You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


----------------------------------------

BÀI TẬP LỚN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người
dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập chả có nghĩa lý gì”. Làm
rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Lê Minh Ngọc

Khóa: 65

Lớp: Logistics & QLCCƯ 65B

MSV: 11232038

Hà Nội, năm 2024

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………….... 3
B. NỘI DUNG………………………………………………………………….. 3
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội………….. 3
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc………………………….. 4
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc…... 4
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân…………..... 5
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để…………….. 5
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ………………... 6
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội…………………………….... 6
IV. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội……………………………………………………………………….......... 7
1. Độc lập dân tộc là cơ sở, là tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội………………… 7
2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc……. 7
3. Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…………. 7
V. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân……….. 8
VI. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay…………………………………... 8
VII. Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay để bảo vệ, kế thừa tư tưởng Hồ Chí
Minh…………………………………………………………………………........ 9
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... 10

2
A. MỞ ĐẦU

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chỉ tính từ khi Pháp nổ súng xâm lược, nước ta
phải trải qua gần 120 năm (1858 – 1975) bị chiến tranh tàn phá triền miên, các đế
quốc sừng sỏ nhất trên thế giới đều nhảy vào Việt Nam để gây chiến tranh, xâm
lược. Đó là một quá khứ đau thương nhưng đã để lại một niềm tự hào và những giá
trị quý báu sau này. Ông cha ta đã ngày đêm chiến đấu, hi sinh để giành lại độc lập
dân tộc, giành lại sự hòa bình cho dân tộc, đất nước. Chính vì vậy, dòng tiêu ngữ
“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” đến nay vẫn được giữ nguyên vẹn và ngày càng
được nhận thức sâu sắc hơn. Dân tộc nào cũng muốn hướng đến sự độc lập, tự do.
Không ai muốn sống kiếp trâu, kiếp ngựa, không ai muốn sống dưới ách đô hộ mà
tra tấn về cả thể xác lẫn tinh thần. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh nhận thức rõ sự quan
trọng của độc lập, tự do. Bác đã nói: “Nước độc lập mà người dân không được
hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập chả có nghĩa lý gì”.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn thấy rõ được trách nhiệm to lớn của thế hệ sau này.
Trong thời bình hiện tại, thế hệ trẻ vẫn đang tiếp tục học tập, trau dồi đạo đức để
bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã đánh đổi
bằng máu, nước mắt và mồ hôi.

Dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc gắn liền với con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta hãy làm rõ luận
điểm trên.

B. NỘI DUNG
I. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân tộc
Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư bản phương Tây
ra sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết lập ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo. Trước khi các nước phương Tây nổ
súng xâm lược các quốc gia phương Đông, thì những quốc gia này vẫn còn đang
chìm trong bóng tối của chế độ phong kiến với hai giai cấp: địa chủ phong kiến và
nông dân. Dưới tác động của những chương trình khai thác thuộc địa, các giai cấp
này ở Việt Nam ít nhiều có sự biến đổi, những giai cấp mới lần lượt ra đời: công
nhân, tư sản, tiểu tư sản. Tất cả các giai cấp đó đều nằm dưới ách thống trị của chủ
nghĩa tư bản thực dân.

Những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự bóc lột của chủ
nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa, thì phản ứng của dân tộc bị áp bức
ngày càng quyết liệt. Không chỉ giai cấp công nhân và nông dân, mà cả các giai
cấp và tầng lớp trên như tiểu tư sản, tư sản và địa chủ đều phải chịu nỗi nhục, nỗi
mất mát của người dân mất nước, của một dân tộc mất độc lập, tự do. Dù giai cấp
tư sản Việt Nam cũng khác với giai cấp tư sản phương Tây, mặc dù vẫn là giai cấp
bóc lột nhưng không phải là giai cấp thống trị. Họ không phải là đối tượng cách
mạng, mà trái lại, có thể trở thành lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc.

