You are on page 1of 4

BÀI TẬP CỦNG CỐ CHƯƠNG 3_TỰ LUẬN_ĐIỂM DANH BUỔI HỌC 4

1. Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Người đã nêu lên những quan điểm thời đại vô cùng đúng đắn và sáng tạo về độc
lập dân tộc thông qua tư tưởng của mình. Thật vậy, Người khẳng định Độc lập tự do là
quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Bác còn nêu lên tinh thần
bất khuất của dân tộc, gắn liền với truyền thống yêu nước, quyết chiến đấu tới cùng để
bảo vệ nền độc lập dân tộc bị xâm hại. Người còn trích dẫn từ các bản Tuyên Ngôn của
Pháp, Mỹ về nhân quyền, dân quyền để từ đó khẳng định Việt Nam hoàn toàn xứng đáng
có được độc lập, tự do, và sẽ dân tốc Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Bên cạnh đó, Người còn khẳng
định Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người cho rằng
“Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có ý
nghĩa gì”. Thật vậy, Người quả quyết dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải có được
tự do và bình đẳng về quyền lợi từ những lý luận trong bản Tuyên ngôn về Nhân quyền
và Dân quyền của Cách mạng Pháp về quyền con người. Ngoài ra, chủ tịch Hồ Chí Mình
còn khẳng định độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để. Người
nhấn mạnh độc laaoj mà người dân không có quyền tự do về ngoại giao, không có quân
đội riêng, không có nền tài chính riêng,… thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Không
những thế, Hồ Chí Mình còn khẳng định Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ. Điều này đã được Bác khẳng định xuyên suốt quá trình hoạt động cách
mạng của mình, Người không ngừng gắn kết nhân dân các miền bị chia cắt bởi các nước
thuộc địa thực hiện chia để trị mà xâm lược nước ta. Người quả quyết rằng “Đồng bào
Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó khong
bao giờ thay đổi”; “Nước Việt Nam là một. dân tộc Việt Nam là một”
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ở
giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mậc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ
nhưng xã hội xã hội chủ nghĩa không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động
làm chủ, trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập
thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngươi đã thể hiện tư tưởng đúng đắn
của mình thông qua việc đưa ra các tính chất ưu việc của xã hội xã hội chủ nghĩa mang
lại khi so sánh với các chế độ xã hội trước đó, từ đó khẳng định tính tất yếu phải đi lên
chủ nghĩa xã hội từ đó đi lên chủ nghĩa cộng sản trong tư tưởng của Bác.
Đặc biệt, Bác đã khẳng định tính sáng tạo trong tư tưởng của mình thông qua việc
khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thật vậy, Bác
cho rằng độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm đó đã
được Người thể hiện thông qua những phương hướng chiến lược của cách mạng nước ta:
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Qua
đó, Người khẳng định giải phóng dân tộc là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở,
tiền để cho những mục tiêu kế tiếp- chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Bên cạnh đó,
khi Người nêu lên mục tiêu của giải phóng dân tộc, Người cũng đã định hướng đến mục
tiêu chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, độc lập dân tộc không những là tiền đề mà còn là nguồn
sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Người còn khẳng định
chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nên độc lập dân tộc vững chắc. Thật vậy, cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải mang tính định hướng xã hội thì mới giành
được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Bởi lẻ, chủ nghĩa xã hội là mọt xã hội tốt đẹp, một
xã hội bình đẳng, công bằng và hợp lý, mọi người đều có điều kiện để phát triển như
nhau, là một xã hội có sự phát triển cao đạo đức và văn hóa,.., hòa bình hữu nghị. Và theo
Bác, chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực thì mới cso khả năng làm
cho đất nước phát triển mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc,
là một tấm gương cho các quốc gia mới giành độc lập dân tộc đang định hướng xã hội
chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng sẽ góp phần hạn chế những cuốc chiến tranh
phi nghĩa, bảo vệ được nền hòa bình trên thế giới, độc lập dân tộc sẽ được giữu vững.
Vì vậy, tư tưởng trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng đắn và sáng tạo vì không
chỉ đáp ứng được yêu cầu khách quan, cụ thể của cách mạng Việt Nam mà còn phù hợp
cới qui luật phát triển của thời đại.
2. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Người khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là một thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp nhất, lâu dài, khó
