You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA: KHÁCH SẠN – DU LỊCH

THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: PHÊ PHÁN MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Lớp HP: 2058HCMI0121

Nhóm:

GVGD: ThS Đỗ Thị Phương Hoa

Hà Nội, 10/2020

1
Lời nói đầu
Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa
bằng chế độ nhà nước và pháp luật, theo đó dân chủ cũng được thực hiện dưới hình
thức nhà nước với các tên thường gọi là” chính thể dân chủ” “ chế độ dân chủ” hay
đơn giản hơn là “ nền dân chủ”.

Dân chủ với những nội dung và hình thức biểu hiện của nó luôn thay đổi, biến
đổi từ xã hội này sang xã hội khác trong suốt chiều dài lịch sử. Tức là dân chủ bị quy
định bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của các quốc gia – dân tộc
khác nhau, qua các thời kì lịch sử khác nhau và dân chủ cũng luôn phát triển trên cơ sở
phát triển của các điều kiện đó. Mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và
xã hội đều dẫn tới những bước phát triển kéo theo của dân chủ. Ngược lại, sự phát
triển dân chủ bao giờ cũng tác động mạnh mẽ trở lại đối với sự phát triển của kinh tế,
chính trị, văn hóa và xã hội.

Qua đó có thể thấy vẫn đề đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập xuất hiện và
được bàn luận, đề cập nhiều từ thế kỷ XIX, khi giai cấp tư sản đang độc quyền thống
trị xã hội. Lúc đầu, tư tưởng “ đa nguyên luận” nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng
độc quyền, mất dân chủ của giới tài phiệt và một số chính trị gia tư sản , bảo vệ quyền
lợi của các tầng lớp dân cư và một số nhóm nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng đa
nguyên luận không đạt được mục đích của mình là dân chủ hóa xã hội mà chỉ hình
thành nên một số đảng phái trong xã hội nhằm phân chia, tranh giành quyền lực lẫn
nhau. Để hiểu rõ hơn về vẫn đề này chúng ta cùng nhau tìm hiểu sau vào bản chất của
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập của nền dân chủ trên thế giới và cũng như ở Việt
Nam.

2
Nội dung
I. NHẬN DIỆN MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA

1. Dân chủ không mang bản chất giai cấp

Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền lực làm chủ của nhân dân
trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước
gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.

Có thể nhận diện dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản
của con người; là một phạm trù chính trị gần với các hình thức tổ chức nhà nước của
giai cấp cầm quyền; là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính
trị- xã hội; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời phát triển của lịch sử xã hội
nhân loại. Ở nền dân chủ chủ nô “dân chủ mang bản chất của giai cấp chủ nô”, ở nền
dân chủ tư sản “Dân chủ mang bản chất của giai cấp tư sản”, ở nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa “dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân”. Tùy từng thời kì mà dân chủ
biểu hiện cho giai cấp cầm quyền - giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất - của nhà nước
đó. Do vậy, dân chủ mang bản chất giai cấp. Qua đó khẳng định rằng luận điểm “
dân chủ không mang bản chất” là sai trái , phản cách mạng, đi ngược quy luật của tự
nhiên cần phải lên án, phê phán quan điểm này.

2. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ

Có thể nhận diện đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực,
có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động, đó
là một chế độ đa đảng. Đa nguyên trong khoa học chính trị là một thế giới quan, mô tả
sự đa diện của các thế lực xã hội, đóng một vai trò trong cộng đồng chính trị. Trong
thế giới quan này, quyền hành không tập trung lại một nơi, mà phân chia ra cho nhiều
nhóm khác nhau, độc lập với nhau, nhân loại không chỉ có một con đường tiến hóa, xã
hội có thể hướng về nhiều lý tưởng khác nhau, con người không bắt buộc chỉ tôn thờ
cùng một giá trị, và mỗi giá trị lại có thể được nhận diện và thực hiện dưới nhiều khía
cạnh riêng biệt. Chính V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Trong chế độ dân chủ tư sản,
3
bọn tư bản dùng trăm phương nghìn kế, - chế độ dân chủ “thuần túy” càng phát triển,
thì những mưu kế đó càng tinh xảo và có hiệu quả, - để gạt quần chúng ra, không cho
họ tham gia quản lý nhà nước”.
Đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực, nhiều đảng phái
đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động, đó là một chế độ đa
đảng. Chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ, chế độ một đảng không
phải là nguyên nhân của mất dân chủ. Cái gốc để đảm bảo dân chủ hay không dân chủ
là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai. Dưới chủ nghĩa xã hội, tư liệu sản xuất nằm trong
tay nhân dân lao động và họ là người làm chủ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản, tư liệu
sản xuất nằm trong tay một thiểu số nhà tư bản, nền dân chủ đó là quyền làm chủ của
một nhóm tư bản độc quyền. Quần chúng nhân dân chỉ là những người bị thống trị.

