You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------

BÀI TẬP LỚN

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài:

Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: : “Nước độc lập mà dân không được hưởng
hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Và vận dụng của Hoàng Quốc
Phong làm rõ ý nghĩa của luận điểm với Việt Nam hiện nay.

Họ tên: Hoàng Quốc Phong

MSV: 11203094

Lớp: LLTT1101(122)_10

Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Hồng Sơn

- Hà Nội, 10/ 2022 -


Lời mở đầu
Hồ Chí Minh – Người là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam cũng như của toàn
nhân loại. Người đã dẫn lối chỉ đường cho các cuộc Cách Mạng của ta giành thắng lợi để
đất nước có được độc lập như ngày hôm nay. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một
mục đích , một hoài bão, một lí tưởng là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân
dân. Người đã nói “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc , là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành’’1.Tư tưởng đó của Người vừa phản ánh quy luật khách quan
của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối
quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có
xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột ;thiết lập một nhà nước thực sự của dân , do dân ,
vì dân mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát
triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội , giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con
người.Hồ Chí Minh khẳng định ‘’ Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh
phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì’’2.Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là một trong những nội dung cốt lõi nhất trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh, là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH không chỉ là vấn đề của quá khứ lịch sử mà còn có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn nóng hổi trong giai đoạn hiện nay và lâu dài hơn nữa.

1.Hồ Chí Minh toàn tập ,t.4, tr.161

2.Hồ Chí Minh toàn tập, t.4, tr.56


MỤC LỤC

NỘI DUNG...............................................................................................................1

I-Cơ sở lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc........................................................1

II- Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH trong tư tưởng Hồ Chí
Minh................................................................................................................................3

1.Mối quan hệ biện chứng của độc lập dân tộc và CNXH.............................3

2.Mối quan hệ hữu cơ giữa độc lập dân tộc và CNXH...................................4

II- Con đường để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH....................5

1, Cách mạng giải phóng dân tộc:...................................................................5

2,Cách mạng xã hội chủ nghĩa........................................................................6

III- Vận dụng của Hoàng Quốc Phong làm rõ ý nghĩa của luận điểm với
Việt Nam hiện nay.........................................................................................................9

1.Về kinh tế :...................................................................................................10

2.Về chính trị :................................................................................................12

3.Về văn hóa-xã hội:......................................................................................12

IV.Kết luận.........................................................................................................13

Tài liệu tham khảo.................................................................................................14


NỘI DUNG

I-Cơ sở lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc


Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, trong nhận thức về con đường giải
phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời.
Do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, bất cập trước lịch sử, dựa trên ý thức hệ
phong kiến hoặc xu hướng dân chủ tư sản nên không tránh khỏi thất bại và bị thực dân
Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, Hồ Chí Minh đã
đi bắt đầu con đường đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình bôn ba ở nước ngoài, Hồ
Chí Minh đã tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, tìm hiểu nghiên cứu các kiểu
nhà nước và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức. Tiếp xúc với Luận
cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường
chân chính cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc. Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển
biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ
giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản. Lý luận
về cách mạng không ngừng của Lênin có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư tưởng của Người,
cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa 2 cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc là tiền đề cho cách mạng xã
hội chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định của thành quả cách mạng
của giải phóng dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, Đối với các nước thuộc địa như nước Việt Nam giai đoạn này,
độc lập dân tộc trước nhất chỉ có thể có được khi cách mạng giải phóng dân tộc thành
công . Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cuối cùng của độc lập dân tộc không chỉ
dừng lại ở giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà phải thực hiện
tiếp cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

1
Có thể nhận thấy rằng dưới góc độ giải phóng, giành được độc lập dân tộc mới chỉ
là cấp độ đầu tiên. Giải phóng về mặt chính trị, tự bản thân nó chưa phải là công cuộc
giải phóng hoàn toàn, hay nói cách khác, độc lập dân tộc là tiền đề đầu tiên để tiến lên
chủ nghĩa xã hội, đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Lôgíc lịch sử tự nhiên của sự
vận động phong trào giải phóng dân tộc tất yếu dẫn tới chủ nghĩa xã hội do bản chất cách
mạng triệt để của nó.

Nghiên cứu Cương lĩnh dân tộc của Lênin : bình đẳng, tự quyết, đoàn kết giai cấp
công nhân các dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng sau khi cách mạng giải phóng dân
tộc thắng lợi, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.

- Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải đảm bảo cho dân tộc đó quyền tự quyết
dân tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển, độc
lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa. Vì vậy, chỉ có thể tiến hành thành công cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, đất nước giành được độc lập thì dân tộc ấy mới có thể chọn lựa
con đường phát triển đất nước đi theo chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, giành được độc
lập dân tộc là tiền đề cho việc xây dựng chế độ XHCN

- Độc lập dân tộc cũng đòi hỏi phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân,
nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, con người được phát triển toàn diện,
hạnh phúc, có năng lực làm chủ. Độc lập tự do đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc
lột, nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Sự trao
đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của
nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành
hành của cái ác, của những sự tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người sống trong an
ninh và hạnh phúc. Vì vậy, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự và giữ vững thành quả ấy,
cả nước phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng nguyện vọng
ngàn đời của nhân dân ta là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Người nói “chúng ta tranh
2
được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập thì tự do, độc lập
cũng không làm gì”. Để giữ vững độc lập, tự chủ, để đảm bảo cho nhân dân một cuộc
sống ấm no hạnh phúc, chúng ta không có con đường nào khác là phải tiến lên chủ nghĩa
xã hội.

Với ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc không chỉ mang lại độc lập thống nhất cho tổ quốc, mà trong từng bước phải mang lại
tự do, hạnh phúc cho toàn dân.

II- Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH trong tư tưởng Hồ Chí
Minh
1.Mối quan hệ biện chứng của độc lập dân tộc và CNXH
* Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã trở thành nội dung cốt lõi,luận điểm trung
tâm xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường cách mạng độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội là lí tưởng cao đẹp nhất của thời đại nhằm giải phóng dân
tộc,xã hội và con người một cách triệt để. Con đường đó rất khó khăn, gian khổ và lâu
dài.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh , độc lập dân tộc là một khát vọng mang tính phổ
biến. Nó bao hàm một nội dung rất rộng: đó là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, độc lập
cho dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc;gắn liền với tự do, dân chủ, ấm no hạnh
phúc cho nhân dân. Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam, nền độc lập dân tộc bị mất,nhân
dân bị đè nén.Xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến,
Hồ Chí Minh thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật cần giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược cùng bọn tay sai bán nước, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh nhiệm vụ dân tộc,xác định mục tiêu cốt yếu của cách mạng ở nước ta là giành
3
độc lập cho dân tộc, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội .Nhưng trước hết phải giành lại
được độc lập,đó là mục tiêu cốt lõi của cách mạng, đồng thời là tiền đề cuộc cách mạng
này phát triển lên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

*Chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân do Đảng lãnh đạo.

CNXH là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân.Phương hướng phát triển này không ngừng làm cho cuộc cách mạng của nước ta
được tiến hành triệt để, thể hiện ở mục tiêu giành lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc mà
còn đảm bảo cho nền độc lập đó luôn được giữ vững và ngày càng củng cố thêm;có
những điều kiện, tiền đề để cách mạng phát triển lên giai đoạn XHCN;xây dựng cuộc
sống ấm no hạnh phúc của nhân dân, làm cho độc lập dân tộc thực sự có ý nghĩa, có giá
trị.

2.Mối quan hệ hữu cơ giữa độc lập dân tộc và CNXH


* Độc lập dân tộc là tiền đề để xây dựng CNXH

Trải qua những thăng trầm lịch sử,tính đúng đắn của con đường mà Hồ Chí Minh
đã tiếp nhận từ chủ nghĩa yêu nước chân chính với thế giớ quan trong phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác LeNin đã làm nên nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong suốt những
năm đấu tranh giành độc lập và cả những năm xây dựng, đổi mới đất nước.Vấn đề giải
phóng dân tộc được giải quyết bằng cách mạng vô sản gắn với CNXH, chỉ có CNXH mới
giải quyêt triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại hạnh phúc thực sự cho
mọi người. Chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể xóa bỏ vĩnh viễn ách áp
bức ,bóc lột và thống trị của CNTB,mới thực sự giải phóng hoàn toàn sự bất công, tiến
tới và triệt để đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiến tới tự do, dân chủ và
bình đẳng cho con người. Như vậy mối quan hệ gĩưa độc lập dân tộc và CNXH là mối

4
quan hệ giữa hai giai đoạn, hai thời kì, của cùng một quá trình cách mạng và đồng thời
cũng là mối quan hệ giữa hai loại mục đích : mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.

*CNXH là con đường bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc

CNXH không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của độc lập dân tộc mà còn tạo nên
sự phát triển mới về chất của nó.

Độc lập dân tộc là điều kiện tiền đề để xây dựng CNXH.Không có CNXH không
thể có độc lập dân tộc bền vững.CNXH là sự bảo đảm vững chắc nhất cho dộc lập dân
tộc.