3
Cuộc cách mạng ở thuộc địa là một cuộc đấu tranh dân tộc hay đấu tranh giai cấp?
Đâu là “cái cốt” của cuộc cách mạng ở thuộc địa? Trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, đã từng có luận điểm cho rằng: “thực chất của vấn đề dân tộc
thuộc địa là vấn đề nông dân”, mà nông dân thì gắn với ruộng đất, vì thế phải nhấn
mạnh cách mạng ruộng đất và cuộc đấu tranh giai cấp ở thuộc địa. Với Hồ Chí
Minh thì không phải như vậy. Người nhận thấy, yêu cầu bức thiết nhất, trước nhất
của xã hội thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ
chưa phải là đấu tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây.
Đối tượng của cách mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân, chứ không phải là chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Tuy hoạt động tích cực trong Đảng
Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Nguyễn Ái Quốc có
nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp
và Quốc tế Cộng sản, trong đó có vấn đề dân tộc ở thuộc địa. Người phê phán
không quan tâm đến cách mạng thuộc địa của một số Đảng Cộng sản trên thế giới.
Hồ Chí Minh chỉ rõ thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả dân tộc
Trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước gắn liền với truyền thống đoàn kết,
yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Điều đó cho thấy nhân dân ta có một khát khao
mãnh liệt giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, cho đất nước. Và đây cũng chính là
giá trị thiêng liêng, cao đẹp mà Hồ Chí Minh chính là hiện thân cho tinh thần cao
quý ấy. Người từng nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do,
Tổ quốc tôi được độc lập.”

Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng
trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những
người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxây bản Yêu sách
gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu
sách chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà tập trung vào hai nội dung cơ bản:

• Đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như
đối với người châu Âu. Cụ thể là, phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm
công cụ khủng bố, đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (tức
những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh (một cách
độc tài) và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật.
• Đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do
ngôn luận, báo chí, tự do lập hội, hội họp, tự do cư trú...

Bản yêu sách đó không được Hội nghị chấp nhận. Nguyễn Ái Quốc kết luận: muốn
giải phóng dân tộc, không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà
trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình.

4
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn độc
lập của cách mạng Pháp năm 1791, Người tiếp tục khẳng định: “Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do… Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp trở lại xâm lược. Nhân dân ba
nước Đông Dương phải tiếp tục đứng lên kháng chiến. Giúp đỡ cách mạng Lào,
cũng như cách mạng Campuchia là chủ trương nhất quán của Hồ Chí Minh, Bác
căn dặn bộ đội Việt Nam: “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”,
phải nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, phong tục tập quán, kính yêu
nhân dân nước bạn. “giúp bạn là tự giúp mình”, tôn trọng độc lập, chủ quyền của
nhau, giúp bạn không phải là làm thay bạn, mà phải làm cho bạn mạnh lên, để bạn
tự làm lấy.
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, tiến hành
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại ở miền
Bắc. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý thời đại:
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng trên, nhân dân ta đã anh dũng
chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Pari, cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút về nước.

2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập phải gắn liền với tự do của nhân dân. Người khẳng
định dân tộc Việt Nam phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi “Đó là những lẽ
phải không ai chối cãi được”. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước
nhà được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự
do. Trong hoàn cảnh nhân dân đói rét, mù chữ, Người yêu cầu: “Chúng ta phải
thực hiện ngay”.
• Làm cho dân có ăn
• Làm cho dân có mặc
• Làm cho dân có chỗ ở
• Làm cho dân có học hành
Có thể thấy rằng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn tìm mọi
cách để dân được tự do, được hạnh phúc. Người từng bộc bạch: “Tôi chỉ có một sự
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”.

3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Trong quá trình đi xâm lược các nước, thực dân đế quốc hay hồ hào “độc lập tự
do” nhưng thực chất chỉ là chiêu bài che mắt dân, che đậy bản chất “ăn cắp” và
“giết người” của chúng.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập phải độc lập hoàn toàn trên mọi lĩnh vực. Người khẳng
định độc lập mà dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội
5
riêng, không có nền tài chính riêng thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Dù còn gặp
nhiều vấn đề khó khăn, nan giải nhưng Người đã cùng Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa sử dụng nhiều biện pháp như ngoại giao để đảm bảo nền độc lập thật
sự của đất nước.

4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là
dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao
giờ thay đổi. Say Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954

Tháng 2.1958, Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là
một”.

