You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


 
TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ HỌC


VÀ Ý NGHĨA LIÊN HỆ ĐỐI VỚI BẢN THÂN SINH VIÊN

Giảng viên giảng dạy : ThS. Cao Đức Sáu


Họ và tên SV : Phạm Sơn Trà
Lớp học phần : 000015005
Mã số sinh viên : 20510800521

TP.HCM Ngày 14 tháng 07 năm 2023


MỤC LỤC

Phần mở đầu........................................................................................................................ 2
Lý do chọn đề tài..................................................................................................................2
Nội dung................................................................................................................................3
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về tự học........................................................................ 3
2. Quan niệm về mục đích, động cơ tự học.......................................................................6
3. Về môi trường, đối tượng tự học................................................................................... 7
3.1. Môi trường tự học.................................................................................................... 8
3.2. Đối tượng tự học...................................................................................................... 8
4. Về nội dung tự học...........................................................................................................8
5. Về nguyên tắc, phương pháp tự học..............................................................................9
5.1. Lao động để tạo môi trường tự học....................................................................... 10
5.2. Tự học phải có kế hoạch hợp lý, kiên trì, bền bỉ, sáng tạo....................................10
5.3. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn...................................................... 10
6. Vận dụng và liên hệ với bản thân sinh viên................................................................10
Kết luận...............................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................13

1
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc
Việt Nam. Người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nền giáo
dục toàn dân, toàn diện, khoa học và hiện đại. Người đặc biệt quan tâm đến công tác giáo
dục và đào tạo, luôn chú trọng đến nội dung và phương pháp học tập. Đặc biệt Người coi
tự học là phương thức quan trọng nhất để người học lĩnh hội tri thức. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng là một tấm gương sáng về tinh thần tự học và học tập suốt đời. Người vừa học
tập vừa hoạt động cách mạng, luôn không ngừng nâng cao vốn tri thức hiểu biết của bản
thân cũng như rèn luyện nhân cách.
Đối với xã hội ngày càng tiến bộ với tốc độ nhanh như hiện nay, tinh thần tự học là một
kỹ năng không thể thiếu. Nếu không tự học hỏi thì không thể nào theo kịp sự tiến bộ khoa
học hiện đại, dần sẽ bị đào thải khỏi nhu cầu của xã hội. Vì vậy em chọn đề tài này để
phân tích và từ đó vận dụng liên hệ với bản thân sinh viên trong chính bối cảnh hiện nay.

2
Nội dung
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về tự học
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, đồng thời là nhà lý luận về giáo dục, về
tự học. Trong quan niệm về tự học, Người định nghĩa “tự học” bằng một câu ngắn
gọn, súc tích nhưng đầy tính tư tưởng: Tự học là “tự động học tập”. Hồ Chí Minh giải
thích: “Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay sở, tự mình
biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú”. Tự học là tự mình
phải lên kế hoạch là quản lý việc học tập, tự mình lĩnh hội tri thức của bản thân. Tự
học cần phải có một ý chí kiên trì nhẫn nại, tự giác chủ động không phải đợi ai nhắc
hay giao nhiệm vụ mới làm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng cho rằng :”Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu”, thế nên việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng.
Vì vậy vai trò của giáo dục – đào tạo là rất lớn và rất quan trọng. Để đạt được điều đó
thì phải thực hiện giáo dục trên mọi lĩnh vực của đời sống, nhà trường gắn liền với gia
đình và xã hội, học phải đi đôi với hành, gắn với lao động sản xuất. Ngoài việc học
hành ở trường lớp, gia đình, xã hội thì mỗi công dân đều phải tự giáo dục, tự học và tự
rèn luyện bản thân mình thì mới trở thành một công dân tốt. Người khẳng định, trong
tất cả các phương pháp học tập, phái “lấy tự học làm cốt”. Như vậy, tự học được xem là
cốt. “Cốt” ở đây có thể được hiểu là cốt yếu, là chủ chốt, là nòng cốt, là cái cốt lõi. Như
vậy, tự học chính là yếu tố cốt lõi của hoạt động học, là nội lực quyết định chất lượng học
tập. Học mà thiếu tự học thì chỉ là một cơ thể thiếu xương cốt. Để thực hiện được vai trò
quan trọng như vậy, tự học phải xuất phát từ một mục đích cao cả, với những mục tiêu cụ
thể rõ ràng.
Tự học là quá trình người học tự ý thức, tự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức bằng hành
động của chính mình hướng tới mục đích nhất định. Nó còn là quá trình tự giác, tích
cực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng của bản thân người học. Cốt lõi quan trọng
của việc tự học là tự ý thức của bản thân người học, trong quá trình tự học, vấn đề quan
trọng nhất là tự kiểm tra và đánh giá kết quả tự học. Nếu không đánh giá, kiểm tra đúng
thì dẫn đến sai lệch, năng lực không đúng có thể khiến bản thân ảo tưởng hoặc tự ti,
không tin tưởng vào năng lực thực tế của bản thân. Đánh giá được chính xác năng lực
sẽ giúp người học thấy rõ những ưu và khuyết điểm của chính bản thân mình. Từ những
ưu và khuyết điểm đó ta lại tiếp tục bổ sung được những kiến thức và kỹ năng mình còn

