의 관형사형은 더에 관형사형 전성어미 ㄴ을 부인 던의 형태를 사용한다

+ Cùng với nghĩa hồi tưởng, nó làm xuất hiện tình huống có tính chất lặp đi lặp lại;
trạng thái hành vi chưa hoàn kết nhưng bị hoãn lại giữa chừng

과거 회상의 의미와 함께 행위나 상태가 완료되지 않고 중단되거나


지속적이고 반복적인 경우를 나타낸다

+ Có thể dùng ‘-았/었더-’.

+ ‘-더라’ thường được sử dụng với ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3.

더라는 ‘었’이 없든 있든 일반적으로 주어가 이인칭이나 삼인칭인 경우에


사용된다.

3) Phạm trù ý nghĩa thì quá khứ: thì QK thông thường thể hiện hành động đã xảy ra
trước thời điểm nói, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp được sử dụng để thể hiện
hành động đang xảy ra ở hiện tại hoặc sẽ xảy ra trong tương lai.

과거시제 의미 범주: 일반적으로 과거시제는 말하는 시점을 기준으로 해서


그보다 먼저 일어난 일을 나타내는 시간 표현이다. 그런데 경우에 따라서는
말하는 현재의 일이나 그보다 더 나중인 미래의 일을 표시하는 데 사용하기도
한다.

VD: 수능점수를 보니 그 대학에는 떨어졌다. – khẳng định chắc chắn một sự việc
sẽ xảy ra trong tương lai

나 지금 버스 탔어. = 나 지금 버스 타고 있어. – sau khi hành động đó hoàn thành thì


trạng thái vẫn được duy trì đến hiện tại

Ngoài ra, trong tiếng Hàn có những tính từ khi thêm ‘-었-’ không phải để thể hiện thì
QK mà để thể hiện trạng thái hiện tại hoặc một sự thật nào đó. (‘닮다, 멀다, 늙다, (
몸이) 마르다, (살이) 찌다’)

이 밖에도 한국어에는 ‘닮다, 멀다, 늙다, (몸이) 마르다, (살이) 찌다’ 등과 같이


과거시제를 나타내는 ‘-었-’이 붙으면 과거가 아닌 현재의 상태나 사실을
나타내는 형용사들이 있다.

VD: 기훈이는 참 잘생겼다. = Kihoon is very handsome.

가방이 아주 낡았다. = My bag is very old.


4. Thì tương lai 미래시제

1) Khái niệm: Thì TL lấy tiêu chuẩn là thời điểm nói, biểu thị sự việc, hành động nào
đó chưa xảy ra, có thể xảy ra(tính khả thi) hoặc thể hiện sự phỏng đoán.

개념 및 표시 : 일반적으로 미래시제란 말하는 시점보다 이후에 일어날 일을


나타내는 시간 표현으로 선어말어미 ‘-겠-’에 의해 표시된다. 그러나 ‘-겠-’은
미래 외에도 문장 내용에 대한 말하는 사람의 의지나 가능성, 추측 따위를
나타내기도 한다.

2) Phương thức biểu hiện thì tương lai

- 겠(vĩ tố tiền kết thúc), (으)ㄹ게

선어말어미 ‘-겠-’, ‘-(으)ㄹ게’를 동사의 어간에 붙여 미래에 일어날 사건을


나타낸 것이다.

Tuy nhiên, ‘-겠-’ và ‘- (으)ㄹ게’ không chỉ biểu thị thì tương lai mà còn thể hiện ý chí
mạnh mẽ của người nói. Do đó, khi thể hiện ý chí của người nói, chủ ngữ và người nói
phải là cùng một người.

그러나 ‘-겠-’, ‘-(으)ㄹ게’ 따위는 미래뿐만 아니라 말하는 사람의 강한 의지를


나타내기도 한다. 그러므로 의지를 나타내는 ‘-겠-’과 ‘-(으)ㄹ게’는 평서문에서
말하는 사람과 주어가 반드시 같은 사람이어야 한다.

VD: 그 파티에 제가 갈게요.(○)

≠ 그 파티에 네가 갈게.(×)

- Định ngữ: V+(으)ㄹ

더불어, 미래시제의 관형사형은 동사 어간 뒤에 ‘-(으)ㄹ’이 붙어 이루어진다.

Ngoài ra (으)ㄹ còn được sd để bổ sung nghĩa cho thành phần phía sau và với ý nghĩa
này nó được dùng dùng trong câu ở thì QK: 냉장고 안에 먹을 것이 많다. = 냉장고
안에 먹을 것이 많았다.

‘- (으)ㄹ’은 시제의 의미를 나타내지 않고 단지 뒤에 오는 성분을 수식하는


기능만을 한다다. 그리고 이러한 의미로 쓰일 때는 과거시제 문장에서도
자유롭게 사용될 수 있다
Biểu hiện kính ngữ
높임표현
1. Phép kính ngữ 높임법

1) Khái niệm: Trong đối thoại thông thường không chỉ xuất hiện người nói, người
nghe mà còn có một nhân vật khác với tư cách là chủ ngữ, tân ngữ hoặc phó từ trong
câu.Trong tiếng Hàn, tùy thuộc vào độ tuổi, địa vị hoặc mức độ thân thiết của những
người tham gia vào cuộc hội thoại và hình thức của tình huống hội thoại mà biểu hiện
kính ngữ được sử dụng hay không. Biểu hiện này gọi là phép kính ngữ.