khăn, gian khổ, là thời kì thay đổi cơ bản về chất của chế độ xã hội trước đây, thay đổi từ
nếp sống, thói quen, ý nghĩ, thành kiến có gốc rễ sâu xa, xóa bỏ toàn bộ giai cấp bốc lột,
từ một nước nghèo, dốt nát thành một nước văn hóa cao, kinh tế phát triển và đời sống
nhân dân ấm no. Người còn khẳng định đặc điểm khác biệt của thời kì quá độ của nước ta
so với các nước bạn đi trước ở điểm đó là nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội, mà không trải qua gia đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, là một
thời kì đan xan giữa các yêu tố của xã hội cũ và xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực. Từ
đó, Người đã đúc kết được nhiệm vụ của thòi kì quá độ đó chính là cải tạo, xóa bỏ tàn
tích của chế độ xã hội cũ, xây dựng các yếu tố mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống:
về chính trị cần phải xây dựng được chế độ dân chủ; về kinh tế cần phải cải tạo nền kinh
tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới với xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài; về văn hóa
cần phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng của nô dịch, phát triển những
truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc đồng thời hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ
trên thế giới; về các quan hệ xã hội cần phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ, xây dựng
một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, quan tâm xem xét lợi ích
cá nhân có lý có tình trong sự thống nhất với lợi ích chung của tập thể.
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách hiệu quả, thành công, Hồ Chí Minh đã đề ra
những nguyên tắc quan trọng trong thời kì quá độ: mọi tư tưởng hành động phải được
thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin; cần phải giữ vững độc lập dân tộc trong
quá trình xây dựng xã hội mới; cần phải đoàn kết học tập kinh nghiệm của các nước anh
em; chú trọng xây phải đi đôi với chống, chống lại mọi hình thức của các thế lực cản trở,
phá hoại sự phát triển của cách mạng
3. Nêu bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay và những yêu cầu cơ bản trong việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, nước ta vẫn đang trong thời kì quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách tích cực trên mọi lĩnh vực, Đảng và nhà nước ta đang
tiến hành thực hiện rất tốt các đường lối, chủ trương và lãnh đạo nước ta trên con đường
tiến lên chủ nghĩa xã hội toàn diện và kế đó là mục tiêu tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Ta
cần phải nắm rõ được vị trí của nước ta hiện tại và đặc biệt là nhận biết những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu của dân tộc. để từ đó điều chỉnh trên cơ sở
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin sáng tạo, phù hợp với tình
hình nước ta hiện tại. Từ đó, ta có thể thấy rõ được những nguyên tắc quan trọng trong sự
nghiệp cách amngj Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ nhất, Đảng, nhà nước và toàn thể nhân dân phải kiên định với mục tiêu và con
đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã xác định sự thống nhất giữ tính kiên định và đổi
mới, khoa học và cách mạng, trí tuệ và tình cảm, hiện tại và tương lai của Cương lĩnh
chính là định hướng cho cả dân tộc thực hiện mục tiêu và con đường cách mạng trong
thười buổi hiện nay.
Thứ hai, ta cần phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh của dân chủ xã hội chủ nghĩa,
tức là bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, dân chủ phải được thực hiện
đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực để nhân dân ta tham gia vào quá trình đưa ra những quyết
định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó, phát huy sức mạnh dân
chủ xã hội chủ nghĩa không tách rời quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng,
bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến
Pháp hiện hành. Đồng thời, ta cần phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với
tăng cường pháp chế, đề cáo trách nhiệm của công dân và đạo đức xã hội.
Thứ ba, ta cần phải củng cố, kiện toàn, phát huy sức mạnh và hiệu quả hoạt động
của toàn bộ hệ thống chính trị, thực chất là để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực
hiện, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy đầy đủ.
Thứ tư, ta cần tích cực đầu tranh chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nếu không
ngăng chặn, dẩy lùi sự suy thoái này, nó sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đói với
vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.

You might also like