3
thiếu hoặc chưa hoàn thiện. Thông qua việc tự kiểm tra đánh giá, năng lực tự học của
người học sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện như chính quá trình giải quyết mâu
thuẫn bên trong của bản thân người học. Việc tự đánh giá chỉ có thể trở thành động lực
thúc đẩy tự học phát triển khi mà người tự học, tự đánh giá có thái độ khách quan, trung
thực với kết quả mà mình đã đạt được.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học là một dòng chảy liên tục, phát triển không
ngừng, người học không được để cho nó gián đoạn, không được ngắt quãng cho dù
công việc cuộc sống bộn bề đến đâu. Chúng ta ai cũng biết, Người có trình độ học vấn
rộng lớn và uyên bác, cả thế giới ai biết đến cũng phải khâm phục và thừa nhận. Nhưng
trong lý lịch đại biểu tự khai tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản năm 1935, hoặc một số
hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Người thường khiêm tốn ghi phần trình độ học vấn của
mình là : tự học, hoặc trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp
tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Người đã tâm sự: “Về văn hoá tôi chỉ học hết
tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên,
20 tuổi mới nghe radio lần đầu.”. Người ghi các ngoại ngữ mà mình biết được là Anh,
Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Xiêm. Sau này khi hoạt động cách mạng với các đồng
bào dân tộc thiểu số, Người còn học thêm tiếng Tày Nùng. Tuy điều kiện hoàn cảnh
khó khăn nhưng Người vẫn luôn giữ tinh thần phấn đấu vươn lên, lúc nào có thời gian
cũng tự học rèn luyện bản thân. Trong quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước, đến
đâu Người cũng học, tìm đủ mọi cách để tự học. Trải qua nhiều nước khác nhau, Người
luôn cố gắng tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đã đi qua để không ngừng
nâng cao tri thức, vốn hiểu biết của bản thân. Người biết hơn mười ngoại ngữ, đó cũng
là kết quả của việc tự học không ngừng nghỉ. Hằng ngày, trước khi thức dậy, Người viết
những từ mới vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất, có khi viết lên cánh
tay để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì cũng đã thuộc. Lại cả khi đi
đường, Người cũng nhẩm bài học. Ban đêm, khi chưa ngủ, Người lấy tay viết mò những
chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi và thế là đã học thêm được vài từ mới. Người
có nguyên tắc của riêng mình là, học đến đâu thì luyện tập và thực hành đến đó, học
được chữ nào là tìm cách ghép câu để dùng ngay. Vì thế chỉ sau một thời gian ngắn,
vốn ngoại ngữ của Người đã tăng lên rất đáng kể, Người viết được báo và sách bằng
tiếng nước ngoài.

