You are on page 1of 12

Họ và tên: Lê Hoàng Thiên Minh

Lớp: LSIC 62
MSV: 11202541

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập
mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đầu
với Việt Nam hiện nay.
Mục lục

Contents
I. Phần mở đầu...........................................................................3
II. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.......................3
III. Quan điểm của Bác về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. 5
IV. Thực trạng phát triển của nước ta hiện nay.....................9
Bài làm
I. Phần mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy tuyệt vời của cách mạng Việt Nam, một
lãnh tụ đáng kính của giai cấp công nhân Việt Nam và cả nước Việt Nam, một
chiến sĩ xuất sắc và một nhà hoạt động quan trọng của phong trào hợp tác dân tộc,
kinh tế và giải phóng dân tộc. Vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn là
một trong những vấn đề lớn trong toàn bộ di sản tư tưởng mà Người để lại cho toàn
Đảng, toàn dân, được thể hiện rõ nét trong suốt quá trình tiến hành các hoạt động
cách mạng trong nước và trên thế giới. Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi đất nước
độc lập non trẻ. Không gì có thể so sánh được với giá trị quý giá của nền độc lập.
Nhưng có một câu hỏi khác: kết quả thực sự của nền độc lập của nhân dân là gì?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dứt khoát tuyên bố “Nước độc lập mà dân bất hạnh
thì độc lập tự do cũng chẳng có giá trị gì”. Nhân dân Việt Nam đã giành được độc
lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội với những thắng lợi to lớn, cơ bản dưới sự
lãnh đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và con
đường độc lập dân tộc đi đôi với chủ nghĩa xã hội.

II. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

Độc lập là sự không phân loại một quốc gia hay một dân tộc bởi những người sống
ở đó, ngụ ý rằng các quyền của chủ sở hữu được tối đa hóa. Một quốc gia độc lập
là một quốc gia hòa bình không bị các quốc gia khác xâm lăng, dân chúng được ấm
no. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc vui vẻ mà con người trải qua khi một nhu
cầu nhất định được đáp ứng. Còn tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính
trị mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và
hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.
Bác đã hiểu rất rõ độc lập cũng chỉ là phương tiện để thực hiện tự do, hạnh phúc
cho nhân dẫn. Chính vì thế, tự do, hạnh phúc cho nhân dân mới chính là nhiệm vụ
của Đảng và Nhà nước, Chứng nào còn có kẻ đánh bạc cả triệu đôla, nhưng cả
triệu người dân còn thiếu thốn nhiều bề, chừng nào còn có cán bộ hách dịch, xếch
mé với dân, không làm tròn trách nhiệm là công bộc của dân, chừng nào người dân
còn chịu oan khuất, phải đi khiếu kiện kêu cầu công lý, chàng nào bộ máy hành
chính còn hành dân, thì chúng đó, tư tưởng Hồ Chí Minh còn chưa được quán triệt
trở thành hành động trong thực tế.
“Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của hạnh phúc, tự
do”. Bác Hồ sẽ không bao giờ chấp nhận độc lập dân tộc dưới một chế độ quân chủ
chuyên chế, chứ đừng nói đến một nhà nước thực dân tàn bạo. Bởi vì nó là một chế
độ độc tài, trong đó các cá nhân bị đầu độc về tình cảm và thể chất, bị bịt miệng và
bị cầm tù. Phát biểu tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh
nêu rõ thực dân Pháp đã đánh chiếm đất ta bằng lưỡi lê. Kể từ đó, chúng tôi không
chỉ bị sỉ nhục và ngược đãi mà còn bị tra tấn không thương tiếc và bị đầu độc bằng
thuốc phiện và rượu. Bọn cướp đã mất chính phủ ở Đông Dương. Các nhà tù
không chỉ là lớp học, và chúng thường xuyên quá tải. Với một nền "công lý" ở
Đông Dương, một sự phân biệt đối xử không có những bảo đảm về quyền con
người như vậy, một kiều sống như vậy thì sẽ không có gì hết. Độc lập dân tộc
không phải là điều mới mẻ trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Nhưng độc lập
dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh lại hoàn toàn mới vì đó là một kiểu độc lập dân
tộc được nâng lên một trình độ mới, một cấp mới. Những người từ chối quyền tự
do dân tộc theo con đường phong kiến, tư sản, độc lập của Cách mạng Hoa Kỳ
năm 1776 hoặc theo phong cách độc lập giả tạo. Những người đã chọn con đường
độc lập dân tộc hạnh phúc của cách mạng vô sản, tức là lấy độc lập dân tộc làm
tiền đề, thì phải chuyển sang địa bàn và lao động tự do. Tự do" không phải là giá
trị bất biến, tự nó luôn thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. "Tự do" của
sáu mươi sáu năm trước hẳn sẽ khác với những giá trị của tự do ngày hôm nay.
Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà
nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được phục quyết bởi toàn dân,
trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người dân có
quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử
chân chính. Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng
hạnh phúc, tự do. Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác
chính cụ Hồ đã chỉ ra Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong
ước thẳm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt Nam.
Nhiều dân tộc đã bước đi những bước rất dài để hưởng tới thịnh vượng văn minh,
trong khi đó cũng có nhiều dân tộc vẫn ngủ quên trong lạc hậu, đói nghèo do bảo
thủ hoặc tự bằng lòng với tư duy cũ.
III. Quan điểm của Bác về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