개념 : 주고받는 말에는 말하는 사람과 듣는 사람이 있을 뿐만 아니라 문장의


주어나 목적어, 부사 어로 등장하는 인물 등이 있다. 한국어에서는 이러한
언어활동에 관련된 사람들의 나이의 많고 적음, 지위나 신분의 높고 낮음,
그리고 대화에 관여하는 사람들 간의 친분, 말을 주고받는 상황의공식성에 등에
따라 높이는 표현이 달라진다. 즉, 한국어는 상황에 따라서 높이는 방법이
달라지는 높임법이 발달한 언어라고 할 수 있다.

2) Phương thức: Phương thức biểu hiện kính ngữ trong tiếng Hàn gồm có phương thức
ngữ pháp và phương thức từ vựng.

방식 : 한국어에서 높임 표현을 만드는 방법에는 ‘문법적인 방법’과 ‘어휘적인


방법’이 있다.

- PT ngữ pháp: sd vĩ tố ‘-(으)시-’ gắn vào sau vị từ.

문법적인 방법 : 서술어에 높임의 어미 ‘-(으)시-’, ‘-ㅂ니다/-습니다’ 등을 붙여서


만든다.

VD: 최 선생님께서 직장에 가셨다.(=가시었다)

- PT từ vựng: sử dụng các từ mang ý nghĩa kính ngữ (주다 -> 드리다)

어휘적인 방법 : 높임의 의미가 더해진 단어를 선택하여 사용하는 방법이다.

VD: 지연이가 아버지께 선물을 드렸다.

2. Các loại phép kính ngữ 높임법의 종류

1) Phép kính ngữ/đề cao chủ thể: thể hiện sự tôn trọng, cung kính của người nói đối
với chủ thể.
주체높임법 : 주체높임법은 문장의 주체가 되는 사람 즉 주어를 높이는
방법으로, 말하는 사람이 주체에 대해 존경하거나 공경하는 뜻을 나타낸다.

- Phương thức đề cao trực tiếp: thêm vĩ tố ‘-(으)시-’ vào thân V, A, N 이다; thay tiểu
từ chủ ngữ và tiểu từ bổ trợ ‘이/가’, ‘은/는’ thành ‘께서’, ‘께서는’.

직접높임 : 주체를 높이는 대표적인 방법으로 동사, 형용사, ‘명사+이다’의 어간


뒤에 높임의 어미 ‘-(으)시-’를 붙이는 방법과 주격조사 및 보조사를 각각 ‘이/가’
와 ‘은/는’에서 ‘께서’와 ‘께서는’으로 바꿔 주는 방법이 있다.

VD: 할머니께서 하노이에 오셨습니다.

- Phương thức đề cao gián tiếp: thêm vĩ tố ‘-(으)시-’ vào thân V, A, N 이다 khi chủ
ngữ/ chủ thể là một bộ phận cơ thể hoặc vật sở hữu của người được đề cao.

간접높임 : 높여야 할 사람의 신체 일부나 그의 소유물 따위를 나타내는 말이


주어로 쓰일 때 동사나 형용사, ‘명사+이다’의 어간에 ‘-(으)시-’를 붙여 표현하는
방법을 말한다.

VD: 김 선생님께서는 마음이 무척 넓으시다.

2) Phép kính ngữ/ đề cao đối phương: là phương pháp mà người nói đề cao người
nghe. Tùy vào tuổi tác, địa vị, thân phận, mức độ thân thiết giữa người nói và người
nghe mà gắn các đuôi kết thúc vào thân vị từ ở cuối câu để thể hiện sự đề cao.

상대높임법 : 말하는 사람이 듣는 사람을 높이거나 안 높여 말하는 방법으로,


말하는 사람이 듣는 사람의 나이, 신분, 지위, 친분 관계 등을 고려하여 문장 끝의
서술어 어간 뒤에 여러 종결어미를 붙여 나타낸다.

-> có phương thức rất cao, cao vừa phải, thấp và rất thấp (như bảng dưới).

3) Kính ngữ qua công cụ từ vựng: Trong các phép kính ngữ tiếng hàn, ngoài phương
thức ngữ pháp (thêm các vĩ tố thể hiện sự đề cao vào thân V, A, N 이 다 ) còn có
phương thức từ vựng (sử dụng nhóm từ vựng đặc biệt hoặc từ bình thường thêm (으)
시) để đề cao người khác và hạ thấp bản thân.

특수 어휘에 의한 높임 : 한국어의 높임법에는 동사나 형용사, ‘명사+이다’의


어간에 높임을 나타내는 어미를 붙여서 높이는 문법적인 방법 외에도 특수한
어휘를 써서 남을 높이거나, 자신을 낮춤으로써 상대를 높이게 되는 어휘적인
방법이 있다.