II- Con đường để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
1, Cách mạng giải phóng dân tộc:
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi trước nhất
phải đi theo con đường cách mạng vô sản, tư tưởng này thể hiện rõ qua luận điểm “chỉ
có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng
chỉ có thể sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cuộc cách mạng thế giới”. Người đã sớm
chỉ ra cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường của cách mạng vô sản và
cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Lập trường dứt
khoát này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử, vừa
nói đến tính triệt để trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi đặt cách mạng giải phóng dân tộc
trong quỹ đạo của cách mạng vô sản.
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi còn phải do Đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo. Quan điểm này đã được Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn cách
mạng giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có Đảng Cách mệnh… Đảng có vững
thì cách mạng mới thành công… Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt…

5
bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lê nin”.
Bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp
đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công – nông. Người nhận định rằng cách
mạng giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một
hai người, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại
cường quyền. Nhưng trong sự tập hợp rộng rãi đó không được quên cái cốt của nó là
công - nông : “công - nông là người chủ cách mệnh … công nông là gốc cách mệnh”.
Hồ Chí Minh cũng chỉ rằng muốn giải phóng dân tộc phải thực hiện con đường
cách mạng bạo lực. Người khẳng định: "Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải
phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và thì phải đánh phát xít Nhật và
Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự. Muốn có lực lượng quân sự thì
phải có tổ chức. Muốn tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm". Khẳng
định giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng bạo lực, song Hồ Chí Minh luôn chủ
động, tích cực đưa ra giải pháp để tranh thủ khả năng hòa bình và phát triển của cách
mạng.
2,Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội được nói đến một cách
thiết thực, cụ thể, dễ hiểu: “CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn,
bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc”. “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập tự do cũng
không có ý nghĩa gì”.“CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung
sướng, ai nấy đều được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ,
những phong tục tập quán không tốt được dần dần được xóa bỏ”; “CNXH là nhằm nâng
cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Nói
tóm lại “CNXH là làm sao cho dân giàu nước mạnh”, từ những lời phát biểu ngắn gọn

6
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát những nét đặc trưng bản chất sau
đây của CNXH :
Một là CNXH là là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước phải phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động để huy động được tính tích cực và sáng tạo
của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là CNXH là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất ngày càng hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu nhằm không
ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Ba là CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó, người với
người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột,
có cuộc sống tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẳn
có của mình
Bốn là CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, không làm thì không hưởng, các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đở
để tiến kịp miền xuôi
Năm là CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy
dưới sự lãnh đạo của Đảng .
Đó là những bản chất của CNXH và cũng là những mục tiêu mà Đảng và nhân dân
ta đang ra sức phấn đấu để đạt tới.
Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong
phú, trong đó bao trùm lên tất cả là động lực con người, trên cả hai bình diện : cộng đồng
và cá nhân. Đó là phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc - động lực chủ
yếu để phát triển đất nước. Đó là phát huy sức mạnh của con người được giải phóng để
làm chủ. Để phát huy sức mạnh này phải tác động vào nhu cầu, lợi ích của con người,
phát huy động lực chính trị, tinh thần đạo đức, truyền thống, quyền làm chủ của người lao
động, thực hiện công bằng xã hội … Đó là khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển
7
của chủ nghĩa xã hội, bao gồm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống tham
ô, lãng phí, quan liêu, chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập
cái mới … Đó cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng CNXH.
Về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra những
đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam nhưng bao trùm, “to
nhất” là đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, không phải
kinh qua giai đoạn phát triển TBCN”
Về độ dài của thời kỳ quá độ, Người nói “xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh
cách mạng phức tạp, gian khổ lâu dài”
Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, về phương diện kinh tế - văn hóa, Hồ Chí
Minh chỉ rõ : “.. phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH …có công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách
mạng XHCN, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây
dựng nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Về chính trị, nội dung quan trọng nhất để đảm bảo
thắng lợi của công cuộc cách mạng này là giữ vững, tăng cường và phát huy vai trò lãnh
đạo của Đảng. Đảng phải được chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu, có hình thức tổ chức
phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Mặt khác phải củng cố, tăng cường vai
trò của Nhà nước, xây dựng những thể chế dân chủ, dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân, thực sự là Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân và trí thức,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị
cũng như từng thành tố của nó trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng
nhất quán của Hồ Chí Minh, đồng thời phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng XHCN. Về phương diện quốc tế, theo Hồ Chí
Minh, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta buộc chúng ta phải có ý thức độc