"Độc lập - Tự do - Hạnh phúc". Sáu chữ đơn giản nhưng đó là “ham muốn tột bậc”
của người khai sinh ra chính thể cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, là cái đích
Người đặt ra cho những người đồng chí hướng của mình phải phấn đấu hi sinh đưa
lại cho dân tộc minh, cho quốc dân đồng bào minh. Sáu chữ bình dị mà thiêng
liêng đã được Người nung nấu từ lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong lòng. Người
thanh niên Nguyễn Ái Quốc cũng như bao người Việt Nam yêu nước khác không
bao giờ chấp nhận sự áp đặt lịch sử phi tự nhiên đó. Độc lập dân tộc sẽ đưa lại bình
đẳng cho quốc gia và con người. Cuộc Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã chứng minh cho mục đích đó. Khi Hồ Chí
Minh sang Pháp thắng 6-1946, Người đã ở vị thế chủ tịch của một nước Việt Nam
mới độc lập, thoát khỏi ách thống trị của nước Pháp và buộc nước Pháp phải đón
tiếp ở tư thế thượng khách. Bình đẳng luôn phải trong tư cách độc lập, càng ở tầm
vóc quốc gia càng phải vậy. Độc lập đi liền với tự do. Độc lập dân tộc đi liền với tự
do của người dân. Chính Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tư tưởng nếu nước
độc lập mà người dân không được tự do thì cái độc lập đó cũng không để làm gì.
Tự do là một tài sản quý giá và vĩnh hằng của con người, có thể coi đó cũng là một
quyền tự nhiên của con người. Chính trong tuyên ngôn độc lập của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của các nhà lập quốc Hoa Kỳ để từ những quyền
cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do, suy rộng ra quyện của một dân tộc.
Cũng trên tinh thần đỏ, vị chủ tịch của nước Việt Nam mới đã mở rộng tư tưởng
“bác ái” thành “hạnh phúc”. Bác ái là tình thương, lòng yêu mến con người rộng
khắp, bao trùm. Hạnh phúc là tình thường được cụ thể hóa thành “ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Hạnh phúc là tình thương cho mọi người được
chan hòa bình đẳng trong một cộng đồng ấm no, hòa bình. Hạnh phúc là khi con
người được thỏa mãn những nhu cầu và yêu cầu chính đáng của mình. Hạnh phúc
là khi người dân được sống đầy đủ các quyền công dân của mình trong một đất
nước độc lập, dưới một nhà nước bảo đảm cho họ quyền tự do dân chủ, nhất là tự
do tư tưởng.
Độc lập là kết quả của một cuộc đấu tranh cách mạng, một cuộc chiến tranh lâu dài
tới nửa thế kỷ. Độc lập là hệ quả tất yếu của quá trình lịch sử vừa hào hùng, vừa
gian khổ, vừa nguy hiểm và dài quá sức chịu đựng thông thường của con người. Vì
thế cho nên, độc lập đã là một tất yếu, đã là một thực tế khách quan. Đôi khi có
những sự việc, có những sự kiện, có những khía cạnh của cuộc sống nhắc nhở
người ta nghĩ đến độc lập. Lý do là độc lập là một thử luôn luôn dễ bị mất, nhất là
trong thời hiện đại, khi mà quá trình toàn cầu hoả đang lan rộng trong phạm vi toàn
thế giới, cho nên có những khía cạnh của khái niệm độc lập đội lúc bị xâm phạm,
bị mất đi hoặc bị quên đi. Vì thế cho nên đôi khi chúng ta phải nhắc nhở đến nó,
nhưng thời lượng dành cho nó không nên nhiều quá, bởi vì các nguy cơ ấy có
nhưng chưa phải là một thực tế, nhất là chưa trở thành một thực tế chính trị. Đôi
khi chúng ta vẫn nhầm lẫn về những trạng thái giả mất độc lập. Giả mất độc lập