1. Từ vựng đề cao chủ thể 주체를 높이는 어휘

먿다 → 드시다

죽다 → 돌아가시다

있다 → 계시다

아프다 → 편찮으시다

자다 → 주무시다

말하다 → 말씀하시다

2. Từ vựng đề cao tân ngữ 목적어를 높이는 어휘

주다→드리다

데리다→모시다

만나다→뵙다

묻다→여쭙다

3. Từ vựng đề cao người nghe, hạ thấp người nói: 저, 말씀, 제

말하는 주체를 낮춤으로써 듣는 사람을 높이는 어휘 : ‘저’, ‘말씀’ 등이 있다.

*(Tip) Có hai dạng từ vựng thể hiện ý nghĩa kính ngữ:

- Thay hoàn toàn từ này thành từ khác: 밥→진지, 이름→성함, 나이→연세, 집→댁,
아내→부인

- Thêm yếu tố thể hiện sự tôn trọng vào từ gốc: 선생→선생님, 딸→따님, 과장→
과장님

있다 nghĩa tồn tại 계시다, nghĩa sở hữu 있으시다

높임의 의미를 갖고 있는 어휘에는 ‘있다’와 ‘계시다’ 처럼 두 형태가 완전히


다른 것이 있는가 하면, ‘선생’과 ‘선생님’ 처럼 원래의 어휘에 높임의 뜻을 더해
주는 말이 붙어 만들어지는 것도 있다.
전자의 경우는 ‘밥→진지, 이름→성함, 나이→연세, 집→댁, 아내→부인’ 등이
있으며 후자의 경우에는 ‘선생→선생님, 딸→따님, 과장→과장님’ 등의 어휘가
있다.

Biểu hiện phủ định


부정표현
1. Phép phủ định 부정법

1) Khái niệm: Phép phủ định được sử dụng để thể hiện sự phủ định trong lời nói, được
chia thành hai loại là phủ định cả câu và phủ định một phần.

개념 : 부정법이란 부정을 나타내는 말이 쓰여서 내용 전체 또는 일부를


부정하는 문장을 만드는 것을 말한다.

2) Phân loại 종류 :한국어의 부정법은 부정어의 종류 및 부정어의 구성 방식에


따라 몇 가지로 나눌 수 있다.
Phép phủ định trong tiếng Hàn được chia như sau:

1) Phân loại theo từ phủ định: phủ định bằng ‘안’, ‘못’ và ‘말다’

부정어의 종류에 따른 구분 : ‘안’ 부정법/ ‘못’ 부정법/ ‘말다’ 부정법

- Thông thường ‘안’, ‘못’ được sử dụng trong câu trần thuật và câu nghi vấn, còn ‘
말다’ thường được sử dụng trong câu mệnh lệnh và câu thỉnh dụ.

‘안’ 부정법과 ‘못’ 부정법은 주로 서술문과 의문문에서 사용되는 반면, ‘말다’


부정법은 명령문과 청유문에서만 사용된다.

VD: 지연이는 데이트를 하느라고 밥을 안 먹는다.

영수야, 지금 영어 공부 같이 못 하니?

제발 그런 행동은 하지 마라.
도로변에 껌을 뱉지 말자.

2) Phân loại theo phép phủ định ngắn/dài

부정어의 구성 방식에 따른 구분 : 짧은 부정법/ 긴 부정법

- Phủ định ngắn là phó từ ‘안’ ‘못’ đứng trước vị từ trong câu

- Phủ định dài là sự kết hợp của vĩ tố ‘- 지’ với động từ bổ trợ ‘않다, 못하다, 말다’
thành ‘지 않다’ ‘지 못하다’ ‘지 말다’ gắn vào sau vị từ trong câu.

짧은 부정법은 부사 ‘안’이나 ‘못’을 서술어 앞에 넣어 부정문을 만드는 것을


말하고, 긴 부정법은 어미 ‘-지’와 보조동사 ‘않다, 못하다, 말다’가 결합한 ‘-지
않다’, ‘-지 못하다’, ‘-지 말다’를 서술어 뒤에 넣어 부정문을 만드는 것을 말한다.

VD: 배가 아파서 밥을 안 먹었다.(짧은 부정법)

⇒ 배가 아파서 밥을 먹지 않았다.(긴 부정법)

2. Phủ định ‘안’ (🡪 의지)

‘안’부정법

1) Khái niệm: Trường hợp danh từ + 이다 thì danh từ gắn với tiểu từ 이/가 và ‘이다’
sẽ chuyển thành ‘아니다’. Trường hợp động từ và tính từ thì sử dụng phó từ ‘안’ hoặc
biểu hiện ‘지 않다’.

개념 : ‘안’ 부정법은, ‘명사~이다’가 서술어인 경우 그 명사에 조사 ‘이/가’를


붙이고 ‘이다’ 대신에 ‘아니다’ 라는 부정의 어휘를 붙이고, 동사나 형용사가
서술어인 경우에는 부사 ‘안’이나 표현 ‘-지 않다’를 써서 부정문을 만드는
방법을 말한다.

