You are on page 1of 5

Ta đi khắp đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu bờ sông bến cảnh, nhưng chắc hẳn bến

cảng Nhà Rồng


là nơi mà lịch sử còn lưu danh đến muôn đời. Vào năm 1911 ở nơi đây, Người thanh niên Nguyễn Tất
Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh từ Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước với đôi bàn tay trắng nhưng
hành tranh thì đầy ấp đó là 1 lòng yêu nước nồng nàng, 1 lý tưởng hoài bão giải phóng dân tộc, là sức trẻ
và ý chí không lùi bước. Để ghi lại dấu ấn vàng son ấy, cũng tại nơi này từ năm 1975 di tích kiến trúc của
Thương cảng Nhà Rồng đã được nhà nước ta xây dựng thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh sau này đổi tên
thành bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà có mấy gói gạch đỏ, những hành
lang dài với các cột trụ hình tròn, những máy vòm cong và rất nhiều cửa sổ khuôn viên bảo tàng được
trồng nhiều hoa cỏ trang trí đẹp mắt, trong đó nổi bật nhất chính là bức tượng Nguyễn Tất Thành ra đi
tìm đường cứu nước do nhà điêu khắc phạm mười thực hiện. Hiện tại bảo tàng gồm 7 phòng trưng bày
theo các chủ đề trong đó có 4 phòng chủ đề về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, 3 phòng trưng bày đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tình cảm
của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và
hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.

Mỗi căn phòng sẽ đại diện cho mỗi giai đoạn cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh

NGHỈ

1. Mỗi căn phòng sẽ đại diện cho mỗi giai đoạn cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, căn phòng chủ đề thứ
nhất sẽ là thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách
mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa mác-lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt
Nam.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước từ ấu thơ Bác đã được giáo dục hình thành lòng yêu
thương đồng bào. Bác Hồ được tiếp xúc với những tư tưởng yêu nước từ khi con rất bé. Không chỉ thấu
hiểu nhiều chuyện đời chuyện thời cuộc, khi nghe các thầy và các sĩ phu yêu nước trao đổi bình luận với
biết bao trăn trở về trước, bác còn được cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc dắt theo trong những cuộc
giao du với sĩ phu yêu nước để bàn luận chuyện tình đất nước, những bế tắc của thời cuộc. Mưa dầm
thấm lâu Bác Dần có ý thức về thời cuộc và từ đó có thêm tinh thần để tham gia vào các hoạt động cách
mạng. Ngày 9 tháng 5 năm 1978 khi đang là học sinh của trường Quốc Học Huế bác tham gia biểu tình
chống thuế.

NGHỈ

Căn phòng còn trưng bày hình ảnh Nguyễn Tất Thành ra đi từ cảng Nhà Rồng để tìm đường cứu nước
vào năm 1911, sách Quốc Triều Hương khoa luật của Đông Tác đại học sĩ Cao Xuân Dục, Tác phẩm Bản án
chế độ thực dân pháp, mô hình căn nhà bác ở trong những năm tháng đầu hoạt động cách mạng tại
Pháp. Bức tượng Nguyễn Ái Quốc đọc báo Nhân đạo vào giữa tháng 7 năm 1920 Bác Hồ lúc này có tên là
Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất và những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lenin được đăng trên báo này, bác đã nhận ra con đường cứu nước khẳng định muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Trong căn phòng này bức tranh ký ức về thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sống lại trong mắt
chúng ta, căn phòng chứa đựng những hình ảnh mô hình hiện vật từ thời thơ ấu đến những năm đầu ra
đi tìm đường cứu nước của Bác

NGHỈ
2. Chúng ta cùng nhau đi đến Căn Phòng thứ hai: Đây là căn phòng ghi lại quá trình lịch sử của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc đấu tranh bảo vệ và vật dụng sáng tạo đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Đây cũng là quá trình mà chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nên chính Đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam giai đoạn năm 1920 đến năm 1930.

Đây là bước lịch sử quan trọng trong hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi tìm ra con
đường cứu nước ngày 20 tháng 12 năm 1920 người bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế 3 đánh dấu
bước chuyển biến của người từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản những
năm sau đó bác tiếp tục hành trình xây dựng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cứu nước chấm dứt
tình trạng khủng hoảng và đường lối giải phóng dân tộc cũng ở giai đoạn này bác đã sáng lập chính Đảng
của giai cấp công nhân đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1930.