nghĩa là có những hiện tượng chúng ta cảm thấy độc lập của mình bị xâm phạm Do
kết quả của quá trình toàn cầu hóa, của quá trình xâm nhập lẫn nhau mà có những
hiện tượng va chạm làm người ta thức tỉnh về sự mất độc lập hoặc về sự xâm phạm
đến khái niệm độc lập, nhưng nó chưa phải là hiện tượng thực tế mà là hiện tượng
tiền mất độc lập.
"Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", ba cái đỏ, cái trước là tiền đề cho cái sau. Đó là
một chuỗi logic rất rành mạch, rất tự nhiên là không có độc lập thì rất khó có tự do,
mà không có tự do thì không thể có hạnh phúc. Khi không có độc lập, khi mất độc
lập thì rất khó có tự do. Nhưng khi không có tự do thì không thể có hạnh phúc
được. Đôi khi những cá nhân thông thái, những cá nhân khôn ngoan có thể tìm
thấy tự do trong các điều kiện độc lập không rõ rang. Ví dụ bỏ đất nước mà đi là
không có độc lập, nhưng người ta vẫn đi để tìm tự do, Tự do là cái mà có thể tìm
thấy ở mọi chỗ, nhưng độc lập thì người ta chỉ có thể tìm thấy ở một chỗ là trên đất
nước của mình thôi. Cho nên tự do mà gắn liền với độc lập tức là tự do gắn liền với
sự cư trú của người Việt Nam trên chính lãnh thổ của họ. Chuỗi logic độc lập - tự
do - hạnh phúc là một chuỗi quan hệ có tính chất hệ quả, cái này là điều kiện của
cái kia. Ba phạm trù này chính là ba thành tố tạo ra các giá trị tư tưởng của Hồ Chí
Minh. Không biết có ai cố vấn cho Bác không, nhưng khi Người đặt tiêu đề này
bên dưới tên gọi của đất nước chúng ta thì phải nói rằng việc làm ấy thể hiện một ý
chí, một khát vọng, một nỗi niềm nhất quan trong toàn bộ đời sống tinh thần, đời
sống tư tưởng của ông cụ. Độc lập - tự do - hạnh phúc là những phạm trù nền tảng
của việc hình thành một quốc gia mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông
thường của mình, đời sống phát triển của mình và hạnh phúc của mình. Người Việt
Nam chúng ta là một dân tộc vị lai, luôn luôn hưởng tới tương lai, vì thế cho nên
ba phạm trù ấy được đặt bên dưới tên gọi đất nước chúng ta để thể hiện khát vọng
vươn tới. Từ năm 1945 – 1975 chúng ta có 30 năm mới tiến tới độc lập hoàn toàn,
bởi độc lập theo nghĩa của người Việt Nam chính là toàn vẹn lãnh thổ và toàn vẹn
về các giá trị của người Việt. Sự toàn vẹn lãnh thổ là mặt vật chất của khái niệm
độc lập, còn sự toàn vẹn các giá trị tinh thần chính là tự do của dân tộc ấy. Không
có độc lập thì dân tộc ấy không có tự do trong quan hệ với các dân tộc khác. Tự do
của một quốc gia và tự do của con người trong quốc gia ấy là hai mức độ khác
nhau của khái niệm tự do. Một dân tộc mà không có tự do thì dân tộc ấy không thể
bàn đến tự do của công dân của nó được. Chúng ta phấn đấu cho mãi đến năm
1975 mới có tự do của quốc gia này, và do đó chúng ta mởi có đủ địa vị chính trị,
quyền lực chỉnh trị để tổ chức ra nền tự do của chính dân tộc này. Và bây giờ cũng
phải nói thẳng rằng tự do của mỗi một con người trong quốc gia ấy cũng đang tiếp
tục là một vấn đề chính trị khổng lồ. Tự do của cả dân tộc thì phải trả bằng màu
mới cỏ, còn tự do của mỗi một con người trong quốc gia ấy thì phải trả bằng mồ
hôi nước mắt. Bởi chúng ta phải làm cho con người tự do với điều kiện vật chất,