2) Giới hạn sử dụng: Tuỳ theo loại câu trần thuật mà có thể sử dụng phủ định dài
nhưng không được sử dụng phủ định dạng ngắn.

‘안’ 부정법의 제약 : 서술어의 종류에 따라 긴 부정문은 허용하지만 짧은


부정문은 허용하지 않는 경우가 있다.

나는 미딩으로 안 이사했다. (x)

입술이 안 새빨갛다. (x)

너는 안 아름답다. (x)

그 일을 안 마무리지었다. (x)
- Ở những ví dụ trên, 이사하다, 새빨갛다, 아름답다 là thuộc nhóm từ phái sinh; còn
마무리짓다 thuộc nhóm từ hợp tính. Có nghĩa từ phái sinh và từ hợp tính có thể sử
dụng phủ định dạng dài nhưng không thể sử dụng phụ định dạng ngắn.

‘이사하다, 새빨갛다, 아름답다’는 파생어이고, ‘마무리짓다’는 합성어이다.

즉, 파생어와 합성어가 서술어로 쓰인 문장은 긴 부정문은 가능하지만 짧은


부정문은 불가능한 경우가 있다. 이와 같이 짧은 부정문을 허용하지 않는 동사나
형용사에는 다음과 같은 것들이 있다.

- Mặt khác, những động từ như 견디다 và 깨닫다 khi sử dụng dạng phủ định không
kết hợp với ‘안’ mà sử dụng với ‘못’.

한편, ‘견디다, 깨닫다’와 같은 동사가 서술어인 문장은 부정 표현으로 바뀔 때


‘못’하고만 결합하고 ‘안’과는 어울릴 수 없다.

3) Biểu thị thời thể của phủ định dạng dài: Các vĩ tố 았/었/였 hay 겠 trong câu phủ
định dạng dài phải sử dụng biểu hiện phủ định 지 않다.

긴 부정문의 시제 표시 : 시제를 나타내는 ‘-았-/-었-/-였-’, ‘-겠-’ 등의 어미는 긴


부정문에서는 서술어가 아니라 부정 표현인 ‘-지 않다’와 어울려 써야 한다.

어제는 날씨가 추웠지 않다.(X) 춥지 않았다.(O)

내일은 그녀가 오겠지 않지?(X) 오지 않겠지? (O)

Tuy nhiên, những câu dưới đây không phải là câu phủ định mà là câu hỏi tu từ nhằm
xác định ý đồ của đối phương khi bản thân đã biết một sự thật nào đó. Nói cách khác,
nếu biểu hiện thời thể được gắn với vị từ, thì bản thân câu đó không phải là câu phủ
định mà là câu nghi vấn nhằm mục đích xác nhận thông tin.

문장들은 부정의문문이 아니라 어떤 사실을 이미 알고 있으면서 그 사실을


상대방에게 확인하려는 의도를 내포하고 있는 확인의문문이다. 다시 말해,
시간을 나타내는 표현이 본래 서술어에 붙게 되면 그 문장은 부정의문문이
아니라 확인의문문이 된다.

VD: 지난주는 날씨가 추웠지 않니?넌 이미 밥을 다 먹었었지 않니?

4) Giải thích ‘안’: ‘안’ 부정문의 해석


Tuỳ thuộc vào đối tượng phủ định nào được nhấn mạnh mà trong câu có thể lý giải
được theo nhiều nghĩa khác nhau.

부정문은 초점이 놓이는 대상 즉 부정하고자 하는 대상이 무엇이냐에 따라 그


해석이 달라져 여러 가지 의미를 내포할 수 있다.

VD: 타오는 노트북을 안 샀습니다.

타오는 노트북을 사지 않았습니다.

🡪 Đối tượng phủ định có thể là: Thảo (người khác là người mua), máy tính (Thảo mua
đồ khác), hành vi mua máy tính của Thảo (Thảo không mua mà chỉ ngắm thôi hoặc
làm j đó khác)

3. Phủ định ‘못’ (🡪 능력 부족, 외부적 이유) .‘못’부정법


1) Khái niệm: là phép phủ định sử dụng phó từ phủ định ‘ 못 ’ hoặc biểu hiện ‘ 지
못하다’ trong trường hợp động từ để tạo thành câu phủ định. Và phép phủ định này
thể hiện ‘hành vi nào đó không thể làm được’ do thiếu năng lực hoặc do nguyên nhân
ngoại cảnh tác động, chứ không phải do ý đồ của chủ ngữ.

개념 : ‘못’ 부정법은 동사가 서술어인 경우 부정부사 ‘못’ 이나 부정의 뜻을


나타내는 표현 ‘-지 못하다’를 써서 부정문을 만드는 방법을 말한다. 그리고 이
경우 일반적으로 주어의 의지가 아니라, 능력이 부족하거나 외부적 이유 때문에
‘어떤 행위를 할 수 없음’을 나타낸다.

- Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ phép phủ định này cũng được sử dụng trong tính
từ, khi ấy nó thể hiện kỳ vọng của người nói không đạt được. Ở trong trường hợp này,
chỉ có thể sử dụng phép phủ định dạng dài.