NGHỈ

Phòng chủ đề thứ hai trưng bày những tranh ảnh hiện vật của Bác trong giai đoạn này trong đó có các tờ
báo cho người viết tiêu biểu như là báo thanh niên tác phẩm Đường cách mệnh năm 1927 và các châm
biếm họa do bác tự sáng tác bên cạnh đó còn có hình ảnh của các vị đại biểu tham gia sáng lập đảng
cộng sản Việt Nam năm 1930

NGHỈ

3. Còn Đây là căn phòng chủ đề thứ ba với tên gọi chủ tịch Hồ Chí Minh người tổ chức và lãnh đạo cách
mạng tháng tám thắng lợi và sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đấu tranh giữ vững chính
quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn năm 1930 đến năm 1954

Sau khi thành lập Đảng Cộng Sản tháng 2 năm 1930 nghĩa Ái Quốc theo sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng
sản sang sim và Malaysia tháng 10 năm 1930 tại Hương Cảng Hồng Kông ngày nay người tham dự hội
nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1934 đến năm 1938
Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô đồng thời theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam
trong bối cảnh Chủ nghĩa Phát xít đã công khai đàn áp mọi phong trào yêu nước của nhân dân ta ngày 28
tháng 1 năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam người chọn Cao
Bằng là nơi xây dựng Căn cứ địa cách mạng của cả nước.

NGHỈ

tháng 8 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định tổng khởi
nghĩa vũ trang trong cả nước ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Trịnh Trọng tuyên bố với toàn thể quốc
dân và thế giới nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập. Năm 1945 Sau khi thực dân Pháp quay trở
lại xâm lược nước ta một lần nữa Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên
đấu tranh để giữ gìn nền độc lập. Bằng tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất bằng ý chí quyết tâm
giữ vững màu cờ dân tộc dân dân ta đã làm nên lịch sử vang dội với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy
năm châu chấn động địa cầu năm 1954

NGHỈ

Trong gian phòng này hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật lịch sử mang dấu ấn hào hùng vẻ vang của
dân tộc ta, phía sau mình đây chính là bức tượng nhân dân ta vui mừng trước chiến thắng Điện Biên Phủ
ngày 7 tháng 5 năm 1954 và trong khoảng thời gian này chúng ta không thể không nhắc đến một cột
mốc lịch sử vô cùng quan trọng gắn liền với lịch sử nước nhà đó chính là bản tuyên ngôn độc lập năm
1945. Đây chính các bạn tuyên ngôn độc lập được Bác Hồ đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9
năm 1945 và phía dưới chính là chiếc micro được bác sử dụng để đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh
cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau nhiều năm hoạt động cách mạng dẫn dắt con đường tìm độc
lập cho dân tộc, vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời để lại niềm tiếc
thương vô hạn cho toàn dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Dẫu vậy hình ảnh vị lãnh tụ đáng kính vẫn còn
sống mãi trong lòng mọi người.

4. chủ đề 4

Đối với chủ đề này phòng chủ yếu trưng bày những ghi chép hình ảnh liên quan đến các buổi gặp mặt
hội nghị và những lần bác đến thăm các nước láng ghiềng các nước xã hội chủ nghĩa để thắt chặt mối
quan hệ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới. Bên cạnh đó là hình ảnh của những
buổi gặp mặt thân mặt của bác với nhân dân 2 miền nam bắc thân yêu . Ngoài ra phòng còn trưng bày 1
số kỉ vật của bác như: chiếc kính lão, chiếc mũ sắt, chiếc bút bút và máy đánh chữ đây đều là những vật
dụng mà bác đã sử dụng khi làm việc

NGHỈ

. Sau khi bác qua đời, dân miền Nam đã để tay và làm lễ truy điệu bác, sau đó tiến hành xây dựng các
đền thờ phủ thờ tại các các tỉnh thành. Phòng chuyên đề này sẽ trưng bày đến các bạn hình ảnh và mô
hình của các đền thờ phủ thờ đó.

NGHỈ

Nhân dân miền Nam đã không quảng ngại bỏ công sức để xây dựng những công trình tưởng niệm chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và như ta thấy đây là những dụng cụ mà đồng bào miền Nam đã sử dụng để xây
dựng những đền thờ phủ thờ chủ tịch Hồ Chí Minh và đây là sơ đồ Đền thờ của bác ở khu vực miền
Nam.

NGHỈ

Suốt cả cuộc đời Bác đã phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc Việt Nam, luôn
dành cho đồng bào tỉnh Bắc chí Nam tình cảm đáng quý nhất. Nhưng rồi đến phút cuối đời Bác vẫn đau
đáu nỗi lòng vì chưa có cơ hội vào thăm nhân dân miền nam. Dẫu vậy tình cảm thiêng liêng trân quý mà
bác dành cho miền Nam miền Nam dành cho bác vẫn mãi ấm áp như bếp than hồng.

NGHỈ

Trong căn phòng này những hiện vật hình ảnh đã thể hiện thật rõ nét tình cảm trân quý và nồng nàn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân miền Nam thân yêu cũng như của nhân dân miền Nam đối với
Bác. Trong căn phòng nổi bật nhất là hai bức tượng bức tượng “Nắm đất miền Nam” và bức tượng Bác
Hồ bắt tay chúc mừng chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân ngày 15 tháng 7 năm 1960.

