You are on page 1of 4

KHOA LUẬT HÌNH SỰ

LỚP LUẬT HÌNH SỰ K48A

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

MÔM HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG

Tên: Trần Ngọc Hân


Mã số sinh viên: 2353801013069
Lớp: HS48A1

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024


Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh và trình bày những kiến thức mà
bản thân em đã tiếp nhận được (ngoài sách vở) khi tham quan bảo
tàng và em học tập được gì về lý tưởng sống, nhân cách, đạo đức của
Hồ Chí Minh qua thông tin hiện vật trong bảo tàng

Bài làm:
Chúng tôi có dịp cùng đi đến bảo tàng Hồ Chí Minh để tham quan và học tập. Bảo
tàng Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên gọi “Bến Cảng Nhà Rồng”, nằm tại
Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, là chỉ nhánh nằm
trong hệ thống các bảo tàng di tích lưu niệm về cuộc đời sự nghiệp của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh,ai cũng cảm thấy rất háo hức khi lần đầu tiên được đến tham quan
một trong những bảo tàng lớn ở miền Nam về Bác Hồ.

Bước vào không gian bên trong bảo tàng. Bảo tàng được chia làm ba không gian
gắn liền với những giai đoạn hoạt động cách mạng của Người: Phía bên phải là
hình ảnh đất nước ta, bên trái là bối cảnh thế giới trong những năm đầu thế kỷ XX,
khu chính giữa là con đường Hồ Chí Minh.Trong bảo tàng trưng bày rất nhiều
tranh, ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.Một cách tổng thể, nơi đây trưng bày
hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim ảnh phác họa cuộc đời và sự
nghiệp của Bác. Bước chân vào trong, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là căn
phòng tràn ngập hình của Bác Hồ, những bức hình được chụp trắng đen từ xưa, rất
chân thật và ở rất nhiều góc độ và hoàn cảnh khác nhau.Trước tới giờ, chúng tôi
cũng ít có dịp nhìn nhiều hình của bác, chỉ là một số tấm ảnh thoáng qua trên vài
bộ phim tư liệu, tấm ảnh chân dung Bác trong phòng học kế bên là “ Năm điều Bác
Hồ dạy” do đó, cảm giác trước tiên nhất là tôi cảm thấy Bác thật gần gũi bên mình.
Bên cạnh đó là Bản tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết sánh cùng hai bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập của cha ông để lại.
“Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn thứ 2 của nước Việt.
“Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của
dân tộc Việt Nam. Tôi nghĩ chắc chắn rằng nhìn 3 bản tuyên ngôn này, ai trong
chúng ta cũng tự hào khi mình là một người con đất Việt

Chúng tôi thăm quan từng thêm một phòng nữa trước khi theo chân mọi người lên
lầu và tập trung lắng nghe chị hướng dẫn viên kể con đường ra đi tìm đường cứu
nước của Bác.Qua lời kể ấy, dường như, con đường và sự nghiệp cách mạng của
Bác dẫn dẫn như một thước phim cũ được trải ra trước mắt chúng tôi vô cùng sinh
động qua các dấu tích của từng hiện vật và bức ảnh chúng tôi đã đọc được những
chú thích trên hình trong lúc tham quan khiến chúng tôi cảng thêm hiểu về Bác. Từ
lúc Bác ra đi tìm đường cứu nước đến lúc trở về lãnh đạo nhân dân giành tự do,
độc lập, rồi tham gia các hoạt động trong và ngoài nước.Chúng tôi vô cùng cảm
động về những hành động cao cả cũng như tấm lòng bao la của Bác đối với đất
nước, đối với nhân dân Việt Nam. Những tấm hình, những hiện vật đã truyền tải
lại thật nhiều cảm xúc những điều mả thế hệ trẻ hôm nay chưa được biết về Bác
ngày xưa.

Ở tại bảo tảng, cũng ngay chính căn phòng nghe kể từ chị hướng dẫn viên, chúng
tôi còn có có cơ hội được tận mắt nhìn chiếc áo nâu sờn, đôi dép khi xưa bác mang,
cũng được nhìn thấy chiếc áo mà mọi người đã dùng để tang Người khi Người ra
đi. Cảm xúc của tôi dâng trào khi nghe kể về những năm tháng cuối đời của Bác.
Bác ước mong được vào thăm Miền Nam như muốn bù đắp vỗ về cho đứa con sau
bao năm thương đau xa cách nhưng đã không thể thực hiện được. Tôi xúc động
nhớ đến câu chuyện mà chính Bác đã kể về minh lúc sinh thời: “ước mơ lớn nhất
của cả cuộc đời tôi là làm sao cho đất nước được độc lập, dân tộc được tự do và
mọi người được ẩm no hạnh phúc...”. Khi đến nơi đây, tôi mới hiểu hết được ý
nghĩa của câu nói đó. Cả cuộc đời Bác đã dành cho dân tộc, cả tỉnh yêu Bác đã
dành cho đồng bảo.

Trọn vẹn trái tim của Bác chỉ có duy nhất tỉnh yêu dành hết cho nhân dân và dân
tộc ta. Tình yêu đó thật cao thượng và đẹp đẽ biết bao. Điều thú vị khi đến thăm
Bảo tàng Hồ Chí Minh là tôi không chỉ được tận mắt chứng kiến những tư liệu
quan trọng đã từng được nghe trên giảng đường. Đặc biệt nhất ở đây, tôi còn được
xem những lá thư tay mà Người đã viết cho các cán bộ Đảng viên, viết cho các
chiến sỹ, cho quần chúng nhân dân, cho các cháu thiếu nhi... mà trong mỗi lá thư
Bác viết dù là việc công hay việc tư, đều chất chứa những tỉnh cảm dạt đảo. Từng
câu chữ trong những bức thư đều chứa đựng những tình cảm chân thành sâu lắng
thiết tha.

Có thể nói, chuyển đi bảo tàng Hồ Chí Minh hôm ấy đã đem lại cho tôi một trải
nghiệm vô giá. Những chuyến đi tìm về lịch sử như vậy thật sự khiến người ta phải
trầm ngâm về hiện tại. Được nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu được nỗi
lòng của Bác, mình thật sự phải tự nhủ là phải biết sống nhân ái hơn, bao dung và
đùm bọc với cộng đồng hơn, để không phải cảm thấy hổ thẹn với sự hy sinh to lớn
của Bác. Những cái vọng ước của mình trong hiện tại có thể đối với bản thân là rất
lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước của cá nhân tầm thưởng, dẫu có thất bại cũng có thể
vượt qua, có thể làm lại, có thể trăn trở một thời gian ngắn để giải quyết, nó không
là gì đối với tấm lòng của Bác, sẵn sàng quên mình để lo cho mong ước chung của
nước của dân.
Ngày ấy, nếu Bác với tài năng và mối quan hệ tốt của mình, Bác có thể dễ dàng
sống trên một miền đất trù phú nào ở Tây phương, để tạo dựng cho mình một sự
nghiệp hoàn toàn xa rời với cách mạng, với sự giải phóng dân tộc. Ấy vậy mà Bác
với một tấm lòng yêu nước và nhân ái vô bờ, Người đã nỗ lực hết mình học hỏi
những điều hay, những bài học quý giá ở xứ người để đem về lại cho đất nước Việt
Nam, để cùng huấn luyện toàn dân đứng lên chiến đấu giành cách mạng theo
đường lối đúng đắn nhất. Nếu không có Bác, lịch sử đấu tranh chống Pháp và
chống Mỹ của nhân dân ta không thể viết nên những chiến công hào hùng và quả
cảm đến thế. Một dân tộc quả cảm đã được hấp thụ tinh chất của nhà lãnh đạo quả
cảm và nhân từ.

Là con cháu của dân tộc ấy, ngày nay phải tự nhủ mình sống sao cho xứng đáng
với sự hy sinh của cha ông ngày xưa, sống sao cho xứng đáng với tấm lòng của
Bác, một con người vô cùng vĩ đại, mà lại vô cùng bình dị, đơn sơ. Tôi ước ao sao
một ngày nào đó được đặt chân lên đất bắc, được đến thăm nơi yên nghỉ của Người
để được tận mắt trông thấy dáng hình của Hồ Chủ Tịch, được cảm nhận tiếng yêu
thương vang dội nơi trái tim Người. Và nhìn lại quá khứ, ta cảm nhận được giá trị
của cuộc sống trên mảnh đất hòa bình, thống nhất và độc lập ngày nay. “Tự do, hoà
bình không phải là dễ. Có được bây giờ, cố gắng mà giữ” Chúng ta, những người
là tương lai của đất nước, có nghĩa vụ và bổn phận học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn
đấu để đền đáp công ơn của những người dân vô tội đã ngã xuống trước nòng súng
của kẻ thù, và góp cỗng sức nhỏ bé của chúng ta vào xây dựng đất nước ngày một
vững mạnh để có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Quyết tâm giữ gìn
hòa bình, độc lập, và tự do cho tổ quốc là lý tưởng mà chúng ta hãy theo đuổi. Hãy
sống theo tinh thần và triết lý của chủ tịch Hồ Chí Minh và luôn trung thành một
lòng với Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đó là lời nhắc nhở về trách nhiệm lớn lao của chúng ta trong việc bảo tồn và phát
huy giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hãy là những người con yêu
nước, biết ơn lịch sử, và xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước!

You might also like