Chế độ đa đảng đối lập trong hệ thống chính trị tư sản chỉ là sự phân chia
quyền lực giữa các phe cánh của một đảng lớn duy nhất là đảng của những nhà tư bản
độc quyền. Không có một nhà nước nào không phải là nhà nước chuyên chính của một
giai cấp. Chỉ có giai cấp tư sản không dám công khai thừa nhận điều đó mà thôi. Thực
chất, chế độ đa đảng đối lập ở phương Tây, cũng dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị,
vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản. Qua tổng tuyển cử, đảng
có đa số phiếu thì lập chính phủ điều hành công việc, các đảng khác là đối lập, mà
chính các học giả tư sản gọi là đối lập trung thành, nghĩa là không thách thức các thể
chế chủ yếu của chế độ tư bản, chỉ phê phán và phản đối một số chính sách cụ thể của
chính phủ. Rõ ràng, tính nhất nguyên chính trị của nhà nước tư sản càng khẳng định
không bao giờ được lãng quên tính giai cấp của nền dân chủ tư sản. V.I.Lênin khẳng
định một cách dứt khoát rằng: “…đảng thống trị của chế độ dân chủ tư sản chỉ cho một
đảng tư sản khác được quyền bảo hộ thiểu số; còn đối với giai cấp vô sản, thì trong
mọi vấn đề trọng đại, sâu sắc, cơ bản thay cho quyền bảo hộ thiểu số thì có luật giới
nghiêm hay những cuộc tàn sát. Chế độ dân chủ càng phát triển, thì trong trường hợp
có sự chia rẽ về chính trị sâu sắc và nguy hiểm cho giai cấp tư sản, nó càng tiến gần
đến tàn sát hay nội chiến”.
II. PHÊ PHÁN MỘT SÔ LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN NỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.Dân chủ không mang bản chất giai cấp


4
1.1 Các nền dân chủ xuất hiện trong lịch sử

Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển, công cụ lao động cải tiến đã làm
cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm làm ra không chỉ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu
của con người mà còn tạo ra một số của cải dư thừa. Chính đây dẫn tới sự ra đời của
chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã,
nền dân chủ chủ nô ra đời. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc
trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Khi đó nhà nước chủ nô mới chính thức sử
dụng danh từ “dân chủ”, tiếng Hi Lạp cổ đại gọi là “demos” là ‘dân”, và “Kratos” là
“quyền lực” nghĩa là quyền lực của dân. Tuy nhiên, theo quy định của giai cấp cầm
quyền chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về công dân tự do, đa số còn lại
không phải là “dân” mà là “nô lệ” và họ cũng không được tham gia vào công việc của
Nhà nước. Nền dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của
dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của “dân” mà thôi.

Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử loài người bước vào thời
kỳ thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ
và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. Nhưng chế độ phong kiến
không được thừa nhận là một chế độ dân chủ.