각각의 형용사에 ‘못’이 쓰일 수 있는 것은 ‘어떤 행위를 할 수 없음’ 이라는 ‘못’


의 기본 의미가 아닌 ‘어떤 기준에 이를 수 없음’의 의미를 갖는다. 더불어
이때는 반드시 긴부정문만 가능하다.

VD: 그는 똑똑하지 못하다.

망고가 신선하지 못하다.

2. Phân loại:못’ 부정문의 유형

- phép phủ định ngắn 못, phép phủ định dài 지 못하다

짧은 부정문 : 서술어 앞에 ‘못’을 넣어 만든다

긴 부정문 : 서술어 뒤에 표현 ‘-지 못하다’를 연결하여 만든다.


- đối với các vĩ tố tiền kết thúc chỉ thì thể 았/었/였, 겠 thì phải gắn 지 못하다

더불어 긍정문의 서술어에 붙어 있던 ‘-았-/-었-/-였-’, ‘-겠-’ 등과 같은 시제


선어말머니들은 ‘-지 못하다’ 뒤에 붙여야 한다.

4. Phủ định ‘말다’ ‘말다’부정법


1) Khái niệm: là phép phủ định gắn ‘지 말다’ vào đằng sau thân động từ để tạo thành
câu phủ định. Phép phủ định này chỉ dùng trong câu mệnh lệnh và câu thỉnh dụ.

개념 : ‘말다’ 부정법은 동사 어간에 표현 ‘-지 말다’를 붙여 부정문을 만드는


방법을 말한다. 더불어 앞의 두 부정법이 평서문과 의문문에만 적용되는 데
반해, ‘말다’ 부정법은 명령문과 청유문을 부정할 때 쓰인다.

- Phép phủ định này, với 말 có ý nghĩa là “thôi làm, dừng lại, cấm” đóng vai trò là yếu
tố phủ định

즉, ‘말다’는 일반적으로 ‘그만두다, 중지하다, 금하다’라는 뜻을 가진 단어로


부정 요소로서 평서문 부정 요소인 ‘안’과 ‘-지 않다’가 명령문과 청유문으로
바뀔 때 나타나는 일종의 변이 부정 요소라 할 수 있다.

- Đuôi ‘지 말다’ trong câu phủ định bao hàm ý đồ và ý chí của người nói nên không
liên quan gì đến phép phủ định ‘못’

더불어 이때 명령문과 청유문에 나타나는 ‘-지 말다’는 말하는 사람의 의도나


의지를 담고 있으므로 주어가 ‘어떤 행위를 할 수 없음’의 의미를 내포하는 ‘못’
과 ‘-지 못하다’ 와는 관련이 없다.

2) Giới hạn sử dụng: ‘말다’ 부정법의 제약

- Phép phủ định này không thể kết hợp với tính từ hay danh từ+ 이다 để tạo thành câu
phủ định

‘말다’ 부정법은 명령문과 청유문에만 사용할 수 있으므로 명령문과 청유문의


서술어가 될 수 없는 형용사나 ‘명사~이다’와는 함께 쓰여 부정문을 만들 수
없다.

- Đối với các vĩ tố tiền kết thúc chỉ thì thể 았/었/였, 겠 không thể gắn 지 말다

또한 시제를 나타내는 ‘-았-/-었-/-였-’, ‘-겠-’, ‘-더-’ 등이 서술어에 붙어 있으면 ‘-


지 말다’를 붙여 부정문을 만들 수 없다.

- Đối với đuôi kính ngữ đề cao chủ thể -(으)시, bình thường sẽ kết hợp với -지 마세요
한편, 주체 높임을 나타내는 ‘-(으)시-’가 서술어에 붙어 있으면 ‘-지 말다’는 보통

‘-지 마세요’형태로 나타나며 이때는 공손하게 명령하거나 금지시키는 부정


표현이

된다.

~TIP: Trả lời câu hỏi nghi vấn phủ định

이중 부정법 ( phủ định của phủ định )


** 개념 : 이중 부정법이란 한 문장 안에 부정 표현이 두 번 이상 나타나는 것을
말한다.

VD: 이번에는 진희가 가지 않으면 안 된다.

= 이번에는 진희가 반드시 가야 한다.

** 이중 부정의 제약 : ‘못’ 부정은 ‘안’ 부정과 달리 이중 부정이 불가능하다.


Biểu hiện gây khiến
한국어의 사동표현
1. Gây khiến 사동
1) Khái niệm: Gây khiến là việc sai người, động vật, đồ vật thực hiện một hành vi nào
đó hoặc dẫn đến một trạng thái nào đó.

사동의 개념 : 사동이란 사람이나 동물, 사물이 스스로 움직이거나 그 상태에


이르는 주동의 상대적 개념으로, 다른 사람을 시켜서 사람이나 동물, 사물에
움직임이 생기게 하거나 그 상태에 이르도록 하는 것을 말한다.

2) Phép sai khiến: là việc sử dụng ngữ pháp để biến một câu chủ động thành một câu
sai khiến

사동법 : 주동문을 사동문으로 만드는 문법적인 방법을 사동법이라 한다.