4
Trên chặng đường 30 năm Hồ Chí Minh bôn ba qua nhiều nước trên thế giới, Bác
đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn
dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện,
viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Mặc dù làm rất nhiều việc, cuộc sống rất
khó khăn thiếu thốn nhưng Bác luôn dành thời gian cho tự học nâng cao bản thân, sắp
xếp công việc và làm việc gì cũng giỏi. Trong thời gian chiến tranh, Người đã dành nhiều
thời gian để nghiên cứu lịch sử thế giới, tiếng Anh và tương lai các dân tộc thuộc địa.
Đứng trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh vẫn luôn miệt mài học tập, học
từ thực tiễn, học từ nhân dân. Bản thân Người cũng từng khẳng định toàn bộ những kiến
thức lịch sử, văn hoá, chính trị, triết học, quân sự, kinh tế… và những sáng tạo trong quá
trình hoặt động cách mạng là đều do tự học mà có được.
Sự tự học ở Hồ Chí Minh chính là tự rèn luyện tính kiên trì, sáng tạo. Ví dụ như
cách Người học viết báo, tuy Người có biết tiếng Pháp vì đã được học trong thời gian
theo học ở trường Quốc học Huế nhưng chưa có đủ vốn để viết báo, thế là Người bắt tay
vào việc học làm báo. Người thường lui tới toà báo Dân chúng, làm quen với chủ bút tờ
báo Đời sống thợ thuyền. Ban đầu công việc viết báo rất khó khăn, những tin tức về Việt
Nam Người không thiếu, mà thứ thiếu nhất chính là văn Pháp để diễn đạt. Thế là Người
đã viết hai bản, một bản gửi cho toà báo, một bản giữ lại (thời bấy giờ chưa có máy
photocopy) để đem so với bài báo đã in, và sửa lại những chỗ viết sai. Và kiên trì theo
cách đó, Hồ Chí Minh từng bước một bước vào làng báo, một cách rất tự nhiên và trở
thành cây bút xuất sắc được nhiều nhà báo chuyên nghiệp ca ngợi.
Ngoài học viết báo Người còn học cả văn học. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để đọc
các sách của những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng trên thế giới. Người tự học ở
rất nhiều lĩnh vực xã hội, từ ngôn ngữ đên văn học, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa
Mác-Lênin, tiếp thu chọn lọc các tinh hoa của nhân loại, đặc biệt là văn hoá phương
Đông và văn hoá phương Tây. Nếu không có vốn kiến thức phogn phú và sâu sắc tích
luỹ bằng con đường tự học thì làm sao Người để lại cho dân tộc và nhân loại những tác
phẩm bất hủ ấy. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng chính là cuộc đời tự học
bền bỉ.
Quá tỉnh tự học ở Hồ Chí Minh là kết hợp với thực tế cuộc sống và cách mạng, lấy
lao động làm cơ sở cho tự học. Ngày 17/08/1962, nói chuyện với giáo viên, học sinh
trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hoà Bình, Hồ Chí Minh kể lại: “Trước đây

5
lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập, nhưng lúc đó
lao động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải làm thể để tự kiếm sống, nhưng vẫn
dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được đến trường học
đâu.” Thời gian sống ở Pháp, Người làm nghề rửa chén và phóng đại ảnh, do cụ Phan
Chu Trinh dạy nghề cho. Thường thường Người chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để
kiếm tiền, còn nửa buổi chiều đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến là
thời gian Người đi dự những cuộc mít tinh. Trong hầu hết những buổi mít tinh này,
Người đều phát biểu ý kiến và rất khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa.
Người làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ chính trị và văn
học. Trong quá trình đó, Hồ Chí Minh không lúc nào quên học hỏi để làm giàu tri thức lý
luận và trải nghiệm thực tiễn của mình.
“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công
tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày
đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để
tiến bộ kịp nhân dân.”

2. Quan niệm về mục đích, động cơ tự học


Để tự học thành công, theo Hồ Chí Minh thì việc xác định mục đích, động cơ tự học
đúng đắn có tầm quan trọng hàng đầu. Mục đích chung của việc học tập được Hồ Chí
Minh đề cập tương đối toàn diện trong lời ghi ở trang đầu cuốn Sổ vàng tại Trường
Nguyễn Ái Quốc trung ương (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) vào
tháng 9 năm 1949:
“Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể,
giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại.” (Hồ Chí Minh, 2011C, tr.208).

