You are on page 1of 5

Họ và tên : Nguyễn Thúy Hằng MSSV: 31211025912

Mã lớp học phần: 22C1HCM51000418 Nhóm: 2


Hệ đào tạo: Đại học chính quy Khóa: 47

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


Đề tài: Hãy nêu và phân tích một vật dụng hoặc một sự kiện lịch sử liên quan đến
cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch mà bạn cảm thấy tâm đắc và rút bài
học cho bản thân.
Bài làm
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một
người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã
đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý
trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi
là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo.
Bác quả là một con người vĩ đại, không chỉ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc mà còn vĩ đại ngay cả trong cuộc sống thường nhật. Có một nhà văn đã viết: “Một
con người vĩ đại, nhiều khi vĩ đại ngay cả trong những công việc bình thường nhất”.
Những thứ tưởng chừng như tầm thường lại được Bác nâng niu, gìn giữ một cách cẩn
thận. Một vật gần như gắn với Bác mỗi lần xuất hiện, khiến mọi người khi nhìn thấy
nó đều nhớ đến người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
“Đôi dép cao su - Đôi dép Bác Hồ” câu nói quen thuộc đã đi vào lòng mỗi người dân
Việt Nam mỗi khi nhớ tới Bác. Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam tất cả tình thương
bao la của một người Cha, Bác đã hy sinh cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Một trong những kỷ vật vô giá Người để lại trước lúc đi xa là Đôi dép cao su giản dị.
Ít ai có thể hiểu được nó đã gắn bó như thế nào trong suốt cuộc đời Cách mạng của
Bác. Từ lâu đôi dép cao su đã trở thành biểu tượng của ý chí, sự kiên gan của những
chiến sĩ trong hai cuộc chiến gian khổ giành độc lập cho dân tộc.
Đôi dép Hồ Chí Minh hay Đôi dép cụ Hồ nguyên là một đôi dép lốp cũ được kể là do
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong hơn 20 năm, từ năm 1947 đến khi ông qua đời.
Nó được chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của quân đội Pháp do quân đội Việt
Nam thu được sau trận phục kích tại Việt Bắc, và được gửi tặng cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh như một vật lưu niệm về chiến thắng. Đôi dép lốp này từng theo chân ông đi đến
các quốc gia khác như Ấn Độ, và hiện nay được đặt trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
như một di vật của ông và đang được đệ trình công nhận là bảo vật quốc gia của Việt

1
Nam. Tại Việt Nam và ở một số quốc gia thân hữu, đôi dép này được xem như là một
trong những biểu tượng về "cuộc đời cách mạng" của Hồ Chí Minh, được đề cập trong
nhiều bài báo cũng như một số bài hát, bài thơ.
Đôi dép ấy đã cùng Bác vào sinh ra tử, đôi dép ấy cùng bác tới thăm đồng bào dân
tộc, những bác nông dân, những em thiếu nhi, và cả những chiến sỹ ngoài biển đảo xa
xôi. Người dân cả nước đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ Hồ xách dép đi lúc băng
suối, khi đường trơn hay hình ảnh Người xắn quần, nách kẹp đôi dép, thoăn thoắt
bước đi trên những cánh đồng đang vào vụ cấy và mùa gặt. Dường như hình ảnh một
cụ già rau tóc bạc phơ, chân đi đôi dép cao su đã trở thành một hình tượng thân
thương mà mỗi khi nhắc về người ta lại thấy tự hào đến lạ.
Nó đã theo chân Bác trên mỗi chặng đường. Dù tiếp khách trong nước hay khách quốc
tế, đến với bộ đội, công nhân, nông dân hay trí thức, Bác vẫn thường đi đôi dép ấy. Có
lần Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng về đôi dép: “Đây là đôi hài vạn dặm trong
truyện cổ tích ngày xưa. Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được”. Gặp suối hoặc
trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông
dân, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép. Mùa đông, Bác
đi thêm đôi tất cho ấm chân. Đã không ít lần, các đồng chí phục vụ xin Bác đổi dép,
thậm chí giấu dép Bác đi nhưng đều không thành, vì theo Bác: “Mua đôi dép khác
chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên. Ta phải tiết kiệm vì đất
nước ta còn nghèo...”.

2
Kỷ niệm gắn bó của Bác với đôi dép còn thể hiện ở những ngày tới thăm các nước
bạn. Vào những lần ra nước ngoài, vẫn với cốt cách giản dị quen thuộc - Người đem
theo đôi dép cao su mộc mạc.

