You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Lê Thu Quỳnh


Lớp : POL 1001 18 (Thứ 5)
Khóa : QH2019
Mã số sinh viên: 19041000

Hà Nội – 2021
Chủ đề bài luận
Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì sao? Trong những
bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị
thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào học tập và cuộc sống của
bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?

Bài làm
1.1. Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Theo quan điểm của em, lý do một môn học thu hút được sự chú ý của nhiều
sinh viên không chỉ xuất phát từ chính bản thân nội dung của môn học mà bên
cạnh đó cách truyền đạt của người dạy cũng góp một phần không hề nhỏ trong
việc giúp học sinh có hứng thú với môn học đó. Và điều này hoàn toàn đúng khi
nhắc về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh em được học trong kỳ học này do cô
giáo Nguyễn Ngọc Diệp giảng dạy. Ngay từ những buổi học đầu tiên, em thực
sự ấn tượng về cách cô truyền đạt kiến thức cũng như lồng ghép các kiến thức
vào thực tế cuộc sống để giúp chúng em có cái nhìn chân thực hơn, dễ hiểu hơn
và nhớ bài dễ dàng hơn.

Trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, em đã nghe không biết
bao nhiêu bài hát, câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện, những văn bản nói về
Bác Hồ, về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng mọi thứ chỉ
dừng lại ở bề nổi, ở bên ngoài cho đến khi em được học môn học Tư tưởng Hồ
Chí Minh, em được đào sâu, hiểu biết sâu sắc và toàn diện thêm về con người,
cuộc đời và sự nghiệp của Bác; về con đường Bác đã ra đi, đánh đổi cả cuộc đời
mình để mang lại tự do, hạnh phúc cho cả dân tộc.

2
Môn học đã giúp em nhận ra và củng cố thêm những kĩ năng cần thiết trong
thời đại 4.0 hiện nay. Thứ nhất là năng lực tư duy lý luận. Là một người thuộc
thế hệ Gen Z, em nhận thấy việc mình giỏi một công việc là chưa đủ. Trong xã
hội hiện nay, khả năng đa nhiệm là rất cần thiết, chính vì vậy ngoài những kiến
thức chuyên môn, sinh viên còn cần trang bị cho bản thân những tri thức khoa
học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam là vô
cùng cần thiết. Bởi việc học sẽ giúp cho chúng em củng cố cho bản thân lập
trường, quan điểm cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai
trái; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống. Thứ hai là giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm
tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu
nước. Sinh viên sẽ có cơ hội để thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa
cá nhân, chống”giặc nội xâm” để lập thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội,
yêu và làm những điều thiện, ghét và tránh cái xấu; nâng cao lòng tự hào về đất
nước VIệt Nam, về chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, về Hồ Chí Minh, về Đảng
Cộng sản Việt Nam và nguyện “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương
Bác Hồ vĩ đại”. Và cuối cùng là xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong
cách công tác. Biết ứng biến tùy theo từng hoàn cảnh, trường hợp để áp dụng
những phương pháp, kiến thức và kĩ năng đã học một cách linh hoạt. Giống như
một chân lý về phương châm cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”1.

1
câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc trao đổi với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi
Người sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau (tháng 5/1946).

3
Tóm lại, tính đến thời điểm hiện tại, em thấy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
rất thú vị và bổ ích. Nhờ có cô giảng dạy, em thấy môn học không còn nhàm
chán và khô khan.

1.2. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì
sao?
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng em cảm thấy ấn tượng nhất là tư
tưởng về độc lập dân tộc.
Bởi vì nền độc lập, hòa bình chúng ta có được như ngày hôm nay không phải
tự nhiên mà có. Chúng em đã được học tập, được nghe kể về những khó khăn,
những sự hy sinh của cha ông về trước để giành lấy nền độc lập từ tay kẻ thù.
Chúng em được nghe kể về những trận chiến đổ lửa, nơi máu và mồ hôi trộn
làm một. Bao nhiêu con người đã anh dũng hi sinh, nằm lại nơi chiến trường
đạn lạc. Chỉ nghe kể thôi, em đã thấy xót xa và đau sót vô cùng huống chi
những gia đình có con em tham gia chiến trận ra đi nhưng không hẹn ngày về.

Tất cả điều trên đã cho thấy một khát khao to lớn của dân tộc ta là, luôn mong
muốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là
một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện
thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng, cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào
tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập. Và em nghĩ chỉ có Bác – một người
hết lòng vì dân vì nước, mới có thể có những suy nghĩ xuất phát từ người nhân
dân như vậy. Đó là độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh
phúc của nhân dân. Nước độc lập mà dân không được ấm no thì nền độc lập ấy
coi như không là gì bỡi lẽ nó cũng không khác gì do với lúc nhân dân bị đô hộ.
Có thể nói rằng suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Hồ Chí Minh, Người
luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân như Người đã

4
từng bộc bạch: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[2]. Bên cạnh đó, nền độc lập dân tộc
phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để; không để bị kiểm soát hay chi
phối bởi bất cứ thứ gì. Độc lập dân tộc còn gắn liền với thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ từ Bắc vô Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, từ đất liền cho đến khơi xa.
Tất cả người dân trên mọi miền của Tổ quốc cần phải được sum họp một nhà.

1.3. Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng
Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học
đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì
Cá nhân em thích bài học về tinh thần học và tự học nhất. Có một câu nói của
Bác mà em rất thích, đó là: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời
phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết
đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ,
cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”[3]. Đúng
như vậy, trong thời đại công nghệ tiên tiến phát triển, khi thế giới xung quanh ta
luôn vận động và biến đổi không ngừng, nếu ta không tự kỷ luật bản thân, tự
tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức mới, chính chúng ta sẽ tự đào thải mình ra khỏi
xã hội.

Là một sinh viên ngoại ngữ, em thấy bài học về tinh thần học và tự học là vô
cùng cần thiết khi tiếng Anh đã gần như trở thành ngôn ngữ toàn cầu, việc tự

2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.187.
3
Ngày 21/7/1956, lời Bác dặn tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân
Việt Nam.

5
học thêm những ngoại ngữ mới sẽ mở cho không những sinh viên ngoại ngữ mà
còn là bất kể ai những cơ hội làm việc, học tập và giao lưu với bạn bè khắp năm
châu. Việc tự học đòi hỏi người học có một tinh thần trách nhiệm, một sự kỉ luật
bản thân cao. Chúng ta có thể học ở trên mạng, những khóa học online có chứng
chỉ, hoặc học từ những quyển sách, đây cũng là một cách học rất thú vị và hiệu
quả. Khi hoàn toàn có thể làm chủ được việc tự học, em nghĩ bản thân mình sẽ
trau dồi được thêm những kiến thức cũ và mở rộng thêm cả những kiến thức
mới. Ngoài ra, em sẽ tận dụng việc tự học để học thêm các kiến thức thuộc
nhóm ngành kinh tế do khối ngành này em được tiếp xúc khá ít nên bằng việc tự
học em có thể trang bị cho mình những kiến thức cốt lõi, cần thiết để có thể ra
ngoài và thử sức với nhiều công việc khác nhau. Nói tóm lại, em nghĩ, việc tự
học sẽ mở ra cho em rất nhiều những cơ hội tốt sau này.

You might also like