Khi bàn về tự học, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định tự học có mục đích riêng
nhằm thực hiện mục tiêu chung của việc học tập. Trước hết, Người khẳng định mục đích
của tự học là nhằm nâng cao sự hiểu biết của bản thân mình để phát triển và hoàn thiện

6
nhân cách. Theo Hồ Chí Minh, tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận, vì vậy việc học
hỏi là vô cùng.
Theo Người, để đạt được trình độ uyên thâm ở một lĩnh vực nào đó thì việc tự học
là rất quan trọng. Nhờ vào tự học mà vốn hiểu biết ngày cao nâng cao. Nội dung của tự
học phong phú và đa dạng, do vậy tự học làm cho kiến thức của người học không những
được nâng cao mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Người cho rằng “học
tập để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm” (Hồ Chí Minh, 2011D, tr.143) hay
“phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi” (Hồ Chí Minh, 2011F, tr.602).
Trong bốn yếu tố tạo nên nhân cách con người: yếu tố bẩm sinh di truyền, yếu tố môi
trường, yếu tố giáo dục, yếu tố tự hoạt động của cá nhân thì yếu tố tự hoạt động của cá
nhân có vai trò quyết định trực tiếp tới việc hình thành và hoàn thiện nhân cách. Chính vì
vậy, tự học có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của con
người. Vì vậy, ngoài việc lĩnh hội kiến thức trên lớp, người học cần tăng cường tự hoàn
thiện theo mục tiêu, mô hình nhân cách đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới.
Thứ hai, tự học để phục sự nghiệp cách mạng. Thực tế Hồ Chí Minh không có
nhiều thời gian học chính quy về chính trị nhưng bản thân Người là một nhà chính trị kiệt
xuất; chưa từng học ở trường dạy viết báo nhưng Người là một nhà báo thiên tài. Để đạt
được những trình độ như vậy, Hồ Chí Minh đều nhờ vào quá trình tự học, thông qua quá
trình rèn luyện kỹ năng, năng lực của cá nhân ngày càng hoàn thiện. Sau này, Người
nhiều lần khẳng định tự học góp phần rất lớn trong việc trau dồi năng lực của cá nhân, từ
đó hướng tới mục đích cao nhất của việc tự học là phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ
công cuộc giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước. “Mục đích học là để làm kinh tế,
chính trị, văn hóa đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau. Học để làm gì nữa? Để
xây dựng chủ nghĩa xã hội” .
“Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh
phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội,
xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó” (Hồ Chí Minh, 2011A, tr.272). Làm
cách mạng giải phóng dân tộc chính là mục đích của tự học trong tư tưởng Hồ Chí
Minh; sự nghiệp cách mạng của dân tộc chính là trường học lớn của Người để Người
hoàn thiện, trau dồi kỹ năng phục vụ cách mạng.

3. Về môi trường, đối tượng tự học

7
3.1. Môi trường tự học
Theo Hồ Chí Minh tinh thần tự học phải được tự giác phát huy ở mọi hoàn cảnh,
mọi phương tiện, mọi hình thức. Phải tận dụng hết những nguồn lực mà mình có được, tự
tạo điều kiện cho cơ hội tự học. Người thường đặt câu hỏi: Học ở đâu? và khẳng định:
“Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân...” (Hồ Chí Minh, 2011C,
tr.361) hay “Học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng” ( Hồ Chí
Minh, 2011C, tr.163). Đó chính là môi trường toàn diện cho việc tự học.
Người đã sử dụng triệt để thư viện để làm giàu vốn kiến thức của mình, để trang bị
cho mình một trình độ lý luận sắc bén nhằm giải đáp những vấn đề mà thực tiễn cách
mạng đặt ra.
Ngoài thư viện, Người còn tận dụng những câu lạc bộ, các sách báo, những bài nói
chuyện, những buổi hội thảo,…Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tự tạo ra các hình thức học tập
sáng tạo mới, sinh động và bổ ích như: tranh thủ sự giúp đỡ, sự hướng dẫn chỉ bảo của
người khác. Học tập thông qua quá trình giao tiếp của người khác, học tập trong công tác
vận động quần chúng mà Người gọi là “học trong nhân dân”. Người còn chỉ rõ “Không
học nhân dân là một thiếu sót lớn”. Và để có một kỹ năng tự học hiệu quả, Chủ tịch Hồ
Chí Minh phải chủ động tận dụng mọi điều kiện mình sẵn có, mọi hoàn cảnh, mọi
phương tiện để tiến hành tự học. Phải tìm ra cách học tập mới sinh động và hứng thứ.
Quan điểm này hoàn toàn trùng hợp với triết lý giáo dục toàn diện của xã hội hiện đại -
điều mà Hồ Chí Minh đã nói và làm suốt từ đầu thế kỷ XX.
3.2. Đối tượng tự học
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải luôn xác định tự học là yêu cầu đối với tất cả
mọi người, không phân biệt già hay trẻ, trai hay gái, bất kỳ nghề nghiệp nào. Trong xã
hội ngày phát triển không ngừng, tốc độ tiến bộ càng ngày càng nhanh, nếu không biết
trau dồi thêm vốn kiến thức hay kỹ năng của mình thì sẽ sớm bị thụt lùi, lạc hậu với xã
hội, sớm muộn gì cũng bị đào thải. Hồ Chí Minh nhấn mạnh : “Học không bao giờ cùng.
Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm.” (Hồ Chí Minh,
2011C, tr.61).

