You are on page 1of 3

CÂU 1

Chủ nhật vừa rồi là một ngày chủ nhật đặc biệt, bởi vì đó là lần đầu tiên em phải thức dậy
sớm để đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà rồng.
Bước vào cổng, em phải trầm trồ với kiến trúc cổ kính, hòa trộn giữa Á và Âu của Bảo tàng.
Di tích lịch sử toạ lạc ở số 1 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, nằm ở vị trí ngã
ba sông Sài Gòn với không gian rộng rãi và thoáng mát.
Giữa sân Bảo tàng là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia
Phạm Mười thực hiện trông rất uy nghiêm, được khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ
niệm 92 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước. Xung quanh là bãi cỏ xanh rì, cùng với các
cây xanh rất đẹp. Chắc có lẽ vì thế, không chỉ dân ta mà còn có nhiều du khách nước ngoài
đến tham quan và ấn tượng.
Nhìn từ bên ngoài, Bảo tàng có 2 tầng, chúng em được đi tham quan ở tầng 1, cũng là nơi mà
có các phòng trưng bày ở đó. Bước vào sảnh để lên tầng 1 là tủ sách gồm cả sách, báo và tạp
chí,… tất cả đều là của Bác và về Bác. Có quyển mới, quyển cũ,… đều trông rất thu hút.
Sau khi di chuyển lên tầng 1, lớp chúng em được chị hướng dẫn viên giới thiệu về Bảo tàng
và hành trình cách mạng của Bác. Ngôi nhà được xây dựng vào 1862 - 1863 với lối kiến trúc
phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo motip "Lưỡng
long chầu nguyệt" (kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam). Với kiểu kiến trúc đó,
dân ta đã gọi nơi đây là Nhà Rồng và bến cảng là Bến Nhà Rồng. Năm 1955, thực dân Pháp
thất bại, Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền Việt Nam quản lý. Họ đã tu bổ lại
thành hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra.
Để ghi nhớ sự kiện vào ngày 5/6/1911 – Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước
thống nhất, Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm
1995, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đổi tên thành "Bảo tàng Hồ Chí
Minh".
Bảo tàng có 7 phòng trưng bày, trong đó có 4 phòng về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ
đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác ra
đi tìm đường cứu nước; tình cảm của Bác đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu
của nhân dân miền Nam đối với Bác và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ. Trong mỗi
phòng trưng bày đều có những mô hình và tư liệu lịch sử của Bác. Chúng em được giới thiệu
về lịch sử của những món đồ đó. Bảo tàng còn khắc lại bản di chúc của Bác trên một tấm đá
nhìn rất hay, và đó cũng là món đồ mà em yêu thích nhất trong Bảo tàng.
Sau khi tham quan, em đi ra ngoài ngắm cảnh. Do vị trí địa lý khá thuận lợi nên quang cảnh
từ trong bảo tàng nhìn ra rất đẹp, lại còn là buổi sáng nên ánh nắng chiếu lên sông Sài Gòn
lấp lánh, thơ mộng. Bên sông còn có một cột cờ, theo em tìm hiểu thì đó là cột cờ Thủ Ngữ,
hay có tên gọi là Cột tín hiệu.
Chuyến tham quan đã cho em trải nghiệm và học hỏi rất nhiều điều bổ ích, cũng như biết
thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại mang tên Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn
làm cho em thêm phần kính yêu và tự hào về Người - vị cha già kính mến của dân tộc.
CÂU 2
Sự kiện ngày 5/6/1911 đã để lại cho em những bài học sau:
Thứ nhất, bài học về tình yêu đối với quê hương, Tổ quốc, cũng như phải ý thức được quyền
độc lập dân tộc, lãnh thổ và phát triển đất nước mình
Thứ hai, bài học về sự nghị lực và ý chí kiên cương, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, nỗ
lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình
Thứ ba, bài học về lòng nhân ái, phải biết yêu thương con người
Thứ tư, bài học về sự dũng cảm, mạnh dạn thay đổi, tìm hướng đi đột phá và khác biệt
Thứ năm, bài học về tinh thần tự học và học tập suốt đời
Thứ sáu, bài học về giữ vững bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế, kết hợp những giá trị tiến
bộ của thế giới với những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc
CÂU 3
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đã để lại cho toàn thể dân tộc Việt Nam những bài học quý
giá. Trong số những bài học đó, bài học quan trọng nhất đối với sinh viên khối ngành Kinh tế
- Tài chính chúng em là bài học về tinh thần tự học và học tập suốt đời. Tinh thần tự học và
học tập suốt đời tức là học tập không ngừng nghỉ, tích cực tiếp thu và phát huy khả năng của
mình, đồng thời áp dụng nó vào thực tiễn. Học tập phải là một quá trình không giới hạn, bởi
thế giới vận hành cũng thay đổi không ngừng nên việc học hỏi cũng phải là liên tục để “đuổi
kịp” nhân loại. Đối với khối ngành Kinh tế như chúng em, nhất là trong giai đoạn hội nhập
hoá kinh tế ngay lúc này thì việc học tập từng ngày để tiếp thu và thích nghi với sự đổi mới
là một điều chắc chắn phải làm. Không chỉ thế, nếu không học tập và tự học thì chúng em sẽ
trở thành những người lạc hậu, cơ hội cạnh tranh cũng theo đó mà vụt mất. Muốn trở nên có
có ích cho gia đình, đất nước thì phải có tri thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng, trong
suốt cuộc đời người thì vấn đề cốt lõi nhất của việc học là nâng cao hiểu biết của bản thân,
sau đó là áp dụng vào công việc: “… phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc
xây dựng nước nhà…”. Tóm lại, có tri thức là có được sức mạnh nên bài học quan trọng nhất
đối với khối ngành Kinh tế là bài học về tinh thần tự học và học tập suốt đời.

You might also like