Đến cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV, giai cấp tư sản với những tiến bộ về tư
do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Dân chủ tư
sản ra đời là một bước tiến lớn nhất của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tư
do, bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của
thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.
Toàn bộ “thiết chế được giai cấp tư sản dựng lên để nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ
địa vị thống trị của giai cấp tư sản, để truyền bá tư tưởng tư sản, để mị dân chống lại tư
tưởng về tự do, dân chủ của giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản không bao giờ nới rộng
dân chủ cho người lao động”.
Cho đến khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917),
một thời đại mới mở ra – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,

5
nhân dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã
hội thiết lập Nhà nước công – nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ
vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân.
Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực lực củ đại đa số nhân dân –
tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ
quyền lợi cho đại đa số nhân dân.
1.2 So sánh các nền dân chủ

Nền dân chủ


Tiêu chí Nền dân chủ tư sản Nền dân chủ chủ nô
XHCN
Nền dân chủ cho
Nền dân chủ cho đại Nền dân chủ cho
thiểu số, phục vụ lợi
đa số nhân dân lao thiểu số, phục vụ lợi
Mục đích ích cho giai cấp chủ
động, phục vụ lợi ích cho thiểu số
nô và tăng lữ, thương
ích cho đại đa số. (giai cấp tư sản).
gia, một số trí thức.
Mang bản chất của
Mang bản chất của giai cấp chủ nô, đa
giai cấp công nhân, Mang bản chất của số còn lại không có
nhưng phục vụ cho giai cấp tư sản, lợi quyền công dân và
đa số. Bởi vì lợi ích ích của giai cấp tư đặc biệt là hàng trăm
Bản chất của giai cấp công sản đối lập với lợi nghìn nô lệ không
nhân phù hợp với ích của giai cấp được quyền làm
lợi ích của nhân dân công nhân và nhân người, bị áp bức, bóc
lao động và toàn dân lao động. lột và coi như là
dân tộc. những “công cụ biết
nói”.
Cách thức Do Đảng Cộng sản Do các đảng của Do giai cấp chủ nô
lãnh đạo, thống nhất giai cấp tư sản lãnh lãnh đạo; thực hiện
nguyên về giá trị; đạo, đa đảng về thông qua nhà nước
thực hiện thông qua chính trị; thực hiện chủ nô hợp pháp hóa
nhà nước pháp thông qua nhà nước quyền lực vô hạn của
6
quyền XHCN chủ nô đối với nô lệ,
(thống nhất và phân pháp quyền tư sản cho phép chủ nô công
công giữa lập pháp, (tam quyền phân khai bóc lột, cưỡng
hành pháp và tư lập). bức lao động tàn
pháp). nhẫn với nô lệ.
Chế độ chiếm hữu tư
Chế độ chiếm hữu
Chế độ công hữu về nhân của chủ nô đối
tư nhân tư bản chủ
Cơ sở kinh tế tư liệu sản xuất chủ với toàn bộ tư liệu
nghĩa về tư liệu sản
yếu. sản xuất và cả người
xuất chủ yếu.
sản xuất là nô lệ

2. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ


2.1 Thực chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
a) Đa nguyên chính trị

Đa nguyên theo nghĩa tổng quát là sự xác nhận và chấp nhận tính đa dạng. Khái
niệm này thường được dùng theo nhiều cách khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau.
Trong khoa học chính trị là một thế giới quan, mô tả sự đa diện của các thế lực xã hội,
mà đóng một vai trò trong cộng đồng chính trị.

Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội - triết học, tuyệt đối hóa sự đa
dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong một xã hội
nhất định. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, thời điểm này giai cấp tư sản đóng vai
trò là lực lượng xã hội tiến bộ, tích cực trong phong trào đấu tranh chống phong kiến,
bảo vệ quyền bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự
do dân chủ tư sản. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ
nghĩa tư bản độc quyền, ý nghĩa tích cực ban đầu của đa nguyên, đa đảng dần biết mất.

b) Đa Đảng đối lập

Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng phái
chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh
với nhau.
7
Chế độ đa đảng trong hệ thống chính trị tư sản chỉ là sự phân chia quyền lực
giữa các phe cánh của một đảng lớn duy nhất là đảng của những nhà tư bản độc quyền.
Không có một nhà nước nào không phải là nhà nước chuyên chính của một giai cấp.
Chỉ có giai cấp tư sản không dám công khai thừa nhận điều đó mà thôi.

c) Thực chất về vấn đề đa nguyên đa đảng chính trị

Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là sự phân chia, tranh giành quyền lực của
các lực lượng chính trị trong xã hội khi không có sự điều hòa về lợi ích; đó cũng chính
là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp. Hiện nay, hầu hết các nước tư bản đều
thực hiện đa nguyên, đa đảng. Bề ngoài thì các đảng chính trị có vẻ như được tự do,
bình đẳng tranh cử để trở thành đảng cầm quyền, chi phối Quốc hội và Chính phủ.
Nhưng thực chất bên trong, chỉ có những đảng nào được sự hậu thuẫn của các thế lực
tư bản độc quyền mới có thể giữ được vai trò lãnh đạo và suy cho cùng thì tất cả đều
bảo vệ cho lợi ích duy nhất của một giai cấp, đó là giai cấp tư sản. 