4. Về nội dung tự học


Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn
hóa, chính trị, kỹ thuật. Người nhấn mạnh: “Giáo dục, học tập lý luận Mác - Lênin theo

8
Hồ Chí Minh không phải giáo điều theo từng câu chữ mà là “học tập cái tinh thần xử trí
mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến
của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước
ta” (Hồ Chí Minh, 2011F, tr.611).
Học tập là quá trình mfi dũa tri thức lẫn nhân cách. Đạo đức của người làm cách
mạng là một yếu tố đặc biệt được quan tâm. Đạo đức cách mạng thể hiện qua hành động,
không thể tách rời giữa đức với tài. Đây là hai yếu tố luôn luôn song hành của người làm
cách mạng, “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”. (Hồ Chí Minh, 2011F, tr.612).
Đúc kết lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng điển hình về tinh thần tự
học. Người đã tự học trên tất cả lĩnh vực từ ngoại ngữ, viết báo, viết thơ, lý luận chính trị,
quân sự, triết học, quan hệ quần chúng nhân dân… Và nhờ vào các nguyên tắc của mình
mà Người đã đạt đến trình độ thông thạo, uyên thâm của một Nhà văn hóa kiệt xuất.

5. Về nguyên tắc, phương pháp tự học


5.1. Lao động để tạo điều kiện cho việc tự học
Theo Hồ Chí Minh, muốn tự học hiệu quả cần phải có phương pháp tự học hợp lý,
phải biết lao động sản xuất để tạo điều kiện cho việc tự học. Không phải ai cũng có điều
kiện tự học thuận lợi, nhất là đối với người hoạt động cách mạng. Sự nghiệp cách mạng đòi
hỏi nhiều hy sinh, thử thách to lớn, cũng đòi hỏi người cách mạng phải có kiến thức, có trí
tuệ, có phương pháp đúng đắn.
Bản thân Hồ Chí Minh luôn coi lao động là điều kiện cho việc tự học. Hành trình
tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy Người đã đi rất nhiều nơi, làm
rất nhiều việc, nhiều nghề, và ở đâu Người cũng vừa làm, vừa tự học.

5.2. Tự học phải có kế hoạch hợp lý, kiên trì, bền bỉ, sáng tạo
Tự học chính là rèn luyện ý chí kiên trì, bền bỉ của một người. Để tự học thành
công thì chủ thể phải có mục tiêu, kế hoạch hợp lí với mục tiêu mình đề ra. Đồng thời
kiên trì thực hiện theo kế hoạch đó đến cùng, phải xuyên suốt không ngần ngại khó khăn
thì mới gặt hái được thành quả tốt đẹp.

9
Sự thành công của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, đề ra các chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng đúng đắn ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến, là kết quả của cả một quá trình tự học bền bỉ, gian khổ
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường.