tức là không được đói khổ quá. Chúng ta phải làm cho con người tự do với quá
khứ, bởi vì quá khứ của chúng ta vất vả quá. Chúng ta phải tự do với nhau bởi
chúng ta vẫn chưa tôn trọng lẫn nhau và đặc biệt là chúng ta phải tự do với những
người khác ở bên ngoài lãnh thổ chúng ta hoặc những người khác với chủng tộc
chúng ta. Khi nào mà mỗi một người dẫn chưa có cái quyền tự do ấy thì phải nói
rằng quyền tự do của dân tộc là một quyền hạn chế. Bởi khi từng người dân chưa
có tự do thì nhân dân nói chung không đủ bản lĩnh để bảo vệ tự do của dân tộc
mình, tức là bảo vệ cải tự do vĩ mô. Chúng ta đã đi một nửa chặng đường để đạt
được độc lập - tự do - hạnh phúc của dân tộc này, nhưng chúng ta chưa thực hiện
được công việc trong nửa chặng còn lại là mỗi một con người, mỗi một thành phần
tạo ra dân tộc ấy có những quyền tương tự. Chúng ta đã làm được một nửa, nửa rất
quan trọng phải trả bằng nhiều mẫu, nhiều nước mắt, bây giờ chúng ta phải làm nốt
chặng còn lại, chặng đem gói vĩ mô ấy phân bố lên trên mỗi một đầu người. Khi
nào mà mỗi một người dân chưa có cái quyền tự do ấy thì phải nói rằng quyền tự
do của dân tộc là một quyền hạn chế. Mỗi một con người phải được sở hữu tự do
và đó không phải là một quyền lợi có chất lượng chính trị thông thường. Người ta
vẫn xem tự do như là những quyền chính trị, nhưng không phải thế. Một dân tộc
không thể có sức mạnh được nếu cái gỏi tự do của dân tộc ấy không đến được từng
người. Đây là một lợi ích chính trị khổng lồ của mọi quốc gia. Nếu chúng ta không
ý thức được chuyện ấy, chúng ta vẫn nói rằng chúng ta nghèo, chúng ta khổ, chúng
ta chưa phát triển, chúng ta không cần đến tự do, chúng ta không cần đến dân chủ
thì đây là nguy biện. Nhưng nếu có ai đó nói rằng chúng ta dùng quyền ấy để
chống lại chính quyền mà chúng ta đã thiết lập ra bằng cách chưa phải là khoa học
lắm, hay bằng cách chưa phải là phổ quát lắm là sai. Nó vẫn là một chính quyền,
nó vẫn là người đại diện cho dân tộc này để thương lượng, để đối thoại, để đấu
tranh, để hợp tác. Chúng ta phải ý thức được các quyền tự do là phổ quát, nhưng
việc sử dụng các quyền ấy thì có điều kiện trong từng quốc gia một. Điều kiện
nào? Điều kiện vật chất là chúng ta chưa có, điều kiện nhận thức chúng ta cũng
chưa có, vậy thì chúng ta phải phấn đấu cho quá trình ấy. Hay nói cách khác, thế
kỷ XXI này là thế kỷ người Việt Nam phấn đấu để đưa đất nước của mình đến một
chặng mà ở đó chúng ta thiết lập một cách thành công nền dân chủ Việt Nam, tức
là dân chủ đến từng con người Việt Nam, và cái đấy sẽ tạo ra sự phát triển bùng nổ
của dân tộc này. Lâu nay về mặt chính trị chúng ta vẫn tranh luận giữa quyền quốc
gia với quyền của từng con người, nhưng hai cái đấy không mâu thuẫn với nhau.
Khi các quyền ấy không thuộc về con người và không đến từng con người thì năng
lực của dân tộc không đủ để giữ gìn độc lập tự do - hạnh phúc cho cả dân tộc. Cho
nên không có mâu thuẫn chính trị nào ngăn cản người Việt chúng ta đi đến phổ
quát hoá các giá trị thuộc về con người. Những ai cho rằng có mâu thuẫn này, mâu
thuẫn kia giữa khái niệm tôi và chúng ta, giữa khái niệm dân tộc và cá nhân thì đấy
chính là hiểu nhầm về mặt chính trị. Nếu có tự do thật cho con người thì người nọ