Đi tới bất kỳ đâu, Bác cũng được tiếp đón với nghi thức trân trọng, kính nể và nồng
nhiệt nhất. Đặc biệt, một lần đến thăm thủ đô Niu Đêli - Ấn Độ, câu chuyện về đôi
dép cao su của Bác càng có thêm nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Khi Bác tiếp các quan
chức cấp cao trong Chính phủ Ấn Độ, họ đều chú ý nhìn vào đôi dép dưới chân
Người, họ luôn liếc nhìn với vẻ lạ lùng và rất đỗi trân trọng. Báo chí đặc biệt bài nào
cũng nói về đôi dép cao su của Bác như một chuyện lạ, một huyền thoại về một con
người tuyệt vời của thế kỷ hai mươi.
Hay trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Indonesia năm 2017,
bà Megawati Sukarnoputri, con gái của cố Tổng thống Sukarno đã xúc động nhắc lại
kỷ niệm trong chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Indonesia năm 1959. Khi
đó bà Megawati mới 13 tuổi, được theo cha đi gặp Bác Hồ. Thấy Bác Hồ đi đôi dép
cao su giản dị, bà lạ quá, liền thắc mắc với cha: "Tại sao Bác Hồ không đi giày?".
Tổng thống Sukarno nhắc lại câu hỏi của con gái, và Bác Hồ đã trả lời: "Khi nào đất
nước thống nhất thì tôi sẽ đi giày…".
Câu trả lời đã cho thấy tấm lòng bao la của vị lãnh tụ mà cả một đời vì nước, vì dân.
Suốt đời mình, Bác luôn lo nghĩ việc chung, không dành bất cứ thứ gì cho bản thân,
không ham muốn vật chất, không ham muốn danh vọng, không có gia đình riêng để
chăm lo hạnh phúc cá nhân. Đến khi về với thế giới người hiền, trên ngực áo Người

3
cũng không một tấm huân chương. Là một con người bằng xương, bằng thịt như mỗi
chúng ta, cũng có những nhu cầu cá nhân, nhưng vượt trên tất cả, Bác hy sinh việc
riêng và chỉ có một ham muốn tột bậc đó là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Như thế là hạnh phúc cá nhân của Bác đã hòa với hạnh phúc của toàn dân, của cả dân
tộc.
Có thể nói, đôi dép cao su có một chiều dài lịch sử - qua bao năm tháng - đã gắn bó
cùng Bác từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ cho tới lúc
Người đi xa. Đôi dép cao su của Bác tưởng chừng như rất đỗi bình dị song nó lại là
một kỷ vật vô giá Bác đã để lại - chỉ dân tộc Việt Nam ta mới vinh dự được có. Chính
vì vậy, đôi dép cao ấy không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Bác mà còn có
ý nghĩa đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam, đôi dép ấy luôn nhắc nhở chúng ta phải
luôn biết nâng niu, trân trọng những giá trị dù là nhỏ nhất, đơn giản nhất của cuộc
sống. Hình ảnh Người bước đi ung dung, thư thái với đôi dép cao su giản dị mà vẫn
toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường, lúc nào cũng khiến chúng ta ngưỡng mộ
Qua những câu chuyện trên, chúng ta học được nơi Bác Hồ lối sống giản dị, tiết kiệm.
Dù ở địa vị càng cao nhưng Người càng giản dị, trong sạch, cả một đời không xa xỉ,
hoang phí. Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để con cháu chúng ta noi
theo. Những giá trị ấy cứ hiện hữu, thấm sâu và lan tỏa để chúng ta tiếp tục phấn đấu,
nỗ lực “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
“Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn,
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn.
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi,
Vững như muôn ngọn, dải Trường Sơn.”
Chuyện về Bác Hồ, mỗi chúng ta đã có những lần được học, được nghe ngay từ khi
còn bé. Nhưng để học được Bác Hồ, làm theo tấm gương của Bác thì cần nghiêm túc
nhìn nhận lại mình. Chúng ta không thể thấm được tư tưởng của Bác, không thể thực
sự học tập và làm theo đạo đức trong sáng và phong cách giản dị của Người nếu như
trong ta còn đầy ắp những vị kỷ, những mưu tính cá nhân.
"Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn" (Tố Hữu). Học và làm theo Bác Hồ không chỉ có
cán bộ mà còn là mỗi người dân, tất cả chúng ta. Nghe chuyện Bác Hồ, chúng ta cần
phải chuyển hóa những giọt nước mắt xúc động thành những hành động trong công
việc và đời sống. Cái gì chưa hay, chưa đúng, mỗi chúng ta cần tự nhìn ra và quyết
tâm tự chấn chỉnh. Để học và làm theo giống hệt Bác Hồ là rất khó và có thể là không

4
thực tế, mà mỗi chúng ta chỉ cần tâm niệm một câu dạy của Bác: “Việc gì lợi cho dân,
ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Phải đặt lợi ích của
mình trong tổng hòa lợi ích của tập thể, thậm chí phải biết hy sinh lợi ích của mình vì
tập thể. Làm được như thế là rất đáng quý trọng!

You might also like