5.3. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn
Qua quá trình tự học của Hồ Chí Minh, có rất nhiều kiến thức và kỹ năng Người
học được từ các kinh nghiệm thực tế, thực tiễn. Nguyên tắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
học phải đi đôi với hành, phải biết áp dụng, sử dụng được thì chúng sẽ trở thành kiến
thức của mình. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn là một nguyên tắc cơ
bản trong hoạt động nhận thức và thực tiễn theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin,
cũng là phương châm sống và hoạt động của Hồ Chí Minh. Phương pháp Hồ Chí Minh là
đi vào thực tiễn, qua hoạt động thực tiễn đúc kết thành kinh nghiệm, từ đó nâng lên thành
lý luận.
Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương
sáng về tinh thần tự học, được thể hiện rõ qua ba khía cạnh: Tấm gương về ý chí tự học,
tấm gương về phương pháp tự học và tấm gương về tự học suốt đời.

5. Vận dụng và liên hệ với bản thân sinh viên


Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh,
phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phảisử dụng công cụ) cùng các phẩm chất
của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một
lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Tự học
là không ai bắt buộc mình mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Tự học là quá
trình học tập một cách tự giác, tự nguyện, tự vạch ra kế hoạch để học tập, tự lựa chọn nội
dung, phương pháp,sắp xếp thời gian hợp lí với đặc điểm, phương tiện thích hợp để lĩnh
hội tri thức, kĩ năng học tập, giá trị làm người.
Theo thực trạng hiện nay, về cơ bản thì sinh viên đã nhận thức rõ về vấn đề tự học,
hiểu rõ việc tự học là tự mình giải quyết các vấn đề trong học tập một cách thường xuyên
khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Tuy vậy, vẫn có không ít sinh viên
chưa thực sự hiểu việc tự học là các phải biết lập kế hoạch học tập cho bản thân và thực
hiện đầy đủ kế hoạch đó; hoặc có sinh viên còn chưa biết đề ra mục đích, nội dung và lựa

10
chọn phương pháp tự học phù hợp với bản thân... khiến việc học tập của các em chưa
thực sự đạt kết quả cao.
Xem xét về khía cạnh thái độ tự học của sinh viên, ngày nay có rất nhiều sinh viên
không tập được khả năng tập trung, dễ bị lôi cuốn bởi các yếu tố khác khi học như di
động, Facebook, mua sắm trực tuyến… Phần trăm sinh viên tự học vì sự say mê yêu thích,
nghiêm túc trau dồi bản thân rất hạn chế. Đa phần các sinh viên chỉ tự học khi có người
đôn đốc, hoặc bắt buộc phải học. Hiện nay tuy có rất nhiều các phương tiện để học tập,
môi trường học tập cũng được nâng cao rất tốt, luôn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển
bản thân nhưng tính thụ động cũng rất lớn. Rất nhiều sinh viên học mang tính đối phó với
các bài kiểm tra, rất ít đọc thêm sách và tài liệu ngoài. Thậm chí còn có rất nhiều sinh
viên năm cuối chưa từng lên thư viện, sử dụng các tài liệu tra cứu trên internet không
hiệu quả vì không biết chắt lọc thông tin.
Do đã quen với môi trường học tập trường lớp truyền thống, phần nhiều sinh viên
đều sử dụng kỹ năng chú ý nghe giảng, ghi chép bài, học theo ý trọng tâm mà giảng viên
đã đưa ra, học theo ý hiểu của bản thân. Các kỹ năng như lập kế hoạch tự học, thảo luận
nhóm, ghi chép tóm tắt lại các tài liệu đã đọc ít được sử dụng. Học với sự chỉ dẫn sát sao,
chi tiết, cụ thể của giáo viên, tính độc lập chưa được bộc lộ. Khả năng phản biện lại vấn
đề, tự đặt câu hỏi vì sao, không đào sâu tìm tòi những vấn đề được đặt ra.
Ngày nay quá trình tự học của sinh viên thường diễn ra ở nhà, sau đó đến kí túc xá,
nhà trọ, nhà bạn học cùng, quán cà phê, có số ít sinh viên đến thư viện tự học. Về các
phương tiện để học tập, ngày nay ngoài các tài liệu chính thống sách vở còn có nguồn
Internet, sách nói, TV, từ bạn bè và những người xung quanh. Nguồn tư liệu học tập ngày
nay rất đa dạng, còn có cả những ứng dụng tiện ích giúp đỡ quá trình tự học, tự kiểm tra
đánh giá năng lực của bản thân.
Tự học đòi hỏi chủ thể phải biết sắp xếp thời gian, luôn có ý chí cầu tiến không
ngừng học hỏi. Sự tự kỷ luật chính là chìa khóa để dẫn đến thành công. Ngoài học tập
theo các phương pháp truyền thống, bản thân chủ thể tự học cũng phải biết sáng tạo, biến
việc tự học trở nên nhẹ nhàng thoải mái hơn, kết hợp giữa học tập và giải trí. Nên kết hợp
ghi chép tư duy có chọn lọc, dùng sơ đồ hay những hình học của riêng bản thân để ghi
nhớ, biến việc hiểu thành ngôn ngữ của riêng mình.
Quan trọng là phải tìm được phương pháp học tập phù hợp nhất với mình, hiểu
được điểm mạnh điểm yếu của mình mà lựa chọn phương pháp học tập đúng đắn. Tự tìm