sẽ vỗ vai người kia để bảo rằng anh đang đi quá. Nhà nước chúng ta đã làm thay xã
hội việc vỗ vai từng người một, và do đó nó tạo ra sự khó chịu về mặt tâm lý. Đấy
là kết quả của sự không khéo hoặc không nhận thức đầy đủ Con người vỗ vai nhau
nhiều chủ. Qua sự tranh cãi trên các hệ thống thông tin, sự tranh cãi trong xã hội về
một số sai trái của các quan chức hoặc công chức, chúng ta thấy rằng người dân
Việt Nam dám vỗ vai cả nhà nước thì tại sao họ không vỗ vai nhau. Tất nhiên
những chuyện như vậy có mặt trái của nó, có những hệ quả xã hội hoặc chính trị
nào đó của nó, nhưng về cơ bản những chuyện ấy là chuyện tốt đẹp. Khả năng vỗ
vai nhau và vỗ vai các công chức hoặc quan chức trong việc điều hành xã hội là
một biểu hiện rất lành mạnh của xã hội chúng ta. Bởi vì đây chính là những dấu
hiệu thức tỉnh rằng người Việt đang sống, người Việt có thể sống, người Việt phải
sống và sống rất lành mạnh, sống trong tự do, sống trong dân chủ Tất cả những cái
đấy chỉ là phương tiện để đảm bảo nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vào
trong quốc hiệu của đất nước của chúng ta. Tam quyền phân lập là những điều kiện
hay những phương tiện có tính chất lý thuyết, có tính chất kỹ thuật để tạo điều kiện
cho những nội dung ấy hình thành và phát triển hoặc tạo ra lợi ích xã hội chứ nó
không phải là cái bắt buộc.
Tự do tức là người ta có thể phát triển hết năng lực vốn có của mình. Tự do là
quyền phát triển, tự do không phải chỉ là quyền chính trị. Từ xưa đến nay các nhà
chính trị vẫn gần cho tự do một ý nghĩa rất hạn hẹp và về cơ bản là sai. Các quyền
chính trị chỉ khẳng định các quyền phát triển, tạo điều kiện cho các quyền phát
triển, nhưng nó không phải là quyền phát triển. Chính những giải pháp chính trị
vụng về đã làm cho các quyền phát triển trở thành các quyền chính trị. Khi nào còn
ở trạng thái chính trị thì các quyền, ví dụ như quyền con người, không phát huy tác
dụng tích cực.
Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống văn hóa
là lối sống, là quyền của con người, là cái chân, thiện, mỹ giữa người với người.
Điều đặc biệt mang sắc thái Hồ Chí Minh là Người chủ trong tiếp cận chủ nghĩa xã
hội theo phương diện đạo đức. Chế độ xã hội chủ nghĩa mang lại hạnh phúc cho
con người là chế độ không có chủ nghĩa cá nhân và những gì phản văn hóa, đạo
đức. Vì vậy thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc
đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. Tóm lại, Người đã sớm phát hiện ra giá trị của
chủ nghĩa xã hội. Chế độ đó không chỉ là thước đo giá trị cho độc lập dân tộc mà
còn tạo nên sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Con đường đi lên của
nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa. Chúng ta đã bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhung tiếp thu, kế thừa những thành tựu của
nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học công
nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Thời
kỳ quá độ đó là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa
cái cũ và cái mới. Cải cũ ở đây có thể hiểu là những tàn dư của xã hội tiền tư bản,
nó còn là những yếu tố tư bản đang và sẽ hiện trong đời sống kinh tế - xã hội.