8
lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, hạn chế những khó
khăn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Về bước đi của thời kỳ quá độ, Người đã chỉ rõ : “Ta xây dựng CNXH từ 2 bàn tay
trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài”, “phải làm dần dần”, “không thể một sớm
một chiều”, “ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại”. Tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về
bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tuỳ
theo hoàn cảnh”, nhưng chớ ham làm mau, ham rầm rộ … đi bước nào vững chắc bước
ấy, cứ tiến dần dần ..”
Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành xây dựng CNXH ở Việt Nam,
Người luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều rập
khuôn kinh nghiệm nước ngoài, phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với
thực tiễn Việt Nam

III- Vận dụng của Hoàng Quốc Phong làm rõ ý nghĩa của luận điểm với
Việt Nam hiện nay.
Khi soi câu nói của Bác thời đó vào tình hình hiện tại của nước ta hiện nay thì có
thể thấy là nền độc lập chúng ta đã có,một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam-tuy
nhỏ bé thôi nhưng đó cũng đã là bao cố gắng nỗ lực của ông cha ta,của những thế hệ đi
trước dày công gây dựng.Và đến thế hệ lớp trẻ hiện nay như chúng ta là phải chung tay
gìn giữ bảo vệ nền độc lập của nước nhà.Thực tế cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện
tiên quyết thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân
tộc.Không giành được độc lập dân tộc thì không có điều kiện để xây dựng CNXH. Độc
lập dân tộc thật sự đòi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác, gắn
liền độc lập dân tộc với tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân, do đó chỉ có thể gắn
liền với sự phát triển xã hội XHCN. Chính nhờ sự kiên định nội dung tư tưởng đó mà
Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên một lịch sử

9
Việt Nam anh hùng với những mốc son chói lọi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945, chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đi lên xây
dựng CNXH. Sự đan xen sâu sắc giữa những thời cơ và thách thức mà thời đại đặt ra,
buộc dân tộc ta, Đảng ta và bản thân mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải "lớn" hơn
ngày hôm qua.Trên bệ phóng của những thành công rực rỡ mà cha ông đã xây dựng, thế
hệ trẻ Việt Nam khát khao được là người kế nghiệp xứng đáng. Thiết nghĩ, để khát khao
ấy được thắp sáng, điểm xuất phát trước hết phải là sự trung thành đối với Tổ quốc, với lý
tưởng của Đảng và của nhân dân, kiên định lập trường cách mạng, thấm nhuần chủ nghĩa
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, đặc biệt là nhất quyết thực hiện
sứ mệnh: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, xây dựng thành công CNXH.

Độc lập chúng ta đã có vậy ‘Dân đã được hưởng tự do’ chưa? Đó là một câu hỏi
mà khó có thể có được câu trả lời hoàn toàn chính xác.Vì số lượng dân khá lớn và quan
niệm về tự do cũng khác nhau,,nhưng có thể khẳng định một điều là nhà nước ta đã cố
gắng hết sức và làm mọi điều để nhân dân được hưởng tự do,ấm no hạnh phúc.Vấn đề tự
do ngày càng được quan tâm và đánh giá cao trong thời kì hiện nay.

Đầu tiên ta sẽ xem xét khái niệm tự do.Hiểu khái quát:tự do là không bị ép
buộc.Tự do là tự ý quyết định.Tự do là một khả năng của con người để lựa chọn và thực
thi điều đã lựa chọn theo ý mình.Một người có tự do hoàn toàn, nghĩa là họ không bị hạn
chế trong tư tưởng, ngôn ngữ và hành động. Họ phải biết cái họ chọn, và họ có quyền
quyết định điều họ chọn, Họ cũng phải có phương tiện và cơ hội để nghĩ, nói và làm mà
không bị kiểm soát vô lí, cưỡng bách bất công và hạn chế vô lí.Hãy xem xét khía cạnh tự
do trên các lĩnh vực chủ yếu :kinh tế,chính trị,văn hóa-xã hội của nước ta hiện nay.

1.Về kinh tế :
Có thể hiểu tự do kinh tế là quyền tự do của người sản xuất kinh doanh,quyền lựa
chọn của người tiêu dùng, tự do củangười lao động trong lựa chọn công việc vàngười
thuê cũng có quyền lựa chọn và tuyểndụng những người phù hợp. Như vậy, có thể hiểu
10
rằng mức độ tự do sản xuất, kinh doanh vàtrao đổi hàng hóa là thước đo quan trọng để
đánh giá mức độ tự do của thị trường trong mộtnền kinh tế. Một nền kinh tế thị trường
đầy đủ có nghĩa sẽ đạt đến một trạng thái tự do kinh tếcao và do vậy, nó đòi hỏi mức độ
can thiệp củaChính phủ vào nền kinh tế là tối thiểu trong cácvấn đề phân bổ nguồn lực và
sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khu vực doanh nghiệp. Hơn nữa, nó cũng đòi
hỏi Chính phủ phải có một hệ thống pháp lý và cơ quan thực thi hiệu quả các quyền về sở
hữu và tạo hành lang pháp lý hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 1987, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài và tiếp đó là Luật
Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (năm1991). Năm1992, Hiến pháp đã được sửa đổi
và khẳng định rõ sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp đến là sự thể chế hoá các
chủ trương trên bằng việc ra đời nhiều bộ luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho sự
vận hành nền kinh tế thị trường như: Luật Đất đai; Luật Thuế; Luật Phá sản; Luật Môi
trường; Luật Lao động đi cùng với hàng trăm pháp lệnh, nghị định khác của Chính phủ
giúp cho việc cụ thể hóa quá trình thực thi luật và thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội. Kể từ 01/01/2004, Việt Nam cũng đã thực hiện chế độ thuế thu nhập như
nhau đối với các loại hình doanh nghiệp, với mức thuế chung là 28%. Giá cả của hầu hết
các mặt hàng đã được quyết định theo quy luật cung - cầu và thiết lập quyền tự do xuất
nhập khẩu bình đẳng cho các doanh nghiệp. Luật đầu tư chung và luật doanh nghiệp
thống nhất có hiệu lực từ 01/07/2006, đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh
tế.Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại, các
điều kiện thực tế chưa cho phép Việt Nam quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả,
thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Thông tin về doanh
nghiệp còn thiếu minh bạch và cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông còn
chưa đầy đủ.

11
2.Về chính trị :
Tại Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của người dân được quy định cụ thể trong
Hiến pháp và các văn bản pháp luật và được đảm bảo trên thực tế. Trong những năm qua,
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc đảm bảo quyền con người trên tất
cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi
nhận. Người dân Việt Nam tham gia đầy đủ và tích cực vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Quyền con người được đảm bảo và phát huy là nhân tố quan trọng tạo sự đồng thuận xã
hội, đưa đến thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.Ở bất cứ quốc gia nào, mọi
hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý. Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Tại
Việt Nam, các hành vi vi phạm pháp luật được xử lý theo đúng các quy định của pháp
luật Việt Nam, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước
Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

3.Về văn hóa-xã hội:


Vấn đề mà chúng ta quan tâm trong tự do văn hóa –xã hội chính là sự tự do về tín
ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan
điểm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho rằng
những lực lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống
chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân
tộc, quốc gia. Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều hình thức tôn giáo từ cổ đến kim, từ
Đông sang Tây, nội sinh và ngoại nhập. Bên cạnh những tín ngưỡng dân tộc: thờ vua
Hùng, thờ thành hoàng, thờ tổ tiên và các tôn giáo: Phật giáo (gần 10 triệu triệu tín đồ),
Thiên Chúa giáo (hơn 6 triệu), Hồi giáo (hơn 60 ngàn tín đồ ), Cao Đài (hơn 2,4 triệu tín
đồ)… Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cũng như các tôn giáo ngoại nhập đều chung sống hòa
bình với nhau, ít nhiều giao thoa, ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa Việt Nam, chưa
bao giờ có xung đột. Hòa hợp tôn giáo, tự do tôn giáo là một đặc điểm có tính truyền

12
thống của văn hóa Việt Nam. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi
rõ:“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào”. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Cùng với việc khẳng định trong Hiến Pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
69/NĐ-CP, ngày 21 tháng 3 năm 1991 về các hoạt động tôn giáo, sau đó là Nghị định
26/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 để cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo khuôn
khổ Pháp luật. Đặc biệt sau khi Đảng ta có Nghị quyết số 25, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội Khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, ngày 18/6/2004 và Chính phủ
ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh, Tín ngưỡng tôn giáo.

IV.Kết luận
Có thể nói con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đườg
phù hợp quy luật khách quan của cách mạng nước ta, đáp ứng nguyện vọng hàng ngàn
đời nay của nhân dân ta là độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đường lối này đã trải qua những giai
đoạn phát triển với nội dung và hình thức, bước đi gán liền với đặc điểm của mỗi giai
đoạn, tạo nên sức mạnh kì diệu đánh bại mọi kẻ thù, giành độc lập và xây dựng, bảo vệ
đất nước thắng lợi. Do vậy, chúng ta phải vững tin vào con đường Bác Hồ đã lựa chọn,
giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đọan cách mạng hiện
nay, tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế, tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh.

13
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Sự thật
2. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd
4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia.

14

You might also like