Đa nguyên, đa đảng cũng có những yếu tố tích cực nhất định nhưng thực chất
đa nguyên, đa đảng không đồng nhất với dân chủ. Đa nguyên, đa đảng không phải là
yếu tố duy nhất, nền tảng duy nhất bảo đảm được dân chủ đích thực mà bản chất của
dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ là một giá trị xã hội, được hình thành
và bảo đảm bởi nhiều yếu tố, trong đó có lực lượng cầm quyền xã hội, cơ chế quản lý
xã hội và trình độ làm chủ của người dân... Vì vậy, một đảng lãnh đạo không đồng
nhất với độc tài lãnh đạo, không đồng nhất với mất dân chủ. Không nhất thiết cứ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ thực sự và không có đa nguyên, đa
đảng thì không có dân chủ.

Ngoài ra, đa nguyên chính trị là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử tồn tại nhiều
đảng phái có những lợi ích căn bản mâu thuẫn với nhau. Do vậy, nếu đa nguyên chính
trị thì tất yếu dẫn tới tồn tại nhiều đảng phái đối lập, song không thể có điều ngược lại,
nếu các đảng không có những lợi ích căn bản đối lập. Vì vậy, đa nguyên hay nhất
nguyên là xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn lịch sử chứ không phải là khuôn mẫu cho
mọi nền dân chủ.

8
Giai cấp tư sản cho rằng nền dân chủ của họ là nền dân chủ thuần tuý, dân chủ
tư sản không có tính chất chuyên chính, nhà nước tư sản với cơ chế tam quyền phân
lập mới có thể đảm bảo được dân chủ.

Về vấn đề này, khi xem xét dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn
với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có dân chủ phi giai
cấp, dân chủ chung chung. Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những
tập đoàn người này đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế
độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Vì vậy,
như đã phân tích ở trên, dân chủ tư sản không phải là nền dân chủ thuần túy, mà đó là
nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với đông đảo nhân dân lao động thông qua
nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ
yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó.
Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp
nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính
của nhân dân. Nó cũng là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ
đi ngược lại lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có hiệu quả việc xây dựng xã hội
mới; là công cụ hữu hiệu để vai trò lãnh đạo của đảng trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội được thực hiện.

⇨ Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm được dân chủ đích thực.
Bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được nó thì
trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy
nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, thì hoặc quyền lực thuộc
về giai cấp bóc lột hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột mà thôi. Không có thứ quyền lực
hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong
xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư
sản bóc lột. Vậy đa nguyên, đa đảng không bao giờ tiến tới một nền dân chủ đích thực.

2.2 Chứng minh đa nguyên đa đảng không phù hợp với Việt Nam

9
Như chúng ta đã biết trong thời gian qua, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa
bình” chống phá cách mạng Việt Nam,  tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Nhằm lý giải, cổ súy cho luận điệu “đa nguyên, đa đảng”, các thế lực thù địch
cho rằng, đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ
chính trị một đảng là đối lập với dân chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải
chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Sự thực có phải như vậy? thực chất Việt Nam có cơ sở
cho sự tồn tại của “đa nguyên, đa đảng” hay không?