IV. Thực trạng phát triển của nước ta hiện nay

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sau gần 30 năm thực hiện đổi
mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Cùng với tăng
trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt chính trị, xã hội,
quốc phòng an ninh được đảm bảo và ổn định. Thành tựu đỏ ngày càng khẳng định
sự đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định, thành công của đổi mới, động viên
nhân dân tiếp tục hưởng ứng góp phần quan trọng vào việc giữ vững, ổn định
chính trị xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước với những
bước tiến cao hơn. Thành tựu này được các nước trong khu vực và các nước đối
tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem như đây là một thuận lợi trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chỉ có tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao “ăn ngon, mặc đẹp” chưa thể gọi là chủ
nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, là phải không ngừng nâng cao đời sống tinh thần. Trong điều kiện nước
ta, nhiều khi đời sống tinh thần, văn hóa phải đi trước “soi đường cho quốc dân đi,
văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chử”. Trả lời câu hỏi
của phóng viên bảo L'Humanite về nhân tố nào biến nước Việt Nam lạc hậu thành
một nước tiên tiến, Hồ Chí Minh trả lời: “Có lẽ cần phải để lên hàng đầu những cố
gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hỏa. Chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm nhân
dân chúng tôi trong vòng ngu muội để chúng dễ áp bức. Nền văn hóa nảy nở hiện
thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ”. Từ rất sớm, ngay khi còn phải
tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhìn
thấu ý nghĩa và sức mạnh của văn hóa, của đời sống tinh thần. Người cho rằng, con
người cần phải có đời sống văn hóa tinh thần vì đó là lễ sinh tồn và mục đích cuộc
sống chúng ta. Sau này, trong kháng chiến ác liệt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “không
sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên”.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có được sự phát triển đột biến trên thế giới ngày
nay? Với tính chất hiện nay của thể chế chính trị thì chúng ta không thể có đột biến
phát triển được. Bởi vì ai tạo ra sự đột biến? Không có nhà lãnh đạo thiên tài nào
có thể làm thay nhân dân được cả. Làm phát triển một cách đột biến những năng
lực của xã hội, những năng lực của người dân là cách duy nhất để tạo ra sự phát
triển đột biến của xã hội chủng ta. Và tự do của họ chính là yếu tố số một, yếu tố
cội nguồn của sự phát triển đột biến các năng lực, mà không phát triển đột biến các
năng lực thì không có sự phát triển dân tộc chúng ta một cách đột biến được.
Bàn tới hạnh phúc cho con người, di sản Hồ Chí Minh cho thấy một tư duy sớm về
định hưởng phát triển bền vững theo quan điểm hiện đại. Hạnh phúc cho con người
không thể tách rời phát triển bền vững. Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã bàn tới
Tuyên bố Thiên niên kỳ (hay gọi là Chương trình nghị sự XXI). Chương trình đó
có 8 mục tiêu chứa đựng nội dung của phát triển bền vững. Những nội dung này, ở
những mức độ đậm nhạt khác nhau, đã có trong di sản Hồ Chí Minh. Đó là: (1)
Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, (2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học, (3) Tăng
cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ, (4) Giảm tỷ lệ tử vong ở
trẻ em (5) Tăng cường sức khỏe bà mẹ (6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các
bệnh khác, 7 Bảo đảm bền vững về môi trường, (8) Thiết lập quan hệ đối tác toàn
cầu vì phát triển.
Trước đây, trong thập kỷ 40 của thế kỷ XX, khi bàn về giá trị của các nhà tư tưởng,
Hồ Chí Minh đã nói rõ quan điểm của mình Theo Người, Khổng Tử có ưu điểm là
tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo Giêsu có Lu điểm là lòng nhân ái cao cả, chủ
nghĩa Mác có ưu điềm là phương pháp làm việc biện chứng; Tôn Dật Tiên có ưu
điểm là phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Tất cả những con người đó chẳng có ưu
điểm chung đỏ sao, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho
xã hội. Nếu họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ sẽ ngồi lại với nhau như
những người bạn rất hoàn mỹ. Tôi sẽ cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.
Tư duy Hồ Chí Minh hướng vào việc khai thác ưu điểm chung của các vị ấy là
mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Tròn nửa thế kỷ
sau, khi nhân loại tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà
văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, người ta cũng khai thác điểm chung mà Hồ Chí
Minh đã cống hiến cho nhân loại, đó là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Những mục tiêu đó chính là hạnh phúc, là đỉnh cao giá trị nhân văn, văn
hóa của loài người.
Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 40 năm, nhưng ngày nay nhân loại vẫn nghĩ về Người,
nói tới Người với sự ngưỡng mộ một tinh thần nhân văn cao cả. Từ những năm hai
mươi thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nói tới sự nghiệp giải phóng loài người và đến
tận cuối đời, trăn trở lớn nhất của Hồ Chí Minh cũng là đem lại hạnh phúc cho
người, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đúng
như lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Rômét Chandra:

“Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do,


Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.
Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình công lý,
Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.
Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo,
Ở đó cố Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”

Dù đã ra đi nhưng Người để lại biết bao bài học sống động cho các thế hệ sau này
nhằm xác lập và giữ gìn quyền, lợi ích của nhân dân trong mọi thời đại lịch sử mà
Đảng ta hiện nay đang làm. Cuộc sống ấm no, vui tươi trở lại vì được Bác tin
tưởng, học tập và làm theo gương Bác, quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch,
vững chắc, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân, không để nhân dân thất vọng.
Những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người. Điều này thể hiện đỉnh cao của
giá trị nhân văn của con người.

You might also like