VD: 영희가 옷을 입었다 (주동) 🡪 엄마가 영희에게 옷을 입혔다 (사동)

3) Phân loại: có hai loại là phép sai khiến được tạo thành từ tiếp vĩ tố và phép sai khiến
được tạo thành từ đuôi -게 하다

사동법의 종류: 사동법에는 주동사에 사동 접사를 붙인 사동사를 써 줌으로써


사동문을 만드는 접미사동법과 어미 ‘-게 하다’를 써 줌으로써 사동문을 만드는
‘-게 하다’ 사동법이있다.

VD: 아이가 밥을 먹는다.

🡪 엄마가 아이에게 밥을 먹인다.

🡪 엄마가 아이에게 밥을 먹게 한다.

2. Phép sai khiến tạo thành từ tiếp vĩ tố 접미사동법


1) Khái niệm: là phép sai khiến gắn các tiếp vĩ tố như 이, 히, 리, 기, 우, 구, 추 vào
sau thân vị từ để tạo thành câu gây khiến.

개념: 접미사동법이란 주동문의 서술어에 사동 접사인 ‘-이-, -히-, -리-, -기-, -우-,
-구-, -추-’ 등을 붙여 사동문을 만드는 방법을 말한다.

2) Phương pháp hình thành tiếp từ sai khiến: 사동접사의 형성 방법


- Trường hợp nội động từ trở thành động từ sai khiến 자동사가 사동사가 되는 경우

‘-이-’ : 끓다→끓이다, 녹다→녹이다, 속다→속이다, 죽다→죽이다

‘-히-’ : 눕다→눕히다, 앉다→앉히다, 익다→익히다

‘-리-’ : 날다→날리다, 돌다→돌리다, 살다→살리다, 얼다→얼리다, 울다→


울리다

‘-기-’ : 남다→남기다, 웃다→웃기다, 숨다→숨기다

‘-우-’ : 깨다→깨우다, 비다→비우다

- Trường hợp ngoại động từ trở thành động từ sai khiến 타동사가 사동사가 되는
경우

‘-이-’ : 먹다→먹이다, 보다→보이다

‘-히-’ : 입다→입히다, 읽다→읽히다


‘-리-’ : 알다→알리다, 물다→물리다

‘-기-’ : 감다→감기다, 뜯다→뜯기다, 맡다→맡기다, 벗다→벗기다, 안다→


안기다

‘-우-’ : 지다→지우다

- Trường hợp tính từ trở thành động từ sai khiến 형용사가 사동사가 되는 경우

‘-이-’ : 높다→높이다

‘-히-’ : 넓다→넓히다, 좁다→좁히다, 밝다→밝히다

‘-구-’ : 달다→달구다.

‘-추-’ : 낮다→낮추다, 늦다→늦추다


- Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt như 없다🡪없애다, 젖다🡪적시다, 일다🡪
일으키다, 돌다🡪돌이키다

- Về mặt phân loại theo ý nghĩa, các tiếp từ gây khiến có thể chia thành những loại như
sau

그러나 의미상 사동을 나타내는 것은 분명하다. 한편, 다음과 같이 사동 접사가


붙을 수 없는 경우도 있다.

수여동사 : 주다, 받다, 드리다, 바치다

수혜동사 : 얻다, 받다, 잃다, 돕다

대칭동사(‘와/과’를 필요로 하는 동사) : 만나다, 닮다, 싸우다.

경험동사 : 배우다, 느끼다, 바라다

어간이 모음 ‘ㅣ’로 끝나는 동사 : 이기다, 던지다, 지키다, 때리다

‘하다’ 동사 : 노래하다, 도착하다, 출발하다.


3) Cấu tạo câu: 접미사에 의한 사동문 형성법

- Vị từ là nội động từ 서술어가 자동사인 경우

Ex: 주동문 : 아기가 운다.

사동문 : 동생이 아기를 울린다.

- Vị từ là tính từ 서술어가 형용사인 경우

Ex: 주동문 : 길이 넓다.

사동문 : 아저씨들이 길을 넓혔다.

- Vị từ là ngoại động từ 서술어가 타동사인 경우

Ex: 주동문: 아이가 과일을 먹는다.

사동문: 엄마가 아이에게 과일을 먹인다.

3. Phép gây khiến tạo thành từ 게 하다 .‘-게 하다’사동법

1) Khái niệm: là phương pháp tạo câu gây khiến bằng cách gắn vĩ tố 게 vào vị từ và
đằng sau kết hợp với động từ bổ trợ 하다.

개념: ‘-게 하다’ 사동법이란 주동문의 서술어에 어미 ‘-게’를 붙이고 그 뒤에


보조동사 ‘하다’를 써서 사동문을 만드는 방법을 말한다. 이때 보조동사 ‘하다’
대신에 ‘만들다’를 써서 같은 의미를 나타내기도 한다.

2) Cấu tạo câu: ‘-게 하다’에 의한 사동문 형성법

- Vị từ là nội động từ 서술어가 자동사인 경우

주동문: 아기가 잔다.

사동문: 할머니가 아기를/가 자게 한다.