Trong Di Chúc Bác viết: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định
hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định
sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội


Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đóng vai trò quan trọng
trong hướng dẫn sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam. Người
nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xem chủ nghĩa xã hội
là một lý thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản, nhằm loại bỏ ách
thống trị của tư bản chủ nghĩa và thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và toàn thể
xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra một phương pháp tiếp cận mới về bản chất của chủ
nghĩa xã hội, kết hợp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Bác nhấn mạnh rằng để đạt được lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chúng
ta phải thường xuyên chống lại chủ nghĩa cá nhân và cho rằng chủ nghĩa xã hội là
một chế độ xã hội đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa cách mạng làm nền tảng cho việc xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Ông nhấn mạnh rằng để có đạo đức cách mạng,
chúng ta cần loại trừ chủ nghĩa cá nhân, một kẻ thù nguy hiểm ngăn cản sự tiến bộ
của cách mạng. Ông khẳng định "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chống tư tưởng cá
nhân chủ nghĩa", và đề cao sự tôn trọng và phát triển nhân cách trong sự hài hòa
giữa cá nhân và xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa và đạo đức trong tư tưởng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa.
Người đưa ra những kết luận sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa xã hội, coi đó là
một chế độ xã hội có khả năng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, mang lại tự
do và hạnh phúc cho nhân dân.

6
IV. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội

1. Độc lập dân tộc là cơ sở, là tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội

Vận dụng một cách sáng tạo lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác -
Lênin trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, trong Chánh cương vắn tắt của
Đảng (năm 1930), Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng chiến lược của cách
mạng nước ta là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản”. Như vậy, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu
đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, tiền để cho mục tiêu tiếp theo - chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân
chủ; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và hơn
nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho
nhân dân.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh khẳng định là
con đường cách mạng vô sản, vì vậy bản thân cuộc cách mạng này ngay từ đầu đã
mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc vì vậy không những là
tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc

Theo Hồ Chí Minh, Theo HCM: CNXH trước hết là một chế độ dân chủ, do nhân
dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chế độ dân chủ thể thể hiện trong tất cả
các mặt của đời sống xã hội và được thể chế hóa bằng pháp luật... một xã hội bình
đẳng, công bằng và hợp lý. Chủ nghĩa xã hội có khả năng làm cho đất nước phát
triển mạnh mẽ, sẽ tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế
nữa, sẽ là một tấm gương cho các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia mới
giành được độc lập dân tộc đang định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội
hiện thực cũng sẽ góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ được
nền hòa bình trên thế giới.

3. Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Một, đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Phải củng cố vai trò
lãnh đạo của Đảng, nếu không Đảng sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo và chủ nghĩa xã
hội sẽ sụp đổ.
Hai, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối liên
minh công-nông.
Ba, đoàn kết gắn bó với cách mạng thế giới. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế
là để tạo ra một sức mạnh to lớn cho cách mạng, góp phần vào nền hòa bình chung
của thế giới.
7
V. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc không chỉ đơn thuần là sự giải
phóng đất nước khỏi sự thống trị của đế quốc xâm lược, mà còn là một quá trình
xây dựng xã hội công bằng, tự do và hạnh phúc cho nhân dân:
• Tự do: Hồ Chí Minh coi tự do là một giá trị cốt lõi của độc lập dân tộc.
Người tin rằng chỉ khi dân tộc được tự do trong việc quyết định và điều hành
cuộc sống của mình, họ mới có thể phát triển và thăng tiến. Đối với ông, tự
do không chỉ là sự giải phóng khỏi sự thống trị bên ngoài mà còn là quyền tự
do trong tư tưởng, lý tưởng và phát triển con người.
• Hạnh phúc của nhân dân: Độc lập dân tộc theo Hồ Chí Minh không chỉ đạt
được bằng cách loại bỏ sự thống trị của các nước xâm lược mà còn phải
mang lại lợi ích thực tiễn và hạnh phúc cho nhân dân. Người luôn nhấn
mạnh rằng mục tiêu cuối cùng của độc lập là tạo ra một xã hội công bằng,
với mọi công dân được hưởng mọi quyền lợi, chia sẻ trách nhiệm và có cơ
hội phát triển.
• Xây dựng xã hội công bằng: Hồ Chí Minh tin rằng độc lập dân tộc không thể
đạt được nếu không có sự công bằng và chia sẻ nguồn lực cho toàn bộ xã
hội. Ông đặt mục tiêu xóa bỏ sự bất công, phân biệt đối xử và xây dựng một
cộng đồng dân chủ, với mọi người được tham gia vào việc quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước.

Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc không chỉ là một trạng thái
chính trị mà còn là một quá trình xây dựng một xã hội theo đúng nghĩa, với sự tự
do, công bằng và hạnh phúc cho tất cả nhân dân là trọng tâm. Người coi đây là
mục tiêu cao cả và thường xuyên nhắc nhở các thế hệ sau phải nỗ lực và hy sinh để
thực hiện ý chí của dân tộc.
VI. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng trong chủ nghĩa xã hội, người lao động là
người chủ duy nhất. Điều này là điểm khác biệt về bản chất so với các chế độ xã
hội trước đây. Ông cho rằng chế độ dân chủ là khi người dân làm chủ, và dân chủ
là vấn đề căn bản của nhà nước. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ xã hội chủ
nghĩa cần được thể hiện trên mọi mặt, được đảm bảo bằng pháp luật, phát triển
song song với kinh tế xã hội và nâng cao dân trí. Người cho rằng chỉ khi làm được
điều này, thì độc lập mới thật sự có ý nghĩa và vững chắc.

Phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu vì con người đã mang lại
những thay đổi vượt bậc, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam ngày càng
tiến bộ. Điểm số HDI tăng từ 0,48 năm 1990 lên 0,71 năm 2020, Việt Nam được
chuyển từ nhóm trung bình lên nhóm “các quốc gia phát triển con người cao”, đứng
ở vị trí 117/189 quốc gia; Việt Nam cũng xếp thứ hạng cao về chỉ số vốn nhân lực
(HCI), chỉ đứng sau Xin-ga-po trong khu vực Đông Nam Á.

8
Từ một quốc gia hơn 70% dân số nghèo đói năm 1990, đến năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo
chỉ còn 2,23%. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 3,5 lần trong 10 năm qua.
Mức sống của người nghèo, người dân trên địa bàn nghèo, vùng đặc biệt khó khăn
được cải thiện rõ rệt. Người nghèo có khả năng lao động được hỗ trợ sinh kế phù
hợp với nhu cầu, được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, bồi dưỡng kiến thức sản xuất,
kinh doanh, được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để vươn lên thoát
nghèo và làm giàu. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là
quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.

Nhận thức về học nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp trong toàn xã hội và người
dân đã có chuyển biến mạnh mẽ; vị thế, vai trò của hệ thống giáo dục nghề nghiệp
trong hệ thống giáo dục quốc dân được nâng cao. Giáo dục nghề nghiệp đạt được
những thành tựu nổi bật, số lượng tuyển sinh tăng hằng năm, cơ sở vật chất được
quan tâm đầu tư, chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thị trường. Kết quả giáo dục nghề nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 70,25%, tăng 1,53 lần so với năm
2012 (46%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp/chứng chỉ
tăng từ 15,58% năm 2011 lên 26,1% vào năm 2021.

VII. Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay để bảo vệ, kế thừa tư tưởng Hồ Chí
Minh
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn,
chính vì vậy mỗi công dân cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà,
giữ vững nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Trước hết, là một công dân,
cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ quốc. Thế hệ trẻ là mầm non
tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất
nước phát triển sau này, vậy nên việc học tập tốt và tu dưỡng đạo đức, tác phong là
một điều vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, chúng ta cần biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh.
Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển và hạnh phúc khi những cá nhân
trong xã hội biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ khó khăn,
thử thách nào. Giống như khi xưa, thế hệ ông cha ta đã không tiếc thân mình, đổ
mồ hôi và xương máu để đem lại nền độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc như
ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự hào và phát huy
truyền thống của dân tộc.

Một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ ngày nay chính là anh Hoàng Hoa
Trung - người sáng lập ra dự án Nuôi em với mục đích cung cấp những bữa ăn,
giúp các em có động lực tới trường. Đến nay, dự án đã phủ sóng đến hơn 120 xã
của 15 huyện khác nhau với tổng hơn 40,000 em bé đã tìm được người nhận nuôi
trên cả nước. Đặc biệt, từ 2019-2022 dự án đã xây 26 điểm trường tại bản nhờ số
tiền góp dựng từ những người đăng ký nuôi em. Điều này càng chứng minh rằng

9
thế hệ trẻ ngày nay vẫn không ngừng trau dồi, cố gắng phát huy những giá trị
truyền thống mà ông cha ta đã để lại.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
2.https://ussh.vnu.edu.vn/vi/nckh/san-pham-nghien-cuu-tieu-bieu/tu-tuong-ho-chi-
minh-ve-van-de-dan-toc-may-van-de-ban-luan-11808.html
3.https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/chinh-sach-xa-hoi-va-cham-lo-phat-trien-
con-nguoi-toan-dien-qua-tac-pham-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-
nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-ch

10

You might also like