You are on page 1of 2

Họ và tên : Châu Thị Thúy Mai

Mã số SV : 31221023502

Lớp : Chiều thứ 6, N2.405

1) Mô tả vắn tắt Bảo tàng Hồ Chí Minh ( 5 điểm ). Chú ý viết khoảng 1 trang giấy A4.

Vào ngày 29/10/2023, tôi có dịp được đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng ( nằm tại
số 01 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4 TP.HCM ) cùng với lớp của tôi. Bảo tàng được xây dựng để
tưởng nhớ và tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo cuộc chiến đấu
giành độc lập cho Việt Nam. Có một sự kiện có ý nghĩa rất đặc biệt đó là vào ngày 5/6/1911, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ( lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba ) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp, để có điều
kiện đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua rất nhiều nước với nhiều châu lục khác
nhau. Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, Bến Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu
niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bến Nhà Rồng được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1863, bước vào
bên trong bảo tàng là ta có thể thấy được khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, không khí tươi mát do trồng
nhiều cây xanh tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên. Đầu tiên ta sẽ nhìn thấy được đài phun
nước hoa sen-biểu tượng vẻ đẹp thuần khiết của dân tộc Việt Nam, trên mái nhà được thiết kế hai bên
là hai con rồng nên nơi đây được đặt tên là Bến Nhà Rồng, bên trong tòa nhà trưng bày rất nhiều hiện
vật, tranh, hình ảnh, tư liệu, tượng điêu khắc…cung cấp rất đầy đủ thông tin, giúp người tham quan dễ
dàng nắm và hiểu rõ được những sự kiện, dấu mốc quan trọng về Bác. Trong chuyến tham quan đến nơi
đây, tôi đã được ngắm nhìn rất nhiều hiện vật, hình ảnh, được nghe kể về lịch sử, biết thêm nhiều kiến
thức bổ ích, được hiểu rõ hơn về sự nghiệp, cuộc đời và quá trình gian khổ đi tìm đường cứu nước của
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

2) Sự kiện ngày 5/6/1911 để lại cho em những bài học gì? ( 2 điểm ). Viết theo dạng liệt kê.
 Bài học về lòng yêu nước, thương dân, độc lập dân tộc và phát triển đất nước:

Bảo vệ và xây dựng đất nước không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà là trách nhiệm của toàn bộ
nhân dân. Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn nền độc lập, tự chủ của nước nhà, góp phần
xây dựng đất nước ngày càng phát triển, bền vững và tốt đẹp hơn.

 Bài học về tinh thần tự học, chủ động tìm tòi những cái mới, rèn luyện nghị lực, kiên cường vượt
qua những khó khăn:

Chúng ta cần phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, tích cực học tập và rèn luyện nghị lực, không ngại khó,
ngại khổ cực để biến những khó khăn, thách thức, mục tiêu thành cơ hội để mình thu phục,phát triển và
thành công. Hành trình tìm đường cứu nước của Bác chính là bài học quý báu về tinh thần tự học và sự
kiên cường, học theo tấm gương của Bác, chúng ta phải nên tích cực học tập, coi tự học là nhu cầu, thói
quen hằng ngày, không màng những khó khăn, nguy hiểm trước mắt, phải tiến lên và chinh phục.

 Bài học về tư duy độc lập, đổi mới sáng tạo, kiên định với mục tiêu đề ra:

Chúng ta phải luôn có tinh thần sáng tạo, chủ động đề xuất và nêu ra các sáng kiến, ý tưởng của bản
thân và phải mang lại hiệu quả, đặc biệt chúng ta phải kiên định với kế hoạch, ý tưởng của bản thân đề
ra. Phải ra sức học tập, học hỏi, trau dồi cho bản thân về tri thức, kiên định ý tưởng và không bao giờ tự
thỏa mãn với những gì mình đạt được.
 Bài học về tinh thần đoàn kết và sự gắn kết:

Khuyến khích sự đoàn kết giữa các tầng lớp và dân tộc, xây dựng một sự thống nhất mạnh mẽ để đạt
được mục tiêu chung. Tinh thần đoàn kết yêu cầu sự tin tưởng lẫn nhau, sự tôn trọng, lắng nghe và thấu
hiểu, hãy thấu hiểu quan điểm, cảm xúc và nhu cầu của người khác, hãy chia sẽ và đóng góp vào mục
tiêu chung.

 Những bài học từ sự kiện ngày 5/6/1911 là những bài học quý báu mà Bác để lại, đã trở thành
một phần quan trọng của lịch sử Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và
truyền đạt cảm hứng cho các thế hệ sau.

3) Trong những bài học đó, bài học nào quan trọng nhất đối với sinh viên khối ngành kinh tế? (1
điểm). Lý giải vì sao (2 điểm)

Theo quan điểm của em, trong những bài học mà Bác để lại cho chúng ta qua sự kiện ngày 5/6/1911, bài
học về “tư duy độc lập, đổi mới sáng tạo, kiên định” là quan trọng nhất đối với sinh viên khối ngành kinh
tế. Lý do là:

 Ngành kinh tế yêu cầu khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định có tính toán và logic,
tư duy độc lập giúp sinh viên xây dựng khả năng nắm bắt thông tin, hiểu rõ vấn đề, tự tin đưa ra
những quan điểm và giải pháp đúng đắn.
 Ngành kinh tế luôn thay đổi, có nhiều biến động và phát triển nhanh chóng. Sáng tạo là yếu tố
quan trọng, sinh viên phải biết ứng dụng những kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt và hiệu
quả, không nên bị ràng buộc, rập khuôn mà phải luôn tìm kiếm những ý tưởng, những giải pháp,
những sản phẩm mới.
 Trong lĩnh vực kinh tế, đôi khi cần phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, đáp ứng nhu
cầu thị trường lao động khó tính. Tính kiên định giúp sinh viên vượt qua những khó khăn và
thách thức này.
 Tóm lại, bài học về “tư duy độc lập, đổi mới sáng tạo, kiên định” là quan trọng đối với sinh viên
kinh tế, giúp cho sinh viên có thể thích nghi được với môi trường kinh tế nhiều biến đổi, đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động, tạo ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả.

You might also like