- Vị từ là tính từ 서술어가 형용사인 경우

주동문: 마당이 넓다.

사동문: 아저씨들이 마당을/이 넓게 했다.

4. Gây khiến trực tiếp và gián tiếp 직접사동과 간접사동

1) Khái niệm: Tuỳ vào ý nghĩa của câu gây khiến là chủ thể trực tiếp hay gián tiếp
thực hiện hành vi sai khiến mà chia thành hai loại câu này

개념: 사동문의 의미는 사동주가 직접 하게 한 것인지 아니면 간접적으로 하게


한 것인지에 따라 ‘직접 사동’과 ‘간접 사동’으로 나눌 수 있다.

2) Gây khiến trực tiếp: là chủ thể trực tiếp tham dự vào hành vi và thực hiện hành vi
sai khiến, thông thường những câu gây khiến tạo bởi tiếp vĩ tố sẽ thể hiện điều này.
Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng tiếp vĩ tố gây khiến nhưng câu văn có ý nghĩa
chung chung, không thể phán đoán được rõ ràng là trực tiếp hay gián tiếp

직접 사동 : 사동주가 피사동주의 동작에 직접 관여하여 사동 행위를 실행하는


것을 말한다. 더불어 일반적으로 접미사동법에 의해 만들어진 사동문은 주어가
객체에게 직접적인 행위를 한 직접 사동에 해당한다고 알려져 있다.

VD: 어머니가 동생에게 옷을 입혔다.

직접 사동: 어머니가 직접 동생에게 옷을 입힘

간접 사동: 동생이 스스로 옷을 입도록 어머니가 시킴

3) Gây khiến gián tiếp: là chủ thể chỉ sai thực hiện một hành vi nào đó, chứ không
tham gia trực tiếp vào hành vi ấy, thông thường những câu gây khiến tạo bởi đuôi 게
하다 sẽ thể hiện điều này.

간접 사동 : 사동주는 피사동주가 어떤 해위를 하도록 시키기만 할 뿐 그 행위에


직접 참여하지 않는 사동을 말한다. 일반적으로 ‘-게 하다’ 사동법은 간접적인
행위를 한 것으로 알려져 있다.

VD: 선생님께서 준호에게 책을 읽히셨다.

직접 사동: ×

간접 사동: 선생님께서 준호가 책을 읽도록 시킴

- Tuy nhiên không phải lúc nào -게 하다 cũng thể hiện sự gián tiếp. Có những trường
hợp câu văn mang ý nghĩa chung chung, không thể đoán được
‘-게 하다’를 붙여 만든 사동문은 일반적으로 간접 사동의 의미로 해석된다.
그러나 그렇다고 해서 ‘-게 하다’ 사동문이 항상 간접 사동으로만 해석되는 것은
아니다.

VD: 민철이가 영서를 놀라게 한다.

Trường hợp này, có thể là lời nói hoặc hành động của Mincheol trực tiếp làm Yongseo
ngạc nhiên, hoặc Mincheol nhận giải thưởng lớn, gián tiếp làm Yongseo ngạc nhiên.

5. Biểu hiện gây khiến về mặt từ vựng 어휘적 사동 표현

1) Khái niệm: là các từ vựng để thể hiện sự gây khiến

개념 : 접미사동법과 ‘-게 하다’ 사동법 외에 사동을 표현하는 방법으로 어휘적


사동 표현이 있다.

2) Phân loại: ‘시키다’, thường kết hợp với các động từ có dạng ‘하다’ và thay thế
nó.

종류 : ‘시키다’ 사동표현이 있으며, 주로 동사 ‘하다’나 ‘-하다’가 결합되어 있는


동사에 대응해서 쓰인다.

VD: Ex: 영민이가 날마다 공부를 한다.

엄마가 영민이게 날마다 공부를 시킨다.

Biểu hiện bị động


한국어의 피동표현
1. Bị động 피동
1) Khái niệm: là khi chủ ngữ chịu tác động bởi hành vi hay động tác được thực hiện
bởi một đối tượng khác

피동의 개념 : 피동이란 주어가 자신의 힘으로 행동하는 능동의 상대적


개념으로, 주어가 남이 행하는 행위나 동작에 의해 영향을 입는 것을 말한다.
2) Phép bị động: là phương pháp biến một câu chủ động trở thành một câu bị động.

피동법 : 능동과 피동을 문법적인 절차에 따라 표현한 문장을 각각 능동문과


피동문이라 하고, 능동문을 피동문으로 만드는 일반적인 과정을 피동법이라
한다.

VD: 엄마가 아기를 안았다. (능동) 🡪 아기가 엄마에게 안겼다. (비동)

3) Phân loại: có hai loại là câu bị động tạo thành từ tiếp vĩ từ bị động

피동법의 종류 :피동법에는 능동문의 서술어에 피동 접사를 붙여 피동문을


만드는 접미피동법과 어미에 ‘-아/-어지다’를 붙여 피동문을 만드는 ‘-어지다’
피동법이 있다.