Vấn đề đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là vấn đề mới, nó
xuất hiện nhiều từ thế kỷ XIX, khi giai cấp tư sản đang độc quyền thống trị xã hội. Lúc
đầu tư tưởng đa nguyên luận nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng độc quyền, mất dân
chủ của giới tài phiệt và một số chính trị gia tư sản, bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp
dân cư. Tuy nhiên nó không đạt được mục đích của mình là dân chủ hóa xã hội mà chỉ
hình thành nên một số đảng phái trong xã hội nhằm phân chia, tranh giành quyền lực
lẫn nhau. Đặc biệt, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chính quyền của giai cấp vô sản
ra đời, Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo một số nước, một số người chủ yếu là các
học giả, các chính trị gia tư sản, những người đại diện cho giai cấp tư sản - giai cấp bị
mất đi sự độc quyền chính trị xã hội lại rùm beng mạnh mẽ vấn đề đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập. Theo họ, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập sẽ tạo nên sự đa dạng,
phong phú trong ý thức hệ tư tưởng và là nhân tố bảo đảm cho một nền dân chủ thực
sự.

Chúng ta không phủ nhận những yếu tố tích cực của đa nguyên, đa đảng, nhưng
thực chất đa nguyên, đa đảng không đồng nhất với dân chủ. Một đảng lãnh đạo không
đồng nhất với độc tài lãnh đạo, không đồng nhất với mất dân chủ. Không nhất thiết cứ
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ thực sự và không có đa nguyên,
đa đảng thì không có dân chủ.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, không tranh giành quyền lãnh đạo với ai.
Trong hơn 80 năm qua, ở Việt Nam cũng có thời kỳ đa đảng. Năm 1946, ngoài Đảng
Cộng sản còn có sự tồn tại của hai đảng đối lập (Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam
Cách mạng đồng minh hội); khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng

10
đó cũng cuốn gói chạy theo. Có thời kỳ ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, còn tồn tại
Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam. Cả hai đảng này đều thừa nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó hai đảng này đã tuyên bố tự giải tán
và chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam là một sản phẩm tự nhiên, mang tính khách quan của lịch sử đất nước.
Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất
lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân
dân che chở, xây dựng. Nhân dân Việt Nam trìu mến gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là
"Đảng ta". Bài học từ sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu còn nguyên giá
trị. Từ khi chấp nhận bỏ Điều 6, Hiến pháp Liên Xô, đã dẫn đến tình trạng xuất hiện đa
đảng và hậu quả là Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, chế độ XHCN ở Liên
Xô sụp đổ. Các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ hơn ai hết, nếu chấp nhận đa
đảng, chế độ XHCN sẽ sụp đổ, đất nước sẽ rối loạn, đời sống nhân dân cả vật chất và
tinh thần rơi vào tay các thế lực không trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc ta.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trong thực
tiễn cách mạng. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tế kiểm
nghiệm, nhất là vào những bước ngoặt của lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã
giải quyết thành công cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc cuối
thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, đưa sự nghiệp đó đến thắng
lợi hoàn toàn. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công sự nghiệp phát triển
đất nước sau ngày 30-4-1975.

Khi chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào khủng hoảng, các đảng cộng sản ở Liên
Xô và Đông Âu đã tiến hành cải tổ, cải cách nhưng không thành công; bị đổ vỡ do
đánh mất vai trò lãnh đạo của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh
đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, giải quyết thành công cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội vào những năm 80 của thế kỷ 20, đưa đất nước vững bước trên con
đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để đến năm 2020

11
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đến giữa thế kỷ 21 trở
thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã
lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua
muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự
do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công
cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiếp tục
đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù
hợp với thực tiễn Việt Nam.

Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ
thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con
đường XHCN; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng
quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức còn
nhiều.

Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm; có những sai lầm,
khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách
quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn
để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên

Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm được dân chủ đích thực.
Bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được nó thì
trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính phủ duy
nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, thì hoặc quyền lực thuộc
về giai cấp bóc lột hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột mà thôi. Không có thứ quyền lực
12
hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong
xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư
sản bóc lột. Trả lời phỏng vấn và kết luận mới nhất của đoàn khảo sát Hoa Kỳ (6-
2009) của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy rõ điều này: Giáo sư Paul Mishler
(Trường Đại học bang Indiana) khẳng định: “Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học…
đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản Mỹ gây ra”; “Nước Mỹ tự xưng là đa
đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng
Cộng hòa hay Dân chủ”… Với lý do đó, đa nguyên, đa đảng không bao giờ tiến tới
một nền dân chủ đích thực.
Dư luận quốc tế, chính phủ và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ trên thế giới
đánh giá cao, ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ nhất nguyên ở Việt Nam.
Trước những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo, dư luận quốc tế, chính phủ nhiều nước, các tổ chức quốc tế và
nhân dân thế giới đã bày tỏ sự khâm phục và ủng hộ chế độ chính trị ở Việt Nam.
Nhiều đoàn đại biểu quốc tế sang Việt Nam nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về xây
dựng sự ổn định chính trị xã hội. Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết, ngày 17-6-2007, tờ The Straits Times đã viết: “Việt Nam là đất
nước ổn định, người dân làm việc chăm chỉ và đang trong giai đoạn phát triển mạnh
mẽ. Với những yếu tố này cộng lại, Việt Nam là mỏ vàng cho các nhà đầu tư Mỹ nào
biết nắm bắt cơ hội”.