NGHỈ
Bên cạnh đó căn phòng còn là nơi lưu giữ những bài hát viết về Bác những kỷ vật của bác và đặc biệt là
những bài thơ mà bé đã nắn nót từng chữ để tặng cho đồng bào miền Nam yêu quý. Bảo tàng Hồ Chí
Minh chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh còn có phòng chuyên đề Hồ Chí Minh cuộc hành trình của thời
Đại Việt Nam những Tuyên Ngôn Độc Lập Tham quan bảo tàng ta như được một lần đồng hành với bác
Hồ trong suốt hành trình của mình hiểu rõ hơn về trang sử hào hùng của dân tộc.

NGHỈ

Bác nhớ miền nam nổi nhớ nhà , miền nam mong bác nổi mong cha , phòng chuyên đề bác hồ với miền
nam, miền nam với bác gồm 208 hình ảnh tài liêu hiện vật nhưng nổi bật và ý nghĩa hơn cả là bức chân
dung của chủ tịch hồ chí minh được ghép từ 10 nghìn danh lam thắng cảnh trên khắp 63 tỉnh thành của
nước VN điều này thể hiện v đẹp và tình thương của Người trải dài ôm trọn non sông đất nước và non
sông đất nước tươi đẹp trường tồn và phồn vinh như ngày nay là nhờ công ơn thiêng liêng và lớn lao của
người

NGHỈ

1. Đối với mình đây không phải là một trải nghiệm đơn thuần và đó là một cuộc hành trình ngược về quá
khứ như xem một bộ phim tài liệu mình thì đã nhận được nỗi đau lý trí, niềm tin đã được truyền lửa bởi
lòng tự hào dân tộc lòng tự hào về người lãnh tụ vĩ đại của tổ quốc

NGHỈ

2. Dù đã từng được nghe, được học nhiều về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ, nhưng
em không khỏi bất ngờ và tự hào khi được dịp tham quan bảo tàng HCM, để được một lần nữa nhìn thấy
rõ nét những bước chân cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

NGHỈ

3. Không còn chỉ trong sách vở, giờ đây mình được tận mắt chứng kiến những hiện vật chứng tích hào
hùng của cả dân tộc Việt Nam, mình cảm thấy vô cùng biết ơn và tự hào với những gì mà Bác đã làm cho
nhân dân cho dân tộc. Là một sinh viên, bản thân mình cần cố gắng hơn nữa để góp phần xây dựng đất
nước ngày càng giàu mạnh.

NGHỈ

4. Buổi tham quan đã làm sống lại ký ức về quảng đời hoạt động cách mạng gian khó nhưng đầy vẻ vang
của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Là một
người con nước Việt mình vô cùng biết ơn và ghi nhớ những công lao to lớn của những chiến sĩ đã hy
sinh để độc lập tự do của dân tộc. Mình sẽ cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng
vững mạnh.

NGHỈ

5. Chuyến tham quan bảo tàng HCM lần này đã mang đến cho chúng mình nhiều trải nghiệm và ý thức
hơn về lịch sử nước nhà. Dù thời gian đã rất lâu rồi nhưng con dân Việt Nam vẫn một lòng nòng nàn yêu
nước, luôn hướng về Chủ tịch HCM vĩ đại. Và mình cũng hy vọng rằng các trường ĐH và Cao Đẳng sẽ tạo
ĐK cho các bạn sinh viên được đến đay tham quan và tìm hiểu nhiều hơn, để các bạn thấu hiểu hơn
những mất mát hy sinh của Bác và các vị anh hùng dân tộc, và từ đó đem lòng yêu thương quê hương
đất nước và nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương.

NGHỈ

6. Về lại bảo tàng Hồ Chí Minh cũng giống như là về lại nơi lưu dấu bước chân người, tại nơi đây những
hình ảnh tư liệu và hiện vật vẫn như còn vẹn nguyên, những màu sắc và hơi thở của lịch sử đối với mình.
Hành trình theo môn học tư tưởng Hồ Chí Minh về lại thăm bảo tàng Hồ Chí Minh lịch sử đã để lại cho
mình những dấu ấn khó phai và mình được như sống lại những khoảnh khắc hào hùng bi tráng của lịch
sử dân tộc và tất cả đối với mình như là nuôi nấng thêm một tình yêu nước nồng nàn một, sự biết ơn sự
chân kính đối với công lao trời biển của Bác Hồ cũng như là những vị anh hùng dân tộc đã có công với tổ
quốc Việt Nam những người đã quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

NGHỈ

SỐNG CHIẾN ĐẤU LAO ĐỘNG VÀ HỌC TẬP THEO GƯƠNG BÁC HỒ VĨ ĐẠI

You might also like