2. 접미피동법

1. 개념: 접미피동법이란 타동사에 피동 접사 ‘-이-, -히-, -리-, -기-’ 를 붙여


피동문을 만드는 방법을 말한다. 피동문은 일반적으로 능동문의 서술어가
타동사인 경우에만 가능하다.
2. 피동접사와 타동사의 결합

** 피동 접사 ‘-이-’ : 피동 접사 ‘-이-’가 붙을 수 있는 타동사는 주로


모음으로 끝나는 동사이거나 받침이 ‘ㄱ, ㅎ’인 동사들이다.

** 피동 접사 ‘-히-’ : 피동 접사 ‘-히-’가 붙을 수 있는 타동사는 ‘ㄱ, ㄷ, ㅂ,


ㅈ, ㅊ’ 등을 받침으로 갖는 동사들이다.
** 피동 접사 ‘-리-’ : 피동 접사 ‘-리-’가 붙을 수 있는 타동사는 ‘ㄹ’ 받침을
갖는 동사와 ‘걷다, 듣다’와 같은 ‘ㄷ’ 불규칙 동사, 그리고 ‘누르다,
자르다’와 같이 어간의 마지막 음절이 ‘르’인 동사들이다.

** 피동 접사 ‘-기-’ : 피동 접사 ‘-기-’가 붙을 수 있는 동사는 받침이


유성자음(ㅁ,ㄴ,ㄹ,ㅇ)이거 나 ‘ㅅ’인 동사들이다.
 그런데 이들 ‘-이-, -히-, -리-, -기-’는 사동 접사로 쓰이기도 하여
사동사와 피동사의 외형이 일치하는 경우가 있다. 그러나 이들이
사동 접사로 쓰였는지 피동 접사로 쓰였는지는 목적어의 유무를
통해 판단할 수 있다. 다시 말해 다음 예문과 같이 피동문에는
목적어가 없다.

 한편, 피동 접사와 결합하지 못하는 동사에는 다음과 같은 종류가


있다.
3. ‘-어지다’ 피동법

 개념: ‘-어지다’ 피동법이란 능동문의 서술어에 ‘-아/-어지다’를


붙여 피동문을 만드는 방법을 말한다. ‘-어지다’ 피동법은
접미피동법과 마찬가지로 서술어가 타동사인 경우에만 가능하며,
접미피동법으로 피동 표현이 만들어지지 않는 타동사들을 피동
표현으로 만들어 주는 구실을 한다.
 그런데 ‘-어지다’ 피동문이 불가능한 타동사들도 있다. 이 경우 다음
예문 ‘나’와 같이 피동 접사와 ‘-아/-어지다’를 함께 사용하여
표현하면 자연스러워진다.

4. 피동문의 형성법

1) 접미사피동법 tiếp vĩ từ

2) ‘-어지다’ 피동법

한국어의 양태표현
BIỂU HIỆN TRẠNG THÁI

1. 양태 ( biểu hiện trên một ý đồ )

** 개념 : 하나의 문장에는 말하는 사람의 확신, 추측, 바람, 의도 및 행위를


하는 사람의 의무, 능력 등의 의미가 나타나기도 하는데, 이와 같이 말하는
사람이나 행위를 하는 사람의 심리적 태도를 나타내는 문법 범주를 양태
또는 양태 서법이라고 한다.

** 양태적 의미의 표현 방법 : 말하는 사람이나 행위를 하는 사람의 심리적


태도를 나타내는 방법은 다양하다.

 ① 어미나 조사를 통해 표현할 수도 있다


 ② 어순을 통해 나타낼 수도 있다
 ③ 강세나 억양 등을 통해서도 나타낼 수 있다.

=> một câu chứa một 1 nội dung nhưng khi kết hợp với ① vĩ tố, tiểu từ;
② trật tự từ; ③ ngữ điệu THÌ câu sẽ mang một ý nghĩa khác

** 양태의 종류 phân loại

 ① 추측 ( phỏng đoán ) : 말하는 사람이 어떤 사실이나 사건에 대해 추측할


때 주로 쓰는 표현들이 있다.
 ② 바람 ( mong muốn, kỳ vọng ) : 말하는 사람이 어떤 사실이나 사건에
대해 바람, 소망, 우려 등을 나타낼 때 쓰이는 표현들이 있다.
 ③ 판단 ( phán đoán, đánh giá ) : 말하는 사람의 판단은 주관적인 판단과
객관적인 판단으로 나눌 수 있는데, 142 주관적인 판단은 말하는 사람에
따라 달리 판단하는 것이고, 객관적 판단은 누구나 당연하게 생각하는
것을 말하는 사람도 그렇게 판단하는 것을 말한다.
 ④ 행동 지시 ( chỉ thị hành động ) : 말하는 사람 또는 다른 무엇이 행위자의
행동을 허용하거나 금지함을 나타내는 양태 표현도 있다.
 ⑤ 의도·의지 ( ý đồ, ý chí ) : 행위자가 어떤 의도나 의지를 가지고 행동을
했음을 나타내는 표현들도 있다.
 ⑥ 능력 ( năng lực ) : 그 밖에 행위자의 능력을 나타내는 표현이 있다

You might also like