Như vậy, thực chất luận điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mang nặng
tính chất mị dân, hết sức nguy hiểm, bởi rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với
những người có nhận thức hạn chế. Từ đó, có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, dẫn tới sự
dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối
với cách mạng Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và mất dần
niềm tin của nhân dân. Cũng từ những luận điểm này, đã hướng đến việc xoá bỏ nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập nền dân chủ tư sản; nguy cơ gây nên những khó
khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội
mất ổn định, kinh tế suy giảm, văn hoá đạo đức xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột
xã hội sẽ gia tăng, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc. Từ đó, chắc chắn hậu quả đối với đất

13
nước sẽ vô cùng lớn, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đứng trước nguy cơ bị sụp đổ, thành
quả cách mạng bao nhiêu năm có được sẽ tan vỡ; người dân không những không được
dân chủ, mà xã hội cũng rơi vào rối loạn, khủng hoảng, trì trệ, không phát triển được.

⮚ Dựa trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn, cho phép chúng ta khẳng
định dứt khoát rằng: đa nguyên, đa đảng hoàn toàn không phù hợp với Việt
Nam.

14
Kết luận
Qua quá trình tìm hiều, sự ra đời của một nền dân chủ mới – dân chủ xã hội chủ
nghĩa là tất yếu gắn liền với quá trình ra đời của chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội chủ
nghĩa thực hiện dưới nhiều hình thức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và
được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo đảm. Có dân chủ hay không dân chủ, dân chủ
nhiều hay dân chủ ít, dân chủ thực sự hay dân chủ hình thức,... không tùy thuộc vào
chế độ một đảng hay nhiều đảng. Không phải thực hiện đa nguyên, đa đảng mới có
dân chủ. Xét đến cùng và quan trọng nhất có dân chủ hay không thể hiện ở chỗ quyền
lực và quyền lợi có thuộc về người dân hay không? Chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung
và lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng vẫn chứng minh được tính đúng đắn,
khoa học của nó. Điều này càng được thể hiện rõ qua thực tiễn thắng lợi của sự nghiệp
cách mạng nước ta hơn 80 năm qua.

Dựa trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn, cho phép Việt Nam khẳng
định dứt khoát rằng: Ở Việt Nam hiện nay không cần và không chấp nhận chế độ đa
nguyên, đa đảng.

Vì vậy, để bảo vệ bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Đảng ta không ngừng củng cố, xây dựng và từng bước hoàn thiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa qua mỗi kỳ đại học và bảo đảm dân chủ được thực hiện
trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp trên tất cả các lĩnh vực.

15
Mục lục

Lời nói đầu 5

Nội dung 6

I. Nhận diện một số luận điểm phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 6

I.1. Dân chủ không mang bản chất giai cấp 6

I.2. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ 6

II. Phê phán một số luận điểm phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 7

II.1. Dân chủ không mang bản chất giai cấp 7

II.2. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ 10

Kết luận 18

16
BIÊN BẢN PHẢN BIỆN

Lớp: 2058HCMI0121

Nhóm thực hiện: 11

Đề tài thảo luận: Phê phán một số luận điểm phủ nhận nền dân chủ XHCN

Nhóm: Nhóm:

1.Kỹ năng
thuyêt trình

2.Kỹ năng
thiết kế slide

3.Bố cục trình


bày

4.Nội dung
trình bày

17

You might also like