You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Tấn Minh

Msv: 20020081

Đề bài: TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỘC LẬP DÂN TỘC PHẢI GẮN
LIỀN VỚI CNXH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO?

Bài làm
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có mối liên hệ biện chứng, trở thành
động lực, nguồn sức mạnh của dân tộc, cách mạng Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch
sử.

Trước hết, ta cần hiểu rõ khái niệm độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là gì. Thứ
nhất, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc; phải
gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân. Trong Chánh cương
vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách
mạng là: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập…dân chúng được tự do…thủ
tiêu hết các thứ quốc trái…thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công
chia cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo…thi hành luật ngày làm 8
giờ”. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả lĩnh
vực. Bác đã từng khẳng định: “độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về
ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng…. , thì độc lập đó
chẳng có ý nghĩa gì.” Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ. Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu
chia cắt của kẻ thù. Tháng 2 năm 1958, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam là
một, dân tộc Việt Nam là một”.

Thứ hai, theo quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội: “Nói một cách tóm tắt, mộc
mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng,
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”, là
làm sao cho dân giàu, nước mạnh”. So sánh với các chế độ khác đã tồn tại trong lịch
sử, ta có thể thấy trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của
một số rất ít người thuộc giai cấp thống trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của
quần chúng lao động thì bị giày xéo. Trái lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận
của của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội.
Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập
thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều
kiện được thỏa mãn. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là xã hội ở giai
đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng
chủ nghĩa xã hội không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ,
trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể
vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.

Như vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì một số lý do sau. Một
là, độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ; độc lập phải gắn
liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và hơn nữa độc lập dân tộc cũng
phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Vậy nên khi nêu lên
mục tiêu giải phóng dân tộc, Người cũng đã định hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã
hội. Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là mục tiêu cuối
cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo - cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Vì vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt để thì
càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Vả lại, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh khẳng định là
con đường cách mạng vô sản, vì vậy bản thân cuộc cách mạng này ngay từ đầu đã
mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc vì vậy không những là tiền
đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc. Chủ
nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với lợi ích của nhân dân Việt
Nam. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải mang tính định hướng xã
hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Năm 1960, Người
khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các
dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Ở Việt Nam,
theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trước hết là một chế độ dân chủ, do nhân dân làm
chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chế độ dân chủ thể hiện trong tất cả mọi mặt của đời
sống xã hội và được thể chế hóa bằng pháp luật, đây là điều kiện quan trọng nhất để
đảm bảo nền độc lập dân tộc, tạo ra nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền dân tộc,
kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu thôn tính, đe dọa nền độc lập, tự do của
dân tộc. Ngoài ra, theo Người, chủ nghĩa xã hội còn là một xã hội tốt đẹp, không có
giai cấp thống trị, chế độ áp bức bóc lột tầng lớp dưới. Đó là một xã hội bình đẳng,
công bằng và văn minh: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không
hưởng, bảo đảm phúc lợi xã hội cho nhân dân, mọi người đều có điều kiện phát triển
như nhau. Đó còn là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, là một xã
hội có sự phát triển cao đạo đức và văn hoá…, hoà bình hữu nghị, làm bạn với tất cả
các nước dân chủ trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội tạo ra sự trao đổi, hợp tác kinh tế,
văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và
cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành của tội ác,
của tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải
gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới
ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mới ngày một giàu mạnh thêm”

Ba là, giành độc lập dân tộc mà đưa đất nước theo con đường tư bản chủ chủ nghĩa là
đi ngược lại ước mơ, nguyện vọng, ý chí và phủ nhận sự hy sinh xương máu của biết
bao thế hệ người Việt Nam. Nhân dân ta đã trải qua một quá trình đấu tranh cách
mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược
của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất
nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, sau khi giành được độc lập, không thể
đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, không thể đưa giai cấp bóc lột quay
trở lại địa vị thống trị, đưa dân ta trở lại con đường lầm than, cơ cực, tiếp tục cuộc
sống bị áp bức, không thể tự tước đoạt, tự hủy hoại thành quả cách mạng với bao sự
hy sinh xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam mới có được. Giành được độc
lập dân tộc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa đối với nước ta là sự lựa chọn hợp quy luật phát triển của nhân loại, đồng thời
cũng phù hợp với đặc điểm của dân tộc ta, nguyện vọng, ý chí của nhân dân ta.

Bốn là, độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì nhân dân ta sẽ không
được hưởng một nền dân chủ thực sự và một xã hội ổn định. Dân chủ tư sản phục vụ
cho lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản và giai cấp này nắm mọi quyền hành trong tay
chi phối toàn xã hội. Đó là một nền dân chủ cho số ít, chuyên chính cho số đông và là
căn nguyên mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tư bản không được hưởng một nền dân
chủ thực sự. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội
trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút
nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm
trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc, làm bộc lộ rõ sự thật về bản
chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa, ngay cả trong nội bộ nảy sinh nhiều
vấn đề tồn tại xã hội mà bản thân chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được. Trái lại,
dân chủ xã hội chủ nghĩa, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi nhân dân
lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cho nên, luôn đảm bảo mọi quyền lực
đều thuộc về tay nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi
dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của mình. Điều đó cho
thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân
dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân
chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều của dân”.
Tóm lại, qua các lí do trên, ta có thấy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
lựa chọn đúng đắn, phù hợp của lịch sử dân tộc, là chiến lược, mục tiêu xuyên suốt
của dân tộc, cách mạng Việt Nam.

You might also like