11
tòi, tìm niềm cảm hứng cho những môn học mà mình không hứng thú. Sự hứng thú đối
với việc học tập rất quan trọng, nhất là đối với những môn học lí luận khô khan, sự quan
tâm của sinh viên và xác định tầm quan trọng của môn học chưa thực sự chính xác.
Đối với bản thân em, việc tự bồi đắp tri thức là một việc hết sức cần thiết và diễn
ra hằng ngày. Đối với những chuyên ngành đòi hỏi phải bắt kịp những xu hướng mới,
liên tục cập nhật tin tức cũng như kiến thức mới hằng ngày. Không những thế trong thời
đại hiện nay, các ứng dụng, phần mềm phục vụ cho công việc và học tập chuyên ngành
cũng không ngừng cải tiến. Đòi hỏi người sử dụng phải tự học để quản lý, sử dụng cho
tốt, khai thác tối đa nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Với sự xuất hiện của trí
tuệ nhân tạo như hiện nay, các thuật toán đã tối ưu các bước công việc lên ý tưởng của
kiến trúc sư, nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm mà máy tính chưa giải quyết được. Vì vậy
luôn phải tự học tập nâng cao trình độ bản thân để không bị tụt hậu, đào thải. Hiện tại bản
thân em đã trang bị được một môi trường học tập tốt, có kỹ năng thảo luận nhóm, cùng
nhóm học hỏi đốc thúc lẫn nhau. Ưu điểm của làm việc nhóm là có thể bù được những kỹ
năng mình còn thiếu, đồng thời nếu chỉ dẫn cho người khác cũng như mình đã lĩnh hội
được kiến thức mới.

12
Kết luận
Tự học có vai trò quan trọng trong quá trình học đại học của sinh viên. Tự học
nhằm phát huy tính tự giác học và nghiên cứu, giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy
và sáng tạo. Khi tự học, sinh viên có thể chủ động được quỹ thời gian mà không bị ràng
buộc, có thể học bất cứ lúc nào; nắm kiến thức vững chắc và có thể hiểu sâu và nhớ kĩ
hơn các vấn đề, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong làm việc theo nhóm; thể hiện tính
sáng tạo trong tư duy và linh hoạt nhạy bén trong suy nghĩ. Điều quan trọng hơn là sinh
viên có thể đi sâu vào thực tế nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích tình hình và đưa ra quyết
định. Kỹ năng tự học sẽ đi đến suốt đời của sinh viên, sau khi rời khỏi ghế nhà trường và
khi đi làm ở bất kỳ môi trường nào cũng phải tự học để thích nghi.

Tài liệu tham khảo


Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI Về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Nhuần (Chủ biên) (2013), Bác Hồ với sự nghiệp
giáo dục đào tạo, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Hiến Lê (2007), Tự học là nhu cầu của thời đại, Nxb Giáo dục.
Đinh Thị Hoa, Đàm Thu Vân, Đào Thị Thu Phương, Thực trạng hoạt động tự học
của sinh viên trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình, Tạp chí Giáo dục, Số 443.
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/ho-chi-minh-voi-van-de-tu-hoc-5889/
https://ukh.edu.vn/chi-tiet-tin/id/1997/Mot-so-van-de-ly-luan-ve-tu-hoc-va-ky-
nang-tu-hoc-cua-sinh-vien-o-truong-dai-hoc

13

You might also like