You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THAM QUAN


BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH TP. HCM

Họ và tên:NGUYỄN LÊ THẢO VY
MSSV: 48.01.755.118
Mã lớp: POLI200505

Người hướng dẫn khoa học: GV. Bùi Văn Như

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


Đất nước ta là một quốc gia với những thời kỳ dài đấu tranh và được dựng
xây từ sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Dù khói bụi chiến tranh đã lùi về
trong quá khứ, những tàn tích và kí ức vẫn còn ở đó. Là một sinh viên của
Đại học Sư phạm TP.HCM, tôi đã được tiếp xúc với bộ môn Tư tưởng Hồ
Chí Minh. Môn học này, đặc biệt là buổi đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh
- chi nhánh TP.HCM, đã giúp tôi có cái nhìn chi tiết hơn về cuộc đời và
những cống hiến của Bác. Từ đó, tôi có những cảm nhận sâu sắc về cuộc hai
kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước từ năm 1945 đến 1975 và
giúp tôi trân quý hơn nền hoà bình của Tổ quốc ngày nay.

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công
trình văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được
khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-
1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.$Tác giả thiết
kế công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich. Toà
nhà mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị thanh
cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn
sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu, quyết tâm đi theo
con đường mà Người đã lựa chọn cho dân tộc .Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, đánh dấu mốc son chói lọi trên
hành trình giành độc lập, khẳng định Tổ quốc đầy gian nan. Song, cũng
không thể phủ nhận những khó khăn, thách thức lúc ấy. Khó khăn là thế, ý
chí và tình yêu nước vẫn không thể nào bị dập tắt. Cùng với sự chỉ đạo của
Đảng, nhân dân ta đã vươn mình vùng lên chiến đấu, đấu lại cái nghèo, cái
đói và hơn hết cả, là thù trong giặc ngoài. Cuối cùng, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp chính thức kết thúc qua trận chiến Điện Biên Phủ “lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu” và hiệp định Genève nhờ sự chỉ đạo phù hợp
của Đảng, cũng như ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân, tất cả đều nhờ
ánh sáng do Hồ Chủ tịch đem về soi sáng dân tộc thoát khỏi lầm than. Tri ân
Người, viện bảo tàng cũng đã làm một bức tượng đồng ở ngay trung tâm lối
vào của viện, và được đánh giá là một trong những bức tượng đồng đẹp nhất
ở các tỉnh phía Nam. Chiến thắng này đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc,
niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh;
cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ
vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tưởng chừng đã được độc lập, hoà bình, đất nước ta lại bị chia cắt bởi sự
nhúng tay vào của đế quốc Mỹ. Miền Nam bị biến thành thuộc địa kiểu mới,
rơi vào tay của bọn cướp nước và các chính quyền tay sai được lập nên. Ngọn
lửa kháng chiến lại sục sôi, các phong trào khởi nghĩa đồng loạt nổi dậy. Với
miền Bắc là hậu phương vững chắc, miền Nam là tiền tuyến trực tiếp chống
cự trước sự đàn áp của đế quốc và tay sai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Nhân dân ta đã kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến chống M, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền
Nam, non sông thu về một mối. Âm vang của chiến thắng đã vượt qua mọi
không gian và sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian, chứng minh một cách hùng
hồn về lòng yêu nước, ý chí quật cường, trí thông minh sáng tạo và tài thao
lược của Đảng ta, dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh vệ quốc.

Vươn lên khỏi khói bụi chiến tranh, đã gần 50 năm trôi qua kể từ ngày đất
nước ta thống nhất. Tôi từng tự hỏi những thế hệ đi trước đã phải đánh đổi
những gì để có được nền độc lập hoà bình ngày hôm nay. Đó là những hy
sinh không thể đong đếm, những giọt máu đổ xuống.
Nơi đây, vào ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn
Tất Thành đã xuống tàu Amiral Latouch Treville ( với tên Văn Ba) ra đi tìm
đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài với biết bao gian khổ
khó khăn, nhưng với sự quyết tâm cùng với một tấm lòng nồng nàn yêu nước,
Nguyễn Tất Thành đã tìm thầy con đường giúp nước nhà tìm thấy độc lập tự
do. Trong hơn 20 năm hoạt động , Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước
đến thăm viếng, tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư
liệu, hiện vật ( 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách
chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “ Từ thành phố này Người đã ra đi”, đi
tìm lấy sự tự do, bình yên cho đất nước. Đó là hành trình của một con người,
một hành trình của cả một